Lập nhóm thi đại học 2011

L

latdatdethuong137

một người định cuốn 1 máy biến thế tăng hiệu điện thế từ 110V lên 220V với lõi không phân nhánh, ko mất mát năng lượng và các cuộn dây có điện trở rất nhỏ, với số vòng các cuộn ứng với 1,2 vòng/volt. người đó cuốn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại cuốn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. khi thử máy với nguồn U1=110V, đo U2 ở cuộn thứ cấp hở mạch được 264V. số vòng cuốn sai là?
 
T

thuyquynh_gl_215

Tích phân

Mọi người giải chi tiết hộ Q nhé!

1. Câu này Q giải theo tích phân từng phần 5 lấn cũng ra nhưng thấy không hay... ai có cách hay chia sẻ nha!... :)>-
[TEX]I=\int_{0}^{2}x(1-x)^5[/TEX]

2.
[TEX]I=\int_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{3}}\frac{ln(tanx)dx}{sin2x}[/TEX]

Vũ trụ có nhiều kì qan nhưng với con kì quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ
 
T

thuyquynh_gl_215

một người định cuốn 1 máy biến thế tăng hiệu điện thế từ 110V lên 220V với lõi không phân nhánh, ko mất mát năng lượng và các cuộn dây có điện trở rất nhỏ, với số vòng các cuộn ứng với 1,2 vòng/V. người đó cuốn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại cuốn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. khi thử máy với nguồn U1=110V, đo U2 ở cuộn thứ cấp hở mạch được 264V. số vòng cuốn sai là?

Vì số vòng các cuộn ứng với 1,2 vòng/V
=> 1,2 vòng ứng với 1V
=> cuộn 110V cần có [TEX]N_1[/TEX]=132 vòng, cuộn thứ cấp có [TEX]N_2[/TEX]=264 vòng.

Gọi a là số vòng quấn sai. Từ thông do a vòng quấn sai sẽ triệt tiêu với từ thông của a vòng quấn đúng. Như vậy cuộn sơ cấp chỉ còn ([TEX]N_1[/TEX]-2a) vòng sinh ra từ thông có ích.

=> Có tỉ số biến áp: [TEX]\frac{N_2}{N_1-2a}[/TEX][TEX]=[/TEX][TEX] \frac{264}{110}[/TEX]
=> a =11.
Vậy số vòng quấn sai = 11 vòng

"Đối với thế giới này anh là một ai đó , nhưng đối với một ai đó anh là cả thế giới này"
 
Last edited by a moderator:
K

khocungra

Mọi người giải chi tiết hộ Q nhé!

1. Câu này Q giải theo tích phân từng phần 5 lấn cũng ra nhưng thấy không hay... ai có cách hay chia sẻ nha!... :)>-
[TEX]I=\int_{0}^{2}x(1-x)^5[/TEX]

2.
[TEX]I=\int_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{3}}\frac{ln(tanx)dx}{sin2x}[/TEX]

Vũ trụ có nhiều kì qan nhưng với con kì quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ

ban co the dung tp bien doi so
1) dat u = (1-x) => x=1-u, dx=-du
2) dat u = ln(tanx) => dx=sinxcosx du =1/2 sin2x du
 
T

thanhduc20100

Mọi người giải chi tiết hộ Q nhé!

1. Câu này Q giải theo tích phân từng phần 5 lấn cũng ra nhưng thấy không hay... ai có cách hay chia sẻ nha!... :)>-
[TEX]I=\int_{0}^{2}x(1-x)^5[/TEX]

2.
[TEX]I=\int_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{3}}\frac{ln(tanx)dx}{sin2x}[/TEX]

Vũ trụ có nhiều kì qan nhưng với con kì quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ
Đặt t=1-x--> dt=-dx
[TEX]I= - \int_{2}^{0}(1-t)*{t}^{5}[/TEX]

[TEX]I=\int_{2}^{0}({t}^{5}-{t}^{6})[/TEX] đến đây chắc cậu làm được( mình chỉ làm théo y kiến của bạn khoccungra )
 
Last edited by a moderator:
H

hoactieubui

mọi ng giải hộ Linh bài này nha

trong mặt phẳng Oxy cho M(3;1).Viết pt đường thẳng a qua M và cắt Ox,Oy tại A và B sao cho OA+OB đạt giá trị nhỏ nhất
mọi ng giải thích rõ chỗ OA+OB min nha
cảm ơn nhiều.

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy.
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh.
Dù kẻ phàm tục hay kẻ tu hành.
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê cuộc đời méo mó.
Sao ta không tròn tự trong tâm ?
Đất ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng.
Thì chắc gì, ta đã nhận ra ta?
 
T

thuyquynh_gl_215

mọi ng giải hộ Linh bài này nha

trong mặt phẳng Oxy cho M(3;1).Viết pt đường thẳng a qua M và cắt Ox,Oy tại A và B sao cho OA+OB đạt giá trị nhỏ nhất
mọi ng giải thích rõ chỗ OA+OB min nha
cảm ơn nhiều.


Vì đường thẳng a qua M và cắt Ox,Oy tại A và B
Nên pt đt a có dạng pt đoạn chắn: [TEX]\frac{x}{a}+\frac{y}{b}=1[/TEX]
Với A(a,0)= a[TEX]\bigcap[/TEX] Ox
B(0,b)=a [TEX]\bigcap[/TEX] Oy
M(3;1)[TEX]\in[/TEX]a => [TEX]\frac{3}{a}+\frac{1}{b}=1[/TEX]
Ta có OA + OB = |a|+|b|[TEX]\geq[/TEX] |a+b|=|(a+b).1|=|(a+b)([TEX]\frac{3}{a}+\frac{1}{b}[/TEX])=|4+[TEX]\frac{a}{b}+\frac{3b}{a}[/TEX]|=4+|[TEX]\frac{a}{b}+\frac{3b}{a}[/TEX]| (1)
Mà [TEX]\frac{a}{b}+\frac{3b}{a} \geq[/TEX] 2[TEX]\sqrt{3}[/TEX]
(1) [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] OA + OB [TEX]\geq[/TEX] 4+2[TEX]\sqrt{3}[/TEX] = ([TEX]\sqrt{3}[/TEX]+1)[TEX]^2[/TEX]
=> OA + OB nhỏ nhất bằng ([TEX]\sqrt{3}[/TEX]+1)[TEX]^2[/TEX]
Khi chỉ khi [TEX]\frac{a}{b}=\frac{3b}{a}[/TEX] Và ab[TEX]\geq[/TEX]0
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX]a^2 = 3b^2[/TEX]

=> a= b[TEX]\sqrt{3}[/TEX]
=> a+b = ([TEX]\sqrt{3}[/TEX]+1)[TEX]^2[/TEX]
=> b= [TEX]\sqrt{3}[/TEX]+1
=> a=[TEX]\sqrt{3}[/TEX]+3
=> Pt

Vũ trụ có nhiều kì qan nhưng với con kì quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ
 
Last edited by a moderator:
T

thuyquynh_gl_215

Đây là một bài khảo sát Q làm bên diễn đàn Toán về khảo sát hàm số pót cho mọi ng xem ôn tập lun nha

Cho hàm số [TEX]y = x^3 - 3x^2 + m^2x + m[/TEX] (m là tham số) (1)
1). Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số khi m = 0 .
2). Tìm m để đồ thị hàm số (1) có cực đại và cực tiểu đồng thời hai điểm đó đối xứng nhau qua đường thẳng (d ) : x - 2y - 5 = 0

