[Học nhóm] Thảo luận môn lý lớp 12.

0

08021994

câu 3

3. một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên, sau 2s nó đạt vận tốc góc [TEX]10 rad/s[/TEX]. gia tốc góc của bánh xe là:
[TEX]A. 2,5 rad/s^2[/TEX]
[TEX]B. 5 rad/s^2[/TEX]
[TEX]C. 10 rad/s^2[/TEX]
[TEX]D. 12,5 rad/s^2[/TEX]

quay nhanh dần đều => [TEX]\omega = \omega_0+\gamma t[/TEX] => [TEX]\gamma = \frac{\omega-\omega_0}{t}[/TEX] với [TEX]\omega_0=0[/TEX]
=> [TEX]\gamma = 5 rad/s^2[/TEX]=============> B
 
0

08021994

4. một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc không đổi [TEX]4 rad/s^2, t_0 =0[/TEX] là lúc bánh xe bắt đầu quay. tại thời điểm t = 2s vận tốc góc của bánh xe là:
A. 4 rad/s
B. 8 rad/s
C. 9,6 rad/s
D. 16 rad/s


ta có [TEX]\omega=\omega_0+\gamma t[/TEX]
với [TEX]\omega_0 = 0[/TEX]
=> [TEX]\omega = \gamma t = 8 rad/s[/TEX]
 
0

08021994

câu 5

5. một thanh nhẹ dài 1m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua trung điểm của thanh. hai đầu thanh có 2 chất điểm có khổi lượng 2kg và 3kg. vận tốc của mỗi chất điểm là 5m/s. momen động lượng của thanh là:
[TEX]A. L= 7,5 kgm^2/s[/TEX]
[TEX]B. L= 10kgm^2/s[/TEX]
[TEX]C. L= 12,5kgm^2/s[/TEX]
[TEX]D. L= 15kgm^2/s[/TEX]


[TEX]I = m1.R^2+m2.R^2[/TEX]
===> [TEX]L=I\omega =(m1+m2)R^2.\omega =(m1+m2)R.v[/TEX]
thay số vào tính đc [TEX]L = 12,5 kgm^2/s[/TEX]
rùi
các bài còn lại nhường rùa đó, rùa mà ko post thì tớ post + khuyến mãi cho 30' dân ca và nhạc cổ truyền của đài tiếng nói LHY^^:)
 
L

lantrinh93

8. một vật rắn có momen quán tính đối với 1 trục quay [TEX]\Delta[/TEX] cố định xuyên qua vật là [TEX]5.10^{-3} kg.m^2[/TEX]. vật quay đều xung quanh trục quay [TEX]\Delta[/TEX] với vận tốc góc 600 vòng/phút. lấy [TEX]\pi^2=10[/TEX]. động năng quay của vật là
A. 20 J
B. 10 J
C. 2,5 J
D. 0,5 J
:D:D
n=600v/p=10v/s\Rightarrow[TEX]\omega\ =2\pi\.n=20\pi\[/TEX]
W_đ[TEX] =1/2.I.\omega\^2[/TEX] thế số vào tính \Rightarrow chọn B
 
0

08021994

câu 6

6. tại thời điểm t=0, một vật rắn bắt đầu quay quanh 1 trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. sau 5s nó quay được 1 góc 25 rad. vận tốc góc tức thời của vật tại thời điểm t=5s là
A. 5 rad/s
B. 15 rad/s
C. 25 rad/s
D. 10 rad/s

xin lỗi cả nhà giờ mới post tiếp được do 08021994 có tí việc. xin lỗi cả nhà^^
ta có [TEX]\varphi = \varphi_0+\omega t+ \frac{1}{2}\gamma t^2[/TEX]
=>[TEX] \gamma = 2 rad/s^2[/TEX]
[TEX]\omega = \omega_0+\gamma t = 10 rad/s[/TEX]
===============> D
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

câu 7

7. hệ cơ học gồm 1 thanh AB có chiều dài l, khối lượng không đáng kể, đầu A của thanh được gắn chất điểm có khổi lượng m và đầu B của thanh được gắn chất điểm có khối lượng 3m. momen quán tính của hệ đồi với trục vuông góc cới AB và đi qua trung điểm của thanh là:
[TEX]A. 2ml^2[/TEX]
[TEX]B. 4ml^2[/TEX]
[TEX]C. 3ml^2[/TEX]
[TEX]D. ml^2[/TEX]

