[Tấm Cám] Ở một góc nhìn khác

J

jiyongloveri

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ là vô tình đọc được trên mạng và thấy nó đúng nên cop lên xem ý kiến các bạn
Truyện Tấm Cám chắc ở đây ai cũng từng nghe rồi, thậm chí nó còn được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh. Câu so sánh "Hiền như cô Tấm" chắc mọi người nghe cũng không ít.

Nay xin có vài lời phân tích nho nhỏ như sau:

1. Tấm Cám có những điểm nào kì quặc đến thú vị?

Bỏ qua những yếu tố gọi là cổ tích như Bụt, chết đi sống lại, biến từ cái nọ sang cái kia, xin mạn phép nêu vài yếu tố rất thú vị trong Tấm Cám như sau:

- Tấm là con gái có ăn có học, tuổi mười tám đôi mươi, trí tuệ phát triển hoàn toàn bình thường, làm hoàng hậu. Điều này đúng? Vậy mà khi mẹ ghẻ bảo trèo lên cây cau, Tấm trèo phát lên được ngay. Đã ai trèo cau ở đây chưa? Cái cây đó bảo Hoàng hậu xúng xính váy áo trèo lên mà trèo ton tót lên, đúng là thú vị.

- Vẫn cây cau, khi Tấm ở trên ngọn, mẹ con Cám mang rìu ra để .. "đuổi kiến" cho Tấm, với trí tuệ phát triển rất đỗi bình thường như trên, hoàng hậu Tấm tin sái cổ, cho mẹ con Cám ... dùng rìu đuổi kiến. Có phải Tấm ... ngây thơ quá mức cần thiết không?

2. Tấm có phải người con gái hiền lương thục đức không?

Câu hỏi này chắc xuất phát từ vụ cây cau trước nhất. Như nói ở trên, hoàng hậu Tấm trèo cây rất máu. Nhưng thôi, cứ cho rằng đó là tài lẻ của hoàng hậu. Những điểm sau chứng minh hoàng hậu Tấm "hiền" hết chỗ chê:

- Cây xoan đào mọc lên, vua ra đó nằm, Cám ghen, chặt về làm khung cửi. Khung cửi ngày đêm kẽo kẹt những lời rất đáng yêu:

"Kẽo kà kẽo kẹt, lấy tranh chồng bà, bà móc mắt ra".

Cái này đáng xếp vào tội "Đe doạ giết người". Mà tội này không cần có cấu thành tội phạm hình thức, tức là chỉ cần có hành vi bằng lời nói là bị kết tội rồi.

- Cám hỏi Tấm: sao để đẹp. Tấm đáp là nấu nước sôi tắm. Xong xuôi lợi dụng sự ngây thơ của Cám, Tấm nấu mắm Cám đem về cho mẹ Cám ăn. Sao mà lại trả thù độc ác đến thế. Trừng phạt thì trừng phạt chứ kiểu nấu mắm mang về cho mẹ Cám ăn đúng là giết người bằng thủ đoạn độc ác rồi. Cái này còn là tình tiết tăng nặng trong Bộ luật hình sự ấy chứ.

3. Cám ác hay tội nghiệp?

Có lẽ trong đời em Cám, ẻm gây 1 tội lỗi đáng kể duy nhất là chôm cá của Tấm.

Ngoài ra:

- Chặt cây cho Tấm chết: mẹ ẻm chặt, ẻm đứng bên coi, tính là tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm.

- Giết cá bống: Một con cá, nuôi trong giếng nhà, chim trời cá nước, muốn bắt xơi há phải hỏi Tấm à? Con cá đó cũng không khắc trên vẩy 4 chữ: Của Tấm cấm sờ.

- Lấy tranh chồng chị: Ô hay, anh Vua không ok cho em Cám về làm vợ thì ẻm ton ton chạy vào cung làm tân hoàng hậu được chắc? Rồi mẹ bảo vào thì em Cám vào, em Cám có phải đứa ngu đâu mà chức hoàng hậu chào mời mình ra đó mà cũng không làm?

- Giết chim vàng anh: Cám ghen, thấy chồng mê chim hơn mê mình, giết chim, cái đó chẳng có gì là khó giải thích cả. Em Cám không phải thục nữ, không hiền như "cô Tấm" nên ẻm có quyền ghen, thậm chí là giết 1 con chim. Em Cám không có nghĩa vụ biết và phải biết đó là Tấm. Ẻm không giết Tấm mà giết một con chim rất đỗi bình thường.

- Chặt cây làm khung cửi, đốt khung cửi: Nói thực chứ trừ phi em Cám mắc bệnh thích nghe chửi chứ một cái khung cửi ma quái biết nói tiếng người trong đêm đủ đáng sợ lắm rồi. Hơn nữa cái khung cửi ấy có nói ra lời nào tử tế đâu ngoài miệt thị và chửi bới mình. Do đó hoạ bị điên hoặc thích bị chửi thì mới giữ cái khung cửi đó cạnh bên mình. Hành động đốt khung cửi của Cám là hoàn toàn bình thường.

- Khi Vua vác Tấm về, Cám vẫn ngây thơ tin lời và ở gần bên Tấm, chứng tỏ Cám hoàn toàn không có tà tâm đối với Tấm. Nếu có tà tâm thì hẳn Cám không tin lời đến nỗi bị Tấm nấu mắm.

Do đó, có lẽ Cám là một cô gái ngây thơ, có chút thủ đoạn và tính toán kiểu trẻ con khi lừa chôm cá của chị để khỏi bị mẹ mắng. Sau này Cám đối đãi với Tấm là rất chị em, chân thành tin vào người chị lớn. Cám không bất nghĩa với Tấm, nếu có chỉ là mẹ Cám toan tính. Do đó người tội nghiệp nhất câu chuyện chính là Cám.

Về câu chuyện, có 1 số dị bản sau này cho mẹ con Cám bị trời đánh chết (theo kiểu mẹ con Lí Thông). Nói cho đặng thì Cám cũng có làm gì nên tội nên tình đâu mà phải bị chết như thế? Ác nghiệt của mẹ Cám sao lại đổ lên đầu Cám?

Theo một số nguồn thông tin thì Tấm Cám là bản biến thể của một câu chuyện cổ tích của Ấn Độ, được đặt lại vào bối cảnh Việt Nam. Nếu là thời bộ luật Manu của Ấn Độ thì cách trả thù này hoàn toàn bình thường. Theo bộ luật đó thì trả thù ngang bằng là đúng đắn. Ví dụ thợ xây làm đổ nhà chết con chủ nhà thì con thợ xây phải chết. Vì lí đó mẹ Cám làm hại Tấm thì Cám phải chết. Có điều ở Việt Nam có luật trả thù ngang bằng đó không?

Đứng trên góc độ hiện tại để phân tích lại chuyện cổ xưa, giá trị lại đảo ngược lại
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom