Kể chuyện về các nhà toán học

C

chienhopnguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đêmôcrit


Đêmôcrit - nhà bác học toàn năng và nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại.
Đêmôcrit sinh trưởng ở Apđerơ, một thành phố thực dân địa của Hi Lạp ở xứ Tơraxia, ven bờ phía Bắc của biển Êgiê.

Đêmôcrit là người đầu tiên giải thích cơ cấu của tự nhiên là nguyên tử. Theo ông đó là những hạt nhỏ mà mắt người không thấy được, không thể phân chia được nữa và sự vận động của các hạt là sự vận động của tự nhiên. Ông nói rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là kết quả do sức hấp dẫn của các nguyên tử ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra. Ông cho rằng mọi biến động trong thế giới vật chất đều là những hiện tượng tự nhiên và hợp với quy luật.

Đêmôcrit đã áp dụng học thuyết nguyên tử của mình vào toán học. Ông cho rằng mọi đại lượng hình học đều gồm những đại lượng - ban đầu là những "nguyên tử hình học". Cống hiến của Đêmôcrit trong lịch sử toán học: ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu vấn đề thể tích và chủ trương sử dụng một phương pháp nghiên cứu toán học, mà sự phát triển tiếp theo của nó đã đưa đến việc sáng lập lý thuyết các đại lượng vô cùng bé.

Đêmôcrit đã có nhiều công trình về khoa học tự nhiên. Luận văn "Về bản chất con người của ông" có những kiến thức giải phẫu sinh lý con người rất có giá trị. Ông đã thu nhập được những tài liệu phong phú về động vật học và thực vật học. Các Mác đánh giá Đêmôcrit là "trí thuệ vạn năng đầu tiên trong những người Hi Lạp".

Đêmôcrit là người không tin có thần thánh. Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ. Ông cho bản chất của vạn vật là các nguyên tử và các khoảng chân không. Ông cho nguồn gốc của những quan niệm tôn giáo là sự sợ hãi và *** nát của con người. Đêmôcrit đã giải quyết được những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông và đã căn bản phê phán được học thuyết duy tâm cổ đại.
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học Việt Nam:
Lương Thế Vinh
1- Trái bưởi - Sức đẩy Archimède

Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.

Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.

Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:

Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...

Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
2) Phương pháp học của ông

Lương Thế Vinh là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học, nên từ nhỏ Vinh học rất thoải mái và lại đạt kết quả cao.

Vinh học đến đâu, hiểu đến đấy, học một mà biết mười. Khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm. Vinh nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.

Người đời còn truyền lại câu chuyện sau đây:

Dạo đó, Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo là hai người nổi tiếng vùng Sơn Nam (Thái Bình- Nam Định bây giờ) về thông minh, học giỏi. Một hôm, sắp đến kỳ thi, Lương Thế Vinh tìm sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam hạ để thăm Quách Đình Bảo, toan bàn chuyện cùng lên kinh ứng thí.

Đến làng, Vinh ghé một quán nước nghỉ chân. Tại đây Vinh nghe người ta nói là Quách Đình Bảo đang ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn. Chắc chắn kỳ này Bảo phải đứng đầu bảng vàng. Vinh cười nói:

- Kỳ thi đến nơi mà còn chúi đầu vào quyển sách, cố tụng niệm thêm vài chữ. Vậy cũng gọi là biết học ư? Ta có đến thăm cũng chẳng có gì để bàn bạc - Vinh nói thế rồi bỏ ra về.

Quách Đình Bảo nghe được chuyện trên, gật gù:

- Người đó hẳn là Lương Thế Vinh, ta phải đi tìm mới được!

Thế là Bảo chuẩn bị khăn gói, tìm đến Cao Hương thăm Vinh. Chắc mẩm đến nhà sẽ gặp ngay Vinh đang đọc sách, nhưng Vinh đi vắng, người nhà bảo Vinh đang chơi ngoài bãi.

Quách Đình Bảo ra bãi tìm, quả thấy Vinh đang thả diều, chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Bảo phục lắm tự nói với mình: "Người này khôi ngô tuấn tú, phong thái ung dung, ta có học mấy cũng không thể theo kịp".

Quả nhiên sau đó, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa (đỗ thứ 3). Năm ấy Lương Thế Vinh mới hăm hai tuổi.
3) Cách cân voi và đo bề dày tờ giấy



Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta là man di, mọi rợ. Về tinh thần bất khuất của cha ông ta thì chúng đã được nhiều bài học. Nhưng về mặt khoa học thì chúng chưa phục lắm.

Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:

- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?

Lương Thế Vinh đáp:

- Dạ, đúng thế!

Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:

- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!

- Xin vâng!

Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.

- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.

- Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!

- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!

Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.

Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:

- Ông ra mà xem cân voi!

Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:

- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?

Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.

Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:

- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!

- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.

Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.

Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"

Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.
4) Với vua Lê Thánh tông:



a) Một cách khen vua

Lương Thế Vinh thuở bé nghịch ngợm nổi tiếng. Ông hay tắm sông hồ thành thử bơi lội rất giỏi. Lê Thánh Tông biết rõ chuyện ấy, nên một hôm đi chơi thuyền có Lương Thế Vinh và các quan theo hầu, Vua liền giả vờ say rượu ẩy Vinh rơi tòm xuống sông, rồi cứ cho tiếp tục chèo thuyền đi.

Không ngờ Lương Thế Vinh rơi xuống, liền lặn một hơi đi thật xa, rồi đến một chỗ vắng lên bờ ngồi núp vào một bụi rậm chẳng ai trông thấy. Lê Thánh Tông chờ mãi không thấy Vinh trồi đầu lên, bấy giờ mới hoảng hồn, vội cho quân lính nhảy xuống tìm vớt, nhưng tìm mãi cũng chẳng thấy đâu. Vua hết sức ân hận vì lối chơi đùa quá quắt của mình, chỉ muốn khóc, thì tự nhiên thấy Vinh từ dưới nước ngóc đầu lên lắc đầu cười ngất. Khi lên thuyền rồi, Vinh vẫn còn cười. Thánh Tông ngạc nhiên hỏi mãi, cuối cùng Vinh mới tâu:


"Thần ở dưới nước lâu là vì gặp phải một việc kỳ lạ và thú vị. Thần gặp cụ Khuất Nguyên, cụ hỏi thần xuống làm gì?. Thần thưa dối là thần chán đời muốn chết. Nghe qua, cụ Khuất Nguyên tròn xoe mắt, mắng thần: "Mày là thằng điên!. Tao gặp Sở Hoài Vương và Khoảng Tương Vương hôn quân vô đạo, mới dám bỏ nước bỏ dân trầm mình ở sông Mịch La. Chứ mày đã gặp được bậc thánh quân minh đế, sao còn định vớ vẩn cái gì?". Thế rồi cụ đá thần một cái, thần mới về đây!".

Lê Thánh Tông nghe xong biết là Lương Thế Vinh nịnh khéo mình, nhưng cũng rất hài lòng, thưởng cho Vinh rất nhiều vàng lụa.



b) Ứng đáp với vua



Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ cũng đang theo hầu Vua.
Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối.
Vế ấy như sau:

Ðường thượng tụng kinh sư sử sứ...

Nghĩa là: Trên bục tụng kinh sư khiến sứ ( nhà sư sai khiến được quan)

Câu nói này oái ăm ở ba chữ sư sử. Các quan đều chịu chẳng ai nghĩ ra câu gì.


Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối , với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng ông chỉ cười trừ.


Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến . Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về.
Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục:

" Thế nào? Ðối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?"


Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:


- Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!


Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực:" Ðối rồi đấy chứ ạ!" hoài. Sau nhà vua gạn mãi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng:

Ðình tiền túy tửu, phụ phù phu.

Nghĩa là: Trước sân say rượu, vợ dìu chồng.

Nhà vua cười và thưởng cho rất hậu.



c) Lời tiên đoán

Một hôm, lúc chầu trong triều, vua hớn hở nói với Vinh:

- Trẫm có nhiều con trai, việc thiên hạ không việc gì phải lo ngại nữa!

Lương Thế Vinh tâu:

- Lắm con trai là lắm giặc. Không lo sao được!

Vua lấy làm lạ hỏi:

- Ta không rõ sao lại thế?

Trạng tâu không úp mở:

- Ngôi báu chỉ có một. Bệ hạ có nhiều con trai càng có nhiều sự tranh giành ngôi báu. Như vậy phải lo lắm chứ!

Đúng như lời tiên đoán của ông. Sau đó con cháu nhà vua tranh giành ngôi thứ, chém giết lẫn nhau, làm cho triều chính đổ nát, trăm họ lầm than. Chỉ ba chục năm sau khi Thánh Tông mất, Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội mà cướp ngôi nhà Lê.



5) Răn dạy các quan

Lương Thế Vinh rất ghét những viên quan hống hách, hà hiếp nhân dân. Ông có nhiều học trò giỏi đỗ cao, làm quan lớn. Với học trò nào ông cũng dạy về lòng yêu dân, đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đã bị ông cho một bài học, làm trò cười cho thiên hạ.

Bữa ấy, ông đi thăm bạn bè, ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua. Dân trong vùng đều biết viên quan này thường hay bắt người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả. Vì không biết lệ đó nên ông cứ ung dung ngồi nghỉ đến khi tên lính hầu của quan huyện bắt ra khiêng cáng.

Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng cáng. Khi cáng quan đi đến chỗ bùn lội, ông làm như vô tình trượt chân văng cáng, hất quan huyện ngã chỏng gọng giữa vũng, áo, mũ, cân đai bê bết bùn.

Quan huyện đỏ tím mặt mày vì giận, đang toan định đổ cơn thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ mình thì trạng vẫy người đi đường, nói lớn:

- Bác gọi hộ anh học trò tôi là thám hoa Văn Cát ra khiêng hầu võng quan huyện thay thầy.

Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quýt quỳ mọp xuống bùn lạy như bổ củi, xin quan trạng tha tội cho.

Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, từ đó viên quan huyện chừa thói hống hách với dân.
 
C

chienhopnguyen

Lê Quý Đôn:
Bảng nhãn Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học tài danh nhất nước ta. Lê Quý Đôn học vấn uyên thâm, thông tỏ mọi chuyện trên đời. Ông thường dạy học trò: “Bụng không chứa ba vạn quyển sách, mắt không nhìn thất khắp núi sông thiên hạ, thì vị tất đã làm văn hay”. Tiếng tăm của Lê Quý Đôn không phải được mọi người biết lúc nhà bác học đỗ bảng nhãn, mà nổi tiếng từ khi còn là chú bé ở làng, lúc cởi truồng tắm ao, hoặc lúc ra quán nước dưới gốc đa đầu làng hóng chuyện. Thần đồng Đôn - người ta gọi Lê Quý Đôn một cách kính phục và chiêm ngưỡng cậu bé như vị thần trí tuệ. Lê Quý Đôn là con trai của tiến sĩ Lê Trọng Thứ, mà dân làng quen gọi một cách yêu mến là quan nghè Thứ. Tiếng tăm của quan nghè, cuộc sống thanh cao, giỏi văn chương thơ phú của quan nghè đã khiến cho các văn nhân, các bậc khoa cử khắp nơi kéo tới đàm đạo, thăm viếng.

Một lần có một vị khách học giả tới thăm quan nghè Lê Trọng Thứ. Đến đầu làng, thấy một lũ trẻ tồng ngồng tắm trong ao, vị khách hỏi thăm:

- Cháu nào biết nhà quan nghè Lê, chỉ đường cho ta.

Một thằng bé khoảng chừng 7, 8 tuổi, mặt mũi sáng sủa và láu lỉnh, cứ tồng ngồng như vậy trèo lên bờ, rồi hỏi:

- Ông khách đến nhà quan nghè chơi, hẳn là hay chữ. Vậy cháu đố ông biết đây là chữ gì? Nói được cháu chỉ nhà cho.

Nói rồi, cậu bé dạng cả hai chân và hai tay ra, nhìn vào ông khách, trông đến tức cười. Vị khách thấy thằng bé ngộ nghĩnh và giỏi quá, bụng tấm tắc khen và trả lời:

- Thì là chữ đại chứ có gì mà phải đố! (大)

Thằng bé cười rộ lên, rồi nói:

- Là chữ thái, có thế mà không biết! 太

Thằng bé nói xong, hin hin mũi chế giễu vị khách, rồi không chỉ đường cho khách, cứ thế tồng ngồng chạy vào làng.

Vị khách, cuối cùng cũng tìm được nhà quan nghè Thứ. Khách kể chuyện cho chủ nghe và kết luận: trẻ con trong làng quan nghè thông minh quá. Thằng bé đố chữ tôi, ắt sau này phải là bậc nổi tiếng của đất nước chứ không chơi.

Ông nghè họ Lê quát vào trong nhà, gọi con mang trà ra. Một thằng bé tóc trái đào, mặt mũi sáng sủa, quần áo gọn gàng phẳng phiu, tay bê khay trà ra. Vừa nhìn thấy khách, thằng bé vội cụp mắt xuống, cúi chào lí nhí. Khách “à” lên một tiếng sửng sốt, nói:

- Vậy thì ra là thằng bé đố chữ tôi là con quan nghè.

Quan nghè Thứ rất đỗi ngạc nhiên. Cơ sự hóa ra là như vậy. Quan nghè thét chú bé mang roi ra, nằm lên giường. Khách vội đứng dậy, vái hai vái và xin tha cho thằng bé. Hỏi tên, mới biết đó là Lê Quý Đôn. Để quan nghè bớt giận, khách bảo Đôn:

- Cháu phải làm một bài thơ tạ tội.

Bé Đôn ngẩng đầu:

- Thưa, xin bác ra đề ạ!

Khách quá ngạc nhiên, nói:

- Ta cho cháu tự chọn là tìm lấy cái dễ để thoát tội, nếu ra đề, cháu bị gò, sẽ khó đấy.

- Thưa, xin bác cứ ra đề. Cháu xin lĩnh ý.

- Đã nói thế, bác ra đề bài, tức là phải đối đấy. Bác ra đề: “Rắn đầu biếng học”. Phải làm thơ Nôm, không làm thơ Hán. Làm một bài thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ), hứa chăm học.

