Kể chuyện về các nhà toán học

C

chienhopnguyen

1-Nhà bác học Anhxtanh .
Anhxtanh là nhà bác học người Đức sinh năm 1874 và mất năm 1955.Ông đã nêu lên thuyết tương đối làm nền tảng cho môn vật lí hiện đại trong việc chinh phục vũ trụ và thiên nhiên,mưu cầu hạnh phúc của con người.Cuộc đời ông là cuộc đời cống hiến hoàn toàn cho khoa học. Trong sinh hoạt,ông sống rất giản dị và có thể nói là thiếu thốn.Ông thường mặc những bộ quần áo rẻ tiền.
Khi ông chưa nổi tiếng,có 1 người bạn gặp ông giữa thành phố hoa lệ Niu Yóoc.Thấy ông ăn mặc xuềnh xoàng,người bạn hỏi ông:
-Anh ăn mặc thế này không sợ người dân Niu Yóoc chê cười à!
Anhxtanh mỉm cười và trả lời:
-Trời!Ai biết Anhxtanh là ai mà chê cười!
Sau khi ông đã là nhà bác học nổi tiếng,người bạn cũ gặp lại ông cũng ở Niu Yóoc vẫn mặc như xưa lại hỏi:
-Thế nào?Bây giờ mà anh vẫn mặc như thế này à?
-Chẳng sao!Bây giờ ai mà chả biết Anhxtanh cơ chứ!Quần áo sang trọng đâu có làm tăng giá trị con người!
 
C

chienhopnguyen

2-Nhà toán học trẻ tuổi .
Nhà toán học nổi tiếng người Đức là Cáclơ Gauxơ (1777-1855) khi còn học ở trường tiểu học đã rỏ ra có biệt tài về toán.
Một hôm,thầy giáo nêu câu hỏi cho học sinh:
-Các em thử cộng tất cả các số nguyên từ 1 đến 100 kể cả số 100 xem tổng số của chúng là bao nhiêu?
Thầy vừa nói xong thì ông đã đứng dậy trả lời:
-Thưa thầy ,tổng các con số đó là 5050.
Các bạn học sinh cùng lớp và cả thầy giáo đều ngạc nhiên thấy ông đã giải đáp bài toán nhanh như vậy.
Các bạn liền hỏi Gauxơ :
-Tại sao tổng các số đó lại là 5050.
Gauxơ giải thích 1 cách nhanh gọn :
-Ta lấy số đầu tiên cộng với số cuối cùng rồi số thứ 2 cộng với số trước số cuối cùng và cứ thế ta sẽ có những cặp số mà tổng số mỗi cặp là 101.Cứ xếp từng cặp như thế (từ 1 đến 100) ta sẽ có 50 cặp.Vậy thì tổng số các số nguyên từ 1 đến 100 sẽ bằng:

50 cặp * 101 =5050
Thực vậy:
1+100=101 2+99=101 3+98=101
........
50+51=101

50 cặp * 101=5050.
 
S

sj_oppa

William James Sidis sinh năm 1898 tại New York (Mỹ), ông là con của một cặp vợ chồng nhập cư người Nga - Do Thái. Boris, cha William, cũng là một người rất thông minh. Ông dạy môn tâm lý học tại trường Đại học Havard. Mẹ William - bà Sarah - đã từ bỏ ước mơ trở thành bác sĩ để dành trọn thời gian ở nhà dạy dỗ cậu con trai.

Cậu bé William bắt đầu đọc báo lúc 18 tháng tuổi. Cậu viết 4 cuốn sách về giải phẫu và thiên văn học, thành thạo 8 ngoại ngữ: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra) khi chưa tròn 8 tuổi. 9 tuổi, William tham gia hội nghị chuyên đề của Havard về không gian 4 chiều. 2 năm sau cậu được nhận vào Havard.
William là người thông minh nhất trong nhóm các thần đồng theo học tại Harvard năm 1909 trong đó có Norbert Wiener, cha đẻ của lý thuyết Điều khiển học và nhạc sĩ Roger Sessions. Cũng giống William, Wiener là sản phẩm thành công trong giấc mơ tạo ra thần đồng của cha mẹ ông.​
william_james_sidis.jpg

William James Sidis
William tốt nghiệp Harvard năm 16 tuổi. Cậu trở thành giáo sư toán tại trường Đại học Rice. Do bị sinh viên chê là “giáo sư trẻ con”, William từ bỏ sự nghiệp dạy học và quay lại Harvard để học luật chỉ sau 8 tháng.​
Với chỉ số thông minh đạt 250-300, William thường được nhắc đến là người thông minh nhất trong lịch sử thế giới.
Năm 1918, William bị bắt giam trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh. Trong tù William đã gặp người phụ nữ đầu tiên và cũng là người cuối cùng khiến trái tim ông rung động, một nhà hoạt động xã hội người Ireland có tên Martha Foley.
Sau khi ra tù, báo chí không ngừng săn đuổi ông. William quyết tâm tìm sự riêng tư. Ông từ bỏ toán học và chuyển sang viết sách. Năm 1925, ông xuất bản cuốn sách về vũ trụ học trong đó ông dự đoán về các hố đen trong vũ trụ. Nhưng mục đích của cuốn sách này lại là để chạy trốn tuổi thơ và cha mẹ ông.
William qua đời vì xuất huyết não vào năm 1944. Cho tới những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn mang tấm ảnh của Martha Foley bên mình. Dù Martha đã kết hôn từ lâu nhưng ông vẫn yêu cô trong tâm tưởng. Suốt cuộc đời, William bị cha mẹ tước đoạt tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến ông sao lãng.​
 
C

chienhopnguyen

3.Đãng trí
Nhà toán học nước Pháp Môrixơ Đuypông mắc tĩnh đãng trí.Có lần,ông viết thư cho bạn như sau:"Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh.Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé." Đang lúc dán phong bì,ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng.Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm:"Tôi đã tìm thấy cái gậy chống ở nhà tôi rồi.Anh đừng bận tâm nữa nhé!" Sau đó,Đuypông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi
 
C

chienhopnguyen

4. Sự đãng trí của Newton
Có lần Newton mời một người bạn về nhà ăn tối. Bỗng đang nói chuyện với bạn trong lúc chờ thì Newton nghĩ ra một điều mới trong nghiên cứu của ông. Thế là, ông vội chạy vào phòng làm việc cho đến tối mịt. Người bạn cũng biết tính của ông nên lặng lẻ ăn một mình rồi ra về. Đến khuya, cảm thấy đói bụng, Newton bước ra định ăn chút gì thì nhìn thấy thức ăn trên bàn đã hết phân nửa. Newton vỗ trán cười ồ lên:"thì ra mình đã ăn rồi! mình thật đãng trí!" và tiếp tục vào phóng nghiên cứu cho đến sáng!
 
C

chienhopnguyen

Newton
Có người hỏi Newton:
-Thưa ông, muốn hình thành 1 phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm ko?
-Ko! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu!
 
C

chienhopnguyen

Euclide:
Có 1 lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít:
- Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi. Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ ra làm đôi, em chọn phần nào?
Ơclít trả lời:
-Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ!
Thầy ngạc nhiên hỏi lại:
-Thế em ko biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao?
Ơclít nhanh trí đáp lại:
-Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!
 
C

chienhopnguyen

Archimède
Archimède (Acsimet) là công dân của Syracuse, một thành phố trên hòn đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Sicile. Ông sinh khoảng năm 287, mất năm 212 trước CN, sống gần 75 tuổi .
Vua của thành Syracuse cho làm một chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. Khi vương miện được làm xong, nhà vua nghi ngờ rằng nó có thể pha lẫn bạc và đã hỏi Acsimet làm thế nào để biết được báu vật có đúng là vàng nguyên chất không ?
Acsimet đã suy nghĩ rất lâu nhưng chưa tìm được ra câu trả lời, mà ngày trả lời vua sắp đến. Một hôm, lúc đang tắm ở một nhà tắm công cộng, nhà bác học bỗng nhận thấy rằng mực nước dâng cao lên khi ông nhảy vào nước . Người ta kể lại rằng, lúc đấy bất thình lình ông phát hiện ra phương pháp giải quyết bài toán về chiếc vương miện, quá phấn khởi ông vội vàng nhảy ra khỏi bể tắm và vừa chạy trần chuồng vừa hét tướng lên :" Eureka ! ( Ơreka ! Tôi đã tìm ra rồi ).
 
C

chienhopnguyen

Dupon
Morixơ Đuypông mắc tính đãng trí. Có 1 lần, ông viết thư cho bạn:
-"Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh. Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé!"
Đang lúc dán phong bì, ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng. Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm:
-"Tôi đã tìm thấy cái gậy ở nhà tôi rồi. Anh đừng bận tâm nữa nhé!"
Sau đó, Đuypông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi.
 
C

chienhopnguyen

Poincaré
Tại một hội nghị khoa học, Einstein gặp Poincaré và nói: “Ngày xưa tôi muốn theo đường làm Toán nhưng rồi phải bỏ. Vì giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.” Poincaré trả lời: “Còn tôi thì ngày xưa muốn theo Vật lý nhưng sau phải bỏ. Vì trong những điều cho là quan trọng, tôi không biết điều nào đúng.”
 
C

chienhopnguyen

Répbéc
Tennixin, nhà thơ lớn của nước Anh, có bài thơ nổi tiếng "Trường ca về cuộc sống".
Một hôm, ông nhận được 1 bức thư của Répbéc, một nhà Toán học có uy tín gửi đến phê bình bài thơ đó. Thư viết:
-"Thưa ông, thơ của ông rất hay, nhưng toàn sai sự thật. Ông viết: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại con người chết đi.
Vậy thì ông lý giải thế nào về chuyện dân số ngày càng tăng. Tôi tha thiết yêu cầu ông chữa lại: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại 1/6 con người chết đi.
Lẽ ra ko phải 1/6 mà là con số lẻ phức tạp hơn nhiều. Nhưng thôi hãy tạm như vậy để ông gieo vần. Mong ông hiểu cho."
 
C

chienhopnguyen

Newton
Một hôm trước khi ra phố, Newton treo 1 cái biển nhỏ trước nhà có ghi dòng chữ: "Bạn nào đến thăm tôi, xin hãy đợi, 5h chiều tôi sẽ về"
Lúc 4h, Newton trở về. Đọc xong dòng chữ trên, ông bỏ đi và tự nhủ: ta phải đi 1 lát nữa, chủ nhà bảo đến 5h ông ta mới về kia mà! Lúc đó, ta sẽ trở lại !
 
C

chienhopnguyen

Duyên số với giải Fields - Kỳ 1: Những người bạn lớn của toán học VN
TT - 14g ngày 19-8 (giờ VN) là thời khắc có thể đi vào lịch sử Việt Nam, nếu dự báo thành sự thật: Liên đoàn Toán học thế giới trao giải Fields - giải thưởng được ví như “Nobel toán học” cho giáo sư Ngô Bảo Châu.

Báo Tuổi Trẻ đã cử hai phóng viên đến với Đại hội toán học thế giới (tại Ấn Độ) để đón đầu sự kiện này. Cũng từ hôm nay, Tuổi Trẻ khởi đăng loạt bài “Duyên số với giải Fields” về những câu chuyện thú vị liên quan đến toán học VN, đến giáo sư Ngô Bảo Châu...


Giáo sư Ngô Bảo Châu (phải) và thầy Laumon (Pháp). Xung quanh họ có nhiều nhân vật liên quan thú vị đến nền toán học VN - Ảnh tư liệu



Nói là cơ duyên là vì rất nhiều nước giàu hơn, có truyền thống toán học hơn VN nhưng không có giải Fields. Nước Đức, một cường quốc về toán học mới chỉ có mỗi một giải Fields. Ấn Độ và Trung Quốc là những cái nôi toán học trong lịch sử và là những nước có nhiều nhà toán học nổi tiếng, nhưng cũng chưa mon men được đến giải Fields. Cả châu Á cho đến nay mới có 3 giải Fields, đều là của Nhật. Châu Mỹ Latin và châu Phi không có giải Fields.

Đoạt giải Fields còn khó hơn giải Nobel vì giải Nobel được trao hàng năm, trong lúc giải Fields được trao 4 năm một lần. Như vậy, người được giải Fields phải có kết quả xuất sắc nhất trong 4 năm chứ không phải trong một năm như giải Nobel. Ngoài ra giải Fields chỉ được trao cho người không quá 40 tuổi.

Andrew Wiles, người giải quyết bài toán Fermat, không được giải Fields khi còn đủ tuổi vì lời giải ban đầu có lỗ hổng. Đến khi khắc phục được lỗ hổng trong lời giải thì ông đã quá 40 tuổi. Nói như vậy để thấy giải Fields là một cơ duyên thực sự.

Trong lịch sử hơn 70 năm của giải Fields mới có 48 người được giải. Thế mà Việt Nam lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều người trong số họ.
 
C

chienhopnguyen

Từ giáo sư Lê Văn Thiêm đến Laurant Schwartz
Chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện với GS Lê Văn Thiêm. Ông Thiêm là người Việt có học vị tiên sĩ toán học đầu tiên và được coi như là cha đẻ của nền toán học Việt Nam. Sau khi bảo vệ tiến sĩ ông Thiêm làm trợ lý cho GS Rolf Nevanlinna ở trường Đại học Zurich hai lần vào những năm 1946 và 1948.

Sinh thời ông Thiêm thường coi mình là học trò của Nevanlinna, Công trình nổi tiếng nhất của ông Thiêm là về bài toán ngược của Nevanlinna. Trong toán học có một tạp chí tên là tạp chí trung tâm về toán học, chuyên đăng bài giới thiệu các công trình mới công bố.

Người giới thiệu bài báo của ông Thiêm là ông Lars Ahlfors, một trong hai nhà toán học được trao giải Fields lần đầu năm 1936. Ahlfors là học trò của ông Nevanlinna (theo nghĩa bảo vệ luận án tiến sĩ). Do ông Nevanlinna không phải là giáo sư hướng dẫn luận án của ông Thiêm nên ta có thể coi ông Thiêm là con nuôi của ông Nevanlinna về mặt toán học. Vì vậy ta có thể coi Ahlfors là anh của ông Thiêm.

Giải Fields được trao lần thứ hai năm 1950. Một trong hai người được giải là nhà toán học Pháp Laurent Schwartz. Ông Schwartz là một trong những người sáng lập ra Ủy ban quốc gia vì Việt Nam của Pháp năm 1966 và Tòa án quốc tế Russel xử tội diệt chủng của Mỹ ở Việt Nam năm 1967.

Ông Schwartz sang thăm Việt Nam nhiều lần, lần đầu tiên vào năm 1968 trong chiến tranh chống Mỹ. Năm 1990 ông được Bộ Đại học mời sang tham quan và đánh giá nền giáo dục Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình (được dịch ra rất nhiều thứ tiếng), ông Schwartz dành chương dài nhất viết về Việt Nam và kết thúc chương này với câu “Việt Nam đã đánh dấu cuộc đời của tôi”. Có một điều thú vị là ông Lê Văn Thiêm và ông Schwartz có chung một thầy hướng dẫn luận án là GS Georg Valiron. Ông Valiron còn có một học trò VN nữa là GS Phạm Tĩnh Quát. Có thể coi ông Quát, ông Thiêm và ông Schwartz là anh em ruột về mặt toán học.

Giải Fields được trao lần thứ ba vào năm 1954. Một trong hai người được giải là nhà toán học Nhật Kunihiko Kodaira. Ông có người con rể là GS Mutsuo Oka, cũng là một nhà toán học. Ông Oka là một người bạn lớn của toán học Việt Nam. Ông đã thu xếp cho nhiều nhà toán học Việt Nam sang Nhật làm việc và tham gia quyên góp tiền cho việc xây dựng nhà khách của Viện Toán học. Khi ông Kodaira mất năm 1997, gia đình đã quyết định tặng tủ sách chuyên môn của ông Kodaira cho thư viện Viện Toán học.
 
C

chienhopnguyen

Alexander Grothendieck, những người bạn lớn của Việt Nam
Năm 1966 giải Fields được trao lần đầu tiên cho 4 nhà toán học, trong đó có nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck và nhà toán học Mỹ Steffen Smale. Cả hai người đều nổi tiếng về hoạt động chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.


Grothendieck và GS Ngô Thúc Lanh (phía sau) và GS Hoàng Tụy (bên phải) tại nơi sơ tán của ĐH Tổng hợp ở Đại Từ, Thái Nguyên
Ông Grothendieck được coi là nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20 và là học trò (bảo vệ luận án tiến sĩ) của ông Schwartz. Để tỏ thái độ chống chiến tranh, ông Grothendieck sang thăm Việt Nam năm 1967 trong lúc Mỹ đang ném bom Hà Nội ác liệt nhất. Ông đã giảng một loạt các bài giảng về các hướng nghiên cứu toán học hiện đại, chủ yếu về đại số đồng điều. Trong bản báo cáo về chuyên đi Việt Nam, ông viết rằng “có một nền toán học Việt Nam thật sự đúng nghĩa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Câu này được ông gạch thêm bên dưới để nhấn mạnh. Sau đấy ông viết là tôi sẽ chứng minh “Định lý tồn tại” này và giới thiệu tương đối chi tiết toán học Việt Nam thời bấy giờ.

Ông đặc biệt ấn tượng với khả năng của các nhà toán học trẻ Việt Nam và nêu tên đich danh 3 người là Đoàn Quỳnh, Hoàng Xuân Sính và Trần Văn Hạo. Ông có kế hoạch đưa những người này sang đào tạo ở bên Pháp. Sau này chỉ có Hoàng Xuân Sính sang Paris làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của ông. Tham gia Hội đồng bảo vệ luận án có đến 3 người được giải Fields là Grothendiẹck, Schwartz và Pierre Deligne. Có lẽ chưa bao giờ có một Hội đồng bảo vệ luận án nổi tiếng như vậy. Rất tiếc là GS Hoàng Xuân Sính không công bố các kết quả của luận án. Gần đây có một bài báo tổng quan về hướng nghiên cứu đó có nhắc đến các kết quả tiên phong của GS Hoàng Xuân Sính.

Ông Grothendieck là thầy (hướng dẫn luận án tiến sĩ) của ông Luc Illusie, ông này lại là thầy của Gerard Laumon là thầy của Ngô Bảo Châu. Như vậy Grothendieck là cụ của Ngô Bảo Châu và Ngô Bảo Châu có họ hàng với GS Lê Văn Thiêm và GS Hoàng Xuân Sính về mặt toán học.
 
C

chienhopnguyen

Alexander Grothendieck, những người bạn lớn của Việt Nam
Năm 1966 giải Fields được trao lần đầu tiên cho 4 nhà toán học, trong đó có nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck và nhà toán học Mỹ Steffen Smale. Cả hai người đều nổi tiếng về hoạt động chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.


Grothendieck và GS Ngô Thúc Lanh (phía sau) và GS Hoàng Tụy (bên phải) tại nơi sơ tán của ĐH Tổng hợp ở Đại Từ, Thái Nguyên
Ông Grothendieck được coi là nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20 và là học trò (bảo vệ luận án tiến sĩ) của ông Schwartz. Để tỏ thái độ chống chiến tranh, ông Grothendieck sang thăm Việt Nam năm 1967 trong lúc Mỹ đang ném bom Hà Nội ác liệt nhất. Ông đã giảng một loạt các bài giảng về các hướng nghiên cứu toán học hiện đại, chủ yếu về đại số đồng điều. Trong bản báo cáo về chuyên đi Việt Nam, ông viết rằng “có một nền toán học Việt Nam thật sự đúng nghĩa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Câu này được ông gạch thêm bên dưới để nhấn mạnh. Sau đấy ông viết là tôi sẽ chứng minh “Định lý tồn tại” này và giới thiệu tương đối chi tiết toán học Việt Nam thời bấy giờ.

Ông đặc biệt ấn tượng với khả năng của các nhà toán học trẻ Việt Nam và nêu tên đich danh 3 người là Đoàn Quỳnh, Hoàng Xuân Sính và Trần Văn Hạo. Ông có kế hoạch đưa những người này sang đào tạo ở bên Pháp. Sau này chỉ có Hoàng Xuân Sính sang Paris làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của ông. Tham gia Hội đồng bảo vệ luận án có đến 3 người được giải Fields là Grothendiẹck, Schwartz và Pierre Deligne. Có lẽ chưa bao giờ có một Hội đồng bảo vệ luận án nổi tiếng như vậy. Rất tiếc là GS Hoàng Xuân Sính không công bố các kết quả của luận án. Gần đây có một bài báo tổng quan về hướng nghiên cứu đó có nhắc đến các kết quả tiên phong của GS Hoàng Xuân Sính.

Ông Grothendieck là thầy (hướng dẫn luận án tiến sĩ) của ông Luc Illusie, ông này lại là thầy của Gerard Laumon là thầy của Ngô Bảo Châu. Như vậy Grothendieck là cụ của Ngô Bảo Châu và Ngô Bảo Châu có họ hàng với GS Lê Văn Thiêm và GS Hoàng Xuân Sính về mặt toán học.
 
C

chienhopnguyen

Laumon, Lafforgue, Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn...
Năm 1978 có nhà toán học Pháp Pierre Deligne được giải Fields. Ông Deligne là học trò của ông Grothendieck và là thầy của GS Lê Dũng Tráng (đồng hướng dẫn). Ông từng là thành viên Hội đồng bảo vệ của GS Hoàng Xuân Sính. Do GS Hoàng Xuân Sính cũng là học trò của ông Grothendieck nên có thể coi GS Hoàng Xuân Sính là em và Ngô Bảo Châu là cháu họ của GS Deligne về mặt toán học.

Đặc biệt hơn, bạn cùng thầy của Ngô Bảo Châu là Laurent Lafforgue cũng được giải Fields năm 2002. Học trò đầu tiên của Lafforgue là Ngô Đắc Tuấn, người đã từng đoạt huy chương vàng hai lần thi Olympic toán quốc tế năm 1995 và 1996. Hiện nay Ngô Đắc Tuấn đang làm việc tại Đại học Paris 13.

Gần đây nhất có Terence Tao là nhà toán học Úc được giải Fields năm 2006 cũng có liên quan đến Việt Nam. Tao có mối quan hệ cộng tác thân thiết với Vũ Hà Văn, hiện là một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tổ hợp. Họ đã viết chung 15 công trình và một cuốn sách chuyên khảo. Ngoài ra, Tao có cùng thầy với Dương Hồng Phong, cũng là một nhà toán học VN hàng đầu ở Mỹ. Hiện nay, Tao có một nghiên cứu sinh người Việt là Lê Thái Hoàng, huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1999.

Với những người trẻ tuổi như Ngô Đắc Tuấn và Lê Thái Hoàng theo đuổi nghiệp toán, biết đâu VN lại có cơ may được giải Fields lần nữa.
 
C

chienhopnguyen

Hoàng Tụy (1927-) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.
Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam.
Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Một số công trình khoa học
3 Danh dự, giải thưởng
4 Chú thích
5 Liên kết ngoài
[sửa]Tiểu sử

Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu[1]. Thân phụ của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có 7 người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…
Tuy vậy, năm ông lên bốn tuổi thì thân phụ qua đời. Thân phụ làm quan thanh liêm, nên gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông rất vất vả, tuy nhiên đều giữ nếp nhà trong việc học hành. Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
Năm 1951, ông theo học Trường khoa học cơ bản do Lê Văn Thiêm phụ trách.
Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva.
Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.
Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuy's cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).
Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
Ngày 27 tháng 9 năm 2007, ông cùng 9 nhà nghiên cứu độc lập tên tuổi khác là: Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Viện IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội.
Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.[2]
Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã có một số bài viết phê phán, góp ý thẳng thắn về sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.
Tháng 9 năm 2011, Giáo Sư Hoàng Tụy vinh dự là người đầu tiên nhận được giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này.
 
C

chienhopnguyen

Hoàng Xuân Hãn (chữ Hán: 黃春罕; 1908–1996) là một giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, Việt Nam. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.
[sửa]Tiểu sử

Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.
Năm 1926, Hoàng Xuân Hãn đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.
Năm 1928, Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.
Năm 1930, Hoàng Xuân Hãn đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Hoàng Xuân Hãn chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.
Năm 1932-1934, Hoàng Xuân Hãn vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris).
Năm 1934 Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam, 4 tháng sau đó sang Pháp. Trên chuyến tầu, Hoàng Xuân Hãn gặp cô sinh viên Nguyễn Thị Bính sang Pháp học Dược khoa.
Từ năm 1934 đến năm 1936 Hoàng Xuân Hãn trở lại Pháp, đậu cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).
Năm 1936 Hoàng Xuân Hãn kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính (sinh ngày 6/10/1911 tại Hà Nội) sau này trở thành dược sĩ.
Từ năm 1936 đến năm 1939, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học.
Từ năm 1939 đến năm 1944, vì chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt.
Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản Danh từ khoa học.
Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học.
Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Hoàng Xuân Hãn tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật.
Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1945, với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.
Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, Hoàng Xuân Hãn trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.
Năm 1945, ông bắt đầu nghiên cứu truyện Kiều.
Từ 16 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1946, Hoàng Xuân Hãn tham dự Hội nghị Đà Lạt.
Năm 1949, Hoàng Xuân Hãn xuất bản Lý Thường Kiệt.
Hoàng Xuân Hãn sang Paris năm 1951 và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 1951-1954 ông đã giúp Thư viện Quốc gia Pháp và các thư viện Dòng Tên ở Ý và Tòa Thánh Vatican làm thư mục về sách Việt. Hoàng Xuân Hãn vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Địa (Sài Gòn, 1966-1974), tập san Khoa học - Xã hội (Paris, 1976-1987), Đoàn Kết (Paris, 1976-1981), Diễn Đàn (Paris 1991-1994).
Năm 1952, Hoàng Xuân Hãn xuất bản La Sơn Phu Tử.
Năm 1953, xuất bản Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo.
Năm 1954 Hoàng Xuân Hãn sang Hội nghị Genève mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước.
Ngày 21 tháng 7 năm 1992, Hoàng Xuân Hãn thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền do ông làm Chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương.
Ngoài ra tại Paris, Hoàng Xuân Hãn đã hoàn tất công trình lớn về Đoạn trường tân thanh có tên "Nghiên cứu về Kiều" từ hơn 50 năm nay.
Hoàng Xuân Hãn mất lúc 7 giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14 tháng 3 năm 1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.
Năm 2000, giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1.Lý Thường Kiệt; 2. La Sơn Phu Tử; 3.Lịch và Lịch Việt Nam.
Tháng 8 năm 2011, Trường Đại học Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đã chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Trường Cầu đường Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà trường vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của Trường.
 
C

chienhopnguyen

Hoàng Xuân Sính (1933-) là một nữ giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam. Bà đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, danh hiệu cao quý nhất để tôn vinh các cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục.
Mục lục [ẩn]
1 Thân thế
2 Nữ tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên
3 Sự nghiệp giáo sư
4 Phong tặng
5 Gia đình
6 Công trình nghiên cứu khoa học
7 Tham khảo
8 Liên kết ngoài
[sửa]Thân thế

Bà sinh ngày 8 tháng 9 năm 1933, là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy), tuy nhiên, suốt thời niên thiếu gia đình bà sống tại nhà số 102 phố Hàng Bông, Hà Nội. Thân mẫu của bà mất sớm khi bà mới được 8 tuổi, thân phụ của bà là ông Hoàng Thúc Tấn sau đó đã tục huyền với một nữ doanh nhân về vải sợi. Ông và người vợ sau là những tư sản dân tộc, là nhà tài trợ và cơ sở cho báo Thanh Nghị, một tờ báo có quan điểm dân tộc tiến bộ thời bấy giờ.
Trong nhiều tài liệu, bà thường được ghi chú là "cháu gái của giáo sư Hoàng Xuân Hãn". Tuy nhiên, đây chỉ là mối giao tiếp thân tình giữa hai người chứ không phải là quan hệ họ hàng.
[sửa]Nữ tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên

Bà đã từng du học đại học, cao học, bảo vệ luận án Tiến sĩ đệ tam cấp Toán học về "lý thuyết Gr-phạm trù", một phạm trù có phép toán và tính chất gần như một nhóm và Tiến sĩ quốc gia Pháp về "Cái nhúng của một phức một thứ nguyên vào một đa tạp vi phân hai thứ nguyên". Người hướng dẫn bà làm luận án là nhà toán học nổi tiếng thế giới Grothendieck.
[sửa]Sự nghiệp giáo sư

Sau đó bà trở về giảng dạy toán và biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn đại số, chủ nhiệm khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long, trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam (15/12/1988). Hiện nay bà là chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam. Nhiều lần bà là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng như phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004-?), Ủy viên Hội đồng chính sách khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng Từ điển Bách khoa Việt Nam.
[sửa]Phong tặng

Bà đã được nhà nước Pháp trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm vì những đóng góp cho việc phát triển và hợp tác khoa học giữa hai quốc gia Pháp - Việt.
[sửa]Gia đình

.
[sửa]Công trình nghiên cứu khoa học

MR0762510 (85i:18015) Hoàng Xuân Sính Catégories de Picard restreintes. (French) [Restricted Picard categories] Acta Math. Vietnam. 7(1982), no. 1, 117–122 (1983).
MR0527303 (81d:18014) Hoàng Xuân Sính {\rm Gr} - catégories strictes. (French) Acta Math. Vietnam. 3(1978), no. 2, 47–59.
 
Top Bottom