Kho truyện cười cập nhật liên tục hằng ngày

T

thanhdatkien

Đàn bà tam tòng ngày nay : ở giá cãi phụ, xuất giá.. cãi tiếp phu, phu cãi lại quay ra chửi tử

Sắp sửa có 1 vụ chuyển nhượng slogan lớn nhất tại việt nam. Kotex đang trên đà thương thuyết với Bitis để tòan quyền sử dụng câu slogan bấy lâu nay của Bitis. Theo 1 thông tin chưa kiểm chứng, Kotex sẽ biên sọan lại câu slogan thành "Nâng niu đàn bướm Việt" . Nghe đâu Triumph cũng muốn mua lại câu slogan và biên soạn lại thành "Nâng niu bầu sữa Việt". Và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia sẽ dùng câu “ Mũ bảo hiểm, nâng niu đầu lâu Việt

Cô giáo mới nhận dạy một lớp muốn làm quen với học sinh. Sau phần tự giới thiệu, cô hỏi tên từng học sinh. Đến một học sinh, nó nhất định ko chịu nói tên: - Tên em là gì? - Tên em xấu lắm! - Có gì mà ngại em cứ nói đi - Ko tên em xấu lắm... - Ko sao đâu mà, đằng nào cô chả biết em cứ nói đi. - Tên em xấu thật mà. Tên em là cái mà cô thích cầm ý mà. - À cô biết rồi.... Em tên là Cu chứ gì - Không, em tên là Phấn

Cuộc thi nhịn đói thế giới vòng chung kết gồm 3 nước Anh, Nhật và Việt Nam. Mỗi người bị nhốt trong 1 cái hộp sắt và có gắn chuông, hễ ai ko chịu nổi thì nhấn chuông "reng...reng" sẽ được ra ngoài, ai chịu đựng lâu nhất sẽ thắng! Thằng Anh chịu được 3 ngày thì "reng...reng" thằng Nhật chịu được 5 ngày phải bò ra, qua tới ngày thứ 7 thấy thằng VN vẫn im hơi lặng tiếng. Ban tổ chức quyết định cho VN thắng. Nhưng khi mở hộp thì thấy thằng VN nằm chết từ lúc nào rồi, trên vách còn ghi dòng chữ bằng máu "Chuông hỏng"

Tô canh lạnh lẽo nước trong veo Một miếng thịt heo bé tẻo teo Bốn thằng to béo tranh nhau vớt Một đứa nhanh tay hớt cái vèo Thịt heo trôi nổi giờ đâu mất Ba thằng không được mặt như heo Tựa gối ôm thìa lâu chẳng được Thịt đâu còn nữa dưới nước lèo ...

Mùa Đông Trăng nhạt nước trong veo. Lạnh ngắt cầu ao chẳng tăm reo, Lững thững tầng mây cơn gió kéo, Đám lá lao xao mấy khóm bèo

Em ơi...Gì anh...Mình xử nha em...Dạ...Em lột trước đi...Thui anh lột trước đi...Thui 2 mình cùng lột nha em...Dạ...Ý, con em chảy nước kìa...Húp dùm em đi anh...Ừ, để anh...Ngon ko anh...Ngon lắm em...Sao con anh lông nhiều thế...Con anh bự mà em...Chắc con em nhỏ nên ít lông hén...Ừ, con ít lông mới ngon em, dễ xử...Thui mình xử đi anh...Ừ, anh nhịn hết nổi rồi, khó chịu wé...Mà khoan...J nữa em...Để em đi lấy rau râm...Ăn trứng vịt lộn ko có rau râm ko ngon đâu anh................----> Cầu chúa tha tội những đứa đầu óc sâu bọ ! Migikyo :p

Đàn ông rất giống: - Cà phê (nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ) - Giống Bãi đậu xe (chỗ tốt thường đã có người giành mất rồi) - Giống Phim truyền hình nhiều tập (thú vị đấy, nhưng chớ dại tin đó là sự thật) - Giống Máy tính (làm việc nhanh nhưng thường thiếu bộ nhớ) - và giống... Sôcôla (ngọt ngào nhưng dễ tích đường và làm bạn to bụng.

Có anh chàng vừa có vợ lại vừa có '' bồ '' ở cùng cơ quan. Một lần đi nghỉ mát , vì có vợ đi cùng thành thử anh ta không thể sang gặp cô bồ được. Còn cô bồ cũng cảm thấy cô đơn , buồn tình rồi hát : '' Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền '' Anh chàng nghe thấy cũng hát vọng sang giãi bày : '' Thuyền đây đã dựng cột buồm Ngặt vì một nỗi đồn tuần bên sông '' Cô bồ hiểu ý nhưng muốn mách nước , liền hát : '' Đồn tuần thì mặc đồn tuần Đóng thuế một lần rồi nó cho đi '' Anh chàng nghe vậy , buồn bã trả lời ngao ngán : " Vốn liếng anh có ra gì? Nếu mà đóng thuế còn chi cột buồm? '

Ban giám khảo ra đề như sau: “Giả sử bạn đang ngồi trong nhà hàng với cô bạn gái mới quen, bỗng dưng bạn muốn đi toilet. Vậy bạn sẽ nói với cô ấy thế nào?” Đây là câu hỏi trong cuộc thi “Người đàn ông thẳng thắn và lịch sự nhất” tại miền Nam nước Pháp, đất nước mà đàn ông vốn nổi tiếng về chủ đề này. Và giải nhất đã được trao cho một thí sinh có câu trả lời ứng xử như sau: - Xin lỗi cô, tôi phải ra ngoài giúp “người bạn nhỏ” của tôi một chút. “Người bạn” đó tôi hi vọng sẽ được giới thiệu với cô trong một dịp gần đây. (Cô gái bất ngờ trả lời: Thưa ngài, em hiểu nhưng ngài đang tâm sự với em tại sao ngài lại muốn ra ngoài giúp “người bạn nhỏ” đi “trút bầu tâm sự”?)



Alô, ai đấy ?????? _A lô, đây là nhà tôi mà, ai đang cầm máy đó? _Dạ, tôi là giúp việc _Ủa, nhà tôi có giúp việc đâu? _Dạ, bà chủ vừa thuê tôi sáng nay _Thế bà chủ đâu? _Dạ, bà chủ ngủ với ông chủ trên gác _Láo, tao là ông chủ _Dạ, thế bà chủ ngủ bà bảo kia là ông chủ ạ _Này, muốn có tiền không? _Dạ... _Lấy khẩu súng trong ngăn kéo, bắn bỏ hai đứa đó đi Pằng !!!!!!!!!!!!! _A lô, xong chưa _Dạ, xong rồi ạ _Bây giờ, gói xác, ném xuống hồ nước canh nhà _Dạ, cạnh nhà??? Làm gì có hồ nước nào??? _Nhìn kỹ lại xem nào! _Dạ, không có hồ nào ạ _Thôi chết, nhầm máy, xin lỗi nhé

Bạn bè bảo tôi là thằng cô đơn vì tôi chưa từng có bạn gái. Nhưng tôi cũng đã từng có người con gái nguyện cùng tôi sống chết có nhau : "không trả nợ cho bà, bà thề sống chết với may`" . Cũng từng có người con gái cùng tôi hẹn ước đến kiếp sau : "muốn kua chị mày đây hả? Đợi kiếp sau đi kưng " . Và từng có người con gái cam lòng tự nguyện vì tôi mà chết : "Làm bạn gái ông? Tui thà chết còn hơn" ==> Nghĩ lại tôi thấy mình cũng đào hoa ra phết



Trong một thiên hà nhỏ nọ có một tiểu hành tinh. Trong tiểu hành tinh này lại có một hành tinh bé hơn và trong hành tinh bé hơn lại có một lục địa nhỏ. Trong lục địa nhỏ lại có một tiểu lục địa và trong tiểu lục địa này lại có một hòn đảo nhỏ. Trong hòn đảo nhỏ lại có một hòn đảo nhỏ hơn. Trên hòn đảo nhỏ hơn có một ngôi nhà nhỏ. Trong ngôi nhà nhỏ có một cái tủ bé bé. Trong cái tủ có một ngăn nhỏ và trong ngăn có một cái hộp xinh xinh. Trong cái hộp nhỏ có một quyển sổ nhỏ. Trong quyển sổ cũng có một dòng chữ nho nhỏ: "Bạn rảnh he, ngồi đọc cái tin vớ vẩn này!?"

Hai con rắn độc đang bò. Một con quay lại hỏi con kia: - Tụi mình là rắn độc phải không? - Đúng vậy, rất độc. Con thứ nhất lại hỏi: Tụi mình có đúng là rắn độc thiệt không? - Thật vậy, chúng ta là rắn độc. Chúng ta là loài rắn cực độc trên thế gian này. À mà sao mày hỏi hoài vậy? - Tao mới cắn phải lưỡi tao mày ạ.

ông chồng đi xa nhắn tin về cho vợ: “Anh đi công tác xa ko đưa em lương tháng này kịp nên anh gửi em 100 nụ hôn”. Vài ngày sau bà vợ nhắn tin lại là: “Nụ hôn của anh gửi rất hữu dụng em đã sử dụng rất có ích: Ông tiền điện đồng ý nhận 6 nụ hôn , ông tiền nước nhận 4 nụ hôn, ông chủ nhà đồng ý lấy 2 nụ hôn mỗi ngày để trừ tiền nhà, ông chủ tạp hóa thì ko chịu chỉ nhận hôn nên em phải trả thêm 1 số thứ khác . Chi phí linh tinh hết 40 nu hôn, hiện giờ em còn khoảng 40 nụ hôn chắc đủ dùng đến lúc anh về, nhớ anh nhiều!”

Sau khi biết rằng Alibaba đã có được mật khẩu mở cửa kho báu là "Vừng ơi ! mở ra" thì 40 tên cướp đã quyết định đổi lại mật khẩu và yên tâm ra về. Đến sáng ngày hôm sau, 40 tên cướp trở lại kho báu của mình và há hốc mồm vì ngạc nhiên: Toàn bộ kho báu đã bị vét hết sạch. Chỉ còn trơ trơ lại trên cửa hang kho báu một dòng chữ "HACKED BY ALIBABA" :))

Thưa Thẩm Toà Tôi Tên Trần Túng Tiền(Tên Thật:Trần Thiếu Tiền) Thủa Thiếu Thời Tôi Theo Thằng Trùm Trộm Tiếp Thu Toàn Tư Tưởng Thối Tha Tồi Tệ.....Tối Thứ Tư Tháng Tám Trăng Tròn Trình Trĩnh(Theo Tâm Tính) Tôi Trèo Tường Thấy Tên Trưởng Trại Thiêm Thiếp Trên Trõng Tre Tôi Thò Tay Túm Túi Tiền ....Tên Trưởng Trại Từ Từ Tỉnh Thức Túm Tóc Tạt Tai Tương Tôi Tới Tấp.... Tôi Tơi Tả ... Tiền Túng .. Tình Tan ... Tư Tưởng Tôi Tồi Tàn .... Tôi Tiến Tới Tự Tử

Luật Hôn "Nhân": Không được hôn bừa hôn bãi. Không được hôn sư sãi đang tụng kinh. Không được hôn người cùng giới tính với mình . Động tác chính chỉ từ đầu xuống cổ. Không được hôn băm hôn bổ. Không được hôn sấn sổ người ta. Không được hôn giữa bãi tha ma Để người chết còn nằm yên dưới mả. Khi được hôn, toàn thân phải buông thả. Miệng khép hờ, không được cắn chặt môi. Cũng không được mở rộng như miệng nồi. Tránh tình trạng vi khuẩn chui vào miệng. Không được vừa hôn vừa nói chuyện. Đồng ý hôn rồi ko được kiện tụng nhau.

Để vợ lên đầu,~~ Là trường sinh bất tử ... Đánh vợ nhừ tử , ~~ Là đại nghịch bất đạo . Vợ hỏi mà nói xạo,~~ Là trời đất bất dung . Chê vợ lung tung , ~~ Là ngậm máu phun người . Gặp vợ mà không cười,~~ Là có mắt không tròng . Để vợ phiền lòng ,~~ Là chu di tam tộc Vợ sai mà hằn hộc ,~~ Là trời đánh thánh đâm , Vợ gọi mà ngậm câm ,~~ Là lòng lang dạ sói . Để vợ nhịn đói ,~~ Là tội nhân thiên cổ . Để vợ chịu khổ, ~~ Là bất tài vô dụng == vợ nà đại ca

Một cậu bé hỏi bố mình: "Bố ơi! Con được sinh ra như thế nào hả bố?" Người cha là một kĩ sư công nghệ thông tin đang lướt web bèn ứng khẩu trả lời cậu quí tử. "Mẹ và bố cùng duyệt web trên một chiếc giường. Cha kết nối với mẹ. Cha upload dữ liệu từ một cái USB sang cho mẹ. Sau khi download hết về, mẹ sửng sốt thông báo là mẹ không cài một chương trình anti-virus nào cả, trong khi đó, bố cũng không cài đặt Firewall". "Rồi thế nào nữa hả bố?" "Cả cha và mẹ đều cố gắng xoá bỏ số dữ liệu trên, thậm chí là format lại ổ nhưng không kịp. Vậy là sau 9 tháng 10 ngày, con được sinh ra đời".

Một bé trai 3 tuổi nắm tay một bé gái 3 tuổi và nói: “Anh yêu em”. Bé gái trả lời: “Anh có thể lo cho tương lai của chúng ta không?” Bé trai nói: “Đương nhiên rùi, chúng ta đâu phải là đứa con nít một hai tuổi nữa đâu!
 
T

thanhdatkien

Có 1 anh lực sĩ mời bạn gái về nhà mình chơi. Về đến nhà, anh liền cởi áo, gồng tay lên và nói với cô bạn gái:" Chỗ này của tôi chứa được tới 10kg thuốc nổ đấy!!" Nói xong, anh liền cởi quần dài ra và tiếp:" Chỗ này của tôi chứa được tới 20kg thuốc nổ đấy" Khi anh cởi thứ cuối cùng thì cô bạn gái chạy mất. Anh liền đuổi theo và nói:" Tại sao cô lại bỏ chạy???" Mặt cô gái tái mét lại và sợ hãi nói:" Người anh nhiều.... thuốc nổ thế......mà.... cái ngòi lại..... ngắn tý thế kia, nếu tôi không chạy trước thì............. tôi bị nổ banh xác mất

Tất cả những gì anh muốn nói với em trong giây phút này là: วัน นี้ ไป ทำ บุญ ด้วย การ เลี้ยง ลิง กับ ปลา มากลับ มา ก็ สบาย ใจ โล่ง ใจ สุข ใจ สรุป บ้า ไป แล้ววัน นี้ ขาย ดอก ไม้ ดี เว่อร์ ทำ จน มือ หงิก ละ เนี๊ยะ เหนื่อย อะ รู้ จัก มั้ย Mong em hiểu tình anh :);)

có một anh chồng nghi vợ ngoại tình. một hôm, anh cố tình trở về nhà bất ngờ và phát hiện ra vợ đang hẹn hò với tình nhân. rất giận vợ anh thách đấu súng với gã kia. khi đi ra vườn 2 anh thỏa thuận với nhau, giả vờ bắn trượt, rồi cả 2 nằm lăn ra chết. nếu cô vợ chọn ai thì đó là kẻ chiến thắng, người kia sẽ phải ra đi. cả hai ra vườn, nổ sung, lăn ra và chờ đợi. cô vợ hối hả ...chạy vào toilet:"anh ơi, ra đây mau đi, hai thằng ngu đó chết hết cả rồi

Sau buổi lễ, cha xứ hỏi các con chiên phái nam: "Những ai trong số các con thường bị vợ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì đứng dậy". Tất cả đàn ông đều đứng dậy, chỉ một người vẫn ngồi yên tại chỗ. Cha đạo lại gần anh ta thân mật nói: Chúa dạy các con phải yêu thương nhau. Vợ chồng phải thuận hòa và nhường nhịn nhau. Con thật đáng khen. Tiếc là trên đời người như con rất ít. Con chính là người như thế đầu tiên ta gặp. Người đàn ông nọ bùi ngùi: "Thưa cha, con không dám nhận lời khen của cha". "Sao vậy? Con của ta", vị cha xứ hỏi. "Số là con bị vợ đánh què, không thể đứng dậy được

Anh chàng ngốc nọ đi lính. Ngày đầu tiên cấp trên phát cho anh ta một cây lược, nhưng qua hôm sau họ cắt gần như trọc đầu anh ta. Sau đó họ phát cho anh một cây bàn chải đánh răng. Sau khi khám sức khoẻ họ thấy anh ta có răng sâu nên đã nhổ đi mấy cái răng. Đến ngày thứ ba, họ phát cho anh ta 2 cái quần đùi. Ngay đêm đó, anh ta đào ngũ.

(HAIHUOC.com)Dưới ánh trăng huyền diệu, kỳ ảo, đôi vợ chồng trẻ ngồi bên nhau tâm sự. Họ thật hạnh phúc với những cử chỉ đầy âu yếm thương yêu. Người vợ thủ thỉ:
"Anh biết không , trước khi yêu anh rồi lấy anh, mẹ thường bảo em rằng sau này chỉ có... chó mới lấy em thôi!".

(HAIHUOC.com)Một cô gái mặc váy ngắn bước lên tàu điện. Không còn chỗ ngồi, cô nhìn quanh. Vừa lúc đó có một chàng trai trẻ mời:
- Cô có thể ngồi lên đùi tôi.
- Tôi sợ làm gãy cái tẩu thuốc lá trong túi quần của anh.
Chàng trai trẻ chưa kịp trả lời thì một ông già khoảng 70 tuổi ân cần nói:
- Cô có thể ngồi trên đùi tôi, vì tôi đã bỏ thuốc10 năm nay rồi.

(HAIHUOC.com) Bọn trộm đột nhập vào một ngân hàng, chúng đãtính toán thật kỹ nên vô hiệu hóa được hệ thống báo động và đi đếngian phòng để các tủ sắt. Sau khi mở các két sắt lạnh ngắt và nhìnthấy bên trong chỉ đựng toàn những cốc sữa chua, tên trùm bực tứcnói:
- Tao tin chắc là cảnh sát đã chơi khăm bọn mình.Để chơi lại, chúng ta sẽ ăn hết chỗ sữa chua này, ngày mai cácphương tiện thông tin đại chúng sẽ đưa tin rằng chúng ta đã đàng hoàng ăn tối trong nhà băng.
Thế là chúng đã cạy tất cả các tủ sắt và chén hếtsữa chua bên trong. Đến gần sáng, lũ trộm no nê lặc lè rời ngânhàng. Hôm sau, trên trang nhất các báo đều chạy dòng tít lớn:
"Kẻ trộm đã khoắng sạch ngân hàng tinh trùng của thành phố!".

(HAIHUOC.com)Ông bố của một người thợ đục đá ốm nặng. Trước khi qua đời, ông dặn người con khắc một tấm bia cắm trên mộ. Người con sau đó mang hếttâm huyết khắc một tấm bia thật đẹp với dòng chữ: “Mộ cụ Phạm X.cha của thợ đá Phạm Y. - chuyên khắc bia mộ, đục cối đá, cối xaybột. Bảo đảm. Giá rẻ”.

(HAIHUOC.com)Trong một nghĩa trang, người ta nhìn thấy 3 ngôimộ gần nhau. Ngôi thứ nhất ghi: “Đây là mộ của cô Răng trắng vì côdùng sản phẩm thuốc đánh răng của hãng X”. Ngôi thứ hai ghi: “Đâylà mộ của ông Mặt sạch vì ông dùng dao cạo râu của hãng Y”.
Ngôi mộ thứ ba ghi: “Đây là mộ của Không ai cả,vì cha mẹ họ đã dùng thuốc tránh thai của hãng Z”.

(HAIHUOC.com)Nhân viên cứu thương hỏi nạn nhân của một vụ tai nạn xe cộ: "Nhà anh ở đâu? Tên anh là gì? Để tôi báo cho gia đình anh biết".
Người bị nạn: "Khỏi cần, người nhà đều biết tên tôi cả mà!"

- Bà Liz, bà hãy giải thích vì sao lại lấy guốc phang vào trán ông nhà?
- Bởi vì tôi đã nói hàng trăm lần mà ông ấy vẫn không chịu tin rằng tôi là một phụ nữ dịu dàng, dễ thương!

(HAIHUOC.com) Một bà nhiều chuyện đến khám bệnh ở một bác sĩ. Bà phàn nàn:
- Thưa giáo sư bác sĩ, có lẽ tôi làm việc quá sức!
Bác sĩ mỉm cười hóm hỉnh nhìn bà nói:
- Nào bà đưa lưỡi cho tôi xem!

(HAIHUOC.com) Một người thông báo bằng điện thoại cho cảnh sátgiao thông rằng trên xa lộ 34, có một chiếc Mercedes 600, biển số2340 FF đang chạy với vận tốc 240 km/giờ. Viên cảnh sát trực banngạc nhiên hỏi:
- Ông đang quan sát đối tượng bằng phương tiện gìmà có các thông số chính xác đến vậy?
- Thì nó đang chạy ngay sau xe tôi đây này!
 
T

thanhdatkien

"Tuần trước một viên cát lọt vào mắt vợ tôi, phải đi bác sĩ gắp ra mất 30 ngàn đồng!"
"Nhằm nhò gì, tuần trước nữa cái áo lông lọt vào mắt vợ tôi, tôi phải tốn 300 ngàn đồng đấy!"

(HAIHUOC.com) Có ông nợ suốt đời chung thủy, chẳng may chết trước vợ, lên thiên đàng gặp Thượng đế. Thượng đế bảo anh ta:
- Con ăn ở chung tình nên ta ban cho con xe hơi, còn mấy đứa ngoài kia là lũ ngoại tình lăng nhăng, cho chúng đi xe đạp hết!
Một thời gian sau, Thượng đế gặp lại anh ta, thấy anh ta buồn xo, bèn hỏi:
- Ta đã cho con xe hơi sao con còn buồn vậy?
- Dạ - Anh ta trả lời - Hồi này con ra ngoài kia kịp thấy vợ con đạp xe đạp ạ!

Hai khách du lịch được chủ nhà trọ dẫn vào mộtcăn phòng bẩn thỉu, một người bĩu môi:
- Giá thuê cái chuồng lợn này bao nhiêu?
- Cho một con lợn là 2 USD, cả hai con thì 3USD.

(HAIHUOC.com) Một ông chồng nghi bà vợ mình bị lãng tai bèn quyết định thử nghiệm. Ông chồng khẽ khàng đứng sau lưng bà khoảng mười mét và gọi: "Mình ơi! Mình có nghe rõ không?" Bà vợ không trả lời, thế là ông chồng bèn tiến tới gần khoảng cách sáu mét rồi lại gọi: "Mình ơi! Mình có nghe không?" Bà vợ vẫn chẳng ừ hử. Ông chồng bèn đi đến chỗ cách bà còn ba mét hỏi: "Mình không nghe gì hết hả?"
"Có chứ!" Bà vợ đáp: "Lần này em trả lời là lần thứ ba rồi đấy!".

(HAIHUOC.com) Chỉ huy gọimột anh lính trẻ lên để khiển trách:
- Vì saotrong đợt hội thao vừa rồi, đồng chí lại làm lộ trận địa mai phụccủa quân ta. Không những thế còn mắng nhiếc, sỉ nhục, thậm chí cònsuýt hành hung hai người dân địa phương?
- Thưa chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ được giao, em đã ngụy trang thành cái gốc cây. Đôi "người địa phương" ấy dẫn nhau đến ngồi dưới gốc cây. Đầu tiên, họ nói chuyện anh anh em em, chim xa tổ lá xa cành,rồi thề non hẹn biển... Mặc dù phải nghe toàn điều lừa đảo nhưng em vẫn một mực nín nhịn, quyết không làm lộ trận địa của ta. Sau đóđến màn ôm ấp, vuốt ve, hôn hít, rồi đòi hỏi này nọ... Mặc dù bản thân cũng rất bị kích động, em vẫn quyết không làm lộ trận địa.Nhưng đến lúc anh "dân địa phương" dở con dao nhíp ra và định khắc tên chị "dân địa phương" vào... mông em thì em không thể chịu đựng thêm được nữa...

(HAIHUOC.com) Một cặp vợ chồng đã sống với nhau trên hai mươi năm. Thời gian gần đây mỗi tối lên giường, trước lúc tắt đèn người chồng hôn vợ và nói:
- Chúc em ngủ ngon, mẹ của ba đứa trẻ.
Rồi anh ta xoay người lăn ra ngủ.
Người vợ cảm thấy nhàm chán với câu chúc mỗi đêm. Nhiều đêm suy nghĩ, tìm cách thay đổi thói quen ấy của chồng. Một đêm, bà đánh thức chồng dậy vào giữa khuya, ít phút sau, người chồng hôn vợ và thì thầm:
- Chúc em ngủ ngon, mẹ của ba đứa trẻ.
Người vợ đáp lại:
- Chúc anh ngủ ngon, cha của hai đứa trẻ.

(HAIHUOC.com) Một anh nông dân Pháp đưa vợ lên thủ đô Paris chơi. Trong khi vợ thuê khách sạn và cất vali, anh đi dạo. Một cô gái điếm tiến lại:
- Anh yêu, có đi với em không?
- Bao nhiêu?
- Một trăm Franc!
- Đắt quá!
- Thích rẻ thì đi mà tìm người khác , Nói rồi, cô gái điếm bỏ đi.
Đến khuya, cô gái điếm quay lại, gặp anh nông dân đang khoác tay vợ mình đi dạo quanh khách sạn. Cô gái điếm liền nói:
- Thấy chưa, đã bảo mà! Tiền nào của ấy!

(CUOI.VN) Trên 1 chuyến máy bay. phi công thông báo phải bỏ tất cả các vật không cần thiết vì máy bay quá tải.Trước tiên 1 người Mĩ thả 1 vali xuống ,anh người Nhật hỏi là cái gì. Anh Mĩ trả lời :"Ðô la dó ,nước tui có mà đầy."Tiếp theo anh Nhật thả một cái bao xuống.Anh Mĩ hỏi cái gì.Anh Nhật trả lời :"kim cương dó nước tui có mà đầy" Anh người Việt Nam thấy thế sẵn chân đạp luôn hai anh Mĩ và Nhật xuống.Anh người I Rắc(lòng nghĩ thầm "Binlađen tập 2 à?") hỏi tại sao.Anh Việt Nam trả lời :"Mấy thằng ba xạo dó,nước tui có đầy.

Có một vị sư một lần lên xe buýt “chẳng may” ngồi cạnh một em chân đã dài mà nhà lại nghèo. Sau một hồi trêu trọc nhà sư, cô gái hỏi: - Bạch thầy, giữa hai chân thầy có cái gì ạ. Nhà sư nghĩ mình đi tu thi chỉ dùng có mỗi một chức năng nên có cũng như chết rồi. Nghĩ vậy nhà sư trả lời cô gái: - Giữa hai chân ta có một xác chết Cô cười bảo: - Thế thì giữa hai chân em cũng có…… Nhà sư tò mò???? - Có cái gì cơ? Cô gái: - Thế mà cũng hỏi, có cái quan tài chứ cái gì nữa ---> mô phật, đến đốt chùa với con gái bi giờ mất

(HAIHUOC.com) Sếp trách thư ký:
- Bức thư anh đọc rõ ràng thế mà em đánh sai đến hàng trăm lỗi chính tả.
- Vâng, sếp đọc thì rất rõ, nhưng mà... nhột quá em không thể tập trung được.
- Sao mà nhột?
- Dạ, hình như sáng nay sếp... quên cạo râu.

(HAIHUOC.com) Đọc xong quyết định bổ nhiệm, giám đốc công ty dắt tay một thanh niên trẻ ra trước hội trường:
- Thưa các đồng chí, đây là tân phó giám đốc công ty - một thanh niên rất có triển vọng. Anh ấy đã phấn đấu rất tốt,vào đây như một người thợ bình thường. Sau hai tháng đã có tay nghề chuyên môn giỏi, được đi học, được giao nhiệm vụ quản lý và đã thăng tiến rất nhanh.
Nói rồi sếp quay sang chàng thanh niên:
- Có phải thế không?
- Thưa bố, vâng ạ!

(HAIHUOC.com) Vợ: "Anh nói lấy nhau xong anh sẽ hân hoan đưa em đi du lịch thế giới. Tại sao đến giờ vẫn chưa nhúc nhích?"
Chồng: "Bởi vì cho đến tận bây giờ, anh vẫn chưa cảm thấy hân hoan!"

(HAIHUOC.com) Một anh chàng kia sau khi chết bị dẫn xuống âm phủ. Quỷ sứ thôngbáo rằng chúng sẽ dẫn tội nhân xem ba hình phạt khác nhau và phải chọn một. Phòng thứ nhất, tội nhân bị tra tấn trong vạc dầu. Phòngthứ hai, tội nhân bị thiêu đốt trên ngọn lửa hừng hực. Quá sợ, anh ta xin cho sang phòng cuối cùng. Tại đây anh ta thấy một bệnh nhân già lụ khụ, bị AIDS giai đoạn cuối người lở loét, nằm thở khò khè trên giường. Ông này đang được một cô gái trẻ trung, xinh đẹp ôm ấp, vuốt ve và hôn lên những vết thương nhiễm trùng... Anh ta mừng quýnh vội xin vào phòng này. Tên quỷ liền dẫn ngay anh ta vào và nói với cô gái:
- Con kia ra mau, có người đến thay mày rồi !

(HAIHUOC.com) Trong công viên, một người phụ nữ trung niên ngồi nghỉ trên ghế đá. Một người đàn ông đứng tuổi ngồi xuống bên cạnh:
- Xin lỗi, chẳng hay bà có phải là nhân viên văn phòng?
Người phụ nữ ngạc nhiên:
- Đúng thế! Sao ông đoán được?
- Nhìn cái mặt đần đần.
Người phụ nữ tức giận:
- Mặt ông đần thì có!
Người đàn ông buồn rầu:
- Thì tôi cũng là nhân viên văn phòng.



Chồng: "Ví tiền của anh bị kẻ trộm khoắng mắt rồi!"
Vợ: "Anh không cảm thấy có bàn tay thò vào túi anh sao?"
Chồng: "Anh biết chứ, nhưng anh tưởng đó là tay em!"

(HAIHUOC.com) Bạn có biết Triết học là gì không, tôi xin giải thích "Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận” (thấy chưa, dễ hiểu quá đi, đừng nói triết học khó nữa nhá).

(HAIHUOC.com) Ba cô thư ký trò chuyện với nhau về việc mình đã chơi khăm sếp như thế nào. Cô thứ nhất: - Một hôm tớ dùng băng dính dán hết các ngăn kéo của sếp lại. Thế là khi cần mở ngăn kéo, sếp bực tức quát um cả lên. Cô thứ hai: - Một lần lục trong ngăn kéo của sếp có mấy bọc bao cao su, tớ liền lấy kim chọc thủng tất cả, xong để lại nguyên trong ngăn kéo cho sếp. Cô thứ ba nghe đến đây mặt tái mét, không nói được gì và ngất xỉu
 
T

thanhdatkien

(HAIHUOC.com) Tại sao tôi không bỏ được bia, rượu ? Đã rất nhiều lần tôi muốn bỏ rượu và bia, nhưng tôi lại cảm thấy xấu hổ. Mỗi lần nhìn ly bia, tôi lại nghĩ về những người công nhân cực khổ đã làm ra nó . Họ đều có vợ con phải chăm sóc, con cái họ đều có những giấc mơ phải thực hiện . Nếu tôi không uống, có thể họ sẽ mất việc và những giấc mơ của con họ sẽ mãi tan biến. Tôi không thể ích kỷ chỉ lo cho sức khỏe của mình. Tôi uống để biến giấc mơ của rất nhiều người thành sự thật. Đừng vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến những ngườii khác...Nào cạn ly... zo.....zo.:))

(HAIHUOC.com) Ông lão có 3 người con trai,tên là Dũng,Hải và Hoàng. Nghe nói trong tủ sắt của ổng có mấy chục cây vàng. Một hôm tự nhiên ổng chít ^^.Trước khi ngủm,ông lão còn kịp lấy máu vẽ lên sàn nhà 1 quả đồi và 1 đừơng thẳng. Đố bạn,ai là thủ phạm ?????? >>>> câu trả lời >>>>cái đồi + với đường thẳng => đồi thẳng => đồi ko cong => là còng ko đôi => còng ko hai => hài ko cong => hài thẳng => thằng Hải bó tay chưa?

(HAIHUOC.com) Cô giáo hỏi: Cái gì treo trên tường mà hình vuông? H/s: Thưa cô cái đồng hồ. Cô giáo: Sai, bức tranh, nhưng cô thích cách suy nghĩ của em. Cô giáo:Thế cái gì trong nhà mà có 4 chân? H/s: thưa cô ,cái bàn. Cô giáo :Sai, ý cô là cái ghế, nhưng cô thích cách suy nghĩ của em? H/s :Thưa cô em có một câu hỏi " cái gì hình trụ dài, đầu đỏ, để trong quần của người đàn ông, thỉnh thoảng họ mang ra dùng?" Bốp, bốp, bốp..cô giáo tát H/s 3 cái.... Cô cấm em không được hỗn... Dù rất đau H/s vẫn tươi cười, thưa cô: đó là que diêm..nhưng em thích cách suy nghĩ cua co

(HAIHUOC.com) Có một người tên Vui qua đời, cả gia đình đi sau quan tài để đưa ra nghĩa trang và cùng gào lên trong nước mắt VUI ƠI LÀ VUI...

(HAIHUOC.com) Cuộc đời của con gái: 1. 8 tuổi như thể dục dụng cụ: chẳng thằng con trai nào để í tới 2. 18 tuổi như bóng đá: 22 thằng hùng hục tranh nhau 1 quả bóng. 3. 28 tuổi như bóng rổ: tỉ lệ tranh bóng đã giảm xuống với 10 nguời 1 bóng. 4. 38 tuổi như bóng bàn: khi quả bóng bay đến, bạn cố hất nó sang bên đối phương. 5. 48 tuổi như bóng chày: bạn cố đánh quả bóng đi càng xa càng tốt. 6. Over 48, một câu trả lời đơn giản là Bi-da: mục tiêu lớn nhất là cho "xuống lỗ"

(HAIHUOC.com) Hai vợ chồng đang ở trong phòng ngủ, bỗng đứa con nhỏ tông cửa chạy vào thấy người mẹ đang ngồi trên bụng cha nhún nhảy. Lát sau người mẹ ra giải thích với con: -“ Bé có thấy bụng của ba bự ghê không? Cho nên khi nãy mẹ phải lên ngồi trên bụng của ba nhảy để cho bụng ba xẹp xuống bớt.” -“ Vô ích thôi mẹ ơi. Vì những khi mẹ đi vắng thì cô hàng xóm lại qua quì gối dưới đất để mà thổi cho bụng của ba bự lại

(HAIHUOC.com) Người đàn ông đứng giữa quảng trường và gào lên "Tổng thống là thằng ngu" và sau đó dĩ nhiên anh ta bị bắt, mọi người nghĩ rằng anh ta sẽ bị xử 2 năm tù vì tội "sỉ nhục quốc thể" cuối cùng anh ta bị xử tử hình vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia" :))

(HAIHUOC.com) Một anh chàng ngồi một mình trong góc quán rượu, uống tì tì suốt ba giờ liền. Đột nhiên, anh ta nhảy dựng lên và gào to cho cả quán cùng nghe : " Tất cả bọn luật sư đều là đồ chăn lừa". Anh ta ngồi xuống và định dốc hết chỗ rượu còn lại thì một anh chàng to cao vạm vỡ tiến đến gần rồi chẳng nói chẳng rằng đấm cho anh ta một trận túi bụi cho đến khi anh ta chỉ còn là một đống bùi nhùi. Một người phục vụ liền hỏi anh chàng cao to : - Tôi đoán ông là một luật sư? - Không - anh ta trả lời - Tôi là một người chăn lừa.

(HAIHUOC.com) Hôm nọ, mình uống bia với bạn ,nhưng uống không nhiều, trên đường về mình nghĩ được một ý tưởng... Về đến nhà, mình giả vờ say, vợ chưa bao giờ thấy mình say tệ như thế, chạy ra đỡ mình. Mình vả cho cô ấy một cái (nhẹ thôi, nhưng cũng đủ đỏ má) và đẩy ra, quát: "Cô là đứa nào, ngòai vợ tôi ra, chưa có đứa con gái nào đụng được vào người tôi nghe chưa". Và mình lỉnh luôn vào buồng lăn ra ngủ, sau dậy ăn cơm. Lạ lắm, thấy mình dậy, vợ ngoan ngoãn dọn cơm, lấy ghế ngồi ngắm mình ăn mà mặt lại rạng rỡ lạ, lại còn tủm tỉm cười. Hic, mình thì trả thù được mà vợ mình lại sướng

(HAIHUOC.com) Yêu là khi mắt bạn tìm nhau trong đám đông. Đam mê là khi môi bạn tìm nhau trong đám đông. Cưới là khi bạn đôn đáo tìm con mình trong đám đông. Yêu là khi bạn chia hết những gì bạn có. Đam mê là khi bạn lấy hết những gì họ có. Cưới là khi ngân hàng quản lý hết những gì bạn có. Yêu là khi bạn gọi điện thoại chỉ để chào nhau một câu. Đam mê là khi bạn gọi điện thoại để hẹn nhau vào khách sạn. Cưới là khi bạn gọi nhau chỉ để kiểm tra nhau. Yêu là khi bạn ngồi viết thư tình. Đam mê là khi bạn chỉ muốn viết thật nhanh số điện thoại của mình. Cưới là khi tất cả những gì bạn viết chỉ là ho

(HAIHUOC.com) Em à, đã bao đêm anh nằm khóc một mình trong đau khổ vì đã không nói ra 3 chữ ấy. Anh biết là anh đã sai khi không bày tỏ với em. Và anh cũng biết là nếu anh không nói thì sau này sẽ càng hối hận. Vì hết tháng này là chúng ta đã không còn bên nhau nữa. Em lên xe hoa về nhà người, anh lang thang nơi đất khách. Anh rất buồn vì điều ấy. Nên hôm nay, anh sẽ nói ra điều này, anh không cần em trả lời ngay đâu, chỉ cần em nghe anh nói thôi. 3 chữ đó là: Trả anh tiền!

(HAIHUOC.com) Xe đang trên đường ra sân bay, người khách Nhật Bản nhìn thấy một chiếc xe vọt qua, ông ta thích thú thốt lên: - Ooh... TOYOTA! Made in Japan! Very fast! Một lúc sau lại có một chiếc xe khác phóng qua, ông khách lại reo to: - Ooh... Nissan! Made in Japan! Very fast! Người lái xe bắt đầu cảm thấy bực mình, chưa kịp có ý kiến gì thì lại nghe thấy ông khách Nhật Bạn hãnh diện reo: - Ooh... Misubishi! Made in Japan! Very fast!... Đến sân bay, người khách xuống xe trả tiền taxi, người lái taxi nói: 200 USD - Ooh... Very expensive!!! This is a short distance! Người lái xe thản nhiên chỉ vào đồng hồ tính km và nói: - Made in VN! Very fast!... =))

(HAIHUOC.com) Cô gái đứng trước, ông già đứng sau, cả hai đang chăm chú xem phim ngoài bãi làng. Một thanh niên đứng cạnh thò tay vỗ vào mông cô gái. - Ông làm gì thế? cô gái quay sang hỏi ông già - Tôi làm tổ trưởng tổ phụ lão. Ông già trả lời Cô gái quay lại xem phim. Anh thanh niên lại vỗ nhẹ cái nữa. - Ông già rồi, thôi việc ấy đi được rồi. - Đúng thế, tôi muốn lắm rồi mà họ vẫn chưa cho. Cô gái lại quay lên xem phim. Anh thanh niên lại vỗ vào mông cô gái cái nữa. - Nếu ông còn tiếp tục, tôi sẽ đi báo chính quyền. - Thế còn gì bằng, tôi làm việc đó hoàn toàn ngoài ý muốn ! =)) =))

(HAIHUOC.com) Ông Việt Nam đụng phải ông người Tây, ông VN (mới biết tiếng Anh): I’m sorry, ông tây cũng lịch sự: I’m sorry too, ông VN nghe xong vội vàng: I’m sorry three, ông Tây nghe thấy lạ quá hỏi: What are you sorry for, ông VN làm luôn: I’m sorry five. Ông người tây bực mình: Oh shit!!! Ông VN hết hồn: Oh seven!!! =)) =))

(HAIHUOC.com) Giờ họcđầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính. - Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó. Vova: - Còn theo em, đó là cái mông! Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học: - Thưa đồng chí hiệu trưởng, Vova là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học ........ Hiệu trưởng: - Hỗn láo, hỗn láo quá!, Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này =))
 
T

thanhdatkien

Hiểu chết liền!
Do thấy vách nhà chung cư quá mỏng nên vừa cưới xong là một đôi vợ chồng son thoả thuận với nhau
Do thấy vách nhà chung cư quá mỏng nên vừa cưới xong là một đôi vợ chồng son thoả thuận với nhau:

– Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, anh tính soạn một bộ tự điển nho nhỏ gồm những từ mà chỉ vợ chồng mình mới hiểu, chẳng hạn nếu em muốn rủ anh... tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả”...

– Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé! Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng”...

– Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn “từ chức”, “miễn nhiệm”, chứ đừng dùng từ “ly hôn” hay “ly dị”, nghe buồn lắm!

– Anh của em thông minh quá! Thế là từ nay mình có thể thoải mái bàn chuyện “làm ăn” mà không sợ mắc cỡ với láng giềng!

Một đêm nọ của mười năm sau, cả lô chung cư thức giấc vì đôi vợ chồng này to tiếng kịch liệt với nhau:

– Đã bảo giảm “lạm phát”, qua thời “khủng hoảng” mà cứ rủ “làm ăn” thì ông mở miệng than “mất khả năng chi trả”, là sao? Là sao? Giải trình ngay!

– Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết “làm ăn”...

– Á! Ra là ông có “đầu tư ngoài ngành”! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!

– Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không “đầu tư ngoài ngành” đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó... ức chế lắm!

– Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng “đầu tư ngoài ngành” chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, bao giờ ôm về một cục nợ chà bá đây? Phen này tôi cho ông “miễn nhiệm” nhé!

– Bà có gan thì cứ miễn! Thằng này thà chết chứ không “từ chức”!
 
T

thanhdatkien

Đó không phải là đôi giày của người chạy nhanh nhất hành tinh, hay đôi giày của danh thủ điển trai Cristiano Ronaldo. Một đôi giày tây bình thường của một phóng viên Iraq bỗng chốc đắt giá vì đã gây xìcăngđan hiếm có.
Tổng thống Bush né chiếc giày, nhanh chóng trấn tĩnh mọi người trong phòng họp báo và sau đó được nhân viên an ninh che chắn - Ảnh: Reuters
Ngày 17-12, tờ Daily Mail cho biết đã có đề nghị lên tới 10 triệu USD để mua lại một trong hai chiếc giày mà nhà báo người Iraq Muntazer al-Zaidi đã ném vào Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo tại Baghdad ngày 14-12. Đề nghị gây sốc trên là từ một triệu phú ở Saudi Arabia. Trước đó ông Adnan Hamad, cựu HLV đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq, ngỏ ý mua lại chúng với giá 100.000 USD.
“Đôi giày số 1”
Đề nghị là thế nhưng thật ra đến giờ người ta vẫn chưa rõ đôi giày đen đó đang ở đâu? Một giả thiết nói có thể chúng đã bị an ninh Iraq tịch thu, nhưng nguồn tin khác nói có thể các nhân viên an ninh người Mỹ đã mang đi làm... kỷ niệm. Tuy nhiên, nếu mọi việc bị đưa ra tòa và nhà báo 28 tuổi bị cáo buộc có tội, anh ta có quyền đòi lại đôi giày đang được giới truyền thông gọi là “đôi giày số 1” này.
Vụ việc xảy ra nhanh nhưng được ghi lại đầy đủ hình ảnh vì diễn ra trong một cuộc họp báo. Nhân chuyến viếng thăm đột xuất Baghdad như một cách từ biệt trước khi hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ George Bush họp báo với thủ tướng Iraq Nouri Al-Maliki. Trong buổi đó, nhà báo truyền hình Al-Zaidi bất thình lình ném lần lượt hai chiếc giày về phía ông Bush, nhưng ông đã kịp cúi người tránh khỏi. Ném giày vào người khác là một biểu tượng sỉ nhục rất nặng nề của thế giới Ả Rập.
Tổng thống Mỹ cũng trấn tĩnh rất nhanh. Ông điềm nhiên tiếp tục bài phát biểu sau khi Al-Zaidi bị an ninh đưa khỏi phòng họp. Chỉ có thư ký báo chí của ông, bà Dana Perino, đã bị một chiếc microphone va vào làm bầm mắt khi nhân viên an ninh nhào lên bắt kẻ gây rối! Reuters kể lại rằng Al-Zaidi vừa ném chiếc giày đầu vừa hét to bằng tiếng Ả Rập: “Đây là lời chào tạm biệt từ người dân Iraq...!” kèm theo lời chửi.
Báo Nga Newsru dẫn lời báo chí Iraq nói hiện Al-Zaidi đang được điều trị ở Bệnh viện Ibn Sin vì gãy tay và xương sườn do bị các nhân viên an ninh người Iraq “chăm sóc” hơi kỹ. Báo chí Iraq cũng nói Bộ Ngoại giao Mỹ không biết gì về vụ đánh đập Al-Zaidi, nhưng sẵn sàng lên án “việc sử dụng bạo lực thái quá”. Báo chí phương Tây cũng tự hỏi không biết Al-Zaidi có bị buộc tội vì vô tình gây thương tích cho trợ lý báo chí của Tổng thống Bush Dana Perino hay không.
Trở thành người hùng


Người dân Iraq ở Mosul biểu tình hôm 16-12 đòi trả tự do cho Al-Zaidi - Ảnh: Reuters
Al-Zaidi hiện có thể bị buộc tội xúc phạm nhà lãnh đạo nước ngoài và thủ tướng Iraq, kèm theo một hình phạt tối đa lên tới bảy năm tù giam. Nhưng số người ủng hộ việc trả tự do cho anh ngày càng đông hơn. Ở Iraq, thành phố Nasiriyah đông người Shiite, lẫn thành phố Fallujah, nơi sinh sống của người Sunni, đều biểu tình đòi thả Al-Zaidi. Sự ủng hộ dành cho anh còn lan ra khắp vùng Trung Đông. Ở Beirut (Libăng), Ibrahim Mousawi, một nhà báo, nói với Daily Mail: “Đó là câu chuyện của cả thành phố lúc này. Mọi người đều tự hào về anh ấy và nói rằng anh ấy làm điều đó là thay mặt cho chúng tôi”.
Thậm chí AP cho biết Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela bình luận: “Al-Zaidi hành động vì nhân dân Iraq”. Ông Chavez nói không ủng hộ việc ném giày vào người khác, nhưng khen ngợi Al-Zaidi là “hết sức can đảm”: “Mọi người nên nhớ rằng ông Bush không ném giày vào người dân Iraq mà là bom đạn, cái chết và sự hủy diệt”.
Ngay cả báo chí ở Mỹ cũng không bỏ qua sự kiện “giày bay Baghdad”. Ngày 16-12, tờ New York Times đăng một bài viết dài nói về Al-Zaidi như một người hùng của thế giới Ả Rập, một biểu tượng đoàn kết của Iraq. Ngoài ra, NYT còn cho đăng một bức thư của độc giả Chris Despopoulos sống tại New York viết rằng: “Nếu Tổng thống Bush là người quân tử, nếu ông thật sự quan tâm tới dân chủ và nếu ông thật lòng tôn trọng người dân Iraq, ông sẽ ngay lập tức yêu cầu thả nhà báo đã xúc phạm ông”.
Trong khi đó, Tổng thống Bush đã gọi hành động của Al-Zaidi là “kỳ lạ, một cách thức tự khẳng định thú vị”. Trả lời CNN về sự cố vừa qua, ông nói: “Tôi không giận hờn gì hệ thống này cả. Tôi cho rằng ở Iraq đang xuất hiện một xã hội tự do, và xã hội tự do cần cho hòa bình và an ninh của chúng ta”.
Chiếc giày của Al-Zaidi rõ ràng đã “làm nên lịch sử” khi sáng 16-12, theo tường thuật của RIA Novosti, thư ký báo chí Nhà Trắng bà Dana Perino đã mở đầu cuộc họp báo bằng câu đùa: “Việc cởi và giao nộp giày trước khi vào phòng họp sẽ bắt đầu ngày mai”. Dưới mắt phải bà vẫn còn vết bầm của sự cố hôm trước.
HẢI MINH (Theo Reuters, NYT, AP)

Ăn theo “giày bay”
Hơn 100 luật sư trên toàn thế giới, bao gồm cả người đã bào chữa cho cố tổng thống Iraq Saddam Hussein, cho biết sẵn sàng đứng ra bào chữa miễn phí cho nhà báo Al-Zaidi. Còn đài truyền hình Libăng New Television đã đề nghị một công việc mới với Al-Zaidi mà nếu anh chấp nhận, đài truyền hình sẽ trả lương cho Al-Zaidi ngay từ thời điểm chiếc giày đầu tiên được ném đi.
Những chuyện ít nghiêm túc hơn cũng có. Ngày 17-12, tờ Daily Star của Libăng còn cho biết một tờ báo ở Ai Cập đã cho đăng bức biếm họa với lá quốc kỳ Mỹ, trong đó 50 ngôi sao được thay bằng một chiếc giày.
Trong khi nhiều địa chỉ Internet ngay lập tức khai thác sự kiện chiếc giày ở Baghdad bằng những trò chơi trực tuyến, trong đó người chơi cầm một chiếc giày ném thẳng vào mặt tổng thống nước Mỹ trong thời gian 30 giây, còn thủ tướng Iraq thì nấp dưới gầm bàn (www.sockandawe.com) hoặc ở địa chỉ http://www.t-enterprise.co.uk/flashgame/, người chơi vừa bắn vào ông Bush vừa nhìn một chiếc giày da bay về phía tổng thống Mỹ.
 
T

thanhdatkien

Thuỷ hoả lại phân tranh











hần lửa tình cờ gặp thần nước trên mạng, cả hai liền chat với nhau:
Thần lửa tình cờ gặp thần nước trên mạng, cả hai liền chat với nhau:


Đập thuỷ điện Sông Tranh. Ảnh: Phạm Anh
– Chào bác, lâu ngày không gặp. Em với bác cứ như chó với mèo, nhưng giờ thì đã rõ ai hơn ai rồi nhé!

– Chú có gì mà tự tin thế?

– Hehe, chứ bộ bác không nghe hai năm qua xảy ra hàng loạt vụ cháy xe?

– Sao lại không. Trong hai năm 2010 và 2011 có đến 324 vụ, riêng ba tháng đầu năm nay, đã xảy ra 65 vụ. Dù có bốn bộ là Giao thông vận tải, Công an, Công thương và Khoa học và công nghệ phối hợp truy tìm nhưng đến giờ vẫn chưa rõ vì sao mà cháy!

– Bác không biết hay vờ không biết? Cháy xe chính là do... lửa! Coi như em ghi điểm 1-0 rồi nhé. Trong khi đó, bác có gì để tỏ rõ sức mạnh với loài người nào?

– Chú em đúng là cứ ào ào như... cháy nhà tới nơi. Nghe ta hỏi nè: từ khi cha sanh mẹ đẻ đến giờ, khắp đông tây kim cổ chú em có nghe nói đập thuỷ điện nào bằng bêtông mà nước dễ dàng thấm qua chưa?

– Vô lý! Đập bêtông ngăn nước chứ có phải cái lược... càphê đâu mà để nước thấm qua?

– Thế mà có đó, chính là đập thuỷ điện Sông Tranh! Nhà chức trách đã khẳng định đập không nứt, mà nước chỉ thấm qua bêtông!

– Lẽ nào? Cái đập đó giá đến hơn 5.000 tỉ đồng, đâu phải đồ dỏm?

– Hehe, thế đủ biết phong độ của thần nước này còn mạnh lắm nhé! Chú em cứ rình mò rồi thấy con người sơ hở thì đốt một phát cho cháy xe, chứ thần nước này đâu thèm đánh lẻ như thế! Hãy tưởng tượng đến lúc 700 triệu tấn nước của ta ào qua chỗ vỡ! Chịu thua chưa?

– Bái phục bái phục!
 
T

thanhdatkien

Cánh đàn ông chúng mình
Vợ tôi ấy mà, cô ấy là chúa hay ghen!
Một lần, tôi đi làm vừa về tới nhà, cô hỏi ngay :
- Hồi sáng anh chở ai đi phố vậy?
- Hồi nào? - Tôi giật mình hỏi lại.
- Hồi sáng chớ hồi nào!
Tôi gõ tay lên trán :
- À, à, để anh nhớ coi. Hồi sáng hình như anh có chở thằng bạn đi mua sách.
- Không có hình như gì cả. Hồi sáng anh chở một cô gái. Ai vậy?
Tôi gật gù như một nhà hiền triết :
- Cô gái hả? Ừ, ừ, có. Cô bạn cùng cơ quan với anh ấy mà. Anh chở cô ta lên ủy ban để chứng giấy tờ cho cơ quan. Ối giào, em để ý làm gì ba cái chuyện lặt vặt đó...
Tôi thở dài một cái, phẩy tay và đi vào phòng thay đồ ra cái điều chuyện không có gì đáng nói.
Ít bữa sau, vợ tôi lại nói :
- Cô gái hôm trước không phải ở cơ quan anh.
Tôi giật bắn người. Chà, thế là đã có một màn điều tra trò rồi! Lập tức tôi nhíu mày :
- Anh có nói cô ta làm chung với anh hồi nào đâu?
- Thôi, anh đừng có chối!
Tôi ngơ ngác :
- Thật mà! Chắc là em nghe nhầm hay sao ấy! Cơ quan cô ấy đóng ở gần chỗ anh. Sẵn anh đi công tác, cổ quá giang lên ủy ban. Trời, ba cái chuyện linh tinh...
Tôi lại thở dài, phẩy tay chán ngán.
Một tuần sau, tôi lại bị vợ khảo :
- Hôm nay anh lại đi với cô nào đấy?
Tôi nhún vai :
- Thì cô bữa trước chứ cô nào. Hôm nay cô ta lại quá giang lên quỹ tiết kiệm. Sao em cứ thắc mắc làm gì mấy cái chuyện đó cho mệt óc!
Vợ tôi hình như rất thích mệt óc, cô ta mím môi lại :
- Ai đừng qua mặt tôi. Cô này không phải là cô hôm trước. Cô này để tóc ngắn.
Tôi gật đầu một cách mau mắn :
- Ðúng rồi! Hôm trước cô ấy để tóc dài nhưng gần đây lại cắt tóc ngắn.
- Nhưng không phải chỉ mái tóc. Mặt cô này gầy hơn cô kia.
Một lần nữa, tôi xác nhận :
- Ðúng, cô ấy mới ốm dậy mà!
- Nhưng cô này cao hơn! - Vợ tôi khăng khăng.
- Vì hôm nay cô ta đi guốc cao gót.
- Anh đừng nói láo! - Vợ tôi hét lên - Em thấy cô ta mang dép rõ ràng, đôi dép thấp tè tè.
Tôi khoát tay :
- Có thể là anh nhầm. Ðể ngày mai anh hỏi lại xem cô ấy mang guốc hay là mang dép, anh sẽ trả lời em sau.
- Không có sau trước gì cả. Anh trả lời ngay bây giờ đi! Cô ấy là cô nào?
Nếu các bạn ở vào địa vị tôi thì các bạn sẽ không thể nào giữ bình tĩnh nổi. Tôi cũng vậy, tôi nổi sùng gắt :
- Nè, cô đừng có ăn nói với tôi bằng cái giọng đó. Ai cho phép cô tra khảo, hoạnh họe tôi? Cô có biết tôn trọng tự do của người khác không?
Mặt vợ tôi méo xệch, giọng lạc hẳn đi :
- Nhưng tôi là vợ anh. Tôi có quyền...
Tôi cắt ngang cái quyền gì đó của cô ta :
- Không có quyền hành gì ở đây hết! Chẳng lẽ sau khi có vợ, tôi không được phép có bạn gái hay sao? Tôi nhấn mạnh: bạn chỉ là bạn thôi! Em đừng lo. Anh biết anh phải làm gì để xứng đáng với em.
Nghe cái giọng đàng hoàng, đứng đắn của tôi, vợ tôi chừng như bớt lo thật. Cô ta nhỏ nhẹ :
- Thì em chỉ hỏi cho biết vậy thôi. Em đâu có cấm anh bạn bè, nhưng anh đừng có nói dối em. Như hôm trước anh bảo cái cô đó là cùng cơ quan...
- Thì anh đã bảo là em nghe nhầm kia mà! Anh đâu có dối em khi nào. Em nên bỏ cái tật ghen tuông đó đi. Ghen tuông chính là người bạn đường phản trắc của tình yêu. Em có nghe câu nói đó không? Em yêu anh thì em hãy tin anh.
Vợ tôi xem chừng ân hận. Cô ta xúc động vùi đầu vào bộ ngực lép xẹp của tôi. Từ lồng ngực, tôi nghe có tiếng nói: “Em tin anh”.
Thế đấy các bạn! Hừ, tôi đã bảo mà, cái bọn đàn bà là chúa ghen. Thật chả ra làm sao! Cánh đàn ông chúng ta thì thèm vào ghen với tuông! Ghen tuông là những tình cảm hoàn toàn xa lạ với chúng ta.
 
T

thanhdatkien

Bỗng tôi chợt nhớ ra một điều và lạnh toát cả người. Tôi cố gắng nắm hai vai vợ thật là nhẹ nhàng và đẩy ra. Tôi nhìn sâu vào mắt cô ta và hỏi dịu dàng, thật dịu dàng :
- Chiều hôm qua em về thăm ngoại phải không?
- Vâng, em đã nói trước với anh rồi mà!
- Ừ, thì nói trước, anh có nói gì đâu! Nhưng em đi bằng xe buýt chứ?
Vợ tôi tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn trả lời :
- Thì xe buýt!
- Xe buýt chắc chật chội lắm hả em?
Vợ tôi rõ ràng không hiểu tôi định dẫn dắt câu chuyện đi đến đâu, cô ta vẫn thật thà đáp :
- Vâng, xe đông người lắm.
- Thế khi về, xe có đông không?
Vợ tôi cúi đầu :
- Không, khi về em không đi xe buýt.
Hà hà, khi phạm tội, người ta thường cúi đầu, không dám ngẩn mặt lên. Tôi tiếp tục hỏi môi nhếch một nụ cười hiểm độc :
- Thế chắc em đi xe lam?
- Không, em đi xe đạp.
- Em mượn xe của ngoại à?
Vợ tôi lắc đầu :
- Ðâu có! Anh Luyến chở em về.
Tốt lắm, khá thành thật! Nhưng dù sao cũng lòi đuôi rồi. Tôi xốc lại cổ áo, đổi giọng :
- May mà cô nói thật. Nếu cô không nói thì tôi cũng thừa biết. Hôm qua tôi đã thấy hết rồi. Bây giờ cô hãy cho tôi biết, cái thằng cha Luyến ấy là ai? Hắn quen cô ở đâu và từ hồi nào? Ðã chở nhau đi chơi cả thảy bao nhiêu lần rồi? Phải khai cho trung thực, không được giấu nửa câu!
- Ơ, cái anh này lạ chưa! - Vợ tôi la lên - Anh Luyến mà anh không biết hả? Con cậu Tư đó! Lại dám gọi anh Luyến là thằng cha nữa, anh ăn nói nghe buồn cười chưa!
Tôi bán tín bán nghi, nhíu mày suy nghĩ :
- Anh Luyến nào? Con cậu Tư sao anh không biết?
Vợ tôi reo lên :
- À, phải rồi! Anh Luyến đi nghĩa vụ quân sự mấy năm nay, hèn gì mà anh không biết!
Tôi nhìn thẳng bào mặt vợ tôi, thăm dò, y hệt như những nhà khoa học đang nghiên cứu những chỗ lõm trên mặt trăng. Khuôn mặt cô ta rất thành thật, không có một dấu hiệu nào chứng tỏ sự sa sút về đạo đức. Nhưng dù sao cũng không nên xem mặt mà bắt hình dong. Tôi lạnh lùng :
- Luyến láy gì đó tôi không cần biết. Nhưng đã là phụ nữ có chồng thì không được đi với bất kỳ người con trai nào.
- Nhưng đây là con cậu Tư mà!
- Con cậu Tư hay không phải con cậu Tư làm sao tôi biết được!
Vợ tôi nhăn mặt :
- Nếu anh không tin thì ngày mai ghé ngoại! Gặp ảnh, anh sẽ biết liền!
Tôi nhún vai :
- Không cần! Tôi không phải là đứa ghen tuông bậy bạ, hở một tí là đi xác minh lý lịch người ta. Mà dù có đi với con cậu Tư đi nữa thì cô cũng phải báo cáo trước với tôi chứ không được tự tung tự tác như thế. Ðã là con gái có chồng thì phải tỏ ra đứng đắn, giữ ý giữ tứ với thiên hạ.
Nói một hơi hả dạ, tôi quay lưng đi thẳng một mạch, tiếng giày gõ côm cốp xuống nền nhà, mặc cho vợ tôi khóc tức tưởi sau lưng. Hừ, khóc với chả khóc!
Thế đấy các bạn! Các bà các cô đúng là lộn xộn, đi đứng linh tinh! có chồng có con rồi mà ra đường còn dám đi với người khác, không sợ thiên hạ dị nghị. Con cậu Tư hay không con cậu Tư, ai người ta biết cho! Hừ, nói hoài mà chẳng chịu bỏ vào tai điều hay lẽ phải. Thật chả bì với cánh đàn ông chúng mình! Cánh đàn ông chúng mình thì... thì... thì...
 
T

thanhdatkien

Bèo giạt
Chân ước chân ráo vừa từ trại tị nạn Hồng Kông đến Hoa kỳ, nhờ một người bạn cũ giới thiệu, Tùng xin được một chân xếp sách tại thư viện đại học Stanford, Tùng bắt tay vào việc thuê chỗ ở. Căn nhà Tùng mới thuê nằm ở tầng thứ hai của cư xá Pinewood trong vùng Oakland cách khu đại học Berkeley tám dặm về phía nam. Bà chủ nhà là một người Mỹ gốc Nhật, sinh đẻ tại Mỹ, có một cái tên khó nhớ, bà Mushu. Cư xá gồm một tầng trệt và hai tầng lầu, mỗi tầng có tám căn, bốn căn nhìn ra đường Coolidge, bốn căn trông ra một công viên cũ, mùa hè chỉ thấy chim, mùa thu chỉ thấy lá rụng, không thấy người đi dạo mát, ngay cả vào mùa hè nắng gắt. Tùng nghe người chung quanh đồn rằng công viên Clark có ma. Trước kia Clark là một công viên yêu thích của dân thành phố Oakland. Suốt năm, trừ những ngày mùa đông khá lạnh trong tháng giêng và tháng hai, lúc nào công viên cũng có bóng người, ríu rít tiếng trẻ nhỏ nô đùa và những cặp tình nhân sinh viên đại học Berkeley. Chồng bà Mushu, cũng sinh tại Mỹ, một thương gia thành công trong ngành địa ốc ở bang Washington. Đến tuổi nghỉ hưu ông bà Mushu chọn vùng vịnh của bang California khí hậu ôn hòa để tránh cái mưa dầm của vùng Seattle. Ông bà mua một biệt thự năm phòng nằm trên một ngọn đồi khuất sau những cây thông già cao vút vùng ranh giới Oakland và Berkeley nhìn ra vịnh San Francisco. Không lâu sau đó ông bà mua cư xá Pinewood cho thuê, nơi Tùng vừa dọn đến. Ông bà Mushu thích công viên Clark. Ổn định xong ông Mushu kiệt lực, và qua đời sau một cơn đau tim. Mùa hè năm 1967 sinh viên đại học Berkeley thường tụ tập nơi công viên Clark để hoạch định và xuất phát các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Một buổi sáng một cụ già thuê phòng ở tầng thứ hai mở cửa sổ nhìn ra công viên bỗng thấy xác hai thanh niên nam nữ trẻ tuổi treo lủng lẳng trên một cành thông lớn. Theo báo địa phương đó là Michael và Jane, hai sinh viên đại học Berkeley, lãnh tụ phong trào sinh viên phản chiến. Tin đồn lớn dần chung quanh cái chết của Michael và Jane. Họ chết vì tình? Cha của Michael là một đại tá không quân đang chiến đấu tại Việt Nam nghe tin con lãnh đạo phong trào phản chiến, ông cúp tiền học và cấp tốc ra lệnh Michael bỏ học trở về quê ở Detroit. Michael không muốn xa Jane, và hai người tự vận. Tin đồn khác từ giới phản chiến. Michael và Jane đã bị giết để dập tắt phong trào phản chiến. Rồi cũng có tin vào những buổi chiều âm u sương mù có người thấy hai bóng trắng tha thướt ẩn hiện trong công viên. Không một ai ở cư xá Pinewood xác nhận thấy bóng ma một lần, nhưng từ đó công viên Clark vắng bóng người.
Bà Mushu cũng từ đó bỗng đổi tính. Bà giao ngôi biệt thự trên đồi thông cho con gái trông coi, dọn về cư xá Pinewood. Bà lấy một phòng ở tầng hai góc trái trông ra công viên. Bà gắn một thang máy dùng riêng cho bà lên xuống. Cô Susan, con gái bà khi đến thăm cũng dùng các bậc tam cấp như những người thuê phòng. Ông John, một người cháu của bà cùng vợ và hai con ở một căn góc bên phải ở tầng trệt quản lý cư xá giúp bà. Ông John lo việc cho thuê tầng trệt, tầng ba và 4 căn tầng hai nhìn ra đường Coolidge và kế toán sổ sách. Bà Mushu dành việc đích thân cho thuê 3 phòng còn lại ở tầng hai trông ra công viên. Không ai hiểu lý do bà dành công việc đó. Không biết ông John có biết không, nhưng không ai hỏi và ông cũng chẳng hé răng. Ba căn phòng của bà Mushu sau bao nhiêu năm vẫn còn trống, các căn khác ông John đã cho thuê hết.
 
T

thanhdatkien

Khi Tùng dọn vào người thuê nhà trong cư xá nhìn Tùng một cách tò mò. Đã lâu lắm không thấy ai dọn vào dọn ra. Sự tò mò làm Tùng nhớ hôm gặp bà chủ nhà. Ông John dẫn Tùng vào phòng bà Mushu nói ông Tùng muốn thuê nhà rồi rút lui không thêm một lời nào. Phòng khách bà Mushu trang trí theo lối Nhật Bản. Một bàn vuông thấp đặt trên một tấm thảm mầu đỏ gạch, chung quanh có hai chiếc ghế thấp đan bằng mây đáy ghế sát mặt thảm có lưng dựa. Hai góc phòng đặt hai chiếc ghế chân cao dành cho khách. Bà Mushu ngồi gần như bất động trên chiếc ghế thấp ngả người vào lưng tựa, hai chân duỗi thẳng dưới chiếc bàn thấp. Bà mặc một chiếc váy màu vàng điểm những chấm đỏ tròn. Một chiếc áo tay dài trắng toát che kín cổ bằng hàng nút khép chặt trước ngực. Ánh sáng trong căn phòng vừa đủ sáng để Tùng nhận ra một bức tranh lớn vẽ cảnh hoàng cung của Nhật hoàng tại Đông Kinh treo trên tường đối diện với chiếc cửa sổ độc nhất trông ra công viên. Bức tường bên trái treo chân dung đô đốc Yamamoto. Bà Mushu chỉ tay mời Tùng ngồi trên chiếc ghế đặt ở góc phòng. Chiếc đồng hồ của một nhà thờ đâu đó thong thả điểm 10 tiếng. Bà Mushu nói :
“Anh đến đúng giờ. Đó là điều kiện thứ nhất”. Bà hỏi tiếp :
“Anh học ở trường nào? Stanford hay Berkeley? Tôi không cho ai thuê nhà nếu không học hay làm việc ở một trong hai trường đó”.
“Tôi làm việc ở Stanford” Tùng đáp.
“Thế thì tốt” Bà Mushu nói. “Anh đạt điều kiện thứ hai. Tôi cho anh thuê căn phòng bên cạnh, giống căn tôi đang ở, có sẵn đồ đạt. Tiền nhà mỗi tháng $300 đồng, trả hai lần một tháng, vào ngày 15 và ngày cuối tháng vào lúc 7 giờ chiều. Trả bằng chi phiếu cá nhân. Tôi không có thì giờ viết biên nhận. Anh không cần trả tiền cọc. Nếu trả trễ một ngày xem như chấm dứt khế ước thuê nhà. Đây bản khế ước. Anh đọc kỷ trước khi ký”. Bà Mushu nói như ra lệnh không chờ ý kiến của Tùng.
Bà rút trong chiếc ví da lớn để dưới gậm bàn ra một bản khế ước 3 trang đặt lên bàn. Tùng đứng lên cầm khế ước, mừng thầm thuê được căn phòng rẻ, hợp với túi tiền, không quan tâm đến các điều kiện. Tùng không bực mình về thái độ và cách ăn nói của người chủ nhà, thấy vui vui như đang đọc được một câu chuyện hay. Tùng lướt nhanh qua bản khế ước, mắt liếc nhìn tấm hình của đô đốc Yamamoto treo trên tường đối diện. Ông đứng trên đài chỉ huy Tư lệnh hạm của hạm đội hoàng gia Nhật trong bộ quân phục đô đốc hải quân trắng tinh, ngực đầy huy chương, nét mặt điềm tỉnh nhưng không dấu nét kiêu hùng, mắt hướng về chân trời sóng nước xa tắp, như thách thức bất cứ ai dám đương đầu với hải quân hoàng gia. Sau lưng ông lá cờ Nhật có mặt trời đỏ chói tỏa ánh sáng rực rỡ ra bốn phương trên nền trắng đang tung bay trước gió.
Bắt chợt được sự chú ý của Tùng, bà Mushu hỏi :
“Anh có biết có một người hùng trong lịch sử Nhật Bản không?”
Tùng hờ hững gật đầu tỏ ý biết, nghĩ rằng bà Mushu hỏi cho có lệ. Tùng học sử về trận thế giới đại chiến thứ 2 còn nhớ đô đốc Yamamoto, người hoạch định tấn công Trân Châu Cảng không báo trước tiêu diệt trọn hạm đội Thái Bình Duơng của Hoa Kỳ, sau đó bị Hoa Kỳ trả thù giết trong một cuộc tập kích trên không ở miền nam Thái Bình Dương.
Bà Mushu nhắc lại: “Có không, Có anh hùng không?”
Tùng hơi ngạc nhiên, trả lời :
“Dạ có” vừa đủ Tùng nghe để làm vui lòng bà chủ nhà.
Bà Mushu lặp lại: “Anh hùng chứ. Anh nói cho tôi nghe “anh hùng” đi”.
Lần này Tùng ngạc nhiên thật sự, và như một cái máy Tùng nói, giọng không thoát ra khỏi cổ họng :
“Vâng anh hùng, thật là anh hùng”.
Bà Mushu mỉm cười sung sướng. Bà lần tay trong chiếc ví nhỏ nằm trong chiếc ví da lớn rút ra một chiếc chìa khóa bằng đồng còn mới tinh như chưa bao giờ dùng đưa cho Tùng và nói :
“Đây chìa khóa nhà anh. Anh có thể dọn đến từ ngày mai, tiền thuê nhà tính từ đầu tháng tới. Nhớ một điều nhà cửa lúc nào cũng phải ngăn nắp sạch sẽ - có ghi trong khế ước - tôi sẽ kiểm soát hằng tuần”.
Tùng định ngày mai dọn vào, lợi được một tuần nên không chú ý đến điều kiện mới. Bà Mushu già hơn mẹ mình khó tính một chút cũng chẳng sao. Tùng chưa quên những ngày ở trại tị nạn Hồng Kông. Mấy chú an ninh non choẹt ra lệnh gì cũng phải răm rắp tuân theo. Tùng gật đầu nhận chìa khóa, hứa ngày mai dọn vào rồi đứng dậy chào bà Mushu ra về.
Chưa ra khỏi cửa, bà Mushu gọi lại :
“Còn quên tôi chưa dặn anh, không được tiếp bạn gái trong phòng”.
Tùng ngừng lại nơi ngưỡng cửa nhớ đến Thu, người vợ Tùng đang làm thủ tục bảo lãnh sắp sang. Tùng nói :
“Thưa bà, tôi có vợ!”
Như không nghe Tùng nói, bà Mushu nhắc lại :
“Anh nghe cho rõ. Tôi nói không được tiếp bạn gái trong phòng”.
Rồi bỗng giọng bà trở nên thân thiết :
“Còn một điều không ghi trong khế ước, anh có thể thăm tôi mỗi ngày khi đi làm về. Anh cỡ tuổi con trai tôi nếu nó còn sống và biết kính trọng người lớn tuổi như anh”.
Tùng trả lời “tôi hiểu” bước vội xuống thang lầu như để khỏi nghe thêm một điều kiện nào nữa.
 
T

thanhdatkien

Thu, người vợ mới cưới hai năm trước của Tùng đang chờ tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh phỏng vấn. Thủ tục đến giai đọan hoàn tất Thu càng quyến luyến quê hương. Trong mấy bức thư viết cho Tùng gần đây Thu ít nhắc đến nổi vui đoàn tụ với Tùng, trái lại chỉ nói đến sự chia tay với mẹ và hai người chị ruột. Thu quê Hà Tiên, gia đình không có con trai. Ba Thu có mấy cửa tiệm may âu phục và áo dài phụ nữ, làm ăn khá giả. Mẹ Thu lo quán xuyến gia đình. Hai người chị Thu đã lập gia đình và được ba Thu giúp mở cửa tiệm may riêng. Thu là con gái út được cưng chiều, và là con gái độc nhất trong gia đình được học hết cấp trung học. Nghĩ đến tương lai của Thu, ba mẹ Thu muốn Thu được ra nước ngoài để học thêm. Trong một chuyến về quê thăm nhà Tùng gặp Thu. Tùng tưởng là tình cờ, sau này Tùng biết do ba mẹ Thu sắp xếp qua một người bạn của chị Thu. Nước da trắng mịn, đôi mắt đen hiền lành nhìn thẳng vào người đối diện, chiếc mũi thẳng làm Thu đẹp một cách dịu dàng khiêm tốn. Tùng có cảm tình với Thu ngay khi được giới thiệu. Trái lại Thu xem Tùng như bạn. Được sống sung túc trong đôi tay cưng chiều của mẹ có hai chị và các cháu vui đùa Thu không thấy thiếu tình cảm.
Hôn lễ cử hành xong, Thu về ở với mẹ Tùng. Nhà Tùng cũng ở thị xã Hà Tiên. Tùng còn mẹ và hai người em, một trai một gái. Em trai Tùng đi nghĩa vụ quân sự và đang đồn trú tại một đơn vị trên cao nguyên miền Trung. Em gái Tùng xấp xỉ tuổi Thu, chưa chồng ở với mẹ. Đêm tân hôn Thu để nguyên bộ áo cưới nằm xoay lưng lại Tùng khóc rấm rức. Thu nhớ mẹ. Tùng nghĩ thầm, cách mấy khu phố Thu đã vậy, sang Mỹ sẽ sao đây? Tùng không ép. Thu khóc chán rồi ngủ thiếp đi. Tùng ở lại Hà Tiên mười hôm trước khi trở lại Hoa Kỳ. Cuộc ân ái vợ chồng với Thu lần đầu tiên đã đến trong sự tự nhiên, không nài ép nhưng không làm cho Tùng cũng như Thu cảm thấy tuyệt đỉnh của thú yêu đương. Thu thấy như một thứ bổn phận. Nhưng cuộc ân ái làm hai người gần nhau hơn. Thu thôi không còn khóc rấm rức nữa, còn Tùng thấy bổn phận nặng nề hơn.
 
