T
tranquang
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
(Trích trong blog của Sói want to fly)
Trước hết phải khẳng định là tớ không giỏi Văn tẹo nào cả và thậm chí tớ không yêu môn Văn tẹo nào luôn. Giờ Văn toàn nằm ngủ hoặc thả hồn theo mây.
Chỉ đơn giản là tớ thích đọc sách và thích viết. Cho nên tớ cũng không dám "múa rìu qua mắt thợ" với những ai học chuyên Văn, nhà văn, Olympic Văn, học sinh giởi Văn. Đơn thuần, tớ chia sẻ những gì tớ suy nghĩ, tớ thấy, tớ từng áp dụng trong việc: "Làm sao để có thể viết văn dễ dàng và có cảm xúc?" hay ít nhất bạn cũng thắc mắc tại sao tớ có thể viết một ngày liền tù tì ba entry dài.
Quan trọng nhất đối với tớ là phải suy nghĩ. Hãy tập suy nghĩ và tưởng tượng. Bạn có thể suy nghĩ bất cứ lúc nào mà. Chẳng hạn nhé, nhìn một chiếc lá bạn nghĩ tới gì? Lá cây, ừm đúng rồi đơn giản. Rồi bạn nghĩ xa hơn một tí, khi chiếc lá phải xa cành thì sao. Xa và cao hơn tí nữa, tớ sẽ nghĩ chiếc lá ấy giống như tớ, lớn lên và phải xa rời vòng tay cha mẹ. Suy nghĩ, hãy tập suy nghĩ về một vấn đề nào đó bằng tất cả cảm xúc, kỉ niệm. Tớ trung thành với một ý nghĩ: chẳng có sự vật hiện tượng nào vô nghĩa và tầm thường chỉ quan trọng là mình biết nghĩ hay không. Bạn cũng hãy thử suy nghĩ thử xem. Khi rảnh rỗi, nhìn những vật thật bình thường quanh bạn.
Tớ suy nghĩ như này, có hai dạng người, một dễ dàng nói ra cảm xúc tình cảm, hai che giấu bên trong. Những người giấu kĩ cảm xúc vào trong hãy thử đọc những dòng viết ngắn gọn, súc tích nhưng tràn đầy tình cảm xem. Dạng còn lại, có vẻ những gì họ viết ra nhẹ nhàng, bình thường hơn, giống như khi họ nói. Với những người giấu kĩ cảm xúc, viết ra có nghĩa là trút bỏ được những suy nghĩ còn ấp ủ và như thế lòng nhẹ nhàng hơn. Vậy, điều thứ hai tớ muốn nói ở đây để viết hay là cảm xúc. Tại sao tớ không đặt cảm xúc lên hàng đầu? Bởi một khi bạn suy nghĩ việc gì, vật gì, tự nhiên cảm xúc sẽ tự tìm đến bạn. Nếu bạn quá gắng gồng cảm xúc, điều đó trở nên vô nghĩa.
Điều thứ ba với tớ là đọc. Tớ đọc hàng ngày, đọc sách, đọc trên mạng, đọc và cả ngẫm nghĩ. Có đôi khi tớ quá thích cuốn sách nào đó, tớ đọc nhiều đến nỗi bị ảnh hưởng cách hành văn, rồi tớ làm cho cách đó riêng biệt là của tớ. Việc đọc là việc lí thú nhất trên đời. Bạn đọc báo hàng ngày để ghi nhận những sự kiện đang xảy ra, điều đó có ích vô cùng. Một bài văn, một blog, một bài cảm nhận sống động hơn nếu nó thực tế và làm cho người ta cảm nhận nó không cũ, nó sống cùng thời đại. Bạn đọc sách truyện, văn học để dấy lên những cảm xúc, những yêu thương trong bạn, và có những đồng cảm sẽ khiến bạn thốt lên bằng lời.
Điều cuối cùng là tớ không bao giờ để người đọc áp đặt lên tớ. Không quan trọng người đọc là ai, thoải mái mà viết. Phải viết nhiều, có thế mới có thể quen và nảy sinh cảm xúc từ từ. Bất kì cầu thủ nào cũng phải chơi nhiều để quen sân quen bóng, quen giày. Viết văn cũng thế thôi. Và đừng bao giờ suy nghĩ tôi đang phải viết cho dạng người nào đọc, bạn phải phục vụ cho cảm xúc của chính bạn trước tiên. Viết cho người ta đọc dễ làm mòn những cảm xúc trong bạn. Hãy nghĩ và viết cho cảm xúc của chính bạn trước tiên rồi từ từ hòa hợp với việc "viết trình diễn".
Vâng, tớ không giỏi Văn tẹo nào, không thích học Văn tí nào, nhưng tớ yêu mỗi ngày được viết, được thoải thích viết lên những cảm xúc. Đó cũng chính là lí do vì sao đến giờ blog của tớ vẫn sống. Từ việc thích đọc báo, rồi tớ thích đọc sách, rồi thích viết, rồi thích ngẫm nghĩ để viết. Nhờ viết ít ra cuộc sống của tớ đã ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trước hết phải khẳng định là tớ không giỏi Văn tẹo nào cả và thậm chí tớ không yêu môn Văn tẹo nào luôn. Giờ Văn toàn nằm ngủ hoặc thả hồn theo mây.
Chỉ đơn giản là tớ thích đọc sách và thích viết. Cho nên tớ cũng không dám "múa rìu qua mắt thợ" với những ai học chuyên Văn, nhà văn, Olympic Văn, học sinh giởi Văn. Đơn thuần, tớ chia sẻ những gì tớ suy nghĩ, tớ thấy, tớ từng áp dụng trong việc: "Làm sao để có thể viết văn dễ dàng và có cảm xúc?" hay ít nhất bạn cũng thắc mắc tại sao tớ có thể viết một ngày liền tù tì ba entry dài.
Quan trọng nhất đối với tớ là phải suy nghĩ. Hãy tập suy nghĩ và tưởng tượng. Bạn có thể suy nghĩ bất cứ lúc nào mà. Chẳng hạn nhé, nhìn một chiếc lá bạn nghĩ tới gì? Lá cây, ừm đúng rồi đơn giản. Rồi bạn nghĩ xa hơn một tí, khi chiếc lá phải xa cành thì sao. Xa và cao hơn tí nữa, tớ sẽ nghĩ chiếc lá ấy giống như tớ, lớn lên và phải xa rời vòng tay cha mẹ. Suy nghĩ, hãy tập suy nghĩ về một vấn đề nào đó bằng tất cả cảm xúc, kỉ niệm. Tớ trung thành với một ý nghĩ: chẳng có sự vật hiện tượng nào vô nghĩa và tầm thường chỉ quan trọng là mình biết nghĩ hay không. Bạn cũng hãy thử suy nghĩ thử xem. Khi rảnh rỗi, nhìn những vật thật bình thường quanh bạn.
Tớ suy nghĩ như này, có hai dạng người, một dễ dàng nói ra cảm xúc tình cảm, hai che giấu bên trong. Những người giấu kĩ cảm xúc vào trong hãy thử đọc những dòng viết ngắn gọn, súc tích nhưng tràn đầy tình cảm xem. Dạng còn lại, có vẻ những gì họ viết ra nhẹ nhàng, bình thường hơn, giống như khi họ nói. Với những người giấu kĩ cảm xúc, viết ra có nghĩa là trút bỏ được những suy nghĩ còn ấp ủ và như thế lòng nhẹ nhàng hơn. Vậy, điều thứ hai tớ muốn nói ở đây để viết hay là cảm xúc. Tại sao tớ không đặt cảm xúc lên hàng đầu? Bởi một khi bạn suy nghĩ việc gì, vật gì, tự nhiên cảm xúc sẽ tự tìm đến bạn. Nếu bạn quá gắng gồng cảm xúc, điều đó trở nên vô nghĩa.
Điều thứ ba với tớ là đọc. Tớ đọc hàng ngày, đọc sách, đọc trên mạng, đọc và cả ngẫm nghĩ. Có đôi khi tớ quá thích cuốn sách nào đó, tớ đọc nhiều đến nỗi bị ảnh hưởng cách hành văn, rồi tớ làm cho cách đó riêng biệt là của tớ. Việc đọc là việc lí thú nhất trên đời. Bạn đọc báo hàng ngày để ghi nhận những sự kiện đang xảy ra, điều đó có ích vô cùng. Một bài văn, một blog, một bài cảm nhận sống động hơn nếu nó thực tế và làm cho người ta cảm nhận nó không cũ, nó sống cùng thời đại. Bạn đọc sách truyện, văn học để dấy lên những cảm xúc, những yêu thương trong bạn, và có những đồng cảm sẽ khiến bạn thốt lên bằng lời.
Điều cuối cùng là tớ không bao giờ để người đọc áp đặt lên tớ. Không quan trọng người đọc là ai, thoải mái mà viết. Phải viết nhiều, có thế mới có thể quen và nảy sinh cảm xúc từ từ. Bất kì cầu thủ nào cũng phải chơi nhiều để quen sân quen bóng, quen giày. Viết văn cũng thế thôi. Và đừng bao giờ suy nghĩ tôi đang phải viết cho dạng người nào đọc, bạn phải phục vụ cho cảm xúc của chính bạn trước tiên. Viết cho người ta đọc dễ làm mòn những cảm xúc trong bạn. Hãy nghĩ và viết cho cảm xúc của chính bạn trước tiên rồi từ từ hòa hợp với việc "viết trình diễn".
Vâng, tớ không giỏi Văn tẹo nào, không thích học Văn tí nào, nhưng tớ yêu mỗi ngày được viết, được thoải thích viết lên những cảm xúc. Đó cũng chính là lí do vì sao đến giờ blog của tớ vẫn sống. Từ việc thích đọc báo, rồi tớ thích đọc sách, rồi thích viết, rồi thích ngẫm nghĩ để viết. Nhờ viết ít ra cuộc sống của tớ đã ý nghĩa hơn rất nhiều.