Văn 10 Kiến thức trọng tâm các tác phẩm lớp 10.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão
Phần I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Phạm Ngũ Lão:

  • Người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, được vua tôi nhà Trần thương mến kính trọng (để lễ tang).
  • Một võ tướng nhưng lại yêu thích thơ văn-> văn võ song toàn.
  • Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tiếc là hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
  • Hoàn cảnh sáng tác: Ước đoán khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đang diễn ra ác liệt và chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.
  • Thể thơ tứ tuyệt hàng súc.
  • Vấn đề nghị luận: Sức sống của bài thơ là Hào khí Đông A được thể hiện sinh động.
Phần II: Phân tích chi tiết:
* Giải thích: (Hào khí Đông A là gì?)

  • Hào khí Đông A là khí thế hào hùng của thời đại nhà Trần, bởi chữ Trần được kết hợp với chữ Đông và bộ A.
  • Hào khí Đông A Trong bài thơ được bày tỏ, được khẳng định qua lời giãi bày nỗi lòng của một vị tướng chỉ huy quân đội bảo vệ non sông, đất nước.
* Biểu hiện của Hào khí Đông A trong bài thơ:
- Hào khí Đông A được kết tinh trong vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần:

"Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu"
  • Tư thế của người tráng sĩ: cụm từ “hoành sóc”- cầm ngang ngọn giáo. Bản dịch là “múa giáo”-> nghiêng về tư thế động nhưng lại chỉ thể hiện được kỹ thuật biểu diễn, không thể hiện được sức mạnh.
  • “Hoành sóc” lại là tư thế tĩnh, dồn nén sức mạnh ở bên trong. Vẽ bức chân dung con người hùng dũng, hiên ngang, chủ động đối mặt với kẻ thù.
  • Tầm vóc: to lớn, kỳ vĩ sánh ngang với vũ trụ bởi người tráng sĩ được đặt trong không gian “giang sơn”. Đây là không gian lớn lao của núi sông bờ cõi. -> đặt trong thời gian “kháp chỉ thu”- đã mấy nghìn năm, một thời gian dài.
  • Ý chí chiến đấu: rất bền bỉ, quyết tâm. Chiến đấu bảo vệ non sông, đất nước trong thời gian mấy năm nhưng chưa hề có dấu hiệu mệt mỏi hay chán nản.
=> Nhận xét:
  • Đây là một câu thơ cảm xúc, tuy có 7 chữ nhưng đã vẽ lên được một cách sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế, ý chí bền vững.
  • So sánh với những câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ thơ Tây Bắc:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
* Hào khí Đông A được thể hiện qua sức mạnh của ba quân:
Tam Quân tì hổ khí thôn thôn Ngưu
Hình ảnh “tam quân” gợi về quân đội xưa thường được chia làm tiền quân, trung quân. -> chỉ quân đội có sức mạnh lớn lao. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để diễn tả sức mạnh của ba quân như hổ báo.
  • Nghệ thuật phóng đại “khí thôn Ngưu”
Có hai cách hiểu:
+ thứ nhất như thế của ba quân mạnh mẽ, hừng hực cũng như hổ báo.
+ thứ hai, khí thế của ba quân hừng hực bốc cao như át cả sao Ngưu trên trời.
-> dù hiểu theo cách nào thì NT phóng đại trong câu thơ cũng cụ thể hóa được sức mạnh vật chất, khái quát hóa sức mạnh tinh thần bằng cảm xúc niềm tự hào, niềm tự tôn dân tộc.
=> Nhận xét:

  • Cơ sở tạo nên sức mạnh là xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và khát chiến đấu bảo vệ đất nước. Câu 1 và câu 2 là quan hệ bổ sung giữa cá nhân với cộng đồng.
* Hào khí Đông A còn được kết tinh trong kỳ vọng lớn lao của tác giả:
  • Khát vọng của trang nam nhi đời Trần được thể hiện qua cụm từ “nợ công danh”.
  • Đây là nội dung quen thuộc của văn học trung đại, là khát vọng lập công, lập danh- xuất phát từ ý thức, trách nhiệm vai trò của trang nam nhi trong xã hội.
  • Nguyễn Công Trứ từng viết:
“Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho thỏa sức vẫy vùng bốn biển
Hay
Làm người sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
  • -> Tác dụng: Khách lệ, cổ vũ nam tử hán cống hiến tài trí xây dựng đất nước, từ bỏ lối sống ích kỷ, tầm thường.
+ Với PNL, chí nam nhi gắn với công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
+ Tác giả ý thức “còn vương nợ” nghĩa là chưa trả hết nợ công danh cho cuộc đời.

  • Nỗi thẹn của tác giả:
    + Thẹn với ai? Thẹn với Vũ Hầu Gia Cát Lượng- một bậc tài trí tuyệt định trong lịch sử Trung Quốc có công giúp Lưu Bị không phục lại nhà Hán.
+ Tại Sao thẹn? Vì ông thấy mình chưa có tài, chưa cống hiến hết mình cho đất nước.
+ Ý nghĩa của nỗi thẹn (Thực chất)
` thứ nhất, là sự khiêm tốn của PNL.
` thứ hai, nỗi thẹn của ông là bài học có ý nghĩa giáo dục với đời sau.
` thứ ba, nỗi thẹn còn cháy lên khát vọng muốn được cống hiện, được phụng dưỡng nhiều hơn nữa.
=> Đây là nỗi thẹn cao cả, làm ngời sáng nhân cách con người PNL. Tác giả ý thức được giá trị của bản thân, sự nghiệp công danh của bản thân thống nhất với sự nghiệp chung lớn lao của dân tộc. Đó là lý tưởng sống cao đẹp mang ý nghĩa tốt. (Chính những con người ấy đã làm nên HKĐA)
* Đặc sắc nghệ thuật:

  • Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
  • Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi hình.
  • Hình ảnh thơ kỳ vĩ, có sức khái quát lớn.
  • Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như so sánh, phóng đại, sử dụng điển tích điển cố.
  • Giọng thơ dứt khoát, mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
CẢNH NGÀY HÈ
Nguyễn Trãi
Phần I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nhân vật toàn tài, hiếm có nhưng cũng chịu oan khiên tới mức hiếm có trong lịch sử Việt Nam
- Sự nghiệp sáng tác: Đồ sộ với những tac phẩm chính luận và thơ trữ tình.
Tác phẩm: tên tuổi của nhà thơ gắn với tập Quốc âm thi tập, ước đoán được sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn.
Vấn đề nghị luận:
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.
+ Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. -> Chân dung con người Nguyễn Trãi.
Phần II, Phân tích chi tiết:
I, Tình yêu thiên nhiên tha thiết:

- Tâm hồn Nguyễn Trãi: thư thả, thanh thản, nhàn rỗi để ngắm cảnh thiên nhiên:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
+ Chữ “Rồi” có nghĩa là nhàn rỗi, thảnh thơi, không hề vướng bận.
+“Hóng mát” tư thế của một con người thong dong, nhàn tản.
+ “Thuở ngày trường” tức là những ngày tháng dài.
-> Như vậy, tác giả có hẳn 1 ngày dài để thảnh thơi thưởng ngoạn cảnh đẹp. Câu thơ lục ngôn với nhịp ngắt 1/2/3 chậm rãi khiến người đọc hình dung tác giả như một vị ẩn sĩ dường như không vướng bận cuộc đời.
- Tác giả thả hồn vào thiên nhiên để cảm nhận một bức tranh mùa hè vào lúc cuối ngày nhưng tràn đầy sức sống:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
+ Các hình ảnh: cây hòe “đùn đùn”- từ láy nguyên đồng thời cũng là động từ mạnh biểu đạt sức sống trỗi dậy từ bên trong hết lớp này đến lớp khác, cứ dồn dập, tuôn trào. Người đọc như hình dung tán cây hòe mỗi lúc một xòe rộng, giương to như 1 cái ô khổng lồ để che bóng mát.
+ Cây lựu trước hiên “phun thức đỏ”. Động từ mạnh “phun thức đỏ” cũng biểu đạt sức sống đầy ứ, dồn nén từ trong cây lựu trưởng thành để tuôn ra không gian sắc đỏ của màu hoa.
+ Cây săn ở trong ao “tiễn mùi hương”. Động từ tiễn biểu hiện hương thơm sư ra làm cho người đọc hình dung ra 1 ao sen đang trong thời kỳ nở rộ, hương thơm thanh khiết như bung ra, lan tỏa khắp không gian.
+ Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan:
` thị giác để nhìn thấy màu xanh của hòe, đỏ của hoa lựu, hồng của cánh sen trong ao.
` khứu giác: đó là mùi hương thơm thanh khiết của sen bao bọc khắp không gian, như vương vấn lòng người.
` thính giác để đón nhận “dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Tức là vào trời chiều trên những lầu cao, tiếng ve kêu inh ỏi- âm thanh đặc trưng vào mùa hè được tác giả cảm nhận như bản nhạc của thiên nhiên với tiết tấu rộn rã, sôi động.
` cảm nhận bằng liên tưởng, tưởng tượng với cả cảm xúc lẫn tâm hồn.
=> Bằng 1 tâm hồn giao cảm mạnh mẽ, một sự quan sát tinh tế, 1 cách miêu tả tài tình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên ngày hè đẹp, vạn vật như đang lên sắc, đang tỏa hương trổ giá.
(So sánh với Nguyễn Du- cũng viết về mùa hè, ND lại có những câu thơ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tưởng lựu đỏ lập lòe đâm bông
-> ND thiên về trạng thái động của TN, còn NT thiên về tả sức sống của thiên nhiên.)
II, Tình yêu cuộc sống lao động:
- Tác giả hướng về cuộc đời bình dị của người lao động để lắng nghe những âm thanh thân thuộc:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
+ Từ láy “lao xao” gợi âm thanh từ xa vọng lại. Đây có thể là những tiếng lời chào hỏi, mua bán, thêm thêm bớt bớt trong một làng nghề chài lưới. Đây còn là âm thanh quen thuộc thường ngày, sẽ dễ bị lãng quên. Ấy vậy mà tác giả vẫn cảm nhận được-> một tâm hồn tha thiết hướng về cuộc sống của người lao động. Âm thanh đó còn gợi 1 cuộc sống yên bình, no đủ.
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi cũng rộn rã niềm vui trước âm thanh của cuộc đời. Ông như đang thưởng thức bản nhạc của cuộc sống.
=> Sáu câu thơ là tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ.
III, Nguyễn Trãi- người anh hùng với lý tưởng yêu nước thương dân:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
- Hai câu thơ kết, tác giả sử dụng điển tích Ngu Cầm- kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn - những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị.
-> Thực chất, Nguyễn Trãi muốn có cây đàn Vua Thuấn để gảy khúc Nam Phong, cầu mưa thuận gió hòa để dân chúng khắp mọi nơi có cuộc sống ấm no, thanh bình.
-> Là ước mơ cao cả, là lý tưởng sống và mục đích phấn đấu suốt đời của con người luôn “ưu dân ái quốc”. Điều đó đá thể hiện tình cảm yêu thương nhân dân, lòng nhân đạo của tác giả.
- Câu thơ lục ngôn ngắt nhịp 3/3 dồn nén tư tưởng Ức Trai: tư tưởng vì dân vì nước. Tư tưởng này luôn thường trực dù ông đã lui về ở ẩn.
Bui một tấm lòng ưu ái cũ
Hoặc:
Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen?
- Hai câu thơ cuối là cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc vì mong ước lớn chưa thành. Nguyễn Trãi dù thân nhàn nhưng tâm không nhàn, luôn đau đáu, khắc khoải vì dân vì nước. Đó là khía cạnh con người về 1 người anh hùng với lý tưởng yêu nước thương dân.
IV, Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, chứng tỏ tác giả đã tiếp thu tinh hoa và văn hóa nhân loại.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, tinh tế.
- Hình ảnh thơ giàu sức gợi hình và biểu cảm.
- Thành công ở các biện pháp nghệ thuật: từ láy, động từ, phép đảo ngữ, điển tích điển cố.

Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phần I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm được tôn làm Trạng Trình.
  • Tính tình ngay thẳng cương trực. Khi về làm quan ở triều Mặc, ông dâng sớ chém 18 lộng thần nhưng không được sau ông cáo quan về ở ẩn, mở trường dạy học. Dù ở nhưng ông vẫn kín đáo hỗ trợ, trả lời vua những điều cần thiết.
  • Tác phẩm thơ Nôm được ước đoán sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn, in trong tập Bạch vân khi tập.
Phần II, Phân tích:
I, Nguyễn bỉnh Khiêm đề cao sự thư thái, thanh thản trong tâm hồn, bằng lòng với cuộc sống lao động lam lũ của người nông dân, tìm thấy niềm vui trong công việc hằng ngày và kiên định với lối sống đó.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
- Câu một, tác giả sử dụng số đếm, nghệ thuật liệt kê những dụng cụ lao động: mai dùng để đào đất, cuốc dùng để xới vườn, cần câu để câu cá. Bên cạnh là nghệ thuật lặp từ "một" cùng với nhịp 2/2/3 chậm rãi, thong dong.
-> Nguyễn Bỉnh Khiêm đang giới thiệu với tất cả mọi người về những dụng cụ lao động của mình đã được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ.
-> Tất cả vẽ lên một lão nông tri điền với tình yêu lao động, tìm thấy niềm vui trong lao động.
- Câu hai, tác giả sử dụng từ láy "thơ thẩn"- trạng thái ung dung, thư thái, tự tại của tác giả. Mặc dù, có bất cứ thú vui nào đi chăng nữa nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn kiên định với lối sống mình chọn.
-> Thể hiện bản lĩnh của một con người nhìn rõ thời cuộc.
-> Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là yêu cuộc sống lao động, kiên định với lối sống ấy.
II, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý, giữ vững cốt cách thanh cao của một nhà nho:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
  • Tác giả đề cập tới quan niệm dại và khôn:
+ Ông tự nhận mình “ta dại để tìm nơi vắng vẻ”. Nơi “vắng vẻ” được hiểu là nơi làng quê yên bình, con người đối xử với nhau bằng tình nghĩa, không bon chen tính toán, mưu sâu kế hiểm để hại người, lợi mình.-> Sống ở nơi đó sẽ giữ được cái tâm trong sáng, khí tiết tiết thanh cao.
+ Người khôn thì “đến chốn lao xao”. Vậy “chốn lao xao” là gì? “Chốn lao xao” là nơi quan trường triều chính, có sự cạnh tranh giành giật, bon chen.-> Sống ở nơi đó con người dễ xấu xa, ích kỷ. Khi ấy tâm trong sáng cũng dần bị bôi đen vấy bẩn.
-> Nghệ thuật: sử dụng phép đối “ta” với “người”, “dại” với “khôn”, “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” tạo giọng có chút mỉa mai, châm biếm. Dại ở đây lại chính là khôn và ngược lại.
+ Trong một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bộc lộ triết lý sống của mình:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
->Triết lý sống đó bắt nguồn từ quan niệm sống của nhân dân “Ở hiền gặp lành”.
III, Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là sống hòa hợp, vui thú vui của người lao động với cuộc sống tự cung tự cấp:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
  • Cảnh sinh hoạt bốn mùa trong năm: mùa thu thì ăn cây măng của tre trúc trong vườn, mùa đông thì ăn giá đỗ do mình tự trồng tự ủ, mùa xuân lại tắm ở hồ sen tươi mát, mùa hè lại tắm ở ao nhà mát mẻ.
    -> Qua đó thấy Nguyễn Bình mùa nào thức ấy, tuy đạm bạc về vật chất nhưng lại thanh cao, giàu có về tinh thần.
  • Sở dĩ đó là thức thanh đạm, bởi nó không phải cao lương mĩ vị. Thanh cao giàu có về tinh thần bởi nó có ở trong tự nhiên- cái tự nhiên sẵn có là do bản thân làm ra.
    -> Cuộc sống của tác giả trở về với thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống của con người hòa với nhịp của tuần hoàn của vũ trụ trong năm. Đó là cuộc sống tự do tự tại ung dung vượt qua vòng tranh đấu của danh lợi, không phải cầu cạnh, luồn cúi trước ai.
    -> Quan điểm này tiếp thu tư tưởng tích cực của đạo giáo, đặc biệt là quan điểm sống không làm gì trái với tự nhiên.
IV, Nhàn với tác giả còn là xem thường vinh hoa phú quý:
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.
  • Cũng giống như các nhà nho khác, tác giả tìm đến những thú vui nho nhã, lành mạnh của kẻ sĩ như: thượng trăng, thưởng hoa, thưởng rượu, ngâm thơ.
  • Hai câu kết tác giả sử dụng điển tích “Thuần vu phần”. Điển tích ý muốn nhấn mạnh công danh phú quý chỉ như một giấc mộng.
-> Nhàn vượt qua vòng danh lợi-> tầm nhìn của một con người có trí tuệ sâu sắc.
V, Nghệ thuật:
  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chặt chẽ, hàm súc.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm.
  • Thành công ở các biện pháp nghệ thuật: dùng số đếm. liệt kê. điệp từ. các từ láy. phép ẩn dụ, phép đối, dùng điển tích điển cố.
  • Giọng thơ nhẹ nhàng, chậm rãi có chút pha mỉa mai.

Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Độc tiểu thanh ký
Nguyễn Du
I, Giới thiệu về Nguyễn Du:
- Nguyễn Du là nhà nhân đạo lớn của văn học trung đại.
- Có nhiều tài liệu cho rằng khi Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc, có ý kiến lại cho rằng khi ông ở Việt Nam và đọc được rồi sáng tác nên bài thơ.
II, Phân tích chi tiết:
* Giới thiệu về Tiểu Thanh:

- Một cô gái đẹp, có tài, sống ở khoảng đầu đời Minh Trung Quốc. 16 tuổi đã phải chịu làm lẽ. Người vợ cả ghen ghét, bắt nàng phải sống 1 mình trên núi Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn tủi, uất ức trong những tháng ngày cô đơn lẻ bóng, Tiểu Thanh gửi tâm sự của mình vào những bài thơ. Hai năm sau nàng sinh bệnh mà chết.
=> Vợ cả đốt cả tập thơ, chỉ còn sót lại mấy bài gọi là phần dư.
* Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc: (2 câu đầu)
- Vườn hoa bên Tây Hồ :hoa uyển” tức là vườn hoa nơi Tiểu Thanh khi xưa bị vợ cả bắt sống tại đó trong quá khứ.
- Cò bây giờ lại là “tẫn thành khư”- là bãi hoang, vườn hoa đã lụi tàn, Chữ “tẫn” trong nguyên tác gọi sự thay đổi hết, không để lại 1 chút dư tàn.
=> Nghệ thuật đối lập trong câu thơ đã khẳng định sự mong manh, ngắn ngủi của cái đẹp trước sức tàn phá của thời gian. Những biến thiên của cuộc đời dâu bể luôn gợi cảm giác ngậm ngùi, xót xa cho những người nghệ sĩ. So sánh với thơ của bà Huyện Thanh Quan:
Lối xưa xe ngựa,...
- Hình ảnh “nhất chỉ thư: có thể hiểu là tập truyện viết về Tiểu Thanh. Đây cũng có thể là phần thơ của nàng bị đốt dở. Cái hiện hữu này đã hiện lại nên cuộc đời của 1 con người có tài nhưng bất hạnh. Cảm xúc độc điếu.
- Phần dịch thơ thay bằng tiếng khóc “thổn thức”- từ láy có giá trị tạo hình và biểu cảm cao khiến người đọc hình dung trạng thái nức nở, nghẹn ngào của Nguyễn Du. Tuy nhiên nó cũng làm mất đi cái hoàn cảnh, cái tâm thể của Nguyễn Du- lúc này là sự cô đơn, cô độc.
=> Tiểu Thanh chết trong cô đơn, Nguyễn Du viếng nàng trong cảnh cô đơn tạo nên sự gặp gỡ của 2 tâm hồn cùng cảnh ngộ, chính sự gặp gỡ này đã tạo nên tiếng nói tri âm, tri kỷ, phá vỡ khoảng cách không gian, thời gian, khoảng cách 2 cõi âm dương.
=> Tình thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh.
=> Ông không chỉ thương người cõi sống mà còn thương người cõi chết, không chỉ thương người nước mình mà còn thương cả người nước khác- 1 tiếng nói nhân đạo cao cả, sâu sắc.
* Tái hiện lại cuộc đời Tiểu Thanh: (2 câu tiếp)
- Nghệ thuật ẩn dụ tái hiện lại cuộc đời Tiểu Thanh:
- Hình ảnh son phấn- tượng trưng cho sắc đẹp; văn chương tượng trưng cho tài năng.
-> Khẳng định, ngợi ca sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh lúc nàng còn sống. Son phấn nếu có thần sau khi chết nó vẫn hận, văn chương khi bị đốt nó vẫn vương. Động từ “chôn, đốt” thể hiện 1 cách đối xử thô bạo, phũ phàng, vùi dập, chà đạp không thương tiếc đối với tài năng, nhan sắc. Bên cạnh là phép nhân hóa, nếu son phấn như có thần - diễn tả 2 nỗi oan lớn trong cuộc đời Tiểu Thanh.
-> oan hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đối.
-> Phi lý trong xã hội cũ mà khi viết Truyện kiều Nguyễn Du đã thốt lên rằng:
Hồng nhan tự ngàn xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu​
hay
Có tài mà cậy chi tài
Ðã mang lấy Nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa !
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài !​
- Đây là hai câu thơ hàm súc, để lại nhiều suy nghĩ của người đọc.
-> Tốn biết bao giấy mực của nhà phân tích, phê bình văn học.
-> 2 cách hiểu:
  • Cách 1: chủ thể của sự thương, sự hận là của Tiểu Thanh. -> có cơ sở bởi từ những năm tháng cô đơn, tủi nhục, Tiểu Thanh phải chịu cảnh lẻ loi.
-> Nguyễn Du nhập thân vào Tiểu Thanh để đau nỗi đau của nàng.
  • Cách 2: chủ thể của nỗi thương, nỗi hận là của Nguyễn Du-> cung bậc trong tiếng khóc của Nguyễn Du đối với.
-> cung bậc thứ nhất là sự xót xa ngậm ngùi thương cảm.
-> cung bậc thứ hai là tiếng khóc ngợi ca tài năng nhan sắc của nàng.
-> cung bậc cao hơn nữa là Nguyễn Du đã bất tử hóa tài năng và nhân cách của Tiểu Thanh.
=> Lên án, tố các xã hội phong kiến bất công vùi dập cái tài, cái đẹp.
* Tiếng khóc của Nguyễn Du cho những người tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội cũ: (2 câu tiếp)
- Từ cuộc đời của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã mở rộng ra tới những kiếp người tài hoa mệnh bạc trong xã hội xưa.
+ “Cổ kim hận sự” nỗi hận từ xưa cho tới nay.-> hận ấy chính là “phong vận kỳ oan”- nỗi oan kỳ của những người có tài văn chương.
+ Người nghệ sĩ có tài nhưng không được hưởng hạnh phúc sung sướng. Văn chương trác tuyệt chưa hẳn đã được ngợi ca, thậm chí người xưa quan niệm lập thân bằng con đường viết văn là thấp kém nhất.
+ “Thiên nan vấn”- trời cũng không trả lời được.
-> Không tìm được lời giải đáp-> Rơi vào bế tắc, vào tuyệt vọng.
=> Giọng thơ dồn nén, uất ức, tức tưởi, nghẹn ngào bằng cái thanh trắc đi liền nhau “hận, sự”
=> Câu thơ trĩu nặng.
=> Cảm xúc: đặt ra câu hỏi lớn về số phận của những con người được trời phú cho tài năng, nhan sắc nhưng luôn chịu cảnh trớ trêu, phận bạc.
+ “Phong vận kỳ oan ngã tự cư” ta tự coi mình cùng cảnh ngộ, cùng hội cùng thuyền với những người tài hoa mà chịu bất hạnh.
* Tiếng khóc của Nguyễn Du dành cho chính mình. (còn lại)
- Hai câu thơ được viết dưới hình thức câu hỏi tu từ.
+ Nguyễn Du hỏi người 300 năm sau nữa có ai nhỏ nước mắt cho Nguyễn Du như Nguyễn Du đã khóc cho Tiểu Thanh hay không.
-> ý nghĩa: Khóc cho mình vì thiếu vắng tri âm tri kỷ, hướng tới tương lai. Chứng tỏ Nguyễn Du thiếu vắng tri âm tri kỷ, và ông khóc cho sự cô đơn ấy.
-> khao khát cảm thông.
-> 500 năm ngày mất Nguyễn Du, ông đã được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới, được Tố Hữu trân trọng viết:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.​
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cũ hàm súc.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế.
- hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm.
- Sử dụng thành công các phép tu từ đối lập, ẩn dụ, nhân hóa, động từ mạnh, câu hỏi tu từ,...
- Kết cấu bài thơ chặt ché theo mạch đứt nối để từ số phận của Tiểu Thanh mà khái quát, mở rộng những bậc tài hoa, tài tử trong xã hội, trong đó của Nguyễn Du.

Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Phú sông Bạch Đằng
Trương Hán Siêu
I, Giới thiệu chung:
1. Tác giả:

- Ông là khách của Trần Hưng Đạo.
- Là người có học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, ngay thẳng, được nhân dân tôn trọng.
- Được phong tước Thái Bảo, Thí Phó và được thờ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
2. Về Sông Bạch Đằng.
- Vị trí địa lý: nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phong.
- Ý nghĩa lịch sử: gắn liền với những chiến công lịch sử.
-> Trở thành nguồn cảm hứng của tác giả.
3. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên.
b. Thể loại:
- Viết theo thể Phú.
- Đặc điểm:
+ Viết bằng văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần.
+ Dùng để miêu tả cảnh, kể việc hoặc bàn chuyện đời.
+ Bố cục thường 4 phần: mở- giải thích- bàn luận- kết.
+ Kết cấu thường là kết cấu đối đáp giữa chủ với khách, thực chất là sự phân thân cái tôi của tác giả.
II, Phân tích chi tiết:
1. Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật khách và cảm xúc lịch sử khi đến sông Bạch đằng,
a, Nhân vật khách:

- Các hình ảnh:
+ Những địa danh đất nước Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt-> Địa danh có cảnh đẹp, có ý nghĩa lịch sử, khách thăm thú qua con đường sách vở và trí tưởng tượng phong phú.
-> Khách là người am hiểu biết, có trí tưởng tượng bay bổng.
+ Hình ảnh: lướt bè, chơi trăng-> không gian rộng lớn.
+ Từ ngữ: Dùng động từ giương, lướt,...-> hành động của 1 con người thích ngao du đây đó, phóng khoáng, mạnh mẽ.
+ Thời gian: sớm chiều-> tính chất của cuộc chơi diễn ra liên tục và rất nhanh chóng.
+ Sở thích: Học Tử Trường, thú tiêu dao.
+ Mục đích đi: thưởng ngoạn cảnh đẹp, mở rộng tầm hiểu biết, hiểu được ý nghĩa lịch sử của những mảnh đất ddeeer yêu mến.
=> Nhân vật khách là người có tâm hồn nhạy cảm, tính tình phóng khoáng, mạnh mẽ. Sở thích là tìm hiểu những mảnh đất vừa có cảnh đẹp, vừa có ý nghĩa lịch sử để mở rộng tầm hiểu biết.
b, Cảm xúc lịch sử của khách khi đến với dòng sông Bạch Đằng:
* Vẻ đẹp sông Bach Đằng trong cảm nhận của khách:
- Từ láy để miêu tả vẻ đẹp của sông Bạch Đằng.
- Hình ảnh: Sóng kình.
- Thướt tha, nước trời 1 sắc-> tuyệt vời, thơ mộng, trữ tình.
- Bờ lau san sát-> sự vắng vẻ, ảm đạm, hiu hắt.
- Hình ảnh: sông chìm giáo gãy gò đầy sương khô-> gợi dấu vết của một bãi chiến trường xưa.
* Tâm trạng:
-Trước cảnh đẹp hùng vĩ thì cảm xúc của khách là niềm tự hào, yêu mến, trân trọng lịch sử của dân tộc. Nhưng trước dấu vết của chiến trường xưa, cảm xúc của khách lại là "buồn vì..." cái đứng lặng-> lòng suy tư, trầm lặng "Thương...", "tiếc..." -> thương tiếc, ngậm ngùi.
=> Trước nhận xét: Trước lịch sử của đất nước, khách trân trọng, tự hào nhưng cũng pha chút ngậm ngùi, nuối tiếc.
2. Đoạn 2: Các vị bô lão tái hiện lại những trận chiến trên sông Bạch Đằng:
a, Hình ảnh các bô lão
:
- Họ là những người ở địa phương, đã sống ở đây, lứa tuổi đa dạng.
- Thái độ: "hỏi ý ta, vái ta, thưa rằng"
-> Thái độ niềm nở, đon đả, tôn trọng.
b, Những trận chiến trên sông Bạch Đằng:
- Bô lão tái hiện 2 trận chiến "nhị thánh bắt Ô Mã": trận 1288.
- "Ngô chúa..." trận 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Tháo.
* Khung cảnh chiến trường:
-Lực lượng: "hùng hổ sáu quân"-> mạnh, đông, hừng hực khí thế chiến đấu.
- Vũ khí, trang thiết bị "giáo gươm sáng chói", "thuyền bè..."
-> thuyền bè san sát trên sông, tinh thần hùng hổ, sẵn sàng nghênh chiến với giặc.
- Kẻ thù: hùng mạnh thế cường, mưu kế gian xảo, mâu ma thước quỷ, kiêu ngạo, ỷ tướng mạnh, quân đông có thể làm ở được trời Nam.
- Diễn biến:
+ Diễn ra trong thế giằng co quyết liệt, được thua chưa phân.
+ Trận đánh diễn ra ác liệt khiến đất trời như chao đảo, sắp đổ.
+ Kết quả: ta thắng, địch thua.
=> Nghệ thuật miêu tả chiến trận:
- Động từ, tính từ mạnh: hùng hổ, sáng chói, muôn đội, phấp phới để nhấn mạnh tính chất mức độ của trận chiến.
- Các câu văn dài ngắn đan xen nhau linh hoạt tạo nên nhịp điệu dồn dập.
- Nghệ thuật phóng đại: Nhật Nguyệt phải mở,..
-> nhấn mạnh trện chiến khắc nghiệt, kinh thiên động địa.
- Các điển tích điển cố được sử dụng: trận Xích Bích, Hợp Phì -> khẳng định sự thất bại nhục nhã của kẻ thù, đồng thời biểu dương sức mạnh khí thế của chúng ta.
=> Cái tài miêu tả của tác giả. Bởi khung cảnh chiến trường khốc liệt và như đang diễn ra trước mắt người đọc.
- Cảm xúc của tác giả: phơi phới một niềm tự hào và sự tự tôn dân tộc, biểu dương lòng yêu nước và khát khao yêu chuộng hòa bình, tinh thần đấu tranh của nhân dân.
-> Đoạn văn bộc lộ được hào khí Đông A.
3. Đoạn 3: suy ngẫm về nguyên nhân của thắng lợi:
- 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
* Thiên thời: "Trời cũng chiều người" - ý của trời hợp lòng dân.
* Địa lợi: "Từ có vũ trụ đã có giang sơn.." -> vốn là nước có chủ quyền.
...............+ "quả là trời đất cho nơi hiểm trở"
* Nhân hòa:
+ "Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an!
Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn."
-> Tài năng trong việc cầm quân bày trận, đánh giá khả ăng của từng người để sử dụng của con người.
=> Nhấn mạnh đức độ của con người hết lòng vì dân, khao khát xây dựng một đất nước hưng tịnh: Trần Quốc Tuấn.
- Điển tích: Lã Vọng, Hàn Tín nhằm so sánh biểu dương tài năng của con người đất Việt, kín đáo bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
=> Trong suy nghĩ của các vị bô lão đã đề cao yếu tố con người.
* Kết thúc: Cảm xúc của các vị bô lão "hổ mặt", "nhớ", "lệ chan" -> Nỗi ngậm ngùi, nhớ tiếc của các vị bô lão khi đứng trước dòng sông lịch sử đầy nhớ tiếc.
4. Đoạn 4: đoạn kết.
* Bài ca của bô lão:
- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng: hùng vĩ, luôn đổ về biển Đông.
-> quy luật bất biến của tự nhiên.
- Con người:
+ bất nghĩa: là kẻ sống không có tình nghĩa, chỉ vì cái lợi của bản thân mà bất chấp chà đạp lên tất cả làm tiêu vọng-> bị đời sống nguyền rủa, bêu rếu.
+ anh hùng: có tài và đức-> lưu danh muôn đời-> bất tử.
=> quy luật bất biến của tự nhiên để khẳng định quy luật bất biến của con người.
* Bài ca của khách:
- Ca ngợi sông Bạch Đằng: "sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh"
- Ca ngợi con người: "anh minh 2 vị thánh quân".
- Câu kết: "bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao"
+ "cốt" cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất, cái chiếm vị trí hàng đầu, cái cốt lõi.
+ "đức: tài năng và đức độ.
-> chiến thắng không vì đất hiểm mà quan trọng, cơ bản nhất là yếu tố con người tài người đức.
-> Đề cao vai trò của con người trong lịch sử dân tộc-> lời ca mang giá trị nhân văn.
III, Tổng kết:
Nghệ thuật:

- Đỉnh cao nghệ thuật của thể phú.
+ Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, kết cấu theo hình thức chủ- khách.
+ Hình ảnh thơ kỳ vĩ, to lớn.
+ Ngôn ngữ thơ trang trọng.
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: từ láy, phóng đại, điển tích.
+ Giọng điệu thay đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung của từng đoạn.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Thân Nhân Trung
I, Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:

- Nổi tiếng văn chương, đỗ tiến sĩ 1469.
- Được vua Lê Thánh Tông tin tưởng, khi thành lập hội Tao Đàm được ban là phó nguyên súy.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: thời nhà Lê, đặc biệt năm 1439, triều đình mở khoa thi và đặt ra lệ xướng danh yết bảng, ban mũ áo, cáp ngựa, đãi yến cho vinh quy bái tổ.
- Bài ký được viết năm 1484. Đây là 1 trong 82 văn nia tại Văn Miếu Quốc Tử Giàm.
II, Phân tích chi tiết:
1. Khẳng định vai trò của hiền tài đối với đất nước.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí tịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước suy rồi xuống đất.
- "Hiền tài": tài cao, học rộng, có đạo đức.
- "Nguyên khí": khí chất ban dầu làm nên sự sống còn và phát triển của sinh vật.
=> Khẳng định vai tròi quan trọng của người có tài và có đức đối với sự phát triển, thịnh hay suy của 1 đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Lối nói so sánh "hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
+ Lặp.
+ đối lập.
=> Tạo giọng văn, khẳng định 1 cách mạnh mẽ vị trí của hiền tài với vận mệnh của đất nước.
-> Khẳng định mối quan hệ mật thiết.
* Những việc đã làm để khuyến khích hiền tài, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng kẻ sĩ, kén chọn nhân tài:
- Khoa thi: chọn người tài.
- Ban khoa danh: danh tiếng của người thi đỗ.
- Ban tước trật: chức tước, cấp bậc.
- Ban ân lớn: nêu tên ở tháp Nhạn.
- Bày tiệc, ban danh hiệu long thổ, ban đỗ tiến sĩ.
- Bày tiệc văn hỉ: mừng người có tài.
-> Làm ở mức cao nhất-> thái độ tôn trọng, kính phục người tài. Tuy nhiên, tất cả chỉ lưu lại tiếng thơm 1 thời.
2. Sự cần thiết của việc khắc bia tiến sĩ:
* Đối với chính những người thi đỗ:
- "Ôi kẻ sĩ chốn... tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp"
-> Vinh dự, tự hào, nỗ lực cố gắng để đền đáp triều đình.
* Việc khắc bia tiến sĩ còn ngăn ngừa điều xấu, điều ác để con người rèn về mặt nhân cách đạo đức.
* Với người đời sau: "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai"
-> người sau sẽ tự hào về truyền thống hiếu học và tự suy nghĩ về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để viết tiếp.
* Việc khắc bia tiến sĩ xét về mặt dài lâu sẽ củng cố mệnh mạch cho nước nhà.
* Nghệ thuật:
-Các ý trình bày rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng xác thực. Phần mở và phần kết theo kết cấu đồng tâm để dẳng định vai trò của hiền tài với đất nước.
 

Bae Ryeo Wi

Học sinh
Thành viên
14 Tháng hai 2020
91
62
36
Nghệ An
Trường THCS Hòa Hiếu II
[/QUOTE]
cj ơi cj có thể phân tích kĩ ở đoạn liên hệ 2 câu thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du với của Nguyễn Trãi giúppp em đc hok ạ?
 

bkthuy186@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười một 2021
9
5
6
16
Bình Thuận
[/QUOTE]
  • Đây là một câu thơ cảm xúc, tuy có 7 chữ nhưng đã vẽ lên được một cách sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế, ý chí bền vững.
  • So sánh với những câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ thơ Tây Bắc:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
So sánh như nào vậy ạ? Em cảm ơn
 
Top Bottom