uhm để ,mình xem nào, học giỏi toàn diện...chẳng khác gì nói bạn trồng chuối trên đầu ngọn lưỡi của bản thân. Không có sự toàn diện ở đây, bạn là một trong rất nhiều trường hợp là hậu quả của nền giáo dục lạc hậu của Việt Nam. Xét theo hướng nhìn khách quan, nền giáo dục Việt Nam thua kém Mỹ đến 50 năm!!
Việt Nam chúng ta đào tạo quá nhiều "bác học" nhưng chuyên gia thì lại sơ sài, quá ít ỏi, dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong công việc=>Việt Nam phần lớn làm đâu, hỏng đó, không hỏng thì cũng tham nhũng, không tham nhũng thì cũng rút ruột này nọ...Điểm tốt duy nhất ở nền giáo dục của chúng ta hiện giờ, chính là giới trẻ đang dần nhận thấy sự sai lầm của nó và đi theo một hướng đi khác-hướng đi chuyên nghiệp, chứ không đè cổ ra mà học sáng chiều. Mình may mắn nhận thấy sự sai lầm này từ rất sớm và điều đó đã giúp mình chỉnh hướng học tập của mình cho cả cuộc đời, chứ không phải chỉ ráng lấy học sinh giỏi lấy le. Thật sự, Việt Nam tiến sĩ nhiều vô kể nhưng lấy được 1 người làm việc cho ra trò thì rất hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể đến việc học sinh giỏi 12 năm liền ra kiếm việc làm gần 5 năm chưa có được thậm chí có tìm được nhưng làm việc thiếu chính xác, thất bại liên tục...chỉ có 1 số rất ít người đạt được thành công, nhưng ngay cả họ cũng không đạt được thành công đó ở riêng Việt Nam!
Như vậy bây giờ đã có sự chú ý của bạn về vấn đề này, mình sẽ chỉ cho bạn 1 đường đi khác.
Học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh tiên tiến, học sinh trung bình, học sinh yếu, học sinh kém...Danh hiệu thì nhiều đấy, nhưng quan trọng là cách họ đạt được danh hiệu đó và 1 điều nữa mà mình sẽ trình bày sau.
Phần lớn học sinh bây giờ học theo lối "trâu cày ruộng", tức là cứ cày cày cày để có thêm kiến thức học thật nhiều để trở thành học sinh giỏi hay chỉ đơn thuần là để nói chuyện với bạn bè hay hơn. Lối này mình sẽ phân tích ưu và khuyết:
_Ưu:
+Sỡ hữu một bộ kiến thức khổng lồ về nhiều thứ.
+Trí thông minh kết tinh tăng cao
_Khuyết:
+Thiếu sự thống nhất về kiến thức, cần thời gian rất lớn để trở nên thật sự giỏi.
+Không có mục tiêu học chính xác thì dễ chệch "đường ray"
+Yêu cầu một sự kiên trì quá lớn và trí nhớ rất tốt nếu không thì mãi cũng chẳng thành công được.
Đây là cách học phổ biến, nhiều người nói cứ ráng học, làm bài nhiều vào thì sẽ giỏi. Đồng ý là điều đó đúng, nhưng nhiều người hiểu sai ý của câu đó: học nhiều nhưng phải chọn lọc và lên kế hoạch rõ ràng, học để làm gì, học kiến thức này để đối phó với bài kiểm tra hay học để áp dụng vào công việc mình sau này...làm bài nhiều nhưng phải có hướng đi cụ thể, không phải cứ quăng 1 đống bài ra ngồi giải, chẳng ra vào đâu cả, nếu thiếu sự phân tích dạng bài, hướng làm, cách trình bày hay ý nghĩa của bài tập đó với thực tế thì những người đó chỉ có thể gọi là những con mọt sách, tiêu tốn quá nhiều thời gian trong khi mình có thể sử dụng thời gian đó cho nhiều việc khác quan trọng hơn.
Hướng đi trên là cách học sau khi chúng ta đã phát triển đầy đủ những khả năng của bản thân cho công việc mình sẽ làm trong tương lai, cách học trên chỉ cho chúng ta một điều ngay trước mắt: sự mệt mỏi! Có lẽ đã hơi trễ để bạn làm theo cách học mới của mình vì cách học này cũng tốn thời gian không kém gì cách học "trâu cày ruộng" nhưng nó sẽ đưa những khả năng của bạn lên mức cao nhất có thể, nói theo cách khác-tăng IQ của bạn với tốc độ khủng khiếp(mình sẽ đề cập sau).
Vậy bây giờ mình sẽ chỉ bạn cách học này đơn giản hơn một chút, nhưng trước khi bắt đầu, mình cần xem xét lại một vài vấn đề.
Học để làm gì? Bố mẹ chúng ta luôn nói là phải ráng học để sau này lớn lên làm việc mới có nhiều tiền. Chà, nghe đã nhỉ, nhưng xa xôi quá, nó chỉ cho chúng ta sự thèm khát chứ không cho chúng ta động lực để phấn đấu. Vậy thì làm sao để học? Đơn giản, điều đầu tiên và trước nhất, chúng ta phải đi tìm một động lực(động lực khác, mục tiêu khác). Mỗi người có một nguồn động lực riêng, có thể là gia đình, có thể là hoàn cảnh, bạn bè hay là...tình yêu. Theo kinh nghiệm của mình, động lực từ tình yêu là mạnh nhất trong tất cả, nhưng nếu bạn không biết khai thác điều này, thì chính nguồn động lực đó sẽ trở nên quá tải và làm bạn đi lệch hướng. Do đó, mình khuyên nên cẩn thận với nguồn động lực này, cực kỳ cẩn thận, nguồn động lực này không dành cho những người thiếu kinh nghiệm về tâm lý!
Vậy thì giả sử ta đã có động lực, nhưng còn mục tiêu, mục tiêu là gì? Mục tiêu sẽ là tầm ngắm của chúng ta. Nếu mục tiêu là động cơ, thì xăng dầu chính là động lực. 2 điều này luôn đi cùng với nhau. Sự sai lầm cơ sở của nhiều người là chọn 1 mục tiêu xác định. Tại sao? Đó là bởi vì 1 mục tiêu xác định cũng giống như ta quăng một sợi dây qua một khe vực cực kỳ rộng và cầu mong cho nó trúng một cái gì đó chắc chắn.
Giả sử con đường đến thành công của chúng ta là vượt qua khe vực đó, và dụng cụ của chúng ta(chính là phương pháp học) là những sợi dây leo núi cột vào đầu một cái neo.Rất nhiều người sẽ cột tất cả sợi dây lại và ráng quăng cái neo sang bờ bên kia, họ không biết rằng một khi cái neo rớt xuống, nó sẽ kéo theo chính chúng ta tới cái vực không đáy đó-sự thất bại của chúng ta. Mục tiêu của họ là bờ bên kia, điều mà họ không biết nữa chính là giữa khe vực đó, có rất nhiều tảng đá nhô lên cao thấp. Vậy thì tại sao họ lại không thấy được điều này? Đó là do trên con đường tới thành công, sương mù sẽ bao phủ tầm nhìn của bạn, che giấu đi những con đường tắt, những con đường đúng, và dẫn bạn đi những con đường sai lầm. Chính vì có sương mù, nhiều người không thấy được những tảng đá đó. Nhưng có 1 vài người sẽ thấy, họ không thấy bằng mắt, mà họ sẽ thử nghiệm. Điều mà nhiều người không thấy được nữa là dưới chân chỗ họ đang đứng, có vô số những hòn đá nhỏ, nếu họ cột những sợi dây vào hòn đá đó rồi quăng ra để tìm các tảng đá thì họ sẽ không phải lo sợ gì nữa. Đáng tiếc rất ít người nhận thấy được điều này. Như vậy, mục tiêu của những người thấy được các tảng đá chính là những tảng đá và cả bờ vực bên kia nữa.