Khảo sát thì tự làm nhá khỏi phải bàn
Câu 2,

TXD: D=R
y'=[TEX]3x^2-6x+m^2[/TEX]
Hsố có CD, CT [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] y'=0 có 2 ngiệm phân biệt & y' đi qa 2 điểm đó
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] Hso' [TEX]3x^2 -6x+m^2=0[/TEX] có 2 no phân biệt
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX]\triangle[/TEX]'>0 (do a=3#0)
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] 9-3[TEX]m^2[/TEX]>0
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] -[TEX]\sqrt{3}[/TEX]<m<[TEX]\sqrt{3}[/TEX]
Gọi [TEX]x_1, x_2[/TEX] là hoành độ của hai điểm cực trị khi đó [TEX]x_1, x_2[/TEX] là nghiệm pt y'=0 tức là y'([TEX]x_1[/TEX])=y'([TEX]x_2[/TEX])=0
y=y'([TEX]\frac{1}{3}[/TEX]x-[TEX]\frac{1}{3}[/TEX]) + ([TEX]\frac{2}{3}.m^2-2[/TEX]).x + m + [TEX]\frac{1}{3}.m^2[/TEX]
=> toạ độ tung độ của 2 điểm cực trị:
[TEX]y_1[/TEX]=([TEX]\frac{2}{3}.m^2-2[/TEX]).[TEX]x_1[/TEX] + m + [TEX]\frac{1}{3}.m^2[/TEX]
[TEX]y_2[/TEX]=([TEX]\frac{2}{3}.m^2-2[/TEX]).[TEX]x_2[/TEX] + m + [TEX]\frac{1}{3}.m^2[/TEX]
Vậy đt [TEX]\triangle[/TEX] đi qa 2 điểm cực trị y=([TEX]\frac{2}{3}.m^2-2[/TEX]).x + m + [TEX]\frac{1}{3}.m^2[/TEX]
2 điểm cực trị đối xứng nhau qa d [TEX]\Leftrightarrow[/TEX]
[TEX]\left{\begin{d\perp \triangle (1)}\\{I \in d (2)} [/TEX]
(1)[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] ([TEX]\frac{2}{3}.m^2-2[/TEX]).[TEX]\frac{1}{2}[/TEX]=-1
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] m=0 ( thoã -[TEX]\sqrt{3}[/TEX]<m<[TEX]\sqrt{3}[/TEX])
(2) <=> Toạ độ trung điểm I của 2 điểm cực trị
[TEX]x_I[/TEX]=[TEX]\frac{\frac{3-\sqrt{9-3m^2}}{3}+\frac{3+\sqrt{9-3m^2}}{3}}{3}[/TEX]=1
[TEX]y_I[/TEX]=[TEX]\frac{(\frac{2}{3}m^2-2)(x_1+x_2)+2m+\frac{2}{3}m^2}{2}[/TEX]=[TEX]\frac{(\frac{2}{3}m^2-2).2+2m+\frac{2}{3}m^2}{2}[/TEX]=[TEX]m^2+m-2[/TEX]
=> I(1, [TEX]m^2+m-2[/TEX])
I[TEX]\in[/TEX]d => [TEX]\frac{1}{2}-\frac{5}{2}[/TEX]=[TEX]m^2+m-2[/TEX]
<=>[TEX]m^2+m[/TEX]=0
<=>[TEX]\left[\begin{m=0}\\{m = -1} [/TEX]
Từ (1) & (2) => m=0 là gtri cần tìm.

Có gì sai sót mọi ng góp ý nha
 
Last edited by a moderator:
S

saobangbuon_love24

tui dăng kí cả 3 môn luôn
"nhà có điều kiện mà"
______________________________
 
T

thuyquynh_gl_215

Các bạn nhóm mình cùng ôn tập nha!... ^^!...cũng khá lằng nhằng... hic

Câu 8: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ nhôm sunfat là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 55. B. 45. C. 35. D. 25.
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch Y gồm AlCl3 1M và HCl tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,5. B. 1,0. C. 1,5. D. 2,0.

Câu 12: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ natri aluminat là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dùng cho câu 13 và 14: Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch C, chất rắn D và 0,672 lít khí H2(đktc). Sục CO2 dư vào C thu được 7,8 gam kết tủa. Cho D tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,688 lit khí SO2(đktc).
Câu 13: Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24g kết tủa thì số gam NaOH ban đầu tối thiểu là
A. 5,6. B. 8,8. C. 4,0. D. 9,6.
Câu 14: Công thức của sắt oxit là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe3O2.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm 0,56 g Fe và 16 g Fe2O3.Trộn A với m gam bột nhôm rồi nungở nhiệt độ cao (không có không khí), thu được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được a lít khí, nhưng cho D tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì thể tích khí thu được là 0,25a lít (trong cùng điều kiện). Khoảng giá trị của m là
A. 0,54 < m < 2,70. B. 2,7 < m < 5,4.
C. 0,06 < m < 6,66. D. 0,06 < m < 5,4.
D. 8,96.
Dùng cho câu 17, 18:Cho 44,56 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với Al (nung nóng chảy) thì thu được 57,52 gam chất rắn. Nếu cũng cho lượng A như trên tác dụng hoàn toàn với CO dư (nung nóng) thu được x gam chất rắn. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng khử sắt oxit chỉ tạo thành kim loại.
Câu 17: Giá trị của x là
A. 21,52. B. 33,04. C. 32,48. D. 34,16.
Câu 18: Giá trị của y là
A. 72,00. B. 36,00. C. 54,00. D. 82,00.


Câu 21: Có 3 dung dịch với nồng độ biết trước là Al(NO3)3 0,1M (X); Al2(SO4)3 0,1M (Y) và NaOH 0,5M (Z). Chỉ dùng phenolphtalein cùng các dụng cụ cần thiết có thể
A. chỉ nhận được dung dịch X. B. chỉ nhận được dung dịch Y.
C. chỉ nhận được dung dịch Z. D. nhận được cả 3 dung dịch.
Dùng cho câu 22, 23: Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 10,00 gam kết tủa. Nếu cho 500ml dung dịch Ca(OH)2 nói trên tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 1,2M thì thu được x gam kết tủa.
Câu 22: Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 23: Giá trị của x là
A. 9,36. B. 3,12. C. 6,24. D. 4,68.
Câu 24: Khử hoàn toàn 34,8 gam một oxit của sắt bằng lượng nhôm vừa đủ, thu được 45,6 gam chất rắn. Công thức của sắt oxit là
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe3O2.
Câu 25: Cho 2,7g bột Al vào dung dịch chứa 0,135 mol Cu(NO3)2 tới khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào X thu được 4,68g kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,09. B. 0,12. C. 0,15. D. 0,18.
Câu 26: Cho 100 ml dung dịch NaAlO2 1M tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3,9 gam kết tủa. Số mol H2SO4 tối đa là
A. 0,025. B. 0,0125. C. 0,125. D. 0,25.
Câu 27 (A-07): Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng. B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 28 (A-07): Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b > 1 : 4. B. a : b = 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b < 1 : 4.
Câu 29 (B-07): Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 1,56 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,0. D. 2,4.



Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:17. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a mol/lít thu được 5,46 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,35 hoặc 0,55. B. 0,30 hoặc 0,55.
C. 0,35 hoặc 0,50. D. 0,30 hoặc 0,50.

Chọn A

[TEX]n_{Al}[/TEX]=[TEX]\frac{0,672}{22,4}.\frac{2}{3}[/TEX]=0,02
[TEX]\frac{m_{Al}}{m_{Al_2O_3}}[/TEX]=[TEX]\frac{0,02.27}{n_{Al_2O_3}.102}[/TEX]=[TEX]\frac{3}{17}[/TEX]
=>[TEX]n_{Al_2O_3}[/TEX]=0,03
1mol Al ~~~~ 1mol [TEX]NaAlO_2[/TEX]
0,02 ................0,02

1mol [TEX]Al_2O_3[/TEX]~~~~~~2mol [TEX]NaAlO_2[/TEX]
0,03........................0,06

=>[tex] \sum {n_{AlO_2}}^-[/tex]=0,08
TH1: [TEX]n_{HCl}=n_{ktua}[/TEX]=0,07
=> a=0,35
TH2: [TEX]n_{HCl}=4n_{AlO_2}^- - 3n_{ktua}[/TEX] =4.0,08-3.0,07=0,11
=> a=0,55

Câu 2: Cho 100ml dung dịch chứa NaAlO2 0,1M và NaOH 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,39 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 175 hoặc 75. B. 175 hoặc 150.
C. 75 hoặc 150. D. 150 hoặc 250
.

TH1 [TEX]n_{Al(OH)_3}=n_{NaAlO_2}=n_{HCl}=0,01[/TEX]
Mà gt [TEX]n_{ktua}=0,005 [/TEX]=> ktủa tan. [TEX]n_{ktua tan}=0,005=n_{NaOHdu}[/TEX]
=> [TEX]n_{NaOH} tgia p.u trung hoa[/TEX]=0,005=[TEX]n_{HCl} [/TEX]
=> [TEX]\sum {n_HCl}[/TEX]=0,015
=> V= 75ml

TH2 NaOH + HCL-> NaCl + [TEX]H_2O[/TEX]
0,01......0,01
[TEX]NaAlO_2[/TEX]+HCl...-> [TEX]Al(OH)_3 [/TEX]....
0,01.............................0,01
=> [TEX]Al(OH)_3[/TEX] bị hoà tan
[TEX]n_{ktua tan}=0,005[/TEX]
[TEX]Al(OH)_3[/TEX]+3HCl -> [TEX]AlCl_3[/TEX] + 3[TEX]H_2O[/TEX]
0,005............. 0,015
=> [TEX]\sum {n_HCl}[/TEX]=0,015 + 0,01 +0,01=0,035
=> V=175ml


Câu 3: Cho 100ml dung dịch chứa AlCl3 1M và HCl 1M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 2M thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 160 hoặc 210. B. 170 hoặc 210.
C. 170 hoặc 240. D. 210 hoặc 240.

TH1: [TEX]Al^{3+}[/TEX] dư
NaOH+HCl->NaCl.....
0,1<---0,1
[TEX]Al^{3+}+3OH^{-}[/TEX]-> [TEX]Al(OH)_3[/TEX]
0,08 0,24 0,08
=> [TEX]\sum {n_{NaOH}}[/TEX]= 0,34
=> V = 170ml

TH2 HCl+NaOH-> NaCl.....
0,1...0,1
[TEX]Al^{3+}+3OH^{-}[/TEX]-> [TEX]Al(OH)_3[/TEX]
0,1 ...............0,3..................0,1
=> [TEX]n_{ktua tan}=0,1-0,08=0,02[/TEX]
=> NaOH+[TEX]Al(OH)_3[/TEX]-> [TEX]NaAlO_2[/TEX].....
0,02....0,02
=> [TEX]\sum {n_{NaOH}}[/TEX]= 0,3+0,1+0,02=0,42
=> V=210ml


Câu 4: Trộn a lít dung dịch HCl 0,5M với 0,3 lít dung dịch NaOH 0,4M, thu được dung dịch X. Dung dịch X hoà tan vừa hết 1,02 gam Al2O3. Giá trị của a là
A. 0,18 hoặc 0,2. B. 0,18 hoặc 0,1.
C. 0,36 hoặc 0,1. D. 0,36 hoặc 0,2.

TH1: NaOH dư, HCl hết
2[TEX]n_{Al_2O_3}[/TEX]=[TEX]n_{NaOHdu}[/TEX]=0,02
[TEX]n_{NaOHp.u}[/TEX]=[TEX]n_{HCl}[/TEX]=0,4.0,3-0,02=0,1
=>a=0,2

TH2: NaOH hết, HCl dư
[TEX]OH^{-}[/TEX]+ [TEX]H^{+}[/TEX]-> [TEX]H_2O[/TEX]
0,12...........0,12
6HCl + [TEX]Al_2O_3[/TEX] -> [TEX]AlCl_3[/TEX] + [TEX]H_2O[/TEX]
0,06...0,01
=> [TEX]\sum {n_{HCl}}[/TEX]= 0,06+0,12=0,18
=>a=0,36

Câu 5: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là
A. cả 3 chất. B. Al và Al2O3.
C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al và Al(OH)3.

Al không có tính lưỡng tính, nói Al lưỡng tính thực chất là nói oxit và hiđroxit của nó. Chính xác phải nói là Al là kim loại có oxit và hiđroxit lưỡng tính

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2(đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,2gam. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 65,385%. B. 34,615%. C. 88,312%. D. 11,688%.

[TEX]n_{Al}[/TEX]=0,2
[TEX]{{n_{Al}}^{3+}[/TEX]=[TEX]n_{Al(OH)_3}[/TEX]=0,4
1mol Al ~~~~~1mol [TEX]AlCl_3[/TEX]
0,2---------------->0,2
1mol [TEX]Al_2O_3[/TEX]~~~~ 2mol [TEX]AlCl_3[/TEX]
0,1<------------------------0,4-0,2
=> % [TEX]Al_2O_3[/TEX]= 65,385%

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn Al trong 0,5 lít dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lít khí H­2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,14 hoặc 0,22. B. 0,14 hoặc 0,18.
C. 0,18 hoặc 0,22. D. 0,22 hoặc 0,36.

[TEX]n_{Al}[/TEX]=[TEX]n_{Al}^{3+}[/TEX]=0,02
=> [TEX]n_{HClpu}[/TEX]=0,06
=> [TEX]n_{HCldu}[/TEX]=0,1-0,06=0,04
=> Hỗn hợp Y: 0,04 [TEX]n_{HCldu}[/TEX], V lít dung dịch NaOH 0,5M, 0,02 [TEX]{n_{Al}}^{3+}[/TEX]
TH1: HCl + NaOH-> NaCl.....
0,04...0,04
[TEX]Al^{3+}+3OH^{-}[/TEX]-> [TEX]Al(OH)_3[/TEX]
............ 0,03<------------------0,01
=> [TEX]\sum {n_{NaOH}}[/TEX]= 0,03+0,04=0,07
=> V=0,14

TH2

Câu 8: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ nhôm sunfat là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 55. B. 45. C. 35. D. 25.

Câu 10: Cho 200 ml dung dịch Y gồm AlCl3 1M và HCl tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,5. B. 1,0. C. 1,5. D. 2,0.

Câu 12: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ natri aluminat là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
 
Last edited by a moderator:
S

sasuke_cry

mach chon song cua may thu vo tuyen dien gom cuon day thuan cam L=2.10-5 va mot tu dien xoay co dien dung bien thien tu 10pF den 500pF khi goc xoay bien thien tu 0 den 180 do. khi goc xoay cua tu la 90 do thi mach thu duoc song dien tu co buoc song la
 
T

thuyquynh_gl_215

Chắc nhóm mình giải tán lun rùi nhỉ?
Thui chắc tự lự cánh chim thui..... haizzzz
 
H

hoactieubui

sao lai giai tan. bua nao hop nhom lai di. pua nay chan hoc wa oy pai lap lai cug nhau hoc thui

♥ Đôi khi...con người ta cần dừng lại...dừng lại để rồi bước đi nhanh hơn...
♥ Đôi khi...con người ta phải buông tay...cần cho đi để rồi có nhièu hơn...
♥ Đôi khi...con người ta cần khóc...khóc thật lớn để rồi cười thật to...
♥ Đôi khi...con người ta cần một mình...một mình để biết có nhau là quan trọng đến thế nào….
 
Top Bottom