Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Học trò gánh áp lực trong trong các kỳ thi học kỳ, cuối năm trong việc ôn tập vì thành tích của giáo viên. Nhưng nỗi sợ lớn nhất của nhiều em lại đến từ bố mẹ.
“Chỉ cần con dính một điểm 9 là sẽ rớt kết quả hoàn thành xuất sắc, chỉ đạt kết quả hoàn thành giỏi”, cô bé Nguyễn Thảo Nhung (tên được thay đổi), học sinh lớp 4 Trường tiểu học H.H., quận Bình Thạnh, TP HCM nói về mục tiêu... thi học kỳ của mình.
Cũng như các bạn, em được giáo viên ôn rất kỹ lưỡng, giao bài về nhà. Bố mẹ còn gửi đến nhà cô giáo học thêm... và việc em phải đạt toàn 10 cho tất cả các môn thi như Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Ngoại ngữ như là một điều hiển nhiên trong suy nghĩ của bố mẹ và của chính em.
Nhung học giỏi trong top của lớp, em ôn thi không đến nỗi thức ngày cày đêm. Từ lớp 1 đến giờ, thi học kỳ, thi cuối năm, cô học trò chưa bao giờ “dính” phải điểm 9.
Hỏi Nhung, nếu lỡ có môn em không đạt điểm 10 thì sao, em hồn nhiên khẳng định: “Không thể! Bố mẹ không chịu đâu!”. “Con đường điểm 10” của cô học trò được bố mẹ vẽ sẵn đến nỗi dường như tâm lý của em cũng mặc định mình không được đi chệch và sẽ không có chỗ cho điểm không phải là tuyệt đối.
Về việc thi cuối năm của con trẻ, chị Nguyễn Đức Hạnh, có con học lớp 7 ở quận 3 (TPHCM) chia sẻ, con mình trải qua đợt thi khá nhẹ nhàng, cháu về nói đề các môn phù hợp, nhiều câu hỏi mở.
Như môn Giáo dục Công dân có đưa ra vấn đề quy tắc bàn tay trong việc phòng chống xâm hại tình dục. Với lực học của cháu thì môn Toán với Tiếng Anh là khó.
Chị Hạnh cũng bày tỏ, điểm cuối năm với học sinh rất quan trọng, sẽ quyết định các em đạt loại Giỏi hay không. Các con gánh không chỉ đến từ phía nhà trường, từ thầy cô mà nặng nhất là từ bố mẹ.
Bạn bè trong lớp con chị, có nhiều em bị bố mẹ ép điểm số rất ghê, kiểm tra không đạt 9, 10 sẽ không được yên thậm chí bị mắng chửi. Có em bật khóc dưới lớp, không dám về nhà... khi chỉ đạt 7, 8 điểm.
Cô Huỳnh Thị Thanh Phương, giáo viên Trường tiểu học An Phú, Củ Chi cho hay, việc thi học kỳ ở bậc tiểu học thật ra không nặng. Thứ học sinh “gánh” có thể là áp lực từ chỉ tiêu của nhà trường, của giáo viên và nhất là từ phụ huynh đòi hỏi, yêu cầu các em phải đạt kết quả quá sức.
Không chấp nhận con đạt điểm số ở mức trung bình, khá, thậm chí là giỏi... dù nó phù hợp với khả năng và nỗ lực của con trẻ là “bệnh” của không ít phụ huynh.
Nhiều ông bố bà mẹ luôn đòi hỏi con phải tuyệt đối, phải hạng nhất, phải toàn diện... bắt các em phải nỗ lực quá khả năng dẫn đến áp lực trong việc thi cử.
Con trẻ gánh kỳ vọng điểm 10 rất lớn từ bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 kể, có phụ huynh từng xách con lên gặp giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu hỏi cho bằng ra vì con mình điểm thi có một số môn chỉ đạt 7, 8.
Người mẹ quệt nước mắt ngắn dài, than nhìn điểm con mà bà đau khổ muốn chết. Đứa con nhìn mẹ khóc thì co rúm, tái mặt.
Dù được giải thích điểm số vậy là ổn, phù hợp với năng lực của cháu, mẹ nên vui vẻ để động viên con năm sau cố gắng hơn nhưng chị không chấp nhận nên tuyên bố cô dạy không được thì chị sẽ cho con đi học thêm ở bên ngoài để phải đạt điểm 9, điểm 10 như bạn bè.
Với giáo viên chủ nhiệm, hậu mùa thi không chỉ lo thành tích, điểm số của học trò mà vấn đề nan giải không kém là “đương đầu” với phụ huynh khi con họ không đạt điểm 9, điểm 10. Đó cũng là một phần lý do nhiều gia đình thúc bằng được con đến các lớp học thêm, cày thêm.
Với đứa trẻ, áp lực thành tích từ nhà trường, từ giáo viên hay của bất kỳ ai khác không đáng sợ bằng chính đòi đòi hỏi , kỳ vọng của cha mẹ. Một ánh mắt, tiếng thở dài, thái độ thất vọng... của đấng sinh thành đủ sức hạ gục đứa trẻ hơn bất cứ đòn roi, mắng chửi, bạo lực hay nỗi đe dọa nào từ bên ngoài.
