CLB Hóa học vui Hỏi-Đáp về Hóa học - Tuần 2/Tháng 10

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu số 8 : Cholesterol là chất gì ?
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật.
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người.
 

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
Câu số 8 : Cholesterol là chất gì ?
Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người. Nguồn gốc của cholesterol phần lớn là từ thức ăn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm…
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Nói luôn, ăn mỡ và bơ tốt hơn dầu đậu nành!:rongcon44:rongcon29
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Nói luôn, ăn mỡ và bơ tốt hơn dầu đậu nành!:rongcon44:rongcon29
Dù mỡ nhiều cholesterol nhưng vẫn tốt chán, không lo xơ vữa động mạch!
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Đáp án câu 8 :
Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người. Nguồn gốc của cholesterol phần lớn là từ thức ăn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm… Đặc điểm của cholesterol là: không thể tan trong máu khi di chuyển đến các tế bào thì phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein là chất do gan tổng hợp ra, tan trong nước mang theo cholesterol).
cau-truc-cholesterol.jpg
 

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
Dù mỡ nhiều cholesterol nhưng vẫn tốt chán, không lo xơ vữa động mạch!
Mình nghĩ người mỡ nhiều dễ tích cholesterol trong máu. Tích tụ ở nồng độ cao trong máu, cholesterol sẽ làm hẹp động mạch và khiến cho máu lưu thông khó khăn hơn. Nó làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim.
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
ADN là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loài virus.
 

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
Câu 9 :
ADN là chất gì ?
ADN (deoxyribonucleic acid) được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể con người, nó chứa đựng mật mã di truyền và các phân tử ADN được truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình. Cấu trúc phân tử ADN giống như một thang xoắn được làm bằng hai sợi, được biết đến như là một 'hình xoắn'. Những sợi của DNA chứa các thông tin dưới hình thức một mã số, lần lượt xác định đặc điểm của mỗi cá nhân và đặc điểm của cơ thể mỗi người. Có bốn loại khối xây dựng lên ADN (A, T, G, C) và trật tự của chúng là mã di truyền của con người.
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
DNA (viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh Deoxyribonucleic acid), trong tiếng Việt gọi là Axit deoxyribonucleic (nguồn gốc từ tiếng Pháp Acide désoxyribonucléique, viết tắt ADN), là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loài virus. DNA và RNA là những axit nucleic; cùng với protein, lipid và những cacbohydrat cao phân tử (polysaccharide), chúng là một trong bốn loại đại phân tử chính có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến. Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polyme sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép. Hai mạch DNA này được gọi là các polynucleotide vì thành phần của chúng bao gồm các đơn phân nucleotide. Mỗi nucleotide được cấu tạo từ một trong bốn loại nucleobase chứa nitơ—hoặc là cytosine (C), guanine (G), adenine (A), hay thymine (T)—liên kết với đường deoxyribose và một nhóm phosphat. Các nucleotide liên kết với nhau thành một mạch DNA bằng liên kết cộng hóa trị giữa phân tử đường của nucleotide với nhóm phosphat của nucleotide tiếp theo, tạo thành "khung xương sống" đường-phosphat luân phiên vững chắc. Những base nitơ giữa hai mạch đơn polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, và C liên kết với G) thông qua các mối liên kết hydro để tạo nên chuỗi DNA mạch kép. Tổng số lượng cặp base liên quan tới DNA trên Trái Đất ước tính bằng 5,0 x 1037, và nặng khoảng 50 tỷ tấn. Để so sánh, tổng khối lượng của sinh quyển xấp xỉ bằng 4 nghìn tỷ tấn cacbon. DNA lưu trữ thông tin sinh học, các mã di truyền đến các thế hệ tiếp theo và để chỉ dẫn cho quá trình sinh tổng hợp protein. Mạch đơn DNA có liên kết hóa học vững chắc chống lại sự phân cắt, và hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép lưu trữ thông tin sinh học như nhau. Thông tin này được sao chép nhờ sự phân tách hai mạch đơn. Một tỷ lệ đáng kể DNA (hơn 98% ở người) là các đoạn DNA không mã hóa (non-coding), nghĩa là những vùng này không giữ vai trò mạch khuôn để xác định trình tự protein thông qua các quá trình phiên mã, dịch mã. Hai mạch DNA chạy song song theo hai hướng ngược nhau. Gắn với mỗi phân tử đường là một trong bốn loại nucleobase (hay các base). Thông tin di truyền được mã hóa bởi trình tự của bốn nucleobase gắn trên mỗi mạch đơn. Những mạch RNA được tổng hợp từ những khuôn mẫu DNA trong quá trình phiên mã. Và dưới sự chỉ dẫn của mã di truyền, phân tử RNA tiếp tục được diễn dịch để xác định trình tự các axit amino ở cấu trúc protein trong quá trình dịch mã. DNA ở tế bào nhân thực (động vật, thực vật, nấm và nguyên sinh vật) được lưu trữ bên trong nhân tế bào và một số bào quan, như ty thể hoặc lục lạp. Ngược lại, ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ), do không có nhân tế bào, DNA nằm trong tế bào chất. Bên trong tế bào, DNA tổ chức thành những cấu trúc dài gọi là nhiễm sắc thể (chromosome). Trong giai đoạn phân bào các nhiễm sắc thể hình thành được nhân đôi bằng cơ chế nhân đôi DNA, mang lại cho mỗi tế bào có một bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh như nhau. Ở nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, những protein chất nhiễm sắc (chromatin) như histone giúp thắt chặt và tổ chức cấu trúc DNA. Chính cấu trúc thắt chặt này sẽ quản lý sự tương tác giữa DNA với các protein khác, quy định vùng nào của DNA sẽ được phiên mã. Friedrich Miescher đã cô lập được DNA lần đầu tiên vào năm 1869. Francis Crick và James Watson nhận ra cấu trúc phân tử chuỗi xoắn kép của nó vào năm 1953, dựa trên mô hình xây dựng từ dữ liệu thu thập qua ảnh chụp nhiễu xạ tia X do Rosalind Franklin thực hiện. DNA trở thành một công cụ phân tử giúp các nhà nghiên cứu khám phá các lý thuyết và định luật vật lý sinh học, như định lý ergodic và lý thuyết đàn hồi. Những tính chất vật liệu độc đáo của DNA biến nó trở thành phân tử hữu ích đối với các nhà khoa học vật liệu quan tâm trong lĩnh vực chế tạo vật liệu cỡ micro và nano, như trong công nghệ nano DNA. Các tiến bộ trong lĩnh vực này bao gồm phương pháp origami DNA và vật liệu lai dựa trên DNA.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
  • Like
Reactions: Monkey.D.Yato

