Văn 10 Kết truyện Tấm Cám

Đặng Quốc Khánh 10CA1

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng tám 2018
1,120
1,467
191
19
Hải Dương
THCS Phan Bội Châu

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tại sao trong truyện Tấm Cám, cô Tấm giết Cám làm dì ghẻ chết theo, đó là hành động vô cùng man rợ mà nhân dân ta vẫn coi hình tượng cô Tấm là hiền lành,...?
Chào em. Chị nghĩ em cũng phần nào biết rằng truyện Tấm Cám là truyện cổ tích đúng không nè? Tức là những câu chuyện được truyền miệng từ nhân gian dưới quan niệm ở hiền gặp lành em ạ. Do đó, theo dòng chảy thời gian, người đời cảm thấy uất ức thay cho thân phận chìm nổi của nàng, căm hận mẹ con mụ dì ghẻ nên mới biến tấu lại một chút về kết truyện em ạ. Chứ căn bản thì Tấm vẫn là người con gái đoan trang, thùy mị và rất hiền lành em nhé ^^

Có rất nhiều điển tích nhân gian xoay quanh kết truyện này. Chẳng hạn như là nàng Tấm trả thù bằng cách cho dì ghẻ ăn chính con của mình, như là nàng Tấm dìm chết mẹ con Cám vào vạc nước sôi, Tấm tha thứ nhưng mẹ con Cám bị thiên lôi đánh, v.v Và cũng có cái kết hậu hơn là nàng Tấm tha thứ cho mẹ con dì ghẻ. Nhưng vì thấy quá hổ thẹn nên mẹ con Cám bỏ đi biệt xứ.

Hì, nếu sau này em muốn hỗ trợ nhanh thì có thể gửi link vào topic này nha em. https://diendan.hocmai.vn/threads/ho-tro-cap-toc-cac-bai-viet-trong-vong-48h.685717/
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Tại sao trong truyện Tấm Cám, cô Tấm giết Cám làm dì ghẻ chết theo, đó là hành động vô cùng man rợ mà nhân dân ta vẫn coi hình tượng cô Tấm là hiền lành,...?
Theo quan điểm của mình thì không chỉ vì đoạn kết truyện mà đánh giá cả một nhân vật xuyên suốt cốt truyện. Ngay từ ban đầu, Tấm được nhân dân ta... hình tượng hóa lên để gửi gắm ước mơ và suy nghĩ (về sự bao dung, nhân ái, vượt khó...) của con người trong họ chứ không phải là hình tượng để đánh giá nhân cách của một con người. Chính vì thế, ơr đoạn kết cuối cùng của truyện, cái cách mà Tấm đối xử với mẹ con Cám là mong muốn của nhân dân được trừng trị cái ác, cái bất nhân trong xã hội, ác giả thì ác báo, nên mượn hình tượng Tấm và hành động của Tấm để gửi gắm điều đó. Một phần cũng mong muốn những con người chăm chỉ, tốt bụng, chân thành đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách mới có thể đòi lại được công bằng thì nên được hưởng một cuộc sống bình yên (nếu hai mẹ con nhà Cám còn sống thì liệu nguy hiểm sẽ không xảy đến nữa?). Và khi phân tích chi tiết này, đừng vì sự dã man của cách hành xử mà đánh giá nhân cách của Tấm, phải đặt chi tiết trong ý nghĩa chính của tác phẩm và đặc điểm của hình tượng cổ tích để nói, những truyện cổ tích thuộc văn học dân gian (đặc trưng của văn học thời kì này là tính tâp thể, truyền miệng...) nên việc truyện Tấm Cám có nhiều dị bản và cái kết khác nhau là chuyện rất bình thường, cho nên có thể cái kết ở mỗi dị bản hơi khác nhau nhưng điều quan trọng là ý nghĩa, nội dung lớn được truyền tải qua cốt truyện đó. Nói thực thì vấn đề này cũng có nhiều ý kiến trái chiều ^^ mình cũng không phải nghiên cứu quá chuyên sâu về mảng này nên hi vọng quan điểm này của mình có thể giúp được một phần cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số ý kiến khảo sát qua một số topic này nha:
[ Ngữ Văn 10] Tấm Cám | Cộng đồng học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
[Tấm Cám] Ở một góc nhìn khác | Cộng đồng học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
 
Top Bottom