- 13 Tháng hai 2018
- 2,356
- 6,278
- 616
- 20
- Hà Nội
- Trường THPT Hoài Đức A
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích "Truyền kì mạn lục"- Nguyễn Dữ)
(Trích "Truyền kì mạn lục"- Nguyễn Dữ)
A. Tìm hiểu chung
I. Tác giả
- Nguyễn Dữ (không rõ năm sinh năm mất) sống ở thế kỉ XVI - thời kì xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng
- Trường Tân (nay là Thanh Miện, Hải Dương)
- Ông là người học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi lui về ở ẩn
- Thể loại: truyền kì - là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dữ sử sau đó được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, xem lẫn các yếu tố kì ảo
- "Truyền kì mạn lục": Ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian
- Nguồn gốc xuất xứ của "Chuyện người con gái Nam Xương"
- Thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của "Truyền kì mạn lục"
- Được viết bằng chữ Hán, dựa trên cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương"
B. Tìm hiểu chi tiết
I. Tóm tắt
Truyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người có tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng có chồng là Trương Sinh- con nhà hào phú. Ở với chồng không được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Không bao lâu, mẹ chồng ốm rồi mất, nàng lo ma chay chu đáo. Thương con vắng bóng cha và để dỗ con nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha. Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, đứa bé ngây thơ kể với Trương về người hằng đêm vẫn đến nhà. Sẵn tính ghen, nghe lời con trẻ, nghĩ là vợ hư thân Trương Sinh mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan đã gieo mình ở bến Hoàng giang, nay được Linh Phi cứu giúp. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng lập dàn giải oan cho vợ. Vũ Nương được giải oan những nàng không thể trở về trần gian được nữa.
II. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu -> "...cha mẹ đẻ mình" => lai lịch, phẩm chất và cuộc hôn nhân của Vũ Nương
- Phần 2: tiếp -> "...trót đã qua rồi" => Trương Sinh trở về và nỗi oan của Vũ Nương
- Phần 3: còn lại => cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung và được giải oan
1. Vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương
a) Lời giới thiệu Vũ Nương "là người thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp"
- Ngay mở đầu văn bản, tác giả đã miêu tả cả nhan sắc lẫn tính cách không thể chê vào đâu của Vũ Nương. Ở nàng ở có nhan sắc xinh đẹp lại thêm phẩm chất đẹp đẽ cao quý "thùy mị nết na", "tư dung tốt đẹp" là thước đo chuẩn cho phụ nữ thời phong kiến
- Vì vậy, việc Trương Sinh xin mẹ đem 100 lạng vàng để xin cưới nàng làm vợ dù nàng là con kẻ khó không phải điều khó hiểu.
b) Phẩm chất, đức hạnh của Vũ Nương
*) Người phụ nữ đảm đang, người con dâu hiếu thảo
- Vũ Nương ngay từ khi mới về ra mắt nhà chồng đã thể hiện sự chăm chỉ, tần tảo, đảm đang của mình.
- Khi chồng đi chiến trận, nàng một mình gánh vác, quán xuyến hết thảy mọi việc trong gia đình; cũng là nàng một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già
- Khi mẹ chồng ốm, nàng ân cần chăm sóc, thuốc thang, chu đáo, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn, lễ bái thần phật mong mẹ mau tai qua nạn khỏi
- Khi mẹ chồng mất: lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình
- Tình cảm ấy có thể cảm thấu trời đất cho nên trước khi mất, người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, khích lệ con dâu "Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ ta" -> càng tô đậm hơn lòng hiếu thảo của Vũ Nương
*) Người mẹ yêu thương con hết mực
- Chồng đi lính, Vũ Nương lúc bấy cũng có chửa, ngoài việc gánh tác mọi việc trong gia đình, nàng còn một mình sinh con nuôi con con
- Việc nàng chỉ bóng mình trên vách hằng đêm vừa để dỗ dành con vừa để cho con có cảm giác được sống đầy đủ trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Hành động ấy cũng thể hiện tình mẫu tử bao la nàng dành cho con
(*) Chi tiết cái bóng:
~ Lần xuất hiện 1: cái bóng của Vũ Nương qua lời nói của bé Đản
~ Lần xuất hiện 2: cái bóng của Trương Sinh, khi mà Vũ Nương đã mất
~ Ý nghĩa:
- Cái bóng đầu tiên xuất hiện làm thắt nút câu chuyện, đẩy câu chuyện thêm phần kịch tính, rẽ sang một hướng mới
- Cái bóng thứ 2 xuất hiện để cởi nút cho câu chuyện, cũng làm hướng đi rẽ sang hướng mới
- Cái bóng là chi tiết kì ảo đặc sắc của truyện, chính cái bóng là nguyên nhân dẫn tới cái chết và cũng chính nó giải oan cho Vũ Nương
*) Người vợ thủy chung yêu chồng đằm thắm
- Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen nên Vũ Nương "luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng đến thất hòa"
- Tuy rằng nành được Trương Sinh "đem 100 lạng vàng để xin cưới", ban đầu quả thực chưa có tình cảm. Nhưng nàng luôn cố gắng yêu thương chồng, dần dần có tình cảm và một mực thủy chung
- Điều đó càng được thể hiện rõ khi Vũ Nương tiễn chồng ra trận. Buổi tiễn đưa, nàng nói những lời đằm thắm, tình nghĩa. Ngay từ lời nói của nàng, ta nhận thấy rằng, nàng không phải kẻ ham hư vinh, vật chất. Bởi, Vũ Nương nói rằng nàng chỉ mong Trương Sinh bình an trở về, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất, nàng không mong chồng phải liều mạng lập công. Vì những lời nói thật lòng đó của Vũ Nương mà " mọi người đều tựa hai hàng lệ"
- Khi xa chồng, Vũ Nương luôn giữ trọn đạo làm vợ, nàng nhớ chồng da diết "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được", giữ trọn tình yêu với chồng, may áo rét gửi người ải xa...
- Khi chồng đi lính trở về, dẫu bị nghi oan là thất tiết, song nàng không hề đưa ra một lời kêu than, trách móc chồng mà chỉ dùng những lời lẽ dịu dàng để khuyên lơn, mong giữ được gia đình đầm ấm
*) Người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa
- Khi bị chồng nghi oan, nàng hết sức phân trần mong chồng nghĩ lại
- Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn thương nhớ gia đình, chồng con, phần mộ tổ tiên nhưng vì giữ lời hứa với Linh Phi nên nàng quyết định không quay về dương gian.
- Nàng đã phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng để phải tự vẫn, chứng minh sự trong sạch. Bởi vậy, khi chết đi, nàng luôn mong được chồng lập đàn giải oan cho mình.
- Sau khi biết được mình đã trách oan vợ, Trương Sinh đã rất ân hận, ngay khi biết được mình có thể gặp lại vợ, chàng liền làm theo lời. Cuối cùng Vũ Nương cũng được gặp lại chồng con nhưng chỉ trong thoáng chốc.
2. Nỗi bất hạnh của Vũ Nương
- Cuộc sống gia đình nghèo, sau khi lấy chồng, những tưởng được sống ấm no, hạnh phúc nhưng chiến tranh đến, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương sống ở gia đình chồng những tháng ngày cô đơn, vất vả.
- Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng dẫn tới tự vẫn
- Nguyên nhân của cái chết:
+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản "Ô, ông cũng là cha tôi ư?" làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông sẵn có của Trương Sinh
+ Gián tiếp:
- Do Trương Sinh đa nghi, hay ghen, là con đẻ của xã hội trọng nam khinh nữ
- Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng (nhà Trương Sinh thuộc diện khá giả, có thể lấy ra 100 lạng vàng để hỏi cưới Vũ Nương, còn Vũ Nương được giới thiệu là con nhà nghèo)
- Do chế độ phong kiến hà khắc: không cho người phụ nữ quyền bảo vệ mình
- Do chiến tranh phi nghĩa, khiến gia đình chia lìa, vợ chồng không bồi đắp được tình cảm, cha con không nhận ra nhau
- Tuy rằng được cứu sống, được hưởng cuộc sống bất tử, an nhàn chốn cung nước nhưng nàng chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình trên dương thế
- Nàng được minh oan nhưng chẳng thể trở về được nữa
- Cuối truyện là chi tiết: sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương đã hiện về trên chiếc kiệu hoa, theo sau là cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông lúc ẩn, lúc hiện. Sự xuất hiện trong chốc lát ấy của Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng đã được rửa oan cho nàng, nó chứng minh nàng vô tội
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu bởi nó thể hiện ước mơ về sự công bằng của nhân dân ta: người tốt có bị oan khuất thì cuối cùng rồi cũng được minh oan và hưởng cuộc sống sung sướng với chân lý "ở hiền gặp lành" giống trong các câu chuyện cổ tích
- Một lần nữa ta thấy được vẻ đẹp trong con người Vũ Nương: tuy rằng sống một cuộc sống xa hoa dưới thủy cung nhưng vẫn luôn nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, gia đình và có tấm lòng bao dung, độ lượng
- Tuy nhiên, cách kết thúc ấy cũng không làm mất đi tính bi kịch của truyện, Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng, nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả. Vũ Nương khát khao một cuộc sống sum họp nơi trần thế nhưng nào chẳng thể nào trở về nữa
Trên đây là những kiến thức cơ bản của văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương". Các bạn hãy tham khảo nhé
Tag các tình iu nà :3 @Roses_are_rosie , @_Nhược Hy Ái Linh_ , @Ánh 01 , @Aww Pomme , @Trần Hoàng Hạ Đan , @nhuukha , @minhtam8a2@gmail.com , @kaede-kun