Vật lí [ Lí 12 ] Thế giới bài tập - các dạng bài thi đại học đều có tại đây

H

Help_physics

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

LỜI TỰA : VỚI Ý TƯỞNG NHẰM XÂY DỰNG MỘT DIỄN ĐÀN ÔN THI CẤP TỐC CHO CÁC BẠN HS. Ở ĐÂY CHÚNG TÔI XIN TRÌNH BÀY NỘI DUNG TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN BÀI TẬP VỚI CÁC CHUYÊN ĐỀ TRONG VẬT LÍ THPT - DẠNG THI ĐH. CÁC BẠN KHÔNG CHỈ LÀM BÀI MÀ CÒN CÓ THỂ POST BÀI TẬP ĐỂ CHÚNG TA CÙNG NHAU THẢO LUẬN NHÉ

(* Thông báo ai có nhu cầu cần gia sư dạy Lí xin liên hệ với tôi theo địa chỉ
261A - Quan nhân - Thanh Xuân - Hà Nội
Mobile : 094 903 8588. *)

Chuyên đề 1 : Con lắc lò xo
Lý thuyết
Tóm tắt một chút trước khi làm bài

loxo1.gif


loxo2.gif


Và sau đây là các bài tập hay gặp nhá - các bạn có thể giải rồi cho đáp án.

Bài 1
Đưa một vật M ra khỏi vị trí cân bằng 10cm rồi thả cho dao động không vận tốc ban đầu. Chu kì dao động đo được T = 2π/3 (s). Chọn gốc thời gian là lúc thả vật. Phương trình dao động của vật là
A. x = 10cos3t (cm).
B. x = 0,1sin3t (m).
C. x = 10sin(2π/3t + π/2) (cm).
D. x = 10sin(2π/3t - π/2) (cm).
Bài 2
Một vật nặng có khối lượng m = 100g, gắn vào một lò xo có khối lựong không đáng kể, đầu kia treo vào một điểm cố định. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 10/π (Hz). Trong quá trình dao động độ dài ngắn nhất của lò xo là 40cm, lúc dài nhất là 44cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dưong. Phưong trình dao động của vật là
A. x = 2sin20t (cm).
B. x = 2sin(20πt + π/2) (cm).
C. x = 4sin20t (cm).
D. x = 2sin(20t + π) (cm).
Bài 3
Khi treo một vật A khối lượng m = 200g vào lò xo K1 thì nó dao động với chu kì T1 = 0,3s; khi treo một vật A vào lò xo K2 thì nó dao động với chu kì T2 = 0,4s; khi treo A vào hệ hai lò xo K1, K2 mắc song song thì chu kì dao động là
A. 0,7s.
B. 0,5s.
C. 0,35s.
D. 0,24s
(Bạn có thể tự giải khi mắc nối tiếp)


Tạm thời thế đã có gì mình sẽ post sau.
 
H

Help_physics

Tiếp với con lắc lò xo

Bài 4. Một con lắc lò xo dao động thẳng đứng có độ cứng k = 10N/m. Quả lắc có khối lượng 0,4kg. Người ta cấp cho quả lắc một vận tốc ban đầu Vo = 1,5m/s theo phương thẳng đứng và hướng lên trên. Phương trình dao động (chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương cùng chiều với Vo và gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động) là
A. x = 0,15sin(5t) (m)
B. x = 0,15sin(5t - π/2) (m)
C. x = 0,3 sin(5t) (m)
D. x = 0,3sin(5t + π/2) (m)
Bài 5. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = A.sin(ωt + φ). Biết rằng trong khoảng 1/60(s) đầu tiên, vật đí từ VTCB và đạt được li độ x = A(√3)/2 theo chiều + của trục Ox. Trái lại tại vị trí có li độ x = 2cm, vận tốc của vật là v = 40(√3)π cm/s. Tần số và biên độ dao động của vật là
A. 20 π ; 4cm.
B. 30π ; 2cm.
C. 10π ; 3cm.
D. 40π ; 4cm.
 
H

Help_physics

Tiếp - con lắc đơn

conlacdon_3.gif


Và đây là các áp dụng cụ thể.

conlacdon_4.gif
 
Last edited by a moderator:
H

Help_physics

Bài tập với con lắc đơn trong chuyên đề thi ĐH

Câu 6.
Một con lắc đơn có độ dài bằng l. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó 16cm thì cùng trong khoảng thời gian Δt như trước, nó thực hiện dc 10 dao động. Cho g = 9,8m/s^2.
Tính độ dài ban đầu và tần số của con lắc.
A. l = 50cm ; f = 2Hz.
B. l = 35cm , f = 1,2Hz
C. l = 25cm ; f = 1Hz.
D. Một giá trị khác.
Câu 7.
Một con lắc đơn dao động với chu kì T = 2s ở trên mặt đất. Đưa con lắc lên độ cao 5km, để chu kì không đổi thì phải thay đổi chiều dài con lắc như thế nào? (Cho bán kính của Trái Đất là R = 6400km, g = π^2 (m/s^2) và chiều dài con lắc l = 1 m)
A. Tăng chiều dài con lắc lên 1,001m.
B. Giữ nguyên chiều dài con lắc.
C. Giảm chiều dài con lắc xuống 0,999m
D. Chiều dài mới của con lắc bằng 1,01m.
Câu 8.
Một con lắc đơn có chu kì T = 2,5s tại nới có nhiệt độ t = 30 (độ C) và gia tốc rơi tự do g = 10m/s^2. Dây treo con lắc có hệ số nở dài α = 1,8.10^(-5)K^(-1)
Kết quả nào sau đây là sai
A. Khi tăng nhiệt độ chiều dài dây treo tăng.
B. ở 30 (độ C) chiều dài dây treo là 1,58m.
C. ở 0 (độ C) chiều dài dây treo là 1,56m.
D. Chiều dài dây treo tăng 0,025m khi nhiệt độ tăng 0 ->30 (độ C)
Câu 9.
Một đồng hồ quả lắc trong 1 ngày đêm chạy nhanh 6,48s tại một nơi ngang mực nước biển và ở nhiệt độ bằng 10 (độ C). Thanh treo con lắc có hệ số nở dài α = 2.10^(-5)K^(-1). Cũng ở vị trí này nhưng ở nhiệt độ t thì đồng hồ chạy đúng giờ. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. t = 30 (độ C).
B. t = 20 (độ C).
C. t = 25 (độC).
D. Một giá trị khác.
Câu 10.
Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ mặt đất lên độ cao h = 5km. Mỗi ngày đêm đồng hồ đó chạy châm đi bao nhiêu ? Biết bán kính của Trái Đất R = 6400Km. Chọn kết quả đúng trong các kết quả dưới đây?
A. Chậm 47,6s.
B. Chậm 67,9s.
C. Chậm 76,4s.
D. Một giá trị khá c.
Câu 11.
Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên độ cao h = 10km. Phải giảm độ dài của nó bao nhiêu để chu kì dao động của nó không thay đổi Biết bán kính của Trái Đất là R = 6400km. Chọn kết quả đúng trong kết quả sau
A, Giảm 3%.
B. Giảm 35%.
C. Giảm 0,3%
D. Một giá trị khác.
 
B

bilinhdiep18

Anh cho em hỏi câu 1 đó làm sao lại chọn A vậy bạn co thể giải thích cho em đc ko ?

Còn nũa câu 5 là hỏi về tần số góc w hay tần số f vậy anh ?có phải chọn câu a ko anh?
 
H

hoankc

6/C
7/C
8/D

các câu khác để lúc nào có máy tính roài bấm
em chỉ nhẩm được 3 câu thôi
mà hok biết có đúng hem nữa
 
A

anh892007

Quên mất,em nhầm,em tính ra là đáp án D rùi mà lại ghi đáp án C,hjx,f ko phải 1Hz
 
H

Help_physics

Nào lại tiếp tục với con lắc đơn nhé

Bây giờ chúng ta hãy thảo luận phần cuối cùng về con lắc đơn nhé.

con_lac_don_tiep_.gif

luc_la.gif
 
Top Bottom