Bé Đôn ngẫm nghĩ một lúc, vẫn khoanh tay đứng bên cột nhà, xin phép đọc:

- Được, nhưng nghĩ thêm tí nữa đi! – Khách lo lắng.

- Thưa, cháu đã nghĩ xong.

Và Lê Quý Đôn đọc bài thơ vừa kịp nghĩ trong đầu:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu , Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!


Khách kêu lên sung sướng:

- Giỏi quá! Giỏi quá! Quả là thần đồng!

Đầu đề ra có chữ rắn, ấy thế mà thằng bé đã tài tình cho tên từng loại rắn vào từng câu: rắn liu điu (1), rắn đầu (2), rắn hổ lửa (3), rắn mai gầm (4), rắn ráo (5), rắn thằn lằn (6), rắn hổ trâu (7), rắn hổ mang (8). Thơ lại hợp vần, đúng luật, ý tứ sâu xa và vươn tới, ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học), lại vẫn là thơ đứa trẻ con, hứa với cha mẹ xin siêng học.

Giỏi đến thế là cùng! Đúng là thần đồng
 
C

chienhopnguyen

Lê Quý Đôn:
11-03-2006, 03:30 PM
Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784)



Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh, như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thị giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767), Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử (năm 1768), Công bộ hữu thị lang (năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)...

Lê Quý Đôn mất ngày 1-5-1784 tại quê mẹ, làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên (nay thuộc Hà Nam). Thi hài ông được đưa về mai táng ở quê nhà.

Trong cuộc đời làm quan của Lê Quý Đôn, có mấy sự kiện sau có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp trước tác, văn chương của ông. Đó là chuyện đi sứ Trung Quốc năm 1760 - 1762. Tại Yên Kinh (Bắc Kinh), Lê Quý Đôn gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, bàn lận với họ những vấn đề sử học, triết học... Học vấn sâu rộng của ông được các học giả Trung Quốc, Triều Tiên rất khâm phục. ở đây, Lê Quý Đôn có dịp đọc nhiều sách mới lạ, kể cả sách của người phương Tây nói về địa lý thế giới, về ngôn ngữ học, thủy văn học... Đó là các đợt Lê Quý Đôn đi công cán ở các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang, Lạng Sơn những năm 1772, 1774, làm nhiệm vụ điều tra nỗi khổ của nhân dân cùng tệ tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại, khám đạc ruộng đất các vùng ven biển bị địa chủ, cường hào địa phương man khai, trốn thuế... Chính nhờ quá trình đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều, biết nhiều việc đời như vậy mà kiến thức Lê Quý Đôn trở nên phong phú vô cùng. Ông viết trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục: "Tôi vốn là người nông cạn, lúc còn bé thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy của cha, lại được giao du nhiều với các bậc hiền sĩ đại phu. Thêm vào đấy phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: mặt bắc sang sứ Trung Quốc, mặt tây bình định Trấn Ninh, mặt nam trấn thủ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam). Đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách".

Ngoài đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và một nghị lực làm việc phi thường, phải kể đến thời đại mà Lê Quý Đôn sống. Và ông là đứa con đẻ, là sản phẩm của thời đại ấy kết tinh lại.

Lê Quý Đôn sống ở thế kỷ thứ 18 thời kỳ xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Trong lòng xã hội Việt Nam đầy mâu thuẫn khi ấy đang nảy sinh những mầm mống mới của thời kỳ kinh tế hàng hóa, thị trường trong nước mở rộng, thủ công nghiệp và thương nghiệp có cơ hội phát triển... Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tư tưởng, khoa học. ở thế kỷ 18, xuất hiện nhiều tên tuổi rực rỡ như Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác... Đồng thời các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa và Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tập đại hành" mọi tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.

Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn giữ được có thể kể ra như sau:

- Quần thư khảo biện, tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị được viết trước năm ông 30 tuổi.

- Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn làm xong lúc ông 30 tuổi. Đây là một loại "bách khoa thư", trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.

- Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử, là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh.

- Kiến văn tiểu lục, là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở...

- Phủ biên tạp lục, được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm Hiệp trấn Thuận Hóa. Nội dung ghi chép về tình hình xã hội. Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước.

Công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn là bộ Toàn Việt thi lục 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương Dực (1509 - 1516). Lê Quý Đôn hoàn thành Toàn Việt thi lục năm 1768, dâng lên vua, được thưởng 20 lạng bạc.

Về sáng tác văn xuôi, theo Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn có Quế Đường văn tập 4 quyển, nhưng sách này đã mất. Về sáng tác thơ, Lê Quý Đôn để lại có Quế Đường thi tập khoảng vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

Nhận xét tổng quát về thơ Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết: "Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia".

Quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn được tổng hợp lại như sau: "Làm thơ có 3 điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần... đại để không ngoài ba điểm ấy".

Đây là những tiêu chuẩn về thơ mà Lê Quý Đôn đề ra cho quá trình sáng tác của mình. Đọc thơ Lê Quý Đôn, chúng ta thấy thơ ông thật phong phú đa dạng, sâu sắc về tư tưởng, nghệ thuật và để lại trong lòng ta những xúc động đẹp đẽ, sâu xa:

Thành cổ lộng

Thành hoang tường đổ đã bốn trăm năm,
Dây dưa, dây đậu leo quấn xanh tốt.
Sóng biết đã rửa sạch nỗi hận cho vua Trần,
Cỏ xanh khó che lấp sự hổ thẹn của Mộc Thạnh.
Sau trận mưa bò vàng cầy bật gươm cũ,
Dưới trăng chim lạnh kêu bên lầu tàn.
Bờ cõi cần gì phải mở rộng mãi
Đời Nghiêu Thuấn xưa chỉ có chín châu thôi.
 
C

chienhopnguyen

Nền tảng toán học Việt Nam:

Đó là một trong những “Định lí tồn tại” nổi tiếng nhất của một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỉ XX: Alexandre Grothendieck.
Ông đã chứng minh “định lí tồn tại” nổi tiếng của mình không phải theo cách thường dùng để chứng minh các “định lí Grothendieck” nổi tiếng khác. Lần này, thế giới toán học được biết đến một phương pháp chứng minh mới của Grothendieck: ông chứng minh định lí trên bằng chuyến đi của mình đến miền Bắc Việt Nam trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sau khi từ Việt Nam trở về, tháng 11 năm 1967, Grothendieck đã viết một bài về chuyến đi của mình, kết thúc bằng câu:” Tôi đã chứng minh một trong những định lí quan trọng nhất của mình, đó là: Tồn tại một nền toán học Việt Nam”. Bài viết đó nhanh chóng trở thành nổi tiếng trong thế giới toán học, bởi vì bất cứ điều gì mà Grothendieck viết ra đều là điều mà mọi người làm toán quan tâm. Phải nói rằng, không phải Grothendieck chỉ “chứng minh” sự tồn tại của nền toán học Việt Nam, mà chính ông đã góp phần vào “sự tồn tại” đó. Tôi hiểu điều này một cách rõ ràng khi, rất nhiều năm sau chuyến đi của Grothendieck, nhiều đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi rằng, họ biết dến nền toán học Việt Nam từ sau khi đọc bài viết của Grothendieck. Và cũng nhiều lần, tôi phải kể lại tường tận những gì tôi đã được chứng kiến, những gì Grothendieck đã làm trong chuyến đi thăm Việt Nam. Bản thân sự kiện Grothendieck đến Việt Nam đã là điều đáng ngạc nhiên. Ông, người được trao giải thưởng Fields, người mà bất kì một trường đại học lớn nào cũng lấy làm vinh dự khi ông đến thăm, lại đi đến Việt Nam đang dưới bom đạn ác liệt? Nhưng, để có thể hình dung tại sao những điều Grothendieck viết ra lại có ảnh hưởng to lớn như vậy trong thế giới toán học, xin được nói đôi lời về ông.

Alexandre Grothendieck là một trong những nhà toán học được nhắc đến nhiều nhất của thế kỷ 20. Dĩ nhiên người ta nhắc đến ông trước hết vì những đóng góp to lớn của ông cho toán học, nhưng cũng vì ông là một con người với thiên tài kì lạ, cá tính kì lạ. Mặc dù ông đã viết hơn 1.000 trang hồi ký, người ta vẫn biết rất ít về cuộc sống riêng của ông! Bởi thế, nhiều điều trong tiểu sử của ông vẫn còn là bí ẩn, đôi khi chỉ là những “truyền thuyết”. Những điều tôi viết sau đây dựa rất nhiều vào những lời kể của một số bạn bè gần gũi của ông.

Alexandre Grothendieck không phải là người có một thời thơ ấu êm ả và thuận lợi. Cha ông họ là Shapiro (không rõ tên là gì), sinh khoảng năm 1890 trong một thị trấn nhỏ thuộc Nga, gần giao điểm của ba nước Nga, Ucraina, Belarus. Dòng họ Shapiro gồm những người Do Thái rất sùng đạo. Ông Shapiro tham gia vào phong trào cách mạng 1905 ở Nga, sau đó bị đày đi Siberia hơn 10 năm trời. Ông được trả tự do năm 1917 khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, và là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng Xã hội – cách mạng cánh tả. Lúc đầu ông đi với những người Bônsêvich, nhưng sau đó rời bỏ họ. Thời kỳ này ở Châu Âu có nhiều phong trào cách mạng: Rosa Luxemburg ở Berlin, các Xôviết ở Munich, nhóm cách mạng của Bela Kun ở Hungary. Nước Nga bước vào cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau, trong đó có phái vô chính phủ do Makhno cầm đầu ở Ucraina (nhân đây, nhắc lại mục tiêu khá buồn cười của Makhno “Đánh cho bọn Đỏ trắng bệch, đánh cho bọn Trắng đỏ nhừ!”. Đỏ: Hồng quân; Trắng: Bạch vệ). Cha của Grothendieck tham gia vào tất cả các phong trào đó! Trong những năm 20 ông sống chủ yếu ở Đức, gia nhập các nhóm chính trị, vũ trang của các đảng cánh tả chống lại Hitler và bọn Quốc xã. Tại Đức, Shapiro gặp Hanka Grothendieck, một phụ nữ Do Thái đến từ miền bắc nước Đức. Ngày 28 tháng 3 năm 1928, họ sinh người con trai đặt tên là Alexandre. Chỉ ít lâu sau, Hitler lên cầm quyền, và từ năm 1933, nước Đức trở nên rất nguy hiểm đối với những nhà cách mạng Do Thái. Cha mẹ của Alexandre lánh nạn sang Pháp, để lại con trai mình trong một trường tư thục gần Hamburg. Năm 1936 cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Ông Shapiro tham gia trong đoàn quân chống phát xít Franco. Khi những người cộng hoà Tây Ban Nha thất bại, ông bị đưa vào nhà tù ở Vernet, sau đó chuyển về trại tập trung Auschwitz và chết tại đó năm 1942.

Hanka Grothendieck cùng với con trai Alexandre sống sót một cách may mắn trong một nước Pháp bài Do Thái dưới thời Thống chế Pétain. Họ được những người kháng chiến theo đạo Tin lành ở Cévennes che chở. Mục sư Trocmé, hiệu trưởng trường lycee Tin Lành ở Cévennes biến vùng đó thành trung tâm kháng chiến chống bọn chiếm đóng quốc xã. Alexandre Grothendieck được học và sống ngay trong trường đó.

Về thời kỳ đó, Grothendieck viết trong "Récoltes et semailles. Réflexions et témoignages sur un passé de mathématicien": “Tôi học năm đầu lycée trước hết ở Đức, sau đó ở Pháp. Năm 1940 là năm đầu tiên tôi học lycée bên Pháp. Lúc đó là chiến tranh. Mẹ tôi và tôi bị giam trong trại tập trung ở Rieucros, gần Mende. Tôi là đứa trẻ lớn nhất ở trại và là đứa duy nhất đi học lycée. Trời tuyết hay trời gió, tôi đi tới trường với những đôi giày tạm, bị thấm nước. Mấy năm cuối chiến tranh, trong lúc mẹ tôi vẫn bị giam ở trại tập trung, tôi sống ở một nhà giành cho trẻ con tị nạn của “Secours Suisse” ở Chambon sur Lignon. Phần lớn bọn trẻ chúng tôi là ng¬ời Do Thái, và khi cảnh sát địa phương báo cho chúng tôi là bọn Gestapo sắp vây lùng, chúng tôi chạy vào rừng ẩn náu độ một hai đêm, đi từng nhóm hai hay ba người, không ý thức lắm về mối hiểm nguy chết người. Vùng Cévennes đầy những người Do Thái ẩn náu, và nhiều người sống sót nhờ tình đoàn kết của dân địa phương. Ở đây, tôi đi học ở “Collège Cévenol” cho đến năm 1945. Giữa 1945 và 1948 tôi là sinh viên ở đại học Montpellier. Mẹ tôi và tôi sống ở xóm nhỏ Mairargner heo hút, cách Montpellier độ hơn chục cây số .Chúng tôi sống tằn tiện bằng cái học bổng sinh viên nghèo nàn của tôi. Để sống được qua ngày, mỗi hè tôi đi hái nho; và lại có cả cái vườn nữa cho chúng tôi rau quả. Đó là một cuộc sống tươi đẹp, trừ khi phải đối mặt với những tiêu pha như thay gọng kính hay đôi giày mòn vẹt cả đế …”.

Sau hai năm học ở Montpellier, mùa thu năm 1948, Grothendieck được các thầy giáo giới thiệu lên Paris theo học ở Ecole Normale Superieure với Elie Cartan, một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thời đó. Đó là điểm kết thúc thời niên thiếu, và bắt đầu một thời kỳ vinh quang của Grothendieck, từ 1949 đến 1970.

Sau một năm ở Paris, Grothendieck chuyển đến Nancy, làm việc dưới sự hướng dẫn của Dieudonné. Thời kỳ này anh quan tâm nhiều đến Giải tích hàm. Bản luận án tiến sĩ quốc gia “Tích tenxơ tôpô và các không gian hạch” của Grothendieck, bảo vệ năm 1950, đã trở thành kinh điển, và là điểm khởi đầu cho lý thuyết hình học các không gian Banach. Cũng thời kỳ này, Grothendieck gia nhập nhóm Bourbaki, cùng với Henri Cartan, Dieudonné, André Weil và một số người khác.

Từ năm 1950, Grothendieck nhận được tài trợ của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. Ông làm việc ở trường Đại học tổng hợp Sao Paulo (Braxin) trong hai năm 1953-1955, sau đó chuyển về Đại học Kansas (Hoa Kỳ). Chính trong thời kỳ này, mối quan tâm của ông chuyển từ Giải tích hàm sang Tôpô và Hình học. Năm 1956 ông trở về Pháp, làm Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.

Năm 1959 đánh dấu một cái mốc quyết định trong sự nghiệp của Grothendieck. Đó là năm ông nhận một “ghế” ở Viện nghiên cứu khoa học cao cấp (Institut des Hautes Etudes Scientifiques, nổi tiếng với tên gọi tắt là IHES) vừa mới thành lập, đặt tại Bures-sur-Yvette, trong vùng thung lũng Essonne xinh đẹp gần Paris. Người ta thường nói, những năm Grothendieck ở IHES (1959-1970) là những năm vàng (Golden Age) của cuộc đời ông. Tại đây, dưới sự lãnh đạo của Grothendieck đã xuất hiện một trường phái mới của toán học. IHES trở thành trung tâm lớn nhất thế giới về Hình học đại số. Nhờ Grothendieck, Hình học đại số mang một diện mạo mới, sau thời kỳ phát triển hoàng kim của nó với “trường phái Italia” nổi tiếng (với những tên tuổi như Frobenius, Castelnuovo, Fano,…). Cùng với việc đưa vào khái niệm “lược đồ” (Scheme), Grothendieck “đại số hoá” những tư tưởng hình học rực rỡ của trường phái Italia, đưa đến cho hình học đại số những công cụ tính toán mạnh mẽ. Hơn thế nữa, các công trình của Grothendieck cho ta khả năng nhìn nhận toán học hiện đại trong một thể thống nhất: các định lý của ông là sự hợp nhất của hình học, số học, tôpô và giải tích phức.
 
C

chienhopnguyen

Tiếp:
Khó có thể liệt kê hết những gì mà Grothendieck đã mang lại cho toán học. Đó là tích tenxơ tôpô, không gian hạch, đối đồng điều bó như là các hàm tử dẫn xuất, lược đồ, K- lý thuyết, Định lý Grothendieck-Riemann-Roch, định nghĩa đại số của nhóm cơ bản của một đường cong, xác định cấu trúc hình học thông qua các hàm tử, phàm trù phân thớ, hình thức luận của đối ngẫu địa phương và toàn cục, đối đồng điều étale, đối đồng điều crystalline, mô tả các L-hàm trong ngôn ngữ đối đồng điều, các “môtip”,…Thật khó hình dung được rằng, tất cả những tư tưởng lớn như thế của toán học chỉ xuất hiện trong một cái đầu, và chỉ trong khoảng 10 năm! Điều xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp của Grothendieck chính là cố gắng của ông nhằm “thống nhất” toàn bộ toán học, xoá nhoà ranh giới giữa hình học, đại số, số học, giải tích. Tư tưởng đó của Grothendieck có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của toán học hiện đại, và được thể hiện trong nhiều công trình của nhiều nhà toán học được giải thưởng Fields sau ông: Deligne, Drinfeld, Kontsevich, Voevodsky, Lafforgue, Ngô Bảo Châu.

Grothendieck đã góp phần làm cho IHES thực sự trở thành một trong vài ba trung tâm lớn nhất của toán học thế giới. Chỉ một chi tiết sau đây cũng cho ta thấy rõ điều đó: từ ngày thành lập đến nay, IHES mới có 10 người là “giáo sư chính thức” (professeur permanent) thì đã có 7 người đoạt giải Fields, đó là: Alexandre Grothendieck, René Thom, Jean Bourgain, Alain Connes, Pierre Deligne, Maxim Kontsevich, Laurent Laforgue.

Grothendieck đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong toán học. Ông để lại dấu ấn của mình trong mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Người ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Grothendieck ngay cả khi không thấy trích dẫn định lí cụ thể nào của ông. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của Picasso đến thẩm mĩ của thời đại chúng ta: ta nhận ra Picasso không chỉ qua các bức hoạ của ông, mà thấy Picasso ngay trong hình dáng của những vật dụng hàng ngày.

Việc Grothendieck đột ngột rời bỏ IHES, và nói chung, rời bỏ toán học năm 1970, vào thời kì thiên tài của ông đang ở đỉnh cao, đã làm xôn xao giới toán học. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không thật hiểu rõ tại sao. Nhiều người cho rằng ông không đồng ý với việc IHES nhận một số tiền tài trợ của các cơ quan quân sự (vào thời điểm đó, số tiền này là vào khoảng 3,5% ngân sách của Viện). Ông là người luôn có những quan điểm riêng của mình, và có thể là như nhiều người quan niệm, ông khá “ngây thơ” về chính trị. Giáo sư Louis Michel kể lại: có một lần, ông chỉ cho Grothendieck xem bản thông báo về một hội nghị quốc tế mà Grothendieck được mời làm báo cáo viên chính. Trong phần liệt kê các cơ quan tài trợ có NATO, và Michel hỏi Grothendieck xem có biết NATO là gì không, thì Grothendieck trả lời “không”! Sau khi được giải thích NATO là gì, Grothendieck đã viết thư cho ban tổ chức hội nghị để phản đối. Và cuối cùng, vì không muốn mất Grothendieck, ban tổ chức đành chịu mất NATO!

Vậy mà con người có vẻ như ngây thơ về chính trị, không biết NATO là gì, đã đến thăm và giảng bài tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Một số người bạn gần gũi với ông, như giáo sư Pierre Cartier, cho rằng Việt Nam chính là một trong những nguyên nhân làm thay đổi quan niệm của Grothendieck. Nhìn thấy những gì chiến tranh mang lại cho loài người, Grothendieck nghi ngờ về ý nghĩa của khoa học. Ông cho rằng khoa học đã bị lợi dụng để làm hại loài người. Chuyến thăm Việt Nam của ông đã gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng toán học quốc tế. Khi đến Việt Nam (năm 1967), ông đọc bài giảng về Đại số đồng điều tại Hà Nội. Thường thì Giáo sư Tạ Quang Bửu (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) hoặc Giáo sư Đoàn Quỳnh phiên dịch cho ông. Người ta thật sự kinh ngạc vì sự bình tĩnh của ông: các bài giảng của ông thường bị ngắt quãng vì những lần máy bay Mỹ bắn phá thành phố. Vậy mà ông, người đến từ một đất nước đã từ lâu không có chiến tranh, không hề tỏ ra mảy may lo sợ. Nhưng rồi thì các bài giảng của ông cũng phải chuyển lên khu sơ tán, vì không thể nào giảng bài khi mà buổi học bị ngắt quãng hàng chục lần vì máy bay. Ở khu sơ tán, có một hình ảnh về ông mà không bao giờ tôi quên. Đó là có một lần, tôi thấy ông cởi trần ngồi đọc sách, cái áo ướt màu “phòng không” (tên gọi của “màu cỏ úa” thời chiến tranh) vắt trên bụi sim. Hỏi ra mới biết, ông giành toàn bộ va li của mình để mang theo sách vở sang tặng các nhà toán học Việt Nam, và chỉ có bộ quần áo duy nhất mặc trên người! Vậy nên mỗi lần giặt, ông phải chờ quần áo khô để mặc lại chứ không có quần áo để thay! Trong thời gian ông ở Việt Nam, mỗi tuần ông đều nhịn ăn ngày thứ sáu. Khi các nhà toán học Pháp biết chuyện, họ đều rất ngạc nhiên vì không thấy ông có thói quen đó khi ở Pháp. Và người ta cho rằng chỉ có thể có một cách giải thích: ông muốn tiết kiệm một phần lương thực cho Việt Nam! Theo lời ông nói, chuyến đi Việt Nam đã làm ông thật sự ngạc nhiên: ở một đất nước ngày đêm phải đối đầu với cuộc chiến tranh ác liệt bậc nhất trong lịch sử, người ta vẫn dạy toán, học toán, và biết đến những thành tựu hiện đại nhất của toán học! Từ sự ngạc nhiên đó, ông đã công bố “định lí” của mình trong bài viết về chuyến thăm Việt Nam (được lưu hành rất rộng rãi thời đó ở các trường đại học phương Tây): “Tồn tại một nền toán học Việt Nam“.

