Học nhóm tiếng anh 8!@

H

hoaminh_e

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chị muốn tạo một pic học nhóm tiếng anh 8 để các em lớp 8 vào học tập, chia sẻ những kiến thức về môn học tiếng anh. (Mặc dù chị học 11 rùi, nhưng theo nhu cầu cầu của mem lớp 8, chị tạo píc này để mem lớp 8 cùng tham gia). Nhóm chúng ta sẽ học những kiến thức ở trong sách giáo khoa 8 và làm những bài tập nâng cao nhằm rèn luyện kĩ năng học t.anh. Chị mong mem lớp 8 sẽ tham gia tích cực và sôi nổi. Chúc các em học tập tốt!@
Các em có thể đăng kí them mẫu sau:
1. Họ và tên:
2. Nick yh:
3. Mong muốn điều gì khi học nhóm:
Các em đăng kí tham gia có thể liên hệ với chị qua nick: baby_nhoc_93.!@
THời gian học: vào 7h30 tối thứ 7 hàng tuần. Nếu ai bận không học được thì có thể ghi lại time rảnh rỗi để mọi người tham khảo và quyết định ngày giờ học chính thức!@
 
Last edited by a moderator:
P

pengocnam2009

1.Họ và tên:Trần Thị Lệ Hảo
2.Nick yh:thegirl_hate_theboy
3.Mong muốn khi học nhóm:Được làm quen nhiều bạn,học thêm hỏi lẫn nhau,nâng cao kiến thức học tiếng anh của bản thân,...
 
Last edited by a moderator:
H

hoaminh_e

Mới có 1 người đăng kí tham gia. Mem lớp 8 đâu, vô đăng kí học đi nào! Chị nghĩ học nhóm sẽ rất tót cho các em đấy!@ Ở đó, các em có thể trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa hiểu và như vậy khi hiểu ra rùi thì có thể nhớ rất lâu nó. Go on...!@
 
L

luckystar_96

họ tên :Hồ Thuý Nga
NICK :cobevuitinh_3796
mong muốn : học tốt tiếng anh
ss có thể cho vào 12 h trưa và 5,6 h chiều 3,4,6,7 được không ạ
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_qn

họ tên: Nguyến Thị Thu Hạ
nick y!m : thuha_qn96
mong muốn : để học tốt hơn môn tiếng anh
chị ơi có thể vào lúc 8h tối thứ 7 đc ko
Mà học qua đâu ở chỗ nào vậy chị
 
H

hoaminh_e

họ tên: Nguyến Thị Thu Hạ
nick y!m : thuha_qn96
mong muốn : để học tốt hơn môn tiếng anh
chị ơi có thể vào lúc 8h tối thứ 7 đc ko
Mà học qua đâu ở chỗ nào vậy chị
Chúng ta sẽ học vào tối thứ 7, 7h30. Học ngay tại trong diễn đàn này, ở pic này em nhé!@ Mong em tham gia đầy đủ!:)>-@};-
 
H

hoaminh_e

Sau đây chịi sẽ pos một số ngữ pháp naz:
ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU: MODAL VERB!

Động từ Khuyết thiếu khi đứng một mình thì thiếu nghĩa mà nó buộc phải đi kèm với các động từ thường khác thì mới mang đủ nghĩa. Thứ nhất: là nhóm động từ khuyết thiếu cơ bản gồm:

can (có thể),

could (có thể),

had better (nên),

may (có thể).

might (có thể),

must (phải),

ought to (nên),

shall (sẽ),

should (nên),

will (sẽ),

would (sẽ, có lẽ).

Thứ hai là nhóm động từ khuyết thiếu là một cụm từ gồm:

Be able to (có thể), be going to (sẽ), be supposed to (được cho là). have to (phải), used to (đã từng).

Tất cả các động từ khuyết thiếu đều mang nghĩa, nhưng nghĩa không đầy đủ, mà nó phải đi kèm thêm với động từ thường nữa.

Can (có thể)+ swim (bơi) = Can swim (có thể bơi) Can (có thể) + dance (khiêu vũ) = Can dance (có thể khiêu vũ).

Những động từ bù vào phần khuyết , thì luôn được giữ nguyên dạng, và không có TO.

She can sing English songs (Chị ấy có thể hát các bài hát tiếng Anh).

You should go home early (Cậu nên về nhà sớm).

They used to live here for a long time (họ đã từng sống ở đây trong một thời gian dài).

những động từ khuyết thiếu thuộc nhóm 2 là những động từ khuyết thiếu tồn tại dưới dạng một cụm từ.

Một đặc trưng của động từ khuyết thiếu là nó được sử dụng giống một trợ động từ. Đối với những động từ khuyết thiếu có BE đứng đầu thì BE chính là trợ động từ.

Would you please close the door? (Bạn có thể vui lòng đóng cửa không?).
Is she able to carry her groceries home by herself? (Chị ấy có thể tự mang những đồ tạp phẩm này về nhà không nhỉ?).

She had better not go out at night alone (Chị ấy không nên ra ngoài một mình vào ban đêm).

He isn’t supposed to break into her house last night (Hắn ta không bị cho rằng đã đột nhập vào nhà bà ấy tối qua).
 
H

hoaminh_e

LỜI NÓI TRỰC VÀ GIÁN TIẾP
(Dicrect and Indirect Speeches)


1. Giới thiệu:
Trong lời nói trực tiếp, chúng ta ghi lại chính xác những từ, ngữ của người nói dùng. Lời nói trực tiếp thường được thể hiện bởi: các dấu ngoặc kép " ".
Ví dụ: 1- He said, “I learn English”.
2- "I love you," she said.

2. Những thay đổi trong lời nói Trực và Gián tiếp:
2.1 Đổi thì của câu:
Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ (các thì xuống cấp):

Thì trong Lời nói trực tiếp Thì trong Lời nói gián tiếp
- Hiện tại đơn -> Quá khứ đơn
- Hiện tại tiếp diễn -> Quá khứ tiếp diễn
- Hiện tại hoàn thành -> Quá khứ hoàn thành
- Hiện tại hoàn thành TD -> Quá khứ hoàn thành TD
- Quá khứ đơn -> Quá khứ đơn hoac Quá khứ hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành -> Quá khứ hoàn thành

- Tương lai đơn -> Tương lai trong quá khứ
- Tương lai TD -> Tương lai TD trong quá khứ
- Is/am/are going to do -> Was/were going to do
- Can/may/must do -> Could/might/had to do

Hãy xem những ví dụ sau đây:

He does -> He did
He is doing -> He was doing
He has done -> He had done
He has been doing -> He had been doing
He will do -> He would do
He will be doing -> He would be doing
He will have done -> He would have done
He may do -> He might do
He may be doing -> He might be doing
He can do -> He could do
He can have done -> He could have done
He must do/have to do -> He had to do


2.2 Các thay đổi khác:
a. Thay đổi Đại từ
Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nóitr ực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:

TRỰC TIẾP GIÁN TIẾP

Đại từ
nhân xưng

Chủ ngữ
I he, she
we they
you they

Tân ngữ
me him, her
us them
you them


Đại từ
sở hữu

mine his, her
ours theirs
yours theirs
Tính từ
sở hữu
my his, her
our their
your their

Ngoài quy tắc chung về các thay đổi ở đại từ được nêu trên đây, người học cần chú ý đến các thay đổi khác liên quan đến vị trí tương đối của người đóng vai trò thuật lại trong các ví dụ sau đây:

Ví dụ: Jane, "Tom, you should listen to me."
+ Jane tự thuật lại lời của mình:
I told Tom that he should listen to me.

+ Người khác thuật lại lời nói của Jane
Jane told Tom that he should listen to her

+ Người khác thuật lại cho Tom nghe:
Jane told you that he should listen to her.

+ Tom thuật lại lời nói của Jane
Jane told me that I should listen to her.


b. Các thay đổi ở trạng từ không gian và thời gian:

Trực tiếp Gián tiếp
This -> That
That -> That
These -> Those
Here -> There
Now -> Then
Today -> That day
Ago -> Before
Tomorrow -> The next day / the following day
The day after tomorrow -> In two day’s time / two days after
Yesterday -> The day before / the previous day
The day before yesterday -> Two day before
Next week -> The following week
Last week -> The previous week / the week before
Last year ->The previous year / the year before

Ví dụ:
Trực tiếp: "I saw the school-boy here in this room today."
Gián tiếp: She said that she had seen the school-boy there in that room that day.

Trực tiếp: "I will read these letters now."
Gián tiếp: She said that she would read those letters then.

Ngoài quy tắc chung trên dây, người học cần chớ rằng tình huống thật và thời gian khi hành động được thuật lại đóng vai trò rất quan trọng trong khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp.

3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp: Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại:

3.1. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm If/whether
Ví dụ:
Trực tiếp: "Does John understand music?" he asked.
Gián tiếp: He asked if/whether John understood music.

3.2. Câu hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how: Các từ để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp:
Trực tiếp: "What is your name?" he asked.
Gián tiếp: He asked me what my name was.

3.3. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp
a. Shall/ would dùng để diễn t ả đề nghi, lời mời:
Ví dụ:
Trực tiếp: "Shall I bring you some tea?" he asked.
Gián tiếp: He offered to bring me some tea.

Trực tiếp: "Shall we meet at the theatre?" he asked.
Gián tiếp: He suggested meeting at the theatre.

b. Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu:
Ví dụ:
Trực tiếp: Will you help me, please?
Gián tiếp: He asked me to help him.

Trực tiếp: Will you lend me your dictionary?
Gián tiếp: He asked me to lend him my dictionary.

c. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
Trực tiếp: Go away!
Gián tiếp: He told me/the boys to go away.

Trực tiếp: Listen to me, please.
Gián tiếp: He asked me to listen to him.

d. Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
Trực tiếp: What a lovely dress!
Tuỳ theo xúc cảm và hình thức diễn đạt, chúng ta có thể dùng nhiều hình thức khác nhau như sau:
Gián tiếp: She exclaimed that the dress was lovely.
She exclaimed that the dress was a lovely once.
She exclaimed with admiration at the sight of the dress.

e. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp.
Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:
Ví dụ:
Trực tiếp: She said, "can you play the piano?” and I said”no”
Gián tiếp: She asked me if could play the piano and I said that I could not.
 
H

hoaminh_e

Vào học thui các you! 7h30 rùi mà!@
Tiếc là một người đã xin nghỉ, mong các bạn khác có mặt đầy đủ.
Mở đầu là một vài câu dịch sang tiếng anh naz:
1. Hôm này là một ngày đẹp trời.
2. Ngày mai bạn có phải đi học không?
ok?
 
L

luckystar_96

ss ơi ,em vào đây để hỏi ss về phần trọng âm một phần mà nhiều học sinh gọ là mù tịt ,ss đưa ra một cách cơ bản thui nhá của lớp 8 nè ,em cần gấp lắm ,cả bàit ập vận dung nữa
 
H

hoaminh_e

Thế nào là trọng âm từ? Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.


Để làm dạng bài tập này trước tiên các em phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.


Sau đây globaledu xin giới thiệu với các em một số quy tắc chung nhất để nhận biết trọng âm tiếng Anh, hi vọng nó sẽ giúp các em ghi điểm trong mùa thi này.


1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble

Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy


Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...


Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.

Ví dụ: PAradise, EXercise


2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN


Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...


Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...


3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...

Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.


4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical


5) Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...


Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
 
Top Bottom