T

thanhdatkien

Mang hai chiếc vali vào phòng để lên sàn nhà, Tùng bước tới kéo cao chiếc màn bằng nhựa nơi chiếc cửa sổ trông ra công viên cho sáng nhà rồi vội vàng sang thăm bà Mushu. Bà ngồi đúng chỗ và đúng tư thế như hôm Tùng đến thuê nhà. Một thiếu phụ ngồi xệp trên chiếc ghế thấp đối diện với bà đang rót sữa nóng vào một chiếc cốc bằng thủy tinh có tay cầm. Chưa kịp hỏi người thiếu phụ chìa tay bắt tay Tùng giới thiệu :
“Tôi là Susan Mushu. Tôi đến thăm mẹ tôi hằng tuần và mang đến một ít thức ăn cho mẹ tôi. Mẹ tôi có nói đến anh. Chốc nữa tôi sẽ sang nhà anh xem có thiếu gì về phần chủ nhà để tôi sắm”.
Tùng cảm ơn và ngồi ở chiếc ghế góc nhà. Tùng chưa kịp ngỏ lời vấn an bà Mushu đã chỉ bức tranh đô đốc Yamamoto lên tiếng :
“Nước Nhật có một người anh hùng chứ?” Bà nhấn mạnh mấy chữ “một người anh hùng” như ngầm thúc Tùng lặp theo bà.
Tùng lặp lại gần như vô thức :
“Vâng, có một người anh hùng”.
Susan nhìn Tùng vừa ngạc nhiên, vừa biểu lộ cảm tình. Cô hiểu tại sao mẹ mình mến người thuê nhà trẻ tuổi này. Susan thấy trong cung cách của Tùng có một cái gì khác hơn là sự phục tùng.
 
T

thanhdatkien

Bước vào phòng Tùng Susan và Tùng đứng trong phòng khách nói chuyện với nhau. Ánh sáng ban mai chiếu chan hòa qua cửa sổ. Susan nói :
“Tôi cảm ơn anh xử sự tốt với mẹ tôi. Bà vốn khó tính và khó tính hơn từ ngày công viên Clark có ma ít ai lai vãng. Bà bỏ ngôi biệt thự tráng lệ trên đồi thông dọn về đây để bảo vệ cơ sở của bà. Bà dành quyền cho thuê ba căn nhìn ra công viên cạnh phòng bà để cho những người bà tin cậy thuê. Điều kiện để bà tin cậy là sự tin tưởng tuyệt đối rằng đô đốc Yamamoto là đệ nhất anh hùng của nước Nhật. Bà kính phục đô đốc Yamamoto hơn cả vua Minh Trị. Bà không thích ở cạnh những người bà chưa hiểu tính tình. Dành căn phòng này cho anh chứng tỏ anh đã chinh phụ được bà. Tôi cũng cảm thấy an tâm”.
Cảm thấy chưa đủ, Susan tiếp :
“Mẹ tôi rất khó trong quan hệ nam nữ như bà còn sống ở thập niên 30 hay 40. Tôi còn ở quá đến giờ này cũng vì mẹ tôi. Đi chơi với bạn trai bà biết bà chửi không tiết lời cho là thiếu giáo dục. Ba tôi không đồng ý với quan niệm cứng nhắc của bà nhưng chịu thua không kéo tôi ra khỏi ràng buộc của bà”.
Susan cười bông đùa tiếp :
“Nếu tôi gặp anh sớm hơn mươi năm biết đâu mẹ tôi đã nghĩ khác. À mẹ tôi nói vợ anh sắp đến với anh phải không? Từ nước nào vậy?”
Tùng ngước mắt nhìn Susan trả lời: “Từ Việt Nam, chừng 3 tháng nữa”.
Susan nói: “Ồ, Việt Nam hả? Một nước chiến tranh liên miên. Hồi còn sống ba tôi nói kinh tế Nhật Bản được phục sinh nhanh chóng hồi thập niên 60 cũng nhờ sản xuất xe cộ và súng nhỏ cho chiến trường Việt Nam. Tôi muốn có dịp đi du lịch nước anh một chuyến!”
Chuyền đề tài Tùng hỏi :
“Hằng ngày ai nấu ăn cho bà cụ?”
“Bà tự lo”. Susan trả lời, “Và cũng chẳng khó khăn gì. Bốn năm rồi, sau khi mừng thọ cửu tuần mẹ tôi chỉ ăn thức ăn mềm trong hộp. Bà tự mở hộp, đổ ra bát, hâm nóng bằng microwave, dùng thìa múc ăn, vứt hộp không vào thùng rác. Mỗi tuần tôi mang thức ăn đến và pha sữa nóng cho bà. Từ hồi ba tôi qua đời mẹ tôi vẫn tự lo lấy một mình”.
Nghĩ đến mẹ, Tùng nói :
“Để mỗi buổi chiều sang thăm tôi làm cháo nóng cho bà”.
“Không được đâu ông Tùng. Mẹ tôi không tự làm được thức ăn cho bà thì bà chết thôi. Tôi muốn giúp bà cũng không cho”. Susan trả lời vừa bước ra cửa.
Vừa lúc đó tiếng bà Mushu vọng sang: “Susan, Susan. Làm gì bên đó lâu vậy? Mày biết con gái chưa chồng ở lâu trong phòng một người đàn ông khác không tiện không?”
“Vừa xong việc, con về đây” Susan nói lớn. Hai người nhìn nhau mỉm cười.
Tiễn Susan ra cửa Tùng trở vào mở vali đồ đạt. Lúc này Tùng mới có dịp quan sát kỷ nhà mới thuê. Phòng khách nhỏ có bốn ghế dựa lót da mầu nâu thẩm xêáp chung quanh một chiếc bàn tròn lót kính bên trên có một bình hoa nhỏ có mấy cành hoa hồng còn tươi sắp xếp theo kiểu Nhật Bản. Bếp với phòng ăn là một, thông với phòng khách. Mặt bàn ăn lót kính có hai ghế gỗ. Bếp điện có hai khung nấu và một lò nướng nằm cạnh một chiếc tủ lạnh hiêảu GE. Phiá trên bếp điện có ba tủ gỗ đầy đủ bát chén và dụng cụ nấu nướng. Phòng tắm đối diện với phòng ngủ nằm khuất sau một lối dẫn từ phòng khách vào.

Hội Tị nạn quốc tế ở New York lo sắp xếp giúp việc chuyên chở bằng đường hàng không thông báo cho Tùng biết chuyến bay Thu sẽ đến San Francisco. Họ dặn Tùng ra phi trường với giấy tờ chứng tỏ quan hệ giữa hai người. Tùng cũng nhận được một lá thư ngắn của Thu: “Anh Tùng. Hội ICM vừa gởi vé máy bay đi Hoa kỳ cho Thu. Hội nói anh biết chi tiết chuyến bay và sẽ đón Thu. Thu hơi lo vì lần đầu tiên đi xa một mình. Hẹn gặp anh. Thu” Lá thư không tỏ vẻ bồn chồn, không bộc lộ tình cảm, như việc Thu đến với Tùng là một việc trời sắp xếp vậy thì phải làm vậy thôi. Giờ này Thu nghĩ đến việc xa mẹ, xa chị em hơn là được gần Tùng. Mấy năm chờ đợi giấy tờ, trong khi Tùng đếm từng ngày, thư từ của Thu lác đác nội dung chỉ có vậy. Lời lẽ kín đáo cho Tùng thấy Thu có chờ cũng như một người khách chờ một đoàn tàu đến giờ sẽ tới. Tuy đã chung chăn chung gối, Tùng có cảm tưởng Thu chưa phải của mình. Thu còn là một vùng đất hoang chưa khai khẩn. Tùng biết quả tim Thu không dành cho ai, nhưng cũng chưa dành trọn cho Tùng.

Qua tấm kính lớn ngăn riêng khu di trú, Tùng thấy bóng Thu. Thu xách một xách tay nhỏ, bên cạnh một cô nhân viên hội thiện nguyện đang giúp làm thủ tục nhập cảnh. Tim Tùng đập mạnh. Thu mặt quần lĩnh, áo dài Việt mầu nâu nhạt may đúng kiểu ôm sát người nàng làm lộ hẳn da mặt trắng ngần của nàng bên cạnh những người đi định cư khác áo quần tự do, tay xách tay mang. Nghĩ ở đất Hoa Kỳ phụ nữ Việt ít ai mặc áo dài khi ra đường Tùng lo lo. Thu bảo thủ lắm không? Có giống bà Mushu không? Nghĩ đến con gái của Tùng sau này ế chồng vì mẹ khó tính như Susan Tùng thấy trán ướt đâãm mồ hôi.
Tùng nhớ một hôm sau khi sang thăm bà Mushu, Tùng thả bộ trên đường Green chạy dài theo công viên Clark. Mùa thu đã đến. Lá vàng lác đác rụng. Gió lạnh từ vịnh San Francisco thổi nhẹ vào vừa đủ rung những cành cây long não lưa thưa lá bên đường. Bên kia đường một cặp tình nhân tuổi đôi mươi nhàn nhã tản bộ. Cô thiếu nữ tóc vàng óng ánh. Bạn trai của cô đầy sức sống, yêu đời. Bỗng một chiếc xe thể thao Jaguar mui trần trờ tới. Thấy cặp tình nhân, chếc xe chạy chậm lại, ép sát lề đường, hai thanh niên trên xe ngỏ lời trêu ghẹo người thiếu nữ. Tùng đoán họ có quen biết nhau. Người thiếu nữ tỏ ý không bằng lòng. Bạn trai cô và hai thanh niên nặng lời qua lại rất căng thẳng. Họ dùng tiếng lóng để chửi nhau. Bỗng chiếc Jaguar ngừng hẳn lại, máy vẫn nổ, hai cánh cửa trước mở toang, hai người thanh niên phóng nhanh xuống đường như đã toan tính trước với nhau. Một người chạy đến một tay đè trên vai người thiếu nữ, tay kia thúc vào lưng dùng sức mạnh đẩy thiếu nữ lên xe. Người kia dáng bộ sẵn sàng hành hung dang tay đứng chận bạn cô. Tùng vừa lúng túng vừa hoảng hốt. Báo hằng ngày từng tường thuật các vụ sinh viên đoạt tình nhân, giết tình địch trong vùng vịnh San Francisco, nhưng Tùng không thể tưởng tượng được việc đang diễn ra trước mắt. Đường vắng teo, ngoại ngữ không thông, người nhỏ con, không biết võ thuật Tùng cắm đầu chạy chưa biết phải làm gì. Vừa lúc đó một chiếc xe cảnh sát chạy đến, hai thanh niên da trắng nhảy lên xe phóng chạy. Xe cảnh sát hụ còi đuổi theo. Sự việc xảy đến và chấm dứt nhanh như trên màn ảnh truyền hình.
Cảnh sát San Francisco lấy lời khai nhân chứng mấy ngày Tùng không mệt thể xác bằng âu lo khi nghĩ đến Thu. Tùng ý thức được Tùng phải có bổn phận che chở Thu. Ngoài việc sắm áo quần hợp thời trang cho Thu, chỉ cho Thu ăn mặc thế nào cho trang nhã để tăng vẻ đẹp tự nhiên của Thu mà không kích động người khác phái. Ra đường Tùng phải chỉ cho Thu đi bộ bên nào để tránh xe, phải học tiếng Anh văn viết cũng như văn nói kể cả tiếng lóng để đáp ứng trường hợp cần thiết. Và Tùng phải mang đến sự ấm áp cho Thu. Xa mẹ mấy hôm Thu đã khóc huống chi bây giờ ngàn dặm xa cách, không người thân thích. Tùng biết Tùng có quả tim ấm áp đủ sức nóng sưởi ấm lòng Thu. Nhưng cần thời gian.
 
T

thanhdatkien

Dìu Thu lên xe, cài nịt, Tùng thấy Thu hơi xanh. Tùng hỏi: “Em đi đường mệt lắm hả?”
“Em không mệt vì máy bay. Máy bay bay rất êm. Em không ăn được thôi”.
“Món nầy ăn không được còn món khác, sao em không chọn món nào ăn được mà ăn”.
“Có rất nhiều món ăn và người ta cho ăn nhiều lần. Nhưng lên máy bay em tò mò uống chút sữa tươi bụng cứ lâm râm không dám ăn món nào nữa. Sợ ăn vào đi cầu nhiều bất tiện. Em ngồi ghế giữa. Các cô tiếp viên thấy em mệt cứ đến hỏi thăm hoài. Em không hiểu họ nói gì lúng túng càng thấy mệt hơn”.
“Anh đã nấu một nồi cơm nóng và một tô cá kho tộ kho đúng kiểu Hà Tiên, thịt heo luột, bánh tráng, rau và nước chấm tuyệt vời. Về nhà em nghỉ một lát ăn cơm là thấy khỏe liền”. Tùng nói.
Thu mỉm cười.
Đến nhà Thu mở hành lý đưa cho Tùng một lá thư của mẹ Tùng và quà của Thu. Hai bộ âu phục may ở Sài Gòn, một mầu đen cho mùa đông, một mầu sáng cho mùa hè, một khăn len quàng cổ đan tay mầu nâu nhạt và hai áo Montagu, một mầu xám, một mầu xanh nhạt. Thu nói áo quần may ở Sài Gòn rất rẻ. Áo Montagu, Thu giải thích, mặc mát và bạn Thu nói ở Mỹ người ta không bán hiệu này. Muốn mua phải nhờ bạn bè bên Pháp mua giúp. Thu không nói gì đến cái khăn quàng cổ. Tùng sung sướng biết Thu đã bỏ công đan cho mình. Tùng khen bàn tay nào đan chiếc khăn quàng quá đẹp và nhận ra vẻ hân hoan thoáng hiện trên nét mặt còn mệt mỏi của Thu. Tùng nghĩ bụng ít nhất mình cũng có một bữa cơm thuần túy Hà Tiên đãi Thu do chính tay Tùng làm.
Thu khen ngôi nhà xinh và gọn gàng. Tùng và Thu ngồi vào bàn ăn. Thu dè dặt trong từng động tác như nơi đây chưa phải nhà của Thu. Thu ăn chậm rãi, khen món cá kho tộ ngon. Nàng vừa ăn vừa nới bớt hai chiếc nút áo dài. Cử chỉ hội nhập đầu tiên. Tùng thấy lòng reo vui.
Hôm sau Tùng dẫn Thu đi chợ. Thấy Thu mặc áo dài, Tùng bảo :
“Ở đây em không cần mặc áo dài. Quần Jean, áo ngắn đủ rồi”.
Thu cười, hiểu ý Tùng, nhưng không thay áo ngắn.
Tùng chờ đợi sự hội nhập của Thu vào đời sống mới, đời sống chung với Tùng, người chồng của nàng. Hai tuần trôi qua Thu vẫn còn như một người khách lạ. Mỗi chiều đi làm về Tùng biết Thu chờ đợi Tùng. Nồi cơm điện National tỏa hơi thơm phứt, hai chén, hai đôi đũa chờ sẵn trên bàn ăn, phòng tắm sạch bóng, hai chiếc khăn nhỏ xếp ngay ngắn. Và mái tóc Thu hôm nào cũng gội thơm phứt. Thu mang theo một bao chùm kết khô cất kỹ trong phòng.
Buổi sáng Thu dậy trước Tùng. Hôm đầu tiên bước vào phòng ăn Tùng thấy một tô cơm và một dĩa muối vừng như người Hà Tiên thường ăn buổi sáng trước khi ra đồng. Tuần hỏi vừng ở đâu ra, Thu trả lời Thu kiếm được trong tủ gỗ trên đầu bếp. Tùng cười nói rằng để giản tiện Tùng không ăn cơm buổi sáng. Cereal bán sẵn ở các tiệm tạp hóa ăn với sữa tươi và đường vừa tiện vừa bổ. Hôm sau, ngủ dậy Tùng thấy sẵn một bát cereal trên bàn; Thu đang xem truyền hình. Thấy Tùng Thu vội vàng đổ sữa vào bát. Tùng hỏi truyền hình có tin gì không, Thu nói Thu chưa hiểu gì, xem để quen tiếng Anh và chờ Tùng thức dậy.
Một hôm đi làm về Tùng thấy bộ mặt bàn ăn khác hẳn. Một tấm khăn trải bàn mầu vàng nhạt có mấy đôi bướm tung tăng phủ nơi bàn ăn. Hai góc bàn nơi Tùng và Thu thường ngồi là hai khăn ăn bằng vải có sọc đỏ và trắng cắt vuông góc nhau xếp gọn gàng bên cạnh hai bộ bát chén mới mua mới tinh. Bữa cơm tối hôm đó Tùng và Thu ăn ngon miệng hơn thường ngày.
Ăn xong, Tùng nói: “Em sửa soạn để anh đưa em sang thăm bà chủ nhà”. Mấy hôm nay bận rộn Tùng chưa giới thiệu Thu.
Thu biến nhanh vào phòng và trở ra ăn mặc như đi dự một dạ tiệc. Việt phục, áo dài mầu hoa cà, quần trắng khoác ngoài một chiếc măng tô nhung mỏng mầu hường óng ánh điểm hoa hồng. Một lớp son thật mỏng tô khéo trên môi. Đôi dép da hai quai mầu tím bắt chéo lên nhau hiện ra dưới đôi ống quần vừa đủ để lộ các móng chân tô mầu đỏ và hai gót chân thon nhỏ ửng hồng của Thu.
Tùng có cảm tưởng Thu chưa thấy tự tin. Thu ăn mặc cẩn thận để che chở nàng. Tùng đưa Thu dạo quanh công viên Clark một vòng, kể cho Thu nghe hoạt động của công viên thời sinh viên hội họp chống chiến tranh, nhưng không kể chuyện đôi sinh viên tự vận, rồi trở về đưa Thu lên thang gác mở cửa vào phòng bà Mushu. Vừa đẩy cửa Tùng thấy Susan đứng lên lộ vẻ vui mừng. Susan liếc nhanh về phiá Thu nói với Tùng :
“Anh có ngồi chơi lâu không? Tôi cần đi mua cho mẹ tôi mấy thứ cần dùng. Mẹ tôi cần người túc trực”.
Tùng gật đầu. Susan bước nhanh xuống cầu thang.
Bà Mushu nằm ngay ngắn trên chiếc giường nhỏ mới kê trong phòng khách dưới chiếc cửa sổ trông ra công viên, đầu kê cao trên một chiếc gối mầu trắng điểm hoa cúc nhỏ, từ ngực xuống chân phủ một tấm khăn mỏng mầu hồng nhạt, chỉ để lộ chiếc cổ áo mầu xanh và đôi bàn chân. Bàn chân phải gót nhăn nheo và bàn chân trái phủ kín dưới một lớp băng trắng. Hai bàn tay bà Mushu vắt qua nhau ngay ngắn trên mình. Bà nằm yên như đang tham thiền nhập định. Không nghiêng người bà chỉ chiếc ghế trên sàn nhà cho Tùng ngồi theo kiểu Nhật Bản. Thu rón rén đến ngồi trên chiếc ghế góc nhà.
“Tôi té gãy chân” Bà Mushu lên tiếng trước, mắt nhìn thẳng trần nhà.
“Trời, bà có sao không?”
“Tôi trượt chân trên sàn nhà, giữa đêm khuya khi dậy pha sữa uống”.
“Sao bà không gọi cháu?”
“Tôi gọi John và John kêu bác sĩ đến”.
Tùng nhớ cách đây hai hôm có nghe tiếng người lên xuống thang gác trong đêm khuya, nhưng Thu vừa tới Tùng còn mệt nên ngủ thiếp quên chưa có dịp hỏi ông John.
“Mấy hôm nay Susan nghỉ việc đến săn sóc tôi. Hắn không nói với anh sao?” Bà Mushu vừa nói vừa cười hài lòng để lộ đôi hàm răng còn nguyên vẹn đã ngả mầu vàng.
Như một cái máy, Tùng thốt lên “Thật là một cô gái... anh hùng” không tìm được chữ thích hợp Tùng nói đại, ám ảnh bởi chuyện đô đốc Yamamoto của bà Mushu.
Thu cười to trước phản ứng của Tùng. Tiếng cười trong vắt, đôi mắt sáng lộ vẻ ngạc nhiên. Tùng chưa bao giờ nghe Thu cười tươi như vậy, và cười lớn làm bà Mushu chú ý.
“Cô ta là ai vậy?”
“Thưa bà, vợ tôi, mới từ Việt Nam sang”.
Bà Mushu ngiêng người nhìn Thu cho rõ. “Cô có biết xem tranh Nhật Bản không?”
“Thưa bà, không”. Thu trả lời
“Đứng lên cho tôi ngắm một chút được không?”
Thu đứng lên hai tay cầm hai tà áo măng tô kéo sát vào người. Nãy giờ Thu lúng túng với chiếc áo măng tô. Tùng thấy thương hại Thu trước bà chủ nhà độc đoán. Tùng hy vọng Thu thông cảm với bà Mushu như Tùng. Tùng nhớ những ngày mới đến Hoa Kỳ cái gì cũng ngại. Ngồi trên xe buýt chạy trên xa lộ nhìn ngươiụ khác vừa lái xe chạy nhanh như điên vừa bình thản nhấp cà phê Tùng cảm phục vô cùng nghĩ rằng mình chẳng bao giờ làm được. Lần đầu vào siêu thị muốn lấy gì thì lấy Tùng lo lo không biết người chung quanh có bảo mình tham không. Cũng như Tùng trước đây Thu đang đứng trước một khung cảnh xa lạ, một nơi không dính líu gì đến thời thơ ấu của Thu. Thu có mặt ở đây chỉ vì Tùng là chồng nàng. Tùng biết hai người là gắn bó của nhau, và cần nhau. Tùng muốn giải thích cho bà Mushu biết Thu còn xa lạ với đời sống ở Hoa Kỳ, còn xa lạ đối với Tùng, trong khi bà im lặng quan sát Thu. Tùng không biết bà Mushu đã thấy một phụ nữ nào mặc Việt phục chưa, bà sẽ nghĩ gì về tà áo dài ẩn sau chiếc áo măng tô may theo lối Tây phương, và nghĩ gì đến móng chân đỏ chói của Thu ẩn hiện dưới đôi ống quần may đúng mốt. Bỗng bà Mushu nói bằng một âm điệu hài lòng thích thú quen thuộc với Tùng.
“Cô ta đẹp quá. Đẹp như một bức tranh Nhật Bản”.
Tùng cười vừa đủ Thu nghe. Và lần đầu tiên hai người trìu mến nhìn nhau cười thoải mái.
 
T

thanhdatkien

Sau này mỗi khi nhớ lại Tùng nghĩ đó là thời điểm khoảng cách tâm lý vô hình ngăn cách hai người được thu hẹp lại. Tùng và Thu chưa thật sự yêu nhau đúng nghĩa của hai tình nhân trở thành vợ chồng, nhưng những tháng sau đó là một thời kỳ trăng mật êm dịu. Tùng và Thu đi thăm thú những thắng cảnh trong thành phố San Francisco với nhau, cùng nhau đứng nơi đầu cầu Golden Gate nhìn cột trụ cầu cao ngất chìm trong mây, về khuya cùng nhau ra phố tàu ăn cháo, cùng đi tàu điện chạy ngang dọc thành phố không cần biết đi đâu. Cuối tuần chán xem phong cảnh, Tùng và Thu đi thăm những người bạn mới và những người bạn cũ. Có những buổi chiều hai người không ngại gió biển lạnh đi thơ thẩn trên đường Providence dọc bờ biển bắc San Francisco khuya mới trở về sau khi ăn phở Tàu Bay nơi tiệm ông Jim trên đường 16. Thu đòi Tùng mua một chiếc ảnh nhỏ để nàng ghi lại những phút thân mật bên nhau gởi về cho mẹ. Đêm đến hai người hôn nhau, lúc đầu lạ lạ tìm thấy môi nhau, rồi dần quen hai người ngả vào tay nhau trong tận cùng của sự êm ái của xác thịt. Đôi khi tỉnh giấc giữa đêm khuya Tùng ôm chặc Thu vào lòng, thủ thỉ kể cho Thu nghe cuộc vượt biên của Tùng. Những ngày thuyền chết máy trôi dạt trên biển Đông, nỗi vui mừng khi thấy đất liền bỏ thuyền bơi bằng phao nổi một ngày mới tới để nhận ra chỉ là đất Hoàng Sa của Trung quốc. Những ngày chờ đợi tại Hải Nam, Hồng Kông, những ngày đầu đi kiếm việc tại Hoa Kỳ, thuê nhà, và câu chuyện ma của công viên Clark, chuyện bà Mushu ép Tùng thốt ra lời khen đô đôc Yamamoto là một vị anh hùng.
Tùng đổi việc, thuê nhà khác trong vùng Santa Clara. Hôm đọc báo San Jose Mercury được tin bà Mushu qua đời Tùng khóc sướt mướt. Hai năm nay sống trong hạnh phúc Tùng quên bẵng bà Mushu như thể thời gian ở cư xá Pinewood không còn trong ký ức Tùng. Tin bà chết làm Tùng mất thăng bằng. Bà Mushu là người thân đầu tiên trên bước đường bèo giạt của Tùng. Có lúc Thu bắt gặp Tùng đưa tay phát họa lên không trung miệng lẩm nhẩm tên đô đốc Yamamoto. Tùng nghĩ đến cuộc đời của bà Mushu. Sinh tại Mỹ gần một thế kỷ bà vẫn chưa hội nhập, vẫn không quên người anh hùng của đất nước cha ông, thành công trong cuộc sống vẫn sống một cách cô đơn; một người bảo thủ khó tính nhưng đầy nhân tính. Tùng tự hỏi không biết bà có hạnh phúc trong cuộc đời bà vừa vĩnh viễn giả từ không.
Tùng giúp Thu vừa đi làm vừa học. Đậu bachelor xong Thu kiếm được việc tốt. Tùng và Thu tậu một ngôi nhà ở vùng Monterey, nằm đầu con đường trồng toàn cây sồi dài 17 dặm chạy quanh eo biển Monterey. Nhà có bốn phòng đủ cho hai con, một phòng ngủ và một phòng dành cho khách. Nhà có vườn Thu trồng đủ rau loại rau thơm, ớt và cà chua. Hai người đã có quốc tịch Hoa Kỳ, đã về thăm Việt Nam hai lần. Lần đầu về thăm Hà Tiên và bạn bè còn ở lại, lần sau về đưa đám tang mẹ Thu. Tùng và Thu không định về sống ở Việt Nam sau khi nghỉ hưu. Tiền hưu bổng liên bang của Tùng và Thu đủ sống. Thu không còn mặc Việt phục khi ra đường. Trang phục tây phuơng làm Thu nhanh nhẹn tự tin. Thu không còn khóc vì nhớ mẹ, nhớ nhà, nhưng Thu khóc vì nhớ con. Con gái lớn lấy chồng ở Canada, con trai học dược tận New York cách 5 giờ bay, mỗi năm về thăm nhà một lần. Đó là dịp duy nhất để Tùng và Thu nói tiếng Việt với con. Con Tùng nói tiếng Việt khó khăn. Tùng biết sau thế hệ mình con Tùng sẽ không dùng tiếng Việt nữa. Một lần con về thăm Tùng đưa con lên San Jose đi chợ Việt. Tùng lái xe vòng qua cư xá Pinewood chỉ cho con nơi Tùng và Thu đã sống những ngày đầu tiên, và dừng lại thắp nén hương lên mộ bà Mushu bên bìa công viên Clark. Khi Tùng đốt nhang, Thu chợt hỏi: “Anh còn buồn há?” như thể Thu chưa hề là một kẻ xa lạ nơi đây. Con Tùng không thắc mắc về sự khó tính của bà Mushu, chỉ thắc mắc sao Tùng thuê nhà rẻ như vậy. Qua ánh mắt con, Tùng thấy sự tự tin như sự tự tin của Tùng khi quyết định mạo hiểm rời bỏ quê hương. Trong vài năm nữa con Tùng ra trường, và sẽ tự đi một mình. Tùng yên tâm biết rằng con còn có một người cha can đảm, một người mẹ nhân hậu. Khi con Tùng thất vọng trên đường đời Tùng sẽ bảo cho con biết rằng nếu Tùng không được chuẩn bị vào đời như con mà còn sống sót qua bao nhiêu phong ba bão táp như vậy thì không có trở ngại nào con Tùng không thể vượt qua. Đô đốc Yamamoto trở thành anh hùng vĩnh viễn của nước Nhật qua một trận thư hùng, còn Tùng đã sống hơn 30 năm trên đất nước xa lạ này. Tùng biết những gì Tùng đã làm được quá tầm thường. Nhiều người làm được như Tùng. Nhưng khi nhớ đến đoạn đường đã đi qua, nhớ những bữa cơm với Thu, với bạn bè, nhớ đến những nơi đã sống, đã ngủ qua đêm Tùng không thể không thấy cuộc đời là một cái gì thật tuyệt vời.
 
T

thanhdatkien

Đời là một cuộc chiến đấu
Trong thiên hạ này, ai dám bảo Pierre Quyền là một người khổ sở? Ai! Ừ, đứa nào dám hỗn láo đến thế? Há đó lại chẳng là một tội nặng cũng như tội phạm thượng?
Phải biết: Pierre Quyền là con bố của một tay trọc phú lừng danh. Phải biết: P. Quyền đã sang tận Pháp để làm du học sinh, rồi, về nhà, lấy được một cô vợ đẹp nõn, cho dầu chẳng giật được mảnh văn bằng nào, cái đó cũng lại là rất hợp thời trang nữa, vì ở xã hội này may mà đã có một số trí thức chân chính kia không coi văn bằng là chứng cớ về chân giá trị của con người. Lại phải biết nữa: P. Quyền, mới ba mươi tuổi đầu, cũng đã được hân hạnh là một dân bẹp tai chính thức, mỗi ngày hút xoàng mất ba đồng bạc thuốc phiện, - cái điều lý tưởng của một số đông thanh niên Nam Việt... Đứa nào nói ngoa thì không đáng gọi là giống người! Xưa kia, lý tưởng thanh niên là khôn lớn thì làm quan. Bây giờ cái lý tưởng ấy đã đổi: khôn lớn thì giầu, thì trúng số độc đắc, để có thể an tâm nằm một chỗ mà hút, và không làm một việc gì cả, bất kể là hay hoặc dở, nhưng hễ thấy ai làm việc gì cũng chửi chơi! - Nói tóm lại một câu thì Pierre Quyền là một người hoàn toàn sung sướng, vì đã là một cái gương hưởng thụ đáng cho bạn trẻ soi chung. Vậy bảo anh ta khổ sở là thằng nào? Đồ láo!
Tôi đương lấy làm ngạc nhiên vô cùng ở chỗ thấy trong đời là có sự quái gở ấy, thì, một hôm, tôi lại ngạc nhiên hơn nữa, mà khám phá ra rằng cái con người dám bảo Pierre Quyền là một kẻ khổ sở, lại chính là Pierre Quyền. Thì có lạ không?
Vậy thì... ta không nên nóng vội. Mặc dầu những điều kiện hưởng thụ của ta là “thư bất tận ngôn” đi nữa, nhưng khi óc ta đã có một cái lý tưởng, bất cứ về loại nào - chỉ có một cái thôi - ta cũng có thể rất khổ sở được, như những kẻ khổ sở nhất trần đời.
Và cũng như số đông những nhà trí thức ở nước Nam này, than ôi! Pierre Quyền của chúng ta cũng có trong óc một thứ lý tưởng.
Tôi xin kể “mặt ngang mũi dọc” cái lý tưởng ấy nó ra sao.
 
T

thanhdatkien

Cái lý tưởng ấy, anh Quyền chơi khoảnh, cứ giữ lấy một mình như một mối tâm sự đau thương riêng, chứ không nói rõ cho tôi biết. Cho nên tôi phải đoán phỏng, nếu có võ đoán cũng mặc kệ, vì nếu Quyền lại biết rằng tôi ngờ anh là kẻ khổ sở thì có phen anh tuyệt giao với tôi! Vốn tròn, tôi không muốn mất lòng ai cả.
Lần đầu mà anh mời tôi đến nhà, lên cái gác riêng tại đó anh đóng bản doanh cho cái bàn đèn phù dung, thì đó là anh tỏ cho tôi biết rằng tôi được hưởng một cái thân mật ít có, bạn hữu anh ít kẻ được thế. Anh đã, trong khi phô phang những cái gì là đắc thắng trong đời, thì cũng đồng thời thổ lộ cho tôi biết cái gì là đau khổ của anh. Thổ lộ bằng việc, chứ tất nhiên không bằng ngôn ngữ. Quyền có là một nhà triết học chăng? Cái triết lý của con người ta ở đời này có phải là hễ sống thì phải biết mùi tân toan chăng? Mà phải chăng một bậc triết nhân là một người biết sáng tạo cho mình một cái khổ, nếu đời mình sống chưa đủ thấy khổ?
Tôi cứ băn khoăn mãi về mấy câu hỏi ấy, quên cả rằng ngay trước mặt mình, đó là một cảnh Bồng Lai hẳn hoi. Phòng hút của Quyền bài trí lịch sự đặc biệt, toàn những đồ dùng lọc lõi, thật đã đúng như câu anh vẫn kiêu ngạo nói: “Cái gì tôi đã chơi thì không ai có; cái gì ai đã có thì tôi không thèm chơi”.
Nhất là bộ khay đèn.
Thật là một kỳ công mà người sành sỏi nhất đời có thể thực hiện nổi. Thật là một lý tưởng mà một bậc anh hùng hiệp sĩ nhất đời có thể thành tựu được. Bao nhiêu cái tài hoa, bao nhiêu cái kiến thức thu lại và hiện hình ra, trong cái tiểu giang sơn ấy! Kể cũng bõ công sang Tây du học lắm thay! Đèn thì là đèn pha lê trong vắt như nước lọc. Tẩu thì là tẩu “sái tách”, nghĩa là khi ta kéo xong một mồi thuốc, nằm lơ mơ vừa được một phút, thì tự nhiên nghe thấy một tiếng “tách” rất bí mật, rất hữu tình: đó là sái trong tẩu đã rời ra tự nhiên, để cho về sau, ta chẳng cần lùa vào ruột tẩu cái móc thô lỗ nó có thể hỗn xược như một sự khám xét của tây đoan tại nhà một ông nghiện đã nức tiếng là trung quân ái quốc, Pháp Nam trung tín cả hai triều, vì xưa nay chỉ có dùng thuốc ty mà thôi. Giọc thì là thứ giọc trúc tối cổ, bóng hơn sơn quang dầu, tay mó vào, dầu có mồ hôi, không phải lau cũng không thấy ướt. Kéo khêu bấc thì không phải là thứ kéo có bán tại các hiệu tạp hoá, nhưng là thứ kéo đặc biệt dùng để cắt ruột người của những ông đốc tờ chuyên nghề mổ xẻ, mua ở hiệu thuốc tây. Còn những cái lặt vặt khác như lọ đựng rượu, vịt dầu, lọ đựng kéo, gác tiêm, cũng toàn bằng pha lê cả. Và nổi hơn hết, cầu kỳ hơn cả, là một cái bàn tính nhỏ, khung bạc, chốt ngà mà con triện là những viên ngọc tròn, đỏ và xanh. Cái bàn tính ấy, Pierre Quyền dùng để đo lường sức tiêu thụ thuốc, cái lượng của khói đã lùa vào phổi. Một ông nghiện biết tự trọng, có đâu lại tính nhẩm số những điếu thuốc đã hút bao giờ! Một bà vãi đọc kinh có đâu lại đếm cái số câu kinh đã thốt ra khỏi miệng bao giờ! Vậy thì cái bàn tính ở khay đèn này cũng có cái công dụng của giây tràng hạt của bà vãi ẻn. Một khi hút xong một điếu, Pierre Quyền chỉ việc gạt một con triện bằng cái mũi tiêm là xong.
Than ôi cũng như nhân vô thập toàn bởi cớ Tạo hóa ố toàn, cái bàn tính ấy vừa là biểu hiện, hạnh phúc lại vừa là tượng trưng đau khổ của con người có lý tưởng ấy.
Và đấng cứu thế Christ bằng gỗ vàng tâm mà anh Quyền treo bằng cách đóng đinh cả cái câu rút ấy một lần nữa trên tường, ở chỗ danh dự, lúc nào cũng như nhăn nhó, cảm động, về cái khổ sở của con chiên chỉ ghẻ lở một cách tinh thần kia. Vì tôi quên nói rằng Pierre Quyền là một tín đồ tin Kinh Thánh nữa.
Lúc mới nằm vào, tôi được hân hạnh bạn giao hẹn thế này :
- Chả mấy khi anh đến chơi, vậy đã phạm tội thì cũng nên phạm thế nào cho bõ với sự thú tội, nghĩa là tôi hút một điếu thì anh cũng phải hút một điếu.
Tôi gật đầu liền, vì lúc ấy chưa rõ cái đức tiêu sài đại lượng của anh đối với nhà Đoan. Nhưng sau, hỏi và được anh đáp là mỗi bữa anh hút ít nhất năm chục điếu, tôi mới thất đảm kinh hồn! Phải lạy van mãi mới được anh ưng cho tôi chỉ phải theo anh 1 phần 10 thôi. Tôi hút điếu thứ ba, anh Quyền hút đến điếu thứ ba mươi, thì vợ anh lên, ngồi chỗ dưới chân chúng tôi, pha cà phê một cách vô cùng ngoan ngoãn.
Thấy người vợ trẻ măng như thế, mà lại không tỏ một tí gì là oán giận chồng hoặc hổ thẹn về cái đức nghiện hút của chồng, tôi mới nhớ ra cái gia tài ba cửa hiệu thợ may tây rất to thuộc quyền sở hữu của bạn tôi. Bỗng đâu tôi có thể có được cái ý nghĩ khoan dung này: “Ừ, nói cho cùng thì thằng cha này hút cũng là phải! Tội gì mà chẳng nghiện, khi ta ở giữa một xã hội khó thở, mà bao nhiêu kẻ có học thức, có tâm huyết, ngoài cái sự hy sinh làm mồi cho ngục thất và máy chém thì thôi, cũng đến khoanh tay chịu vậy, chẳng làm được trò gì!” Rồi, xa xôi, tôi khen Quyền là một người may mắn được hưởng hạnh phúc.
Nhưng Quyền lại ra ý không bằng lòng. Bảo anh sung sướng, anh cho thế cũng thí dụ như bảo anh là đồ ngu! Vì rằng anh cãi :
- Anh nói nông nổi lắm. Con người ta ở đời, phàm đã có một quả tim để sốt sắng, một khối óc để nghĩ ngợi, thì có thể nào lại sung sướng được!
Tức quá, tôi bèn hỏi :
- Ừ, thế như anh, thì anh còn thiếu thốn cái gì để khao khát cái gì nữa nào?
Vợ anh Quyền cũng họa theo :
- Thưa bác, ấy nhà tôi cứ nói ương thế đấy, mà không biết rằng được thế này cũng đã là sung sướng hơn tiên.
Quyền lim dim cặp mắt, đáp bằng những lời triết lý viển vông :
- Vì rằng người ta ai cũng thế cả, dầu nghèo, hay giàu, dẫu thừa thãi hay thiếu thốn, thì đều cùng khổ sở cả, duy cái khổ của thằng giàu khác với cái khổ của thằng nghèo, thế thôi. Tôi không nói rằng tôi cũng có một hoài bão riêng, một lý tưởng riêng, nhưng tôi nói rằng đối với ai cũng vậy cả, cuộc đời chỉ là một chặng đường dài đi thì nhọc mệt, chán nản; vì rằng đời là một cuộc chiến đấu...
Tôi chưa hiểu rõ nhưng rồi chúng tôi cũng nói sang những chuyện khác. Quanh bàn đèn, ta có thiếu gì đầu đề mà bảo cứ phải bám mãi vào một lý thuyết mà ta không hiểu cho nhau!
Anh Quyền, lúc ấy đã hút đến điếu thứ năm mươi.
Tự nhiên thấy anh ngồi lên, sốt sắng mời :
- Này! Làm một điếu nữa nhé?
- Thôi chịu! Say lắm rồi.
- Thì một điếu nữa thôi thì đã làm sao? Nghiện ngay đấy mà sợ!
- Không phải sợ nghiện nhưng thấy buồn nôn rồi. Khó chịu lắm.
- Thôi thế thì anh về đi cho xong.
- Anh đuổi, chứ anh giết tôi, tôi cũng xin chịu thôi.
Tôi thấy anh Quyền nằm xuống, ruỗi thẳng cả chân lẫn tay, thất vọng hết sức. Mặt anh có những nét buồn rầu, đáng cho ta động mối thương tâm. Đến lúc này, tôi mới hiểu ra rằng tuy vậy, Quyền vẫn không là người sung sướng thật! Tôi bèn vội cứu chữa :
- ờ thì tiêm cho tôi một điếu nữa vậy.
Rồi tôi hút, rồi bạn tôi gạt con triện trên bàn tính một cái, rồi bạn tôi ngoay ngoáy tiêm một hồi dài. Để hút chứ không phải để mời tôi nữa. Trên cái mặt hốc hác ấy, ở cặp mắt lờ đờ ấy, kể từ điếu thứ 52 trở đi hạnh phúc hiện ra bằng nét và hào quang.
Tôi hỏi :
- Gớm, anh hút thêm mà sao hút nhiều thế?
Anh đáp rất tự nhiên :
- Nếu đã hút thêm, thì cứ phải hút từng mười điếu một dịp, không hơn cũng không kém được.
- Sao lại không thể nào hút thêm một vài điếu mà thôi?
- Vì kiêng. Hút thêm dưới một chục sợ sái mất Thần Tài. Nếu Thần Tài mà sái, có khi không có thuốc đâu mà hút nữa.
Câu mê tín ấy, Quyền đã nói một cách sốt sắng, cũng như đức Giáo Hoàng có thể nói quyết: “Tôi tin rằng Thượng Đế!” vậy. Từ đấy, tôi nằm yên, lim dim mắt lại xem anh ta “làm ăn” ra sao... Tiêm đến điếu thứ 59, bỗng Quyền lại gạ tôi :
- Này, lại hút một điếu cuối cùng nữa nhé?
Biết từ chối là thất sách, tôi không đáp, chỉ ngồi lên nhăn mặt, một tay nắn cổ. Rồi tôi “oẹ” một cái để chảy nước bọt vào ống nhổ, vờ như đã buồn nôn. Thì Quyền không nài ép nữa.
Anh ta hút điếu thứ 59, điếu thứ 60, rồi thở dài một cái thật là chán đời.
 
T

thanhdatkien

Anh gắt như tôi có lỗi nặng :
- Chó thật! Có một thằng bạn, mà lại không hút!
Rồi anh quay mặt vào tường, lại thở dài. Chẳng biết có phải đó là anh đương đau đớn vì có nhân ngãi mới chết đó chăng! Chẳng hiểu có phải ấy là anh đương khóc lóc đó chăng!
Nhưng bỗng anh cựa mình đánh thình một cái, quay mặt lại bàn đèn một cách rất cả quyết. Trên mặt anh, tôi thấy cả một sự sốt sắng phi thường, cả một cái can trường xuất chúng. Anh hút điếu thứ 61 để rồi thở dài một cái sung sướng như một đứa trẻ vừa uống xong thìa dầu gan cá thu. Thế là, từ điếu 62 trở đi, tiếng thuốc chui vào nhị tẩu vo vo như máy xe hơi mở tốc lực mỗi giờ 70 cây số! Anh tiêm thuốc, hút, gạt bàn tính thoăn thoắt như một cô gái quay tơ gieo thoi... Tôi đã hiểu cái gì là sự nhanh nhẹn, cái gì là mỹ thuật.
Cho đến điếu thứ 69, đã xe lại chậm chậm rồi. Người ấy lại tỏ vẻ thẫn thờ nhớ tiếc, như một người nạ giòng than phiền cái tuổi xuân qua. Quyền đã để một thời khắc khá lâu mới hút nốt điếu 70, chẳng khác một đứa trẻ rụt rè mãi mới dám ăn cái bánh ngọt mà nó vừa muốn nếm lại vừa muốn giữ.
Dẫu sao, tôi cũng tưởng thế là xong bữa rồi.
Tuy vậy, vờ dở ngủ dở thức, lúc ấy mắt tôi vẫn lim dim...
Anh Quyền lại nằm đườn ra, rất lâu... Rồi anh co chân, ruỗi chân, co tay, ruỗi tay, thở dài, khó chịu, ngán ngẩm. Rồi anh lại quay mặt vào tường, như giận nhau với đèn dầu lạc, hoặc với tôi. Sau cùng thì, chao ôi! Anh lại cựa mình đánh sầm một cái, quay mặt ra một cách vô cùng quả quyết lần thứ hai nữa! ấy thế là điếu thứ 71 và 72 nhanh nhẹn, vui vẻ, hùng hồn bao nhiêu, thì điếu thứ 78 và 79 buồn rầu, uể oải, phân vân, thất vọng bấy nhiêu... Anh để cách 15 phút mới hút điếu thứ 80, tức là điếu hạ hồi phân giải.
Vì đến thế thì thôi, chứ anh ta không quay mặt vào tường đau đớn để lại có dịp cựa mình hùng hồn.
 
T

thanhdatkien

Trong thiên hạ này, ai dám bảo Pierre Quyền là một người khổ sở? Ai? Ừ, đứa nào mà dám hỗn láo đến thế?
Tôi!
Đối với anh đời là đầy rẫy những cái tai biến, đại họa tức là những điếu thứ 8, thứ 9, và điếu chẵn chục, tuy đời cũng có nhiều hứng thú cho anh, như điếu thứ 1, 2, thứ 3, vân vân... kể từ số 50 trở đi.
Những lúc quay mặt vào tường nằm im lặng, cái xác thịt yên nghỉ ung dung ấy, chính nó đương gói một linh hồn lao đao tan tác vì giông tố, đương gắt gao chiến đấu, chẳng kém cái phương pháp trường kỳ để kháng chiến Nhật của Tàu!
Anh Quyền có thể cứu chữa cái khổ ấy bằng cách mời một vài người bạn sẵn lòng hút hộ cái điếu thứ... linh một để làm khởi điểm cho anh khỏi bứt rứt lương tâm mà kéo những điếu sau. Nhưng đó là sự tốn tiền!
Mà bắt một ông nghiện tốn tiền, thì khó khăn khác gì bắt nhân loại không đau khổ nữa.
 
Top Bottom