[Lí 12]Tổng hợp Dao động cơ

D

duynhan1


Bài 17: Một vật dao động điều hòa với[TEX]A=10cm., f=5Hz, m=1kg[/TEX]
a, tính cơ năng của dao động
b, trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của 1 lực cản ngược hướng cđ và F=0,02N. Tính số dao động cho đến dừng, xem f=const
a.
[TEX]\omega = 2 \pi f = 10 \pi ( rad/s) \Rightarrow k = \omega^2 . m = 1000 (N/m)[/TEX]
[TEX]W = \frac12 k A^2 = \frac12 . 1000 . 0,1 = 50 (J)[/TEX]
b.http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1464183&postcount=5
[TEX]N = \frac{ k A_o}{4F} = \frac{1000 . 0,1}{0,08} = 1250[/TEX]
 
T

thuypro94

Bài12:Có hai vật dao động điều hòa cùng biên độ A ,với tần số 3Hz và 6Hz. lúc đầu hai vật đồng thời xuất phát từ vị trí có li độ . Xác định Khoảng thời gian ngắn nhất để vật có cùng li độ ? ?

Cái này có cần phải xét các trường hợp như Lion5893 không :confused: Vì theo tớ nghĩ thì đề bài yêu cầu xác định Khoảng thời gian ngắn nhất nên tớ nghĩ nó chắc chắn phải ở vị trí [TEX]\frac A2 [/TEX] và chạy theo chiều (+) sau đó giải cái ptlg ra \Rightarrow t= 1/27 (s) thôi !
 
Last edited by a moderator:
T

tramngan

@ thuypro94:
Trong mấy cái đề anh nghiên cứu thì những câu hỏi về "khoảng thời gian ngắn nhất" sau đây là hợp lý nhất

1. Khoảng thời gian ngắn nhất từ vị trí x1 đến x2 theo một chiều. (cùng chiều dương hoặc cùng chiều âm)
2. Khoảng thời gian ngắn nhất từ vị trí có vận tốc v1 (hoặc thời điểm t1) đến vị trí x2.

Nếu đề chỉ nói "khoảng thời gian ngắn nhất" thì ta không hiểu đó rơi vào trường hợp hai vật cùng chiều hay ngược chiều. Cho nên cách giải của lion5893 hoàn toàn đúng đắn.
 
Last edited by a moderator:
N

ngochai94

mình sinh năm 94
đang muốn ôn thi đại học để thi thật tốt
Mong các ban nhiệt tình giúp đỡ
 
T

tuan9xpro1297

Bài 5: Một vật có khối lượng nhỏ m = 100g dao động điều hòa
+ Ở vị trí x1 = 6cm, vật có động năng W_1 = 1,28.10^{-3}J
+ Ở vị trí x2 = -8cm, vật có động năng W_2 = 7,2.10^{-4}J
Tìm tần số dao động?
câu 2

vật bắt đầu đi từ vị trí có x= A/2 đến -4\sqrt{2}= \frac{-A}{\sqrt{2}} theo chiều +

lan \ 1: t1= \frac{T}{2}+(\frac{T}{4}-\frac{T}{12}) + (\frac{T}{4}- \frac{T}{8})=\frac{19T}{24} \\\\ lan \ 2: t2=t1+T \\\\ lan \ 3: \ t3= t1+2T \\\\ ... \\\\---> lan \ 2011 \ : t_{2011}=t1+2010 T \\\\ T= \frac{2\pi}{\omega}=\frac{1}{2} \\\\ ---> t= \frac{19}{48}+ \frac{2010}{2}= \frac{ 48259}{48} (s)
 
P

phuongthao711

Bài 3:T=1/2. tại thời điểm t=0 ; phi= -pi/3
t1=2/3= T+T/3 --> S1=4A+(A căn3/2)=4.6+(6. căn3/2)+1=24+3căn 3(cm)
t2=37/12= 11T+ T/6--->S2= 11.4.A +A/2 = 267(cm)( theo vòng tròn lượng giác)
--->S(t1->t2)= 267-24 - 3 căn 3= 243 - 3 căn 3

V(tb) = S/(t2-t1) = (243 - 3 căn 3)/(29/12)= 98,4 (cm/s)
 
P

phuongthao711

no problem

Bài 3:T=1/2. tại thời điểm t=0 ; phi= -pi/3
t1=2/3= T+T/3 --> S1=4A+(A căn3/2)=4.6+(6. căn3/2)+1=24+3căn 3(cm)
t2=37/12= 11T+ T/6--->S2= 11.4.A +A/2 = 267(cm)( theo vòng tròn lượng giác)
--->S(t1->t2)= 267-24 - 3 căn 3= 243 - 3 căn 3

V(tb) = S/(t2-t1) = (243 - 3 căn 3)/(29/12)= 98,4 (cm/s)
 
D

dreamsweetht_tm

bài 6 : một con lắc loxo trong quá trình dao động, chieu dài lò xo biến thiên từ 20cm đến 24cm. biên đọ dao động của vật là bao nhiêu
 
D

domtomboy

đáp án là A=7
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

hình như bài này nhầm chỗ
 
N

nhocngo976

Bài 18: Một con lắc lò xo treo [TEX]m1=m2=m [/TEX]( nối nhau = 1 đoạn dây nhỏ, [TEX]m1[/TEX] gắn trực tiếp với lò xo). Tại VTCB lò xo dãn [TEX]1cm. g=10m/s2. [/TEX]Lúc đâu nâng m1 lên sao cho lò so đó không biến dạng rồi buông nhẹ.
a, tính cơ năng cả hệ
b, Biết khi đó vật đi qua VTCB từ trên xuống thì dây dứt. Tính khoảng cách giữa[TEX] m1, m2[/TEX] khi lò xo dài cực đại lần đầu tiên.
Bỏ qua chiều dài sợi dây
 
Z

zen_hero

Bài 5: Một vật có khối lượng nhỏ m = 100g dao động điều hòa
+ Ở vị trí x1 = 6cm, vật có động năng [TEX]W_1 = 1,28.10^{-3}J[/TEX]
+ Ở vị trí x2 = -8cm, vật có động năng [TEX]W_2 = 7,2.10^{-4}J[/TEX]
Tìm tần số dao động? :)
---------------------------------
ta có: v1=0,16 ; v2=0,12
áp dụng CT độc lập với thời gian: A^2=36 + (0,16/w)^2
và A^2=64 + (0,12/w)^2
giải hệ pt=> w=0,02 rad/s
 
Z

zen_hero

Bài 18

Câu b nhìn cũng hay đó nhỉ. Hôm nay phá lệ thử một lần làm xem kiến thức mình có bị mất căn bản chưa :(

- Tại VTCB lò xo giãn 1cm, vậy chu kỳ dao động là: [tex]T = 2.\sqrt{\Delta l_o} = 2(s)[/tex] (Tự chứng minh công thức này nhé)

- Vận tốc cực đại tại vị trí cân bằng: [tex]v_{max} = \frac{2.\pi}{T}.A = \pi (cm/s)[/tex]

- Khi vật đi qua VTCB thì dây đứt. Như vậy:

+ Với vật m1: Khoảng cách từ VTCB đến lò xo dài nhất: h1 = A = 1cm với khoảng thời gian là T/4 = 0,5s

+ Với vật m2: Trong khoảng 0,5s này, vật m2 rơi tự do với gia tốc g = 10m/s^2 từ VTCB một đoạn là [TEX]h2 = \frac{1}{2}.g.t^2 + v_{max}.t = 2,82 (cm)[/TEX]

Vậy: Khoảng cách m1 và m2 là 2,82 - 1 = 1,82(cm)

uhm, đúng rùi đó, hay. cố gắng phát huy nha mọi người
 
N

nhocngo976

Bài 18

Câu b nhìn cũng hay đó nhỉ. Hôm nay phá lệ thử một lần làm xem kiến thức mình có bị mất căn bản chưa :(

- Tại VTCB lò xo giãn 1cm, vậy chu kỳ dao động là: [tex]T = 2.\sqrt{\Delta l_o} = 2(s)[/tex] (Tự chứng minh công thức này nhé)

- Vận tốc cực đại tại vị trí cân bằng: [tex]v_{max} = \frac{2.\pi}{T}.A = \pi (cm/s)[/tex]

- Khi vật đi qua VTCB thì dây đứt. Như vậy:

+ Với vật m1: Khoảng cách từ VTCB đến lò xo dài nhất: h1 = A = 1cm với khoảng thời gian là T/4 = 0,5s

+ Với vật m2: Trong khoảng 0,5s này, vật m2 rơi tự do với gia tốc g = 10m/s^2 từ VTCB một đoạn là [TEX]h2 = \frac{1}{2}.g.t^2 + v_{max}.t = 2,82 (cm)[/TEX]

Vậy: Khoảng cách m1 và m2 là 2,82 - 1 = 1,82(cm)

anh ơi, cái ý: KHi dây đứt rồi, thì lúc này hệ chỉ còn vật m1, thế thì A lúc này phải khác A ban đầu chứ ạ :-/
anh xem lại giúp em :D
 
K

kiburkid

Bài 18: Một con lắc lò xo treo [TEX]m1=m2=m [/TEX]( nối nhau = 1 đoạn dây nhỏ, [TEX]m1[/TEX] gắn trực tiếp với lò xo). Tại VTCB lò xo dãn [TEX]1cm. g=10m/s2. [/TEX]Lúc đâu nâng m1 lên sao cho lò so đó không biến dạng rồi buông nhẹ.
a, tính cơ năng cả hệ
b, Biết khi đó vật đi qua VTCB từ trên xuống thì dây dứt. Tính khoảng cách giữa[TEX] m1, m2[/TEX] khi lò xo dài cực đại lần đầu tiên.
Bỏ qua chiều dài sợi dây

1. Biên độ A không phụ thuộc vào hệ của lò xo mà phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.

2. Bài tập này đứt dây mềm ko phải đứt lò xo. Nếu đứt lò xo thì khỏi giải bài này luôn :))
dây đàn hồi thì sao nhỉ =))

Em nghĩ anh nên thêm phần miêu tả vào cho nó dễ hình dung
Ban đầu vật 1 ở vị trí cân bằng, vật 2 treo lủng lẳng cách nó 1 sợi dây
Khi xuống đến biên dưới, hai vật vẫn cách nhau sợi dây đó
Khi lên biên trên, vật 1 dừng lại cùng với lò xo, vật 2 đập vô vật 1 do quán tính
Khi xuống vị trí cân bằng từ trên xuống, dây đứt
Là vì vật 1 gắn với lò xo, nó đi đc quãng đường bằng lòng xo = 1
Vật 2 rơi tự do, nó bay nhiều hơn 1 + chiều dài sợ dây => phựt
 
T

tramngan

@ kiburkid

Vui lòng đọc lại kỹ đề: Bỏ qua chiều dài sợi dây :)

Vì thế ta xem hai vật m1, m2 là hai chất điểm trùng nhau.
 
Last edited by a moderator:
T

thuypro94

1. Biên độ A không phụ thuộc vào hệ của lò xo mà phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.

2. Bài tập này đứt dây mềm ko phải đứt lò xo. Nếu đứt lò xo thì khỏi giải bài này luôn :))

Bài này khối lượng nó giảm đi nửa khi dây bị đứt phải không ạ ? Như thế ,theo em nó phải có [TEX] \omega [/TEX] mới và A mới nữa chứ ạ ?
Với cái giá trị A' mới là :
A' =[TEX]\sqrt{x^2 +v^2/{\omega ' } } [/TEX]

Anh xem lại hộ em như thế có đúng không ạ ?:D
 
N

nhocngo976

@ kiburkid

Vui lòng đọc lại kỹ đề: Bỏ qua chiều dài sợi dây :)

Vì thế ta xem hai vật m1, m2 là hai chất điểm trùng nhau.
theo em thế này
b, khi dây đứt thì vật m1 sẽ dao động với [TEX]\omega', A'[/TEX] không giống với hệ ban đầu
khi đó thì hệ chỉ còn vật m1 => VTCB cũng sẽ khác đi, nó bị nâng lên 1 khoảng =A/2

@ KID :x
 
H

huutrang93

Bài 18: Một con lắc lò xo treo [TEX]m1=m2=m [/TEX]( nối nhau = 1 đoạn dây nhỏ, [TEX]m1[/TEX] gắn trực tiếp với lò xo). Tại VTCB lò xo dãn [TEX]1cm. g=10m/s2. [/TEX]Lúc đâu nâng m1 lên sao cho lò so đó không biến dạng rồi buông nhẹ.
a, tính cơ năng cả hệ
b, Biết khi đó vật đi qua VTCB từ trên xuống thì dây dứt. Tính khoảng cách giữa[TEX] m1, m2[/TEX] khi lò xo dài cực đại lần đầu tiên.
Bỏ qua chiều dài sợi dây

Tối qua anh tranngam có pm mình trao đổi về bài này

Ban đầu mình nhận thấy cách giải thích của anh tranngam hợp lí (bài giải dài quá, không đọc :D) nên phán đúng luôn (he he)

Đến tối về ngẫm lại mới thấy bài giải anh tranngam có 2 lỗi

1/ Khi dây đứt, trọng lực thay đổi nên vị trí cân bằng của hệ vật thay đổi, biên độ thay đổi
2/ Dây đứt khi vật đang ở VTCB nên 1 phần năng lượng ban đầu bị mất mát, nên nếu bỏ qua việc thay đổi vị trí cân bằng thì biên độ cũng vẫn thay đổi

Hi vọng vài dòng trên đây của mình có thể giúp các bạn giải quyết bài tập này

* Câu 28 mã 157 đề thi đại học 2011 cùng 1 dạng, các bạn giải thử rồi so sánh
 
N

nhocngo976

Tối qua anh tranngam có pm mình trao đổi về bài này

Ban đầu mình nhận thấy cách giải thích của anh tranngam hợp lí (bài giải dài quá, không đọc :D) nên phán đúng luôn (he he)

Đến tối về ngẫm lại mới thấy bài giải anh tranngam có 2 lỗi

1/ Khi dây đứt, trọng lực thay đổi nên vị trí cân bằng của hệ vật thay đổi, biên độ thay đổi
2/ Dây đứt khi vật đang ở VTCB nên 1 phần năng lượng ban đầu bị mất mát, nên nếu bỏ qua việc thay đổi vị trí cân bằng thì biên độ cũng vẫn thay đổi

Hi vọng vài dòng trên đây của mình có thể giúp các bạn giải quyết bài tập này

* Câu 28 mã 157 đề thi đại học 2011 cùng 1 dạng, các bạn giải thử rồi so sánh


- em cũng nghĩ thế :D:D, nhưng giải bị bí :(
- bài trong đề thi đh cho dễ hơn: ở đó thì A đổi,[TEX]\omega[/TEX] đổi , còn VTCB thì giữ nguyên, còn trong bài này, VTCB bị thay đổi :((

@: anh viết sai tên anh tramngan rồi :p
 
Top Bottom