Vậy thì ta nên chọn nhiều mục tiêu, nhưng tất cả mục tiêu đó phải hướng về một mục tiêu chính(thường là mục tiêu cần thời gian nhiều nhất và xa nhất đối với chúng ta), điều này rất khó để làm, nhưng đây là điều cần thiết để tiến tới thành công.
Đôi khi việc tìm ra những mục tiêu mới cần những động lực mới và những mục tiêu liên quan tới nhau cần nhiều động lực khác nhau để hoàn thành.
Giả sử ta đã có động lực, có mục tiêu, vậy thì ta còn thiếu gì không nhỉ? nếu như động lực là xăng dầu, mục tiêu là động cơ, thì ta còn thiếu chìa khóa để mở động cơ chứ nhỉ?
Vậy thì phương pháp học thế nào mới đúng đây?
Nhiều học sinh có phương pháp "trâu cày ruộng" mà mình đã nói ở trên hoặc còn phương pháp "mãn tuyết hoa...phao"(phao bay đầy trời 8-} ) rất hay được các học sinh sử dụng(tất nhiên mình cũng phải sử dụng ít nhiều phương án này
) vào những lúc não mình "vườn không nhà trống")
Mình chỉ lấy phương pháp "trâu cày ruộng" để so sánh thôi nhé. Phương pháp này chú trọng năng suất, hiệu suất ít được chú ý tới. Cái lý tưởng này có thể hiểu sơ sơ như sau, trong 1 lớp có 30 người, có 3 người rất quậy, khi cô chủ nhiệm quở trách 2 học sinh đó, có 1 bạn đứng lên nói: "thưa cô, chỉ có 3 người thì xã hội đâu có bị sao đâu cô?". Cô trả lời:"vậy giả sử có 1000 lớp học như vậ, thì sẽ có tới bao nhiêu người như vậy, hỏi em nhiêu đó đủ để làm xã hội bị lung lay không?". Tuy nhiên ở đây ta hiểu khác một chút, cái lý tưởng của phương pháp học này chính là: sự tăng tiến về sản lượng để bù về chất lượng. Phương pháp này tốt nhưng ta không sử dụng nó khi "chất lượng" của chúng ta thấp lè tè.
Vậy thì phương pháp của số ít người, đó chính là tăng chất lượng trước, bạn có thể tự hỏi: làm sao để tăng chất lượng?
Mình sẽ chỉ cho bạn một vài hướng đi.
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, ví dụ mục tiêu của bạn là trở thành 1 kỹ sư về vi tính, thì bạn cần xem xét kỹ sư vi tính cần những khả năng gì, và hướng trí não của bản thân theo những khả năng đó. Nếu bạn thiếu trí tưởng tượng, bạn cần chú trọng vào những bài hình không gian, câu đố không gian(tính mặt xí ngầu, tính số điểm trên xí ngầu v...v..). Nếu bạn thiếu tư duy, bạn cần chú trọng vào khả năng quan sát của bạn, không ngừng đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh và tìm câu trả lời thích đáng nhất. Nói nghe đơn giản nhưng khi bạn tiến hành sẽ hiểu mức độ khó của nó cao tới đâu, nhưng chính ở những lúc đó mà lòng kiên nhẫn là cần thiết, vậy nên bạn phải chọn đúng động lực cho bản thân.
Bạn cũng phải chọn thời gian học như thế nào phù hợp nhất, bạn cần khảo sát tất cả các khoảng thời gian trong ngày, trừ thời gian bạn ngủ 8-}, nhưng mình thì khảo sát hết. Tùy từng người sẽ có thời gian học tốt nhất khác nhau, ví dụ như mình là buổi trưa và khuya. Hãy lợi dụng điều đó.
Phương pháp này là phương pháp đặc biệt nên hướng học cũng hơi đặc biệt-học nhảy cóc. Bạn nên xem trước càng xa càng tốt các kiến thức nhất định ví dụ như mục tiêu của bạn là kỹ sư máy tính thì bạn cần xem trước toán và tin càng xa càng tốt. Điều này sẽ làm cho bạn tập trung tốt hơn, tăng giới hạn của bản thân, tăng tư duy và thậm chí đôi khi thay đổi cách nhìn của bạn với thế giới. Đột nhiên bạn sẽ thấy bao vây bạn là những tư duy lạ lẫm và...kém thân thiện, đặt cho bạn vô số câu hỏi mà bạn sẽ phải suy nghĩ, điều này rất tốt nhưng cũng có 1 tác hại là nếu bạn không đủ khả năng khống chế những câu hỏi tự phát sinh đó, não bạn sẽ phát nổ, và mình nói thật sự đấy, đã nhiều lần mình chảy máu cam vì suy nghĩ liên tục quá nhiều lúc trước. Để có sự kiểm soát này, không phải là chuyện một ngày một đêm nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần và vài khăn thấm!
Nếu một phù thủy bật mí tất cả những phép thuật của ông ấy thì ông ấy chẳng còn quyền năng gì nữa, mình cũng vậy, mình không thể nói hết cho bạn tất cả được, không chỉ vì mình sợ mất vui mà cũng vì có quá nhiều để nói. Mình chỉ cho bạn biết phần căn bản thôi, còn lại bạn sẽ phải tự khám phá và sáng tạo, bạn sẽ rất rất nhiều vấn đề khác nữa và nó sẽ càng lúc càng khó và sâu xa hơn, nhờ đó bạn sẽ tìm thấy được khả năng thật sự của bản thân. Nói cách khác, phương pháp của mình chính là tạo ra vô số vấn đề theo mức độ tăng dần để luyện tư duy và trí tưởng tượng của bạn, vì đó là 2 thứ nguyên quan trọng nhất
).
Như đã hứa với bạn, mình sẽ cho bạn thấy nếu bạn áp dụng đúng phương pháp của mình thì kết quả sẽ thế nào:
Năm 11 tuổi:IQ 100
Năm 13 tuổi:IQ 115
Năm 15 tuổi:IQ 134
Trước 11 tuổi thì mình không biết vì lúc đó chưa biết có test IQ 8-}.
Sẽ tới một lúc sự tăng trưởng này dừng lại và trí thông minh lỏng sẽ đứng ở một mức nào đó, nhưng khi sự tăng trưởng đó dừng lại, thì trí thông minh kết tinh của bạn đã rất cao rồi.
Bạn tốt nhất nên thoát khỏi lối mòn đó, các môn học bài nhờ sự tăng nhanh về IQ của phương pháp này, sẽ giúp bạn tìm ra một cách học và cách nhớ đặc biệt với riêng bạn. Điểm yếu của phương pháp này là bạn cần một vài năm để rèn luyện trước khi bạn cảm nhận được hiệu quả của nó, đối với mình là 6 năm, nhưng đâu nhất thiết là phải vậy, có khi bạn chỉ vài ba năm là có kết quả khả quan ngay. Sự kiên nhẫn là yếu tố cần thiết, sự hài hòa cũng cần được chú ý, vì nếu bạn chọn sai mục tiêu, động lực, bạn sẽ thất bại.
Đây là cách của mình, bạn nên cân nhắc nếu muốn làm, nhưng mình cũng muốn nhắc bạn một điều nữa: không có sự toàn diện ở đây, bạn sẽ đạt được một trí tuệ cao là thật sự, nhưng kèm theo đó là 1 vấn đề của riêng bạn, 1 vấn đề sẽ theo bạn suốt đời, chính vấn đề đó sẽ nhắc cho bạn biết rằng, không có sự toàn diện ở đây