[TEX]I = (m_1+m_2)R^2=(m+3m)(\frac{l}{2})^2 = ml^2[/TEX]
==========> D
 
0

08021994

câu 8

8. một vật rắn có momen quán tính đối với 1 trục quay [TEX]\Delta[/TEX] cố định xuyên qua vật là [TEX]5.10^{-3} kg.m^2[/TEX]. vật quay đều xung quanh trục quay [TEX]\Delta[/TEX] với vận tốc góc 600 vòng/phút. lấy [TEX]\pi^2=10[/TEX]. động năng quay của vật là
A. 20 J
B. 10 J
C. 2,5 J
D. 0,5 J

[TEX]\omega=600 vòng /min = 20\pi rad/s[/TEX]
[TEX]W_đ=\frac{1}{2}I\omega^2=10 J[/TEX]
=============> B
bạn lantrinh làm đúng rùi ak^^
 
0

08021994

câu 9

9. một bánh xe có momen quán tính đối với 1 trục quay [TEX]\Delta[/TEX] cố định là [TEX]6 kg.m^2[/TEX] đang đứng yên thì chịu tác dụng của 1 momen lực 30N.m đối với trục quay [TEX]\Delta[/TEX] . bỏ qua mọi lực cản. sau bao lâu, kể từ khi bắt đầu quay, bánh xe đạt tới vận tốc góc có độ lớn [TEX]100 rad/s[/TEX]
A. 15s
B. 12s
C. 30s
D. 20s

ta có [TEX]M=F.d=I./gamma[/TEX]
=> [TEX]\gamma = \frac{M}{I} = 5 rad/s^2[/TEX]
=> [TEX]\omega = \omega_0+\gamma t => t = \frac{\omega}{\gamma} = 20s[/TEX]
=========> D
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

câu 10^^ hehe. sắp xong rùi^^

10. một vật rắn quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ quanh 1 trục cố định. góc mà vật quay được sau khoảng thời gian t, kể từ lúc vặt bắt đầu quay tỉ lệ với
[TEX]A. t^2[/TEX]

[TEX]B. t[/TEX]

[TEX]C. sqrt{t}[/TEX]

[TEX] D. \frac{1}{t}[/TEX]


câu này là lí thuyết thôi. [TEX]\varphi =\varphi _0+\omega t+ \frac{1}{2}\gamma t^2[/TEX]
==============> A
 
L

lantrinh93

Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m=400gam và một lò xo có độ cứng k.Con lắc dao động đều hòa trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với phương trình x=4co s(10t+[TEX]\pi\/4)[/TEX] (cm)

Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t=[TEX]0,9\pi\[/TEX]s kể từ thời điểm ban đầu

Bài 2:Lò xo có độ cứng k=100N/m treo thằng đứng có độ dài ban đầu 40cm .Mốc vào đầu dưới một vật có khồi lượng m=1Kg rồi kích cho vật dao động .ta thấy khi lò xo dài nhất là 55cm .Hãy tính vận tốc của vật khi lò xo dài 54cm.Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]

:D,hi vọng nhóm trưởng post bài nhiều hơn về dao động cơ cho mọi người cùng làm,nhiều nhiều vào :D,:D
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

1.Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m=400gam và một lò xo có độ cứng k.Con lắc dao động đều hòa trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với phương trình [TEX]x=4cos(10t+\frac{\pi}{4})[/TEX] (cm)

Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t=[TEX]0,9\pi[/TEX]s kể từ thời điểm ban đầu

Bài 2:Lò xo có độ cứng k=100N/m treo thằng đứng có độ dài ban đầu 40cm .Mốc vào đầu dưới một vật có khồi lượng m=1Kg rồi kích cho vật dao động .ta thấy khi lò xo dài nhất là 55cm .Hãy tính vận tốc của vật khi lò xo dài 54cm.Lấy [TEX][SIZE=3][FONT=Times New Roman][COLOR=darkgreen]g=10 [/COLOR][/FONT][/SIZE][SIZE=3][FONT=Times New Roman][COLOR=darkgreen]m/s^2[/COLOR][/FONT][/SIZE][/TEX][