“Định lí” trên đây của Grothendieck đã làm thế giới toán học biết đến nền toán học Việt Nam trong chiến tranh. Chuyến đi của Grothendieck đã mở đầu cho một loạt chuyến đi thăm và giảng bài của nhiều nhà toán học lớn đến Việt Nam, trong đó nhiều nhất vẫn là các nhà toán học Pháp: L. Schwartz, A. Martineau, P. Cartier, B. Malgrange, Y. Amice,… Có thể nói chuyến đi của Grothendieck là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác khoa học giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học Pháp.

Từ sau năm 1993, Grothendieck không còn địa chỉ bưu điện nữa, không ai có thể liên lạc với ông, ngoại trừ một số người bạn gần gũi. Ông sống trong một căn nhà nhỏ bên sườn dãy Pyrénées. Có lẽ bộ óc lớn bậc nhất của toán học đó đang muốn giành thời gian suy ngẫm về cuộc đời. Cả cuộc đời ông là một chặng đường gian nan đi tìm chân lý. Nếu như các chân lý toán học tìm đến với ông nhiều một cách đáng ngạc nhiên, thì trong cuộc đời, như Cartier nói, Grothendieck không tìm được cho mình một chỗ mà ông thấy thoả mãn. Trong rất nhiều năm, ông không phải là công dân của một quốc gia nào, và đi khắp nơi trên thế giới với tấm hộ chiếu của Liên hợp quốc. Xuất thân trong một gia đình Do Thái giáo truyền thống, Grothendieck được những người kháng chiến theo đạo Tin Lành che chở, và cuối cùng, ông quan tâm nhiều đến Phật Giáo. Ông luôn sống theo những nguyên tắc của riêng mình, và nhiều khi cảm thấy thất vọng trước cuộc sống.

Cuộc đời Grothendieck là một cuộc đời đầy vinh quang, đầy bi kịch, mang đậm chất “tiểu thuyết”, mà trong một bài viết nhỏ không thể nào nói hết được.
 
C

chienhopnguyen

Ngô Bảo Châu:
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988[8] và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,[9] và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.[10]
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ [11]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[12]
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[13] Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[14] Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.[15] Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago.[16] Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.
Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom, Hà Nội.[17] Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng,[18] và đã nhận căn nhà 160 m² này đầu tháng 11 năm 2010.[19] Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.[20][21]
Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.[4]
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée.[22][23] Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư xuất sắc (distinguished service professorships).[24][25]
[sửa]Gia đình

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.
 
Last edited by a moderator:
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
Pytago (570 - 500 TCN) Pytago - nhà toán học và triết học Hi Lạp cổ đại. Pytago sinh ra ở Xamôt, một hòn đảo lớn nằm ở ngoài khơi biển Êgiê, cách bờ biển Tiểu Á không xa. Hồi trẻ, ông đi Ai Cập Babilon và ở lại các nước đó 12 năm trời để học tập toán và thiên văn học. Khi trở về nước, thấy sống không phù hợp với phe dân chủ đang nắm chính quyền, ông di cư sang thành phố Crôtôn (Nam Italia), rồi sang đảo Xixilia. Ở đây, ông đã chiêu tập học sinh và tổ chức ra trường phái Pytago. Trường phái này đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của toán học và thiên văn học. Pytago được mệnh danh là "người thầy của các con số". "Con số" của Pytago chính là toán học ngày nay. Ông không để lại một công trình viết nào. Ngoài định lý về đường huyền mang tên ông (thực ra định lý này đã được người Babilon khám phá ra trước ông một nghìn năm), người ta đã gán cho ông phát minh những định lý về tổng số các góc của tam giác, về hình đa giác đều, mở đầu việc tính những tỉ lệ... Pytago còn có những nhận thức đúng đắn về mặt thiên văn học như cho Trái Đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (học thuyết của ông về sau được nhà thiên văn học BaLan Côpecnich tiếp thu và phát triển)
» Về mặt khoa học học, Pytago và học trò của ông đạt được nhiều thành tựu, nhưng về mặt tư tưởng chính trị của ông lại là phản động. Pytago coi những con số là nguyên tố và nguồn gốc của mọi vật và nâng toán học thành một tín ngưỡng. Chẳng hạn ông cho một số chữ số mang lại thành công, mang lại điều tốt lành, một số chữ số khác lại mang lại tai nạn, rủi ro. Pytago và các học trò của ông coi tinh thần cũng là con số. Nó bất tử và được truyền từ người này sang người khác. Việc đề cao vai trò của con số, tuyệt đối hóa nó như cơ sở của thế giới và của sự vận động, tách rời con số khỏi thực tế vật chất đã đưa trường phái Pytago đến chủ nghĩa duy tâm, phục vụ cho tôn giáo
Công thức toán học của Pytago được áp dụng đa số vào mặt hình học, mà quan trọng nhất là công thức trong tam giác vuông
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học OCLIT:

Ơclít là nhà Toán học xuất sắc và nổi tiếng thời cổ Hy lạp.Ông sinh ở Aten ,sống vào khoảng thế kỉ thứ III trước công nguyên (330 - 280),mở trường dạy học ở Alexangria triều đại vua Ptolêmê đệ nhất.Ông đã để lại nhièu tác phẩm về Toán học,quang học,âm nhạc,...nhưng nổi tiếng nhất là tập"Cơ bản" đồ sộ gồm 13 quyển còn giữ được đến ngày nay.
Trong tác phẩm của mình,Oclít đã trình bày các kiến thức cơ bản của hình học một cách có hệ thống; bằng cách dựa vào một số tiên đề rồi bằng phương pháp suy diễn logíc ,ông tìm cách chứng minh các định lí một cách tương đối chặt chẽ.Do đó người ta đã xem Oclít là người đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng hình học bằng phương pháp tiên đề và dùng tên ông để gọi tên cho thứ hình học đó.Ông là tác giả của định đề V nổi tiếng mà ngày nay trong các sách giáo khao hình học ở phổ thông được phát biểu dưới dạng tiên đề Oclít nói về các đường thẳng song song trong mặt phẳng.Nhiều thế hệ các nhà toán học trên thế giới trong suốt 2000 năm,đã tốn rất nhièu sinh lực và trí tuệ để chứngminh định đề V này, nhưng mọi nổ lực cố gắng đó đều không đi đén kết quả.Vào cuối thể kỉ XIX, nhà toán học Nga là Ivanovic Lobasepki và nhà toán học Hungiari là Bolyai János trong quá trình nghiên cứu định đề V đã phát minh một thứ hình học mới không có mâu thuẫ,gọi là hình học phi-Oclít, trong đó không có định đề V.Việc làm này chứng tỏ định đề V không thể chứng được từ các tiên đề còn lại.Viẹc hoàn chỉnh hệ tiên đề hình học Oclít đã được nhiều nhà Toán học nổi tiêng trên thế giới tham gia. Có nhiều công trình nghiên cứu về hệ tiên đề hình học Oclít, nhứng nổi bật nhất là tác phẩm"Cơ sở hình học"củaHinbe xuất bản năm 1899 ở Đức .
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
George Boole sinh ngày 2-11-1815 ở London. Ông là con trai một nhà bán tạp hóa nhỏ. Vì nhà nghèo nên từ năm 16 tuổi, ông đã phải bươn chải kiếm sống, phụ giúp gia đình bằng nghề dạy học. Năm 20 tuổi, ông mở một trường tư ở quê nhà. Vừa tận tụy dạy học, vừa ra sức tự học, ông đã tích lũy thêm một kiến thức toán học đồ sộ cho riêng mình. Với tài năng vốn có và lòng đam mê, bất chấp hoàn cảnh khó khăn, ông đã cho ra đời hàng loạt công trình nghiên cứu nổi tiếng và rất quan trọng cho ngành toán học thế giới: " Giải tích toán học của logic", "Các định luật của tư duy". Nhờ đó, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư toán của trường Nữ hoàng ở Iceland từ năm 1849 cho đến khi mất. Một điều khá thú vị là Ethel Boole, một nữ văn sĩ nổi tiếng của nước Anh với tác phẩm "Ruồi trâu", chính là con gái của ông. Ông mất vào ngày 8-12-1864, thọ 49 tuổi.
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
Jacob Bernoulli (còn được biết đến với tên James hoặc Jacques) (27 tháng 12 , 1654 – 16 tháng 8 năm 1705) là nhà toán học người Thụy Sĩ. Cống hiến chủ yếu của ông là vào hình học giải tích, lý thuyết xác suất, phép tính biến phân. Bất đẳng thức Bernoulli thường được dạy trong thường phổ thông mang tên này để vinh danh ông. Bernoulli cùng với Newton và Leibniz là một trong những người đầu tiên phát triển phép tính vi phân và tích phân nhưng ông đã có những tìm hiểu cao hơn. Cuốn sách về lý thuyết xác suất của ông mãi đến năm 1713, tức là 8 năm sau khi Bernoulli mất mới được xuất bản[1]. Ông còn có một người em trai kém 12 tuổi và cũng là một nhà toán học nổi tiếng Johann Bernoulli, gia đình nhà Bernoulli về sau còn sản sinh ra nhiều nhà toán học tài năng.
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
John Couch Adams (Ngày 5 tháng 6 năm 1819 - ngày 21 tháng 1 năm 1892) là một nhà toán học và thiên văn học Anh. Adams sinh ra ở Laneast, gần Launceston, Cornwall và qua đời tại Cambridge. Thành tích của ông nổi tiếng nhất là dự đoán sự tồn tại và vị trí của Sao Hải Vương, chỉ sử dụng phương pháp toán học. Các tính toán đã được thực hiện để giải thích sự khác biệt với quỹ đạo của Sao Thiên Vương và định luật của Kepler và Newton. Đồng thời, nhưng không rõ với nhau, cùng các tính toán đã được thực hiện bởi Urbain Le Verrier. Le Verrier sẽ hỗ trợ các nhà thiên văn học quan sát Berlin Johann Gottfried Galle trong việc định vị các hành tinh vào ngày 23 Tháng 9 năm 1846, được tìm thấy trong phạm vi 1 ° của vị trí dự đoán của nó, một điểm trong chòm sao Bảo Bình.
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
Niels Henrik Abel (5 tháng 8, 1802–6 tháng 4, 1829), là một nhà toán học người Na Uy, được sinh ra ở Nedstrand, gần Finnoy nơi cha ông là một mục sư. Vào năm 1815 ông vào học trường dòng tại Christiania (tên của Oslo lúc đó), và ba năm sau ông đã chứng tỏ tài năng toán học của mình bằng những lời giải xuất chúng cho những bài toán nguyên được đưa ra bởi Bernt Holmboe. Vào khoảng thời gian này, cha ông, Søren Georg Abel, một mục sư Tin lành nghèo, qua đời, và gia đình lâm vào một hoàn cảnh cực kì khó khăn; nhưng một khoản học bổng nhỏ đã giúp cho Abel vào học trường Đại học hoàng gia Frederick vào năm 1821.
[sửa]Định lý Abel

Công trình đầu tiên đáng chú ý của Abel là sự không giải được của phương trình bậc 5 bởi căn thức (xem định lý Abel-Ruffini.) Kết quả này ban đầu được xuất bản vào năm 1824 dưới một dạng rất khó hiểu, và sau đó (1826) được viết đầy đủ hơn trong tập đầu tiên của Tạp chí Crelle. Bài toán này về sau được Évariste Galois chứng minh lại và bổ sung rất nhiều
Các học bổng nhà nước tiếp sau đó đã cho chép ông thăm Đức và Pháp vào năm 1825, và đã ghé thăm nhà thiên văn Heinrich Christian Schumacher (1780–1850) ở Altona gần Hamburg ông trải qua 6 tháng ở Berlin, nơi ông làm quen với August Leopold Crelle, người sau đó chuẩn bị xuất bản tạp chí toán riêng của mình. Đề án này đã được ủng hộ bởi Abel, người đã đóng góp nhiều cho sự thành công của tạp chí này. Từ Berlin ông ghé qua Freiberg, và nơi đây ông đã có nhiều nghiên cứu xuất chúng trong lý thuyết về hàm số: hàm số elliptic, hàm số hyperelliptic, và một lớp mới bây giờ được biết đến như là hàm số abelian.(còn)
 
C

chienhopnguyen

(còn)Vào năm 1826 Abel di chuyển về Paris, và trong suốt 10 tháng lưu lại ông đã gặp hầu hết các nhà toán học hàng đầu của Pháp; nhưng ông không được đánh giá đúng đắn, bởi vì các công trình của ông ít người biết đến, và sự khiêm tốn đã kìm hãm việc ông công bố các nghiên cứu của mình. Sự ngượng ngùng về các vấn đề tài chính, mà ông không bao giờ thoát được, cuối cùng đã làm ông phải bỏ chuyến du hành, và quay về Norway giảng dạy một giai đoạn ở Christiania. Trong đầu tháng 4 năm 1829 Crelle đã tạo ra một vị trí cho ông ở Berlin, nhưng lá thư mời đã tới Norway trễ hai ngày sau khi Abel qua đời vì lao phổi tại Froland Ironworks gần Arendal. Cái chết sớm của nhà toán học thiên tài này, người mà Adrien-Marie Legendre gọi là "quelle tête celle du jeune Norvégien!" ("một cái đầu Na Uy đáng giá!"), đã cắt ngắn đi sự nghiệp xuất chúng và nhiều triển vọng của ông. Dưới sự hướng dẫn của Abel, những điều khó hiểu trong giải thích đã sáng tỏ dần, nhiều ngành mới được mở ra và sự nghiên cứu của các hàm số đã trở nên tiến bộ để cung cấp cho các nhà toán học nhiều công cụ để đẩy mạnh sự tiến triển của ngành. Các công trình của ông, phần lớn xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí của Crelle, được biên khảo lại bởi Holmboe và xuất bản vào năm 1839 bởi nhà nước Na Uy, và một bản hoàn hảo hơn biên khảo bởi Ludwig Sylow và Sophus Lie được xuất bản vào năm 1881. Tính từ "abelian", xuất phát từ tên ông, đã trở nên thông dụng trong các bài báo và sách toán đến nỗi mà người ta thường viết bằng chữ "a" thường (xem nhóm abelian và abelian category; xem thêm abelian variety và phép biến đổi Abel).


Tượng Niels Henrik Abel tại Oslo
Vào 6 tháng 4, 1829, Abel qua đời khi mới được 28 tuổi . Vào 5 tháng 6, 2002, bốn tem Norwegian được phát hành để kỉ niệm Abel 2 tháng trước 200 năm ngày sinh của ông. Có một bức tượng của Abel ở Oslo. Hố Abel trên Mặt trăng được đặt theo tên ông. Vào năm 2002, giải Abel đã được thiết lập để vinh danh ông.
 
C

chienhopnguyen

Nhàtoans học thế giới:
Jean le Rond d'Alembert (16 tháng 11 năm 1717 – 29 tháng 10 năm 1783) là một nhà toán học, nhà vật lí, nhà cơ học, triết gia người Pháp. Ông là người đồng chủ biên và xuất bản cùng với Denis Diderot cuốn từ điển Encyclopédie. Phương pháp giải phương trình sóng của d'Alembert được đặt theo tên ông.
Mục lục [ẩn]
1 Thời trẻ
2 Các nghiên cứu
3 Xem thêm
4 Liên kết ngoài
[sửa]Thời trẻ

D'Alember sinh tại Paris, là con ngoài giá thú của nhà văn Claudine Guérin de Tencin và kị sỹ Louis-Camus Destouches, một sĩ quan pháo binh. Destouches đã ở nước ngoài khi d'Alembert được sinh ra và hai ngày sau đó mẹ của ông đã để ông trên trên bậc thang lối vào nhà thờ Saint-Jean-le-Rond de Paris. Theo tục lệ, ông được đặt tên theo tên của người bảo trợ của nhà thờ. D'Alembert được giao cho một nhà nhà trẻ mồ côi trông nom nhưng sớm được nhận nuôi bởi người vợ của một thợ lắp kính. Destouches bí mật trả tiền cho sự giáo dục của Jean le Rond, nhưng không muốn công khai công nhận là cha.
[sửa]Các nghiên cứu

D'Alembert lúc đầu học ở trường tư. Destouches đã để lại cho d'Alembert một khoản tiền trợ cấp trị giá 1200 livre khi ông chết năm 1726. Chịu ảnh hưởng của gia đình Destouches, D'Alembert đã đến học tại trường Collège des Quatre-Nations. Tại đây ông nghiên cứu triết học, luật và nghệ thuật, và tốt nghiệp vào năm 1735. Sau đó, D'Alembert đã bác bỏ nguyên lý của René Descartes, nguyên lý mà ông được học tại trường: "physical premotion, innate ideas and the vortices".
 
C

chienhopnguyen

Nhà toán học thế giới:
Aristoteles (tiếng Hy Lạp: Αριστοτέλης Aristotelēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritstốt; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lãnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Mục lục [ẩn]
1 Cuộc đời
2 Các quan điểm của Aristoteles
3 Tiểu sử
4 Công việc
5 Liên kết ngoài
[sửa]Cuộc đời

Aristoteles sinh tại Thrace gần Macedonia, cha ông là bác sĩ của vua Philip II của Macedonia.
18 tuổi, ông đến Athena để tham gia học viện Academy của Platon.
Năm 335 TCN, Aristoteles mở trường riêng của mình tại Athena, gọi là Lyceum (tên đền thờ thánh Apollo).
Cũng như Platon đã từng là học trò của Socrates, Aristototeles cũng là học trò của Platôn. Và chính bản thân Aristoteles đã trở thành gia sư cho Alexandros Đại đế, do đó đã có một đường dây kế tục trí tuệ xuyên qua bốn thế hệ của những khuôn mặt lịch sử này.
Aristoteles cũng được biết đến như người cha đỡ đầu của vật lí học, ông đã viết quyển "Vật lí học" đầu tiên của nhân loại. Phương pháp trình bày của Aristoteles trong cuốn sách này khác hẳn ngày nay. Trong cuốn sách này hoàn toàn không có công thức toán học và không có thí nghiệm. Ông đi đến kết luận bằng lập luận và bằng trực giác. Những công trình về sinh học chứng tỏ ông là một nhà thực nghiệm giỏi. Các quan điểm của ông về vật lí vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm.
Thời trung cổ, các học thuyết của Aristoteles được nhà thờ công nhận như kinh thánh, mọi ý kiến phản bác quan điểm của ông đều bị đưa ra xét xử.
Aristoteles đóng góp rất nhiều cho triết học và sinh học. Các công trình về sinh học của ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã liệt kê được 500 loài động vật, 120 loài cá và 60 loài côn trùng.
[sửa]Các quan điểm của Aristoteles

“Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn”
"Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh."
"Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn."
"Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng."
Aristoteles còn cho rằng, chuyển động có thể là "có ý thức" hoặc "vô ý thức". Ông dùng thuật ngữ "nature will" (tạm dịch là "lẽ tự nhiên") để giải thích về nguyên nhân của sự chuyển động: "Mọi chuyển động có ý thức hay vô ý thức của sinh vật hoặc các vật thể đều tuân theo lẽ tự nhiên của chúng."
Aristoteles đồng ý với quan điểm của Empedode về 4 nguyên tố đất, lửa, khí, nước. Sau đó đề xuất thêm rằng các thiên thể chuyển động theo đường tròn, trong môi trường gọi là ête (ether).
Một số quan niệm của Aristoteles sau này bị Galileo Galilei đánh đổ.
 
G

gioivankechuyen

Rất hay và bổ ích đó bạn.
Mình Thanks Bạn nhé!
Hi...hi...
:khi (34)::M29::M_nhoc2_16:
 
C

caubethichtoan

Mình chân thành cảm ơn bạn vì bạn ma minh hiểu hơn nhiều.
Mình thich nhât la nha toan học ở Việt Nam đó.
Thanks bạn nhe!
 
H

haitac1

Bổ ích quá bạn ơi
Mình lần đầu mới đọc truyện
thì mở mang nhiều chí thức và giúp
tớ cảm nhận được là mình cần phải cố gằng học tập tốt hơn!
 
Top Bottom