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
ADN (deoxyribonucleic acid) được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể con người, nó chứa đựng mật mã di truyền và các phân tử ADN được truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình. Cấu trúc phân tử ADN giống như một thang xoắn được làm bằng hai sợi, được biết đến như là một 'hình xoắn'. Những sợi của DNA chứa các thông tin dưới hình thức một mã số, lần lượt xác định đặc điểm của mỗi cá nhân và đặc điểm của cơ thể mỗi người. Có bốn loại khối xây dựng lên ADN (A, T, G, C) và trật tự của chúng là mã di truyền của con người.
ADN là viết tắt của Axit Deoxyribo Nucleic (viết theo tiếng Pháp là adn hay theo tiếng Anh là dna) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Khái quát về ADN
ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là ADN rác;
Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá trị. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
ADN là viết tắt của Axit Deoxyribo Nucleic (viết theo tiếng Pháp là adn hay theo tiếng Anh là dna) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Khái quát về ADN
ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là ADN rác;
Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá trị. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá trị. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử ADN tách rời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya;
Về mặt hoá học, các ADN được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu. Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 acid photphoric + 1 base nitric),nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang. Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, X, và G;
Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. Theo nguyên tắc A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro (Nguyên tắc bổ sung)
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi ADN gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử ADN.
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Đáp án câu 9 :
Là những axit nucleic và có phân tử khối lên tới hàng chục triệu đvc (hay u). ADN là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào của phần lớn sinh vật, có vai trò quyết định những đặc trưng di truyền bằng cách điều chỉnh sự tổng hợp protein trong tế bào.
 

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Trong quả ớt và hạt tiêu có những loại ancaloit khác nhau. Ancaloit là loại hợp chất hữu cơ chứa nitơ có tính bazơ, thường có nguồn gốc thực
vật, đa số có cấu trúc phức tạp,thường là các chất dị vòng.
Ancaloit trong ớt có tên là capsicain. Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn rất cay.
Ancaloit trong hạt tiêu là hai chất có tên là chavixin và piperin. Chất chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu.
 

Forgert Me Not

CTV box "Sách - Người bạn vô giá"
HV CLB Hội họa
Thành viên
31 Tháng mười 2017
536
570
121
22
TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho
Câu số 10 : Quả ớt và hạt tiêu chứa chất cay là chất gì ?
Chúng có chứa những loại Ancaloit khác nhau do đó cay một cách khác nhau Ancaloit trong ớt có tên là Capsicain ( chứa từ 0,05% -2% tùy loại ớt). Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn thấy cay. Ancaloit trong hạt tiêu lại là 2 chất có tên là Chavixin ( 2,2 -4,6% ) và Piberin ( 5-9%.) Chất Chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Chúng có những loại ancaloit khác nhau. Ancaloit là loại hợp chất hữu cơ có chứa nitơ có tính bazơ, thường có nguồn gốc thực vật, đa số có cấu trúc phức tạp, thường là các chất dị vòng.
Ancaloit trong ớt có tên là capsicain. Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn rất cay. Ancaloit trong hạt tiêu là hai chất có tên là chavixin và piperin. Chất chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu.
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Đáp án câu số 10 :
Chúng có những loại ancaloit khác nhau . Ancaloit là loại hợp chất hữu cơ có chứa nitơ có tính bazơ , thường có nguồn gốc thực vật , đa số có cấu tạo phức tạp , thường là các chất dị vòng.
Ancaloit trong ớt có tên capsicain.Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn cay
Ancaloit trong hạt tiêu là 2 chất có tên chavixin và piperin .Chất chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu .
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom