- 5 Tháng hai 2020
- 2,748
- 4,797
- 531
- Hà Nội
- THCS Quang Minh



Với dạng hỗn hợp Kl tác dụng với hỗn hợp muối thì cách làm NHƯ NÀO ạ? Và cách xác định CHẤT RẮN T ạ . Em cảm ơn ạ
Ta dễ dàng tính được số mol của Al,Fe lần lượt là 0,06 và 0,1 mol
Ta xết các kim loại theo dãy điện hóa Al−Fe−Cu−Ag và theo câu 'thần chú' ion đếm ngược kim loại đếm xuôi ta có 3 kim loại ở đây là Ag,Cu,Fe
Vậy nFe(dư)=nH2=0,06 mol
→mAg+mCu+mFe=16,24→mAg+nCu=12,88 gam
Bảo toàn gốc NO3− ta có nNO3−=nAgNO3+2nCu(NO3)2=3nAl(NO3)3+2nFe(NO3)2=3.0,06+2.0,04=0,26
Giải hệ phương trình ta được : nAgNO3=0,06 và nCu(NO3)2=0,1 mol
e làm giúp a phần còn lại nha
Mình giải có chỗ nào khó hiểu thì e cứ hỏi lại nha
Tham khảo thêm kiến thức tại đây.
A hỗ trợ em thông tin chi tiết về thần chú của a với. Mấy lần em thấy nó hơi lạ lạ nên bỏ qua. Nay muốn tìm hiểu ạ
cái này dùng để xác định kim loại và ion có trong hỗn hợp rắn hay trong dung dịch muối thôi nha e
mình cứ viết các kim loại cho dù nó ở trong muối ra theo thứ tự trong dãy điện hóa
Ví dụ như bài trên ta có các kim loại là Al,Fe và các ion là Cu2+,Ag+ thì lúc này ta viết chúng theo dãy điện hóa
Al−Fe−Cu−Ag và theo câu ion đếm xuôi kim loại đếm ngược ta có 3 kim loại theo chiều từ phải qua trái là Ag,Cu,Fe
Tương tự nếu bài hỏi trong dung dịch có 3 ion thì sẽ là Al,Fe,Cu hay 2 ion thì sẽ là Al,Fe
Mấy bài có sắt 3 thì mình phải viết thêm 1 phần là Fe3+ nhưng thường thì không gặp nha
Nếu bài k cho bao hiêu kim loại thì có áp dụng được cái này k ạ và áp dụng sẽ như nào ( nếu có )
Mn giải cho e theo cách biết viết phương trình phân tử giúp em với ạ