Kỹ năng Làm sao để sống sót?

Nguyễn Đức Minh 123

Học sinh
Thành viên
8 Tháng mười hai 2018
110
184
46
Phú Thọ
THCS Văn Lang
Bạn thật là có một nguồn kiến thức khá tốt từ xung quanh đấy:)

Nguồn thông tin này có vẻ khá là hữu ích đây:D


Để sống sót khi gặp bọ cạp ta cần:

1. Giũ nó mạnh ra:
Như tớ đã nói, bọ cạp rất thích nơi ấm áp như chồng quần áo, bên trong giày hay thậm chí là ga trải giường. Vậy nên nếu bạn đang ở vùng có bọ cạp sinh sống, hãy giũ mạnh những thứ này trước khi sử dụng.

2. Đừng đụng vào nó:
Đừng lật các tảng đá lên, hay thò tay vào hang hốc. Nếu bạn làm một con bọ cạp giật mình thì người tiếp theo giật mình sẽ chính là bạn đấy :v


3. Chuồn là thượng sách!:
Nếu nhìn thấy bọ cạp hãy tránh xa nó càng nhanh càng tốt.

4. Đừng hoảng:
Nếu một con bọ cạp đốt bạn, hãy giữ bình tĩnh, nọc độc sinh ra là để làm yếu hệ thần kinh của bạn. Hầu hết vết bọ cạp đốt cũng giống như vết ong đốt mà thôi.

5. Làm mát:
Rửa chỗ bị đốt bằng nước và xà phòng (tương tự như bị rắn cắn). Để giảm đau hãy chườm đá lên vết đốt 10 phút, rồi lại 10 phút nghỉ, cứ như thế cho đến khi bạn hết đau buốt.

6. Nghiêm trọng rồi:
Nếu bạn bị dị ứng nặng, với những biểu hiện như tê liệt, đổ mồ hôi, sốt, cần phải được đưa đến ngay bác sĩ.

Thử tưởng tượng bạn đang đi thăm vườn bách thú. Ôi, bao nhiêu là con vật. Bỗng dưng một con hổ xổng chuồng và nó đang lao về phía chỗ bạn đứng. Trời ơi, phải làm sao đây?

Làm sao để sống sót khi bị hổ tấn công?

Đứng nguyên tại chỗ

Đừng hoảng sợ. Khi con hổ, sư tử vồ bạn, bạn sẽ thấy rất hoảng sợ. Tuy nhiên, phải bằng mọi cách không để mình hoảng loạn. Bình tĩnh và suy nghĩ sáng suốt có thể cứu mạng sống của bạn. Biết được việc gì sẽ xảy ra có thể giúp bạn bình tĩnh. Ví dụ, hổ, sư tử sẽ gầm lên khi tấn công. Tiếng gầm có thể làm rung chuyển đất dưới chân, nhưng đó là chuyện bình thường.

Đừng bỏ chạy. Đứng yên tại chỗ. Làm chủ tình thế và tỏ ra cho hổ, sư tử biết rằng chính bạn mới là nguy hiểm. Xoay về thế song song với sử tử và vỗ tay, gào thét, vẫy tay. Điều này sẽ làm bạn trông to hơn và nguy hiểm hơn.
Sư tử ở mỗi nơi mỗi khác. Những nơi gần khách du lịch, hổ, sư tử thường quen với xe cộ nhiều và do đó ít sợ người hơn. Tuy nhiên, những con sư tử ít tiếp xúc với người thường hay vồ giả vờ. Làm bộ nguy hiểm dễ làm cho hổ, sư tử loại này bỏ đi nhanh hơn.

Từ từ lùi bước. Không quay đầu chạy. Vẫn vẫy tay và hô hét, nhưng từ từ bước sang bên. Nếu bỏ chạy, hổ, sư tử liền cảm thấy bạn sợ nó và sẽ đuổi theo. Tiếp tục áp đảo để hổ, sư tử lùi bước.
Đừng lùi bước vào phía rừng rậm. Ngược lại, hãy tiến về phía đất trống.

Luôn trong tư thế chuẩn bị. Khi thấy bạn lùi bước, hổ, sư tử có thể tấn công bạn tiếp. Lúc này hét to và giơ tay lên. Hãy thét lên từ đáy ruột của bạn. Khi hổ, sư tử bỏ đi, hãy dừng mọi hành động. Bước sang ngang và bỏ đi. Như vậy, bạn đã tránh được một cuộc ẩu đả.

Chiến đấu lại

Đứng thế thủ: Nếu những bước trên không hiệu quả, thì hãy luôn luôn đứng thế thủ. Sư tử luôn tìm cách tấn công vào mặt và yết hầu bạn. Có nghĩa là nó sẽ nhảy xổ vào bạn thì bạn sẽ có được toàn cảnh của chú mèo khổng lồ này. Nghe có vẻ hoảng, nhưng bạn cần phải nhìn thấy hết cả thân thể của con vật. Nếu bạn ngồi xuống, bạn sẽ có ít khả năng tấn công lại.

Hãy nhắm thẳng mặt. Nếu hổ, sư tử nhảy vào vồ bạn, đấm hoặc đá vào nó khi nó còn đang bay tới. Nhằm thẳng vào đầu hoặc vào mắt mà chiến đấu. Con vật có thể mạnh hơn bạn, nhưng nếu bạn tấn công vào đầu vào mặt nó, thì có khả năng bạn sẽ làm nó sợ hãi mà bỏ chạy.

Yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp. Trước đây hổ, sư tử đã từng bị nhiều người đánh lại. Nạn nhân lúc này cần yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp. Nhất là khi hổ, sư tử cắn được vào người bạn, thì phải cầm máu ngay. Nhanh chóng đắp các vết thương do răng hoặc vuốt của hổ, sư tử gây ra.

Tư vấn bác sỹ tâm lý. Ngay kể cả khi tấn công chỉ là dọa nạt, thì cũng nên yêu cầu bác sỹ tâm lý tư vấn. Quên đi nỗi sợ hãi này không phải là chuyện dễ dàng gì. Đây là những tình huống rất ít gặp phải. Tư vấn tâm lý sẽ giúp bạn qua khỏi và tiếp tục cuộc sống một cách nhanh hơn…

Tránh va chạm với hổ, sư tử

Tránh xa khi hổ, sư tử giao phối. Sư tử đang giao phối rất giận dữ. Chúng rất dễ tấn công vào những lúc này. Thời kỳ giao phối của hổ, sư tử không tính được, tuy nhiên hiện tượng này rất dễ nhận thấy khi hổ, sư tử cái lồng lộn dằn dữ. Các cặp hổ, sư tử có thể giao phối tới 40 lần mỗi ngày và kéo dài trong vài ngày.

Tránh xa hổ, sư tử con. Sư tử cái nuôi con rất giữ con và cần phải tránh xa. Nếu thấy hổ, sư tử nuôi con, nên tránh đi đường khác càng xa càng tốt để tránh phiền phức.

Gác đêm. Sư tử là loại động vật chủ yếu săn mồi vào ban đêm. Khi hổ, sư tử săn mồi, chúng rất dễ tấn công. Khi ngủ qua đêm ở nơi có nhiều hổ, sư tử, hãy thay nhau canh gác để tránh bị tấn công bất ngờ.

 
Top Bottom