[Lí 12] Lí tổng hợp

Y

yacame

Câu 6: Mạch điện xoay chiều AB có [tex]u_{AB} = 100sqrt{2} cos100\pi t(V) [/tex], gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm [tex]L = 2/ \pi H [/tex], tụ điện có điện dung C ghép nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn R nối tiếp L. Tìm giá trị của C sao cho khi thay đổi giá trị của R mà số chỉ của vôn kế không đổi.
giúp mình câu này nữa nhé
Câu 17: Trong thuỷ tinh. Vận tốc ánh sáng nhìn thấy sẽ:
A. Bằng nhau đối với mọi ánh sáng có mầu sắc khác nhau và chỉ phụ thuộc vào thuỷ tinh.
B. Lớn nhất đối với ánh sáng đỏ. C. Lớn nhất đối với ánh sáng tím.
D. Bằng nhau đối với mọi ánh áng đơn sắc khác nhau.

5 11 6 13
Câu 27: Cho mạch điện RCL mắc nối tiếp theo thứ tự R,C,L, trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay
đổi được. R = 100 ôm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều tần số f = 50Hz. Thay đổi L người ta
thấy khi L =L1 và khi L =L2 = 2 L1 thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch như nhau nhưng cường độ dòng điện tức
thời vuông pha nhau
. Giá trị của L1 và điện dung C lần lượt là:

mình không hiểu dòng màu xanh này là gì hết. hĩ. giúp mình nhé
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Câu 6: Mạch điện xoay chiều AB có [tex]u_{AB} = 100sqrt{2} cos100\pi t(V) [/tex], gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm [tex]L = 2/ \pi H [/tex], tụ điện có điện dung C ghép nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn R nối tiếp L. Tìm giá trị của C sao cho khi thay đổi giá trị của R mà số chỉ của vôn kế không đổi.
giúp mình câu này nữa nhé
[TEX]U_{RL} = I.Z_{RL} = \frac{U}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}.sqrt{R^2+Z_L^2}[/TEX]

[tex]=\frac{U}{\sqrt{\frac{R^2+(Z_L-Z_C)^2}{R^2+Z_L^2}}}[/tex]

[tex]=\frac{U}{\sqrt{1+\frac{Z_C^2-2Z_LZ_C}{R^2+Z_L^2}}}[/tex]

Vậy [tex]U_{RL}[/tex] không phụ thuộc R khi [tex]Z_C^2-2Z_LZ_C = 0[/tex]

hay [tex]Z_C-2Z_L=0 \Rightarrow C = \frac{10^{-4}}{4}\pi[/tex]
 
Y

yacame

1. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc
nối tiếp với cuộn cảm thuần. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n(vòng/phút) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong
đoạn mạch là 1A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n(vòng/phút) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn
mạch là 3 A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là:
A. [tex]2\sqrt{3}[/tex]R. B. [tex]2R/ sqrt{3}[/tex] . C. [tex]R sqrt{3}[/tex] . D. [tex]R/ sqrt{3} [/tex]

2. Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm
đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường
độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A. 26 dB. B. 17 dB. C. 34 dB. D. 40 dB.

3. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối
tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tu điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R1 lần lượt là UC1, UR1 và cos phi1; khi biến trở có giá trị R2 thì các giá trị tương ứng nói trên là UC2, UR2 và cos phi2. Biết UC1 = 2UC2, UR2 = 2UR1. Giá trị của cos phi1 và cos phi2 là:

4. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật được đặt trên giá đỡ cố định nằm
ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là:
A. [tex]10sqrt{30}[/tex] cm/s. B. [tex]20 sqrt{6}[/tex] cm/s. C. [tex]40 sqrt{2}[/tex] cm/s. D. [tex]40 sqrt{3} cm/s.[/tex]


5. Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1.
Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là:
A. 1/4. B. 1/2. C. 4. D. 2.

6. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có
bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng landa (có giá trị trong khoảng từ 500nm đến 575nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của landa là:
A. 500nm B. 520nm C. 540nm D. 560 nm

7. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = +5.10-6
C được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 104V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điều hoà của con lắc là:
A. 0,58 s B. 1,40 s C. 1,15 s D. 1,99 s

8. Cho khối lượng của [tex] {^1_1p} ; {^1_0n}; {^{40}_{18}Ar}; {^3_6Li} [/tex]; lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c^2 So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân [tex] {^3_6Li}[/tex] thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân [tex]{^{40}_{18}Ar}[/tex]:

A. Nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV
B. Lớn hơn một lượng là 3,42 MeV
C. Lớn hơn một lượng là 5,20 MeV
D. Nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV

giúp mình mấy bài này nữa nhé
 
Last edited by a moderator:
A

ari_10

MỘt sóng dừng trên sợi dâu có dạng : y= asin(bx)cos(\omegat), trong đó y là li độ dao động của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O một khoảng x, x được đo bằng mét, t đo bằng giây. Cho biết bước sóng là \lambda = 50cm. Biên độ dao động của của một phần tử cách một bụng sóng
\frac{1}{\frac{24}}m là \sqrt{3}mm, Các giá trị a, b là?
 
C

congtruongdaihocduoitam

HÍc. Thấy bài 2 ra đáp án 4s mình cũng ra đáp án 4s nhưng ko biết cách giải của mình có chính xác không ?
Các bạn cho ý kiến nhé :


Lúc đầu xuất phát cùng 1 điểm ------> Không thể gặp nhau lần tiếp theo cùng chiều được ..... Mà gặp nhau theo kiểu 1 thằng đi theo chiều dương , 1 thằng đi theo chiều âm ( hình chiếu ) ............
Vậy ta có :
(fi 1) = - (fi 2) + 2k(pi)
<-> (pi).t/3 = -(pi).t/6 + 2k(pi) Chia 2 vế cho (pi) .. rút t ta được
<-> t = 4k... Đề bài yêu cầu là lần kế tiếp ---> k = 1 -------> t = 4s.
 
T

thehung08064

mình nghĩ bạn chép đề câu 1 sai rồi.bạn xem đề câu 1 và đọc đề 2010 là bít cách
 
M

minhquangphuc

cau 1 :sau 4s thi chung gap nhau
vi w1: ta co T=6s<cu 1s di duoc 60 do tren duong tron>.....w2 thi T=12s< cu 1s di duoc 30 do tren duong tron>........chieu ca 2 len đường tròn thu sau 4s chung gap nhau<sau 4s:w1 đi 120 độ va w2 đi đc 240 do...120+240=360>.................. giai hoi kho hieu ....nhung la cach kha thong dung.< chiếu chuyển động lên đường tròn>
 
Top Bottom