Nguồn: Hoài Nam - Theo Dân Trí
“Chỉ cần con dính một điểm 9 là sẽ rớt kết quả hoàn thành xuất sắc, chỉ đạt kết quả hoàn thành giỏi”, cô bé Nguyễn Thảo Nhung (tên được thay đổi), học sinh lớp 4 Trường tiểu học H.H., quận Bình Thạnh, TP HCM nói về mục tiêu... thi học kỳ của mình.
Cũng như các bạn, em được giáo viên ôn rất kỹ lưỡng, giao bài về nhà. Bố mẹ còn gửi đến nhà cô giáo học thêm... và việc em phải đạt toàn 10 cho tất cả các môn thi như Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Ngoại ngữ như là một điều hiển nhiên trong suy nghĩ của bố mẹ và của chính em.
Nhung học giỏi trong top của lớp, em ôn thi không đến nỗi thức ngày cày đêm. Từ lớp 1 đến giờ, thi học kỳ, thi cuối năm, cô học trò chưa bao giờ “dính” phải điểm 9.
Hỏi Nhung, nếu lỡ có môn em không đạt điểm 10 thì sao, em hồn nhiên khẳng định: “Không thể! Bố mẹ không chịu đâu!”. “Con đường điểm 10” của cô học trò được bố mẹ vẽ sẵn đến nỗi dường như tâm lý của em cũng mặc định mình không được đi chệch và sẽ không có chỗ cho điểm không phải là tuyệt đối.
Về việc thi cuối năm của con trẻ, chị Nguyễn Đức Hạnh, có con học lớp 7 ở quận 3 (TPHCM) chia sẻ, con mình trải qua đợt thi khá nhẹ nhàng, cháu về nói đề các môn phù hợp, nhiều câu hỏi mở.
Như môn Giáo dục Công dân có đưa ra vấn đề quy tắc bàn tay trong việc phòng chống xâm hại tình dục. Với lực học của cháu thì môn Toán với Tiếng Anh là khó.
Chị Hạnh cũng bày tỏ, điểm cuối năm với học sinh rất quan trọng, sẽ quyết định các em đạt loại Giỏi hay không. Các con gánh không chỉ đến từ phía nhà trường, từ thầy cô mà nặng nhất là từ bố mẹ.
Bạn bè trong lớp con chị, có nhiều em bị bố mẹ ép điểm số rất ghê, kiểm tra không đạt 9, 10 sẽ không được yên thậm chí bị mắng chửi. Có em bật khóc dưới lớp, không dám về nhà... khi chỉ đạt 7, 8 điểm.
Cô Huỳnh Thị Thanh Phương, giáo viên Trường tiểu học An Phú, Củ Chi cho hay, việc thi học kỳ ở bậc tiểu học thật ra không nặng. Thứ học sinh “gánh” có thể là áp lực từ chỉ tiêu của nhà trường, của giáo viên và nhất là từ phụ huynh đòi hỏi, yêu cầu các em phải đạt kết quả quá sức.
Không chấp nhận con đạt điểm số ở mức trung bình, khá, thậm chí là giỏi... dù nó phù hợp với khả năng và nỗ lực của con trẻ là “bệnh” của không ít phụ huynh.
Nhiều ông bố bà mẹ luôn đòi hỏi con phải tuyệt đối, phải hạng nhất, phải toàn diện... bắt các em phải nỗ lực quá khả năng dẫn đến áp lực trong việc thi cử.
Con trẻ gánh kỳ vọng điểm 10 rất lớn từ bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 kể, có phụ huynh từng xách con lên gặp giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu hỏi cho bằng ra vì con mình điểm thi có một số môn chỉ đạt 7, 8.
Người mẹ quệt nước mắt ngắn dài, than nhìn điểm con mà bà đau khổ muốn chết. Đứa con nhìn mẹ khóc thì co rúm, tái mặt.
Dù được giải thích điểm số vậy là ổn, phù hợp với năng lực của cháu, mẹ nên vui vẻ để động viên con năm sau cố gắng hơn nhưng chị không chấp nhận nên tuyên bố cô dạy không được thì chị sẽ cho con đi học thêm ở bên ngoài để phải đạt điểm 9, điểm 10 như bạn bè.
Với giáo viên chủ nhiệm, hậu mùa thi không chỉ lo thành tích, điểm số của học trò mà vấn đề nan giải không kém là “đương đầu” với phụ huynh khi con họ không đạt điểm 9, điểm 10. Đó cũng là một phần lý do nhiều gia đình thúc bằng được con đến các lớp học thêm, cày thêm.
Với đứa trẻ, áp lực thành tích từ nhà trường, từ giáo viên hay của bất kỳ ai khác không đáng sợ bằng chính đòi đòi hỏi , kỳ vọng của cha mẹ. Một ánh mắt, tiếng thở dài, thái độ thất vọng... của đấng sinh thành đủ sức hạ gục đứa trẻ hơn bất cứ đòn roi, mắng chửi, bạo lực hay nỗi đe dọa nào từ bên ngoài.
Nguồn: Hoài Nam - Theo Dân Trí