1.
[TEX]T= \frac{2\pi}{\omega}=\frac{\pi}{5}=0,2\pi[/TEX]
[TEX]t= 0,9\pi = 4,5T[/TEX]
vẽ đường tròn lượng giác ra => [TEX]x=4.(4A)+\frac{2A}{sqrt{2}}=64+4sqrt{2}[/TEX]
2.
bài này tớ nghĩ cách làm thế này chứ không biết có đúng không nữa
khi treo vật nặng m thì ta có : [TEX]mg = k\Delta l =>\Delta l=0,1m=10cm[/TEX]
mà [TEX]l_{max} = l_0+\Delta l+A = 55 => A = 5cm[/TEX]
[TEX]\omega = sqrt{\frac{k}{m}} = 10[/TEX]
[TEX]=> x = 5.cos10t[/TEX]
với l=54 cm => [TEX]x = l - l_0 - \delta l = 4[/TEX]
=> [TEX]cos 10t = \frac{4}{5} => sin 10t = \frac{3}{5}[/TEX]
mà[TEX] v = - 50sin10t => v= -30 (cm/s)[/TEX]
 
L

liverpool1

:D
Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m=400gam và một lò xo có độ cứng k.Con lắc dao động đều hòa trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với phương trình x=4co s(10t+[TEX]\pi\/4)[/TEX] (cm)

Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t=[TEX]0,9\pi\[/TEX]s kể từ thời điểm ban đầu

Bài 2:Lò xo có độ cứng k=100N/m treo thằng đứng có độ dài ban đầu 40cm .Mốc vào đầu dưới một vật có khồi lượng m=1Kg rồi kích cho vật dao động .ta thấy khi lò xo dài nhất là 55cm .Hãy tính vận tốc của vật khi lò xo dài 54cm.Lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]
:D,hi vọng nhóm trưởng post bài nhiều hơn về dao động cơ cho mọi người cùng làm,nhiều nhiều vào :D,:D

Theo mình là vầy :
B1: x=4cos(10t+pi/4)
T= pi/5
t/T = (0.9pi) / (pi/5) =4.5
=> Vậy quãng đường vật đi đc là 4 chu kì + 1/2 chu kì là:
S = 4A*4+2A = 72cm
B2: mg= k*delta l => delta l = 10cm
A = 55-(lo + delta l ) = 55-(40+10) = 5cm (vẽ hình ra là thấy ngay)
Tìm vận tốc của vật tại vị trí x=4cm:
[TEX]{x}^{2}+\frac{{v}^{2}}{{\omega }^{2}}= {A}^{2}[/TEX]
=> v=30cm/s
:D
 
0

08021994

tiếp nào đề số 3 hehe

1. .Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn đều, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi [TEX]v_A, v_B, a_A, a_B[/TEX] lần lượt là tốc độ dài và gia tốc dài của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng

[TEX]A. v_A = v_B, a_A = 2a_B[/TEX].

[TEX]B. v_A=2v_B, a_A=2a_B[/TEX]

[TEX]C. v_A = 0,5v_B, a_A = a_B.[/TEX]

[TEX]D. v_A = 2v_B, a_A = a_B.[/TEX]

2. Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi [TEX]\omega = 112 rad/s[/TEX]. Tốc độ dài của một điểm ở trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 15 cm là

A. 22,4 m/s.

B. 2240 m/s.

C. 16,8 m/s

D. 1680 m/s.

3. Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi [TEX]\omega = 90 rad/s[/TEX]. Gia tốc dài của một điểm ở vành cánh quạt bằng

[TEX]A. 18 m/s^2 [/TEX]

[TEX]B. 1800 m/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1620 m/s^2[/TEX]

[TEX]D. 162000 m/s^2[/TEX]

4. Một cánh quạt của máy phát điện chạy bằng sức gió có đường kính khoảng 80 m, quay đều với tốc độ 45 vòng/phút. Tốc độ dài tại một điểm nằm ở vành cánh quạt bằng

A. 3600 m/s.

B. 1800 m/s.

C. 188,4 m/s

D. 376,8 m/s.

5. Một bánh quay nhanh dần đều quanh trục cố định với gia tốc góc [TEX]0,5 rad/s^2[/TEX]. Tại thời điểm 0 s thì bánh xe có tốc độ góc 2 rad/s. Hỏi đến thời điểm 6 s thì bánh xe có tốc độ góc bằng bao nhiêu ?

A. 3 rad/s.

B. 5 rad/s

C. 11 rad/s.

D. 12 rad/s.

6. Từ trạng thái đứng yên, một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh trục cố định và sau 2 giây thì bánh xe đạt tốc độ 3 vòng/giây. Gia tốc góc của bánh xe là

[TEX]A. 1,5 rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 9,4 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 18,8 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 4,7 rad/s^2[/TEX]

7. Một cánh quạt dài 22 cm đang quay với tốc độ 15,92 vòng/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian 10 giây. Gia tốc góc của cánh quạt đó có độ lớn bằng bao nhiêu ?

[TEX]A. 10 rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 100 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1,59 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 350 rad/s^2[/TEX]

8. Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. Sau 4 s nó quay được một góc 20 rad. Góc mà vật rắn quay được từ thời điểm 0 s đến thời điểm 6 s là

A. 15 rad.

B. 30 rad.

C. 45 rad.

D. 90 rad

9. Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với tốc độ góc 20 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau 4 s. Góc mà vật rắn quay được trong 1 s cuối cùng trước khi dừng lại (giây thứ tư tính từ lúc bắt đầu quay chậm dần) là

A. 37,5 rad.

B. 2,5 rad

C. 17,5 rad.

D. 10 rad.

10. Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình toạ độ góc [TEX]\varphi = \pi + t^2[/TEX] , trong đó [TEX]\varphi [/TEX]tính bằng rađian (rad) và ttính bằng giây (s). Gia tốc góc của vật rắn bằng

[TEX]A. \pi rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 0,5 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 2 rad/s^2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

:D
Theo mình là vầy :
B1: x=4cos(10t+pi/4)
T= pi/5
t/T = (0.9pi) / (pi/5) =4.5
=> Vậy quãng đường vật đi đc là 4 chu kì + 1/2 chu kì là: ==> chỉ xảy ra khi [TEX]\varphi =0[/TEX]
S = 4A*4+2A = 72cm
B2: mg= k*delta l => delta l = 10cm
A = 55-(lo + delta l ) = 55-(40+10) = 5cm (vẽ hình ra là thấy ngay)
Tìm vận tốc của vật tại vị trí x=4cm:
[TEX]{x}^{2}+\frac{{v}^{2}}{{\omega }^{2}}= {A}^{2}[/TEX]
=> v=30cm/s====> bình phương mà cậu, v= 30cm/s hoặc -30cm/s (bỏ 1 trong 2 lấy -30cm/s:D)
:D
 
D

ducqui

1. .Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn đều, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi [TEX]v_A, v_B, a_A, a_B[/TEX] lần lượt là tốc độ dài và gia tốc dài của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng

[TEX]A. v_A = v_B, a_A = 2a_B[/TEX].

[TEX]B. v_A=2v_B, a_A=2a_B[/TEX]

[TEX]C. v_A = 0,5v_B, a_A = a_B.[/TEX]

[TEX]D. v_A = 2v_B, a_A = a_B.[/TEX].

do A và B cùng đứng trên một chiếc đu quay nên có cùng [TEX]\omega [/TEX]

[TEX]v_1=\omega r_1[/TEX] và [TEX]v_2=\omega r_2[/TEX]

mà [TEX]r_1 = 2r_2[/TEX] nên [TEX]v_1=\omega r_1<=>v_1=2\omega r_2=2v_2[/TEX]

tương tự ta có:
[TEX]a_1=\frac{{v_1}^{2}}{r_1}=\frac{{(2v_2)}^{2}}{2r_2}=\frac{{2v_2}^{2}}{r_2}= 2a_2[/TEX]

2. Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi [TEX]\omega = 112 rad/s[/TEX]. Tốc độ dài của một điểm ở trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 15 cm là

A. 22,4 m/s.

B. 2240 m/s.

C. 16,8 m/s

D. 1680 m/s.

[TEX]v=r\omega=0.15*112=16.8m/s[/TEX]
3. Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi [TEX]\omega = 90 rad/s[/TEX]. Gia tốc dài của một điểm ở vành cánh quạt bằng

[TEX]A. 18 m/s^2 [/TEX]

[TEX]B. 1800 m/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1620 m/s^2 [/TEX]

[TEX]D. 162000 m/s^2[/TEX]
[TEX]a=r\omega^2=0.2*90^2=1620m/s^2[/TEX]

4. Một cánh quạt của máy phát điện chạy bằng sức gió có đường kính khoảng 80 m, quay đều với tốc độ 45 vòng/phút. Tốc độ dài tại một điểm nằm ở vành cánh quạt bằng

A. 3600 m/s.

B. 1800 m/s.

C. 188,4 m/s

D. 376,8 m/s.

[TEX]\omega=\frac{3\pi }{2}rad/s[/TEX]

[TEX]v=r\omega=40*\frac{3\pi }{2}=188.4m/s[/TEX]
5. Một bánh quay nhanh dần đều quanh trục cố định với gia tốc góc [TEX]0,5 rad/s^2[/TEX]. Tại thời điểm 0 s thì bánh xe có tốc độ góc 2 rad/s. Hỏi đến thời điểm 6 s thì bánh xe có tốc độ góc bằng bao nhiêu ?

A. 3 rad/s.

B. 5 rad/s

C. 11 rad/s.

D. 12 rad/s.

[TEX]t=0s->\omega_0=2rad/s [/TEX]
[TEX]t=6s->\omega=\omega_0+\gamma t=5 rad/s[/TEX]

6. Từ trạng thái đứng yên, một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh trục cố định và sau 2 giây thì bánh xe đạt tốc độ 3 vòng/giây. Gia tốc góc của bánh xe là

[TEX]A. 1,5 rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 9,4 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 18,8 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 4,7 rad/s^2[/TEX]

[TEX]t=0s->\omega_0=0rad/s [/TEX]
[TEX]t=2s;\omega=6\pi rad/s->\omega=\omega_0+\gamma t -> \gamma=\frac{\omega}{t}rad/s=\frac{6\pi }{2}\simeq 9.4 rad/s^2[/TEX]


7. Một cánh quạt dài 22 cm đang quay với tốc độ 15,92 vòng/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian 10 giây. Gia tốc góc của cánh quạt đó có độ lớn bằng bao nhiêu ?

[TEX]A. 10 rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 100 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1,59 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 350 rad/s^2[/TEX]

[TEX]\omega _0=100\pi[/TEX]
[TEX]\omega =\omega _0 -\gamma t=0 -> \gamma = 10rad/s^2 [/TEX]

8. Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. Sau 4 s nó quay được một góc 20 rad. Góc mà vật rắn quay được từ thời điểm 0 s đến thời điểm 6 s là

A. 15 rad.

B. 30 rad.

C. 45 rad.

D. 90 rad

[TEX]t=0;\varphi _0=0rad [/TEX]

[TEX]t=4s;\varphi =20rad =>\gamma =2.5rad/s^2 [/TEX]

[TEX]t=6s->\varphi =\frac{1}{2}\gamma t^2=45rad[/TEX]

9. Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với tốc độ góc 20 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau 4 s. Góc mà vật rắn quay được trong 1 s cuối cùng trước khi dừng lại (giây thứ tư tính từ lúc bắt đầu quay chậm dần) là

A. 37,5 rad.

B. 2,5 rad

C. 17,5 rad.

D. 10 rad.

[TEX]t=4s;\omega =20rad/s =>\gamma =5rad/s^2 [/TEX]

[TEX]\varphi =\varphi _0 +\omega t - \frac{1}{2}\gamma t^2 = 37.5rad [/TEX]
10. Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình toạ độ góc [TEX]\varphi = \pi + t^2[/TEX] , trong đó [TEX]\varphi [/TEX]tính bằng rađian (rad) và ttính bằng giây (s). Gia tốc góc của vật rắn bằng

[TEX]A. \pi rad/s^2[/TEX]

[TEX]B. 0,5 rad/s^2[/TEX]

[TEX]C. 1 rad/s^2[/TEX]

[TEX]D. 2 rad/s^2[/TEX]

[TEX]\varphi = \pi + t^2 [/TEX] ta thấy phương trình phía trước gần giống với PT: [TEX]\varphi =\varphi _0 +\omega t+ \frac{1}{2}\gamma t^2 [/TEX]
với [TEX]\varphi _0=\pi rad; \omega = 0 rad/s ; \gamma = 2rad/s^2 [/TEX]thì hai pt này là một -> [TEX]\gamma =2rad/s^2[/TEX]


************************************************************
 
Last edited by a moderator:
0

08021994

9. Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với tốc độ góc 20 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau 4 s. Góc mà vật rắn quay được trong 1 s cuối cùng trước khi dừng lại (giây thứ tư tính từ lúc bắt đầu quay chậm dần) là

A. 37,5 rad.

B. 2,5 rad

C. 17,5 rad.

D. 10 rad.

nhầm bài này tí ^^
cậu tính là [TEX]\varphi [/TEX]trong 3s
đề là góc mà vật rắn quay đc trong 1s cuối cùng mà^^
tính[TEX] \varphi[/TEX] trong 4s rùi trừ đi
kết quả là 2,5rad. còn mầy bài còn lại đúng hết rùi^^
 
0

08021994

đề 4^^

Câu 1: Hai chất điểm có khối lượng 1 kg và 2 kg được gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài 1 m. Momen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị bằng

[TEX]A. 0,75 kg.m^2[/TEX]

[TEX]B. 0,5 kg.m^2[/TEX]

[TEX]C. 1,5 kg.m^2[/TEX]

[TEX]D. 1,75 kg.m^2[/TEX]

Câu 2: Hai chất điểm có khối lượng m và 4m được gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài l. Momen quán tính M của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh là

[TEX]A. M = \frac{5}{4}ml^2[/TEX]

[TEX]B. M = 5ml^2[/TEX]

[TEX]C. M =\frac{5}{2}ml^2[/TEX]

[TEX]D. M = \frac{5}{3}ml^2[/TEX]

Câu 3: Một cậu bé đẩy một chiếc đu quay có đường kính 4 m bằng một lực 60 N đặt tại vành của chiếc đu theo phương tiếp tuyến. Momen lực tác dụng vào đu quay có giá trị bằng
A. 15 N.m.
B. 30 N.m.
C. 120 N.m
D. 240 N.m.
Câu 4: Thanh đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m­, chiều dài l và tiết diện của thanh là nhỏ so với chiều dài của nó. Momen quán tính của thanh đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh là

[TEX]A. I = \frac{1}{12}ml^2[/TEX]

[TEX]B. I = \frac{1}{3}ml^2[/TEX]

[TEX]C. I = \frac{1}{2}ml^2[/TEX]

[TEX]D. I = ml^2[/TEX]
Câu 5: Vành tròn đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của vành tròn đối với trục quay đi qua tâm vành tròn và vuông góc với mặt phẳng vành tròn là

[TEX]A. I = mR^2[/TEX]

[TEX]B.I = \frac{1}{2}mR^2[/TEX]

[TEX]C. I = \frac{1}{3}mR^2[/TEX]

[TEX]D. I = \frac{2}{5}mR^2[/TEX]

Câu 6: Đĩa tròn mỏng đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của đĩa tròn đối với trục quay đi qua tâm đĩa tròn và vuông góc với mặt phẳng đĩa tròn là

[TEX]A. I = \frac{1}{2}mR^2[/TEX]

[TEX]B. I = mR^2[/TEX]

[TEX]C. I = \frac{1}{3}mR^2[/TEX]

[TEX]D. I = \frac{2}{5}mR^2[/TEX]
Câu 7: Quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính quả cầu đối với trục quay đi qua tâm quả cầu là

[TEX]A. I = \frac{2}{5}mR^2[/TEX]

[TEX]B. I = \frac{1}{2}mR^2[/TEX]

[TEX]C. I = mR^2[/TEX]

Câu 8. Một ròng rọc có bán kính 20 cm, có momen quán tính 0,04 kg.m2 đối với trục của nó. Ròng rọc chịu tác dụng bởi một lực không đổi 1,2 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Bỏ qua mọi lực cản. Tốc độ góc của ròng rọc sau khi quay được 5 s là
A. 30 rad/s.
B. 3 000 rad/s.
C. 6 rad/s.
D. 600 rad/s.
Câu 9: Một ròng rọc có bán kính 10 cm, có momen quán tính [TEX]0,02 kg.m^2[/TEX] đối với trục của nó. Ròng rọc chịu tác dụng bởi một lực không đổi 0,8 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Bỏ qua mọi lực cản. Góc mà ròng rọc quay được sau 4 s kể từ lúc tác dụng lực là[/FONT][/SIZE]
A. 32 rad.
B. 8 rad.
C. 64 rad.
D. 16 rad.

Câu 10: Một đĩa đặc đồng chất, khối lượng 1 kg, bán kính 10 cm, có trục quay [TEX]\Delta [/TEX]đi qua tâm đĩa và vuông góc với đĩa, đang đứng yên. Tác dụng vào đĩa một momen lực không đổi 0,04 N.m. Tính góc mà đĩa quay được sau 3 s kể từ lúc tác dụng momen lực.

A. 72 rad.
B. 36 rad.
C. 24 rad.
D. 48 rad.

Câu 11: Một đĩa đặc đồng chất, khối lượng 0,2 kg, bán kính 10 cm, có trục quay[TEX] \Delta [/TEX]đi qua tâm đĩa và vuông góc với đĩa, đang đứng yên. Tác dụng vào đĩa một momen lực không đổi 0,02 N.m. Tính quãng đường mà một điểm trên vành đĩa đi được sau 4 s kể từ lúc tác dụng momen lực.

A. 16 m.
B. 8 m.
C. 32 m.
D. 24 m.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom