[Hóa] Mười vạn câu hỏi vì sao

L

lequochoanglt

1)tại sao kim loại tóe lửa khi đăt trong lò vi sóng?

Chưa thấy :))

2)có phải nồi nhôm gây ra bệnh alzheimer của người già?

Bệnh Alzheimer có phòng ngừa được không?

Dù nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cố tìm những biện pháp nhằm giảm nguy cơ của bệnh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả vì nguyên nhân chính yếu gây bệnh chưa được biết đến.

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2005/02/3b9dbc4a/

Các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích nguyên nhân của bệnh này. Giả thuyết cổ điển nhất là giả thuyết về hệ thống truyền đạt thần kinh bằng acetylcholin (cholinergic),[31] giả thuyết này là cơ sở cho đa số các loại thuốc điều trị hiện nay. Nó đề xuất rằng bệnh Alzheimer là do giảm tổng hợp của chất truyền đạt thần kinh acetylcholin. Tuy nhiên giả thuyết cholinergic đã không được ủng hộ gần đây, chủ yếu vì thuốc dùng để điều trị thiếu hụt acetylcholine thực sự không có hiệu quả đối với bệnh nhân. Các hiệu ứng liên quan đế hệ thống truyền đạt thần kinh bằng acetylcholin khác cũng được đề xuất, như việc tích tụ số lượng lớn các amyloid,[32] dẫn đến việc viêm thần kinh lan dần.[33]
Năm 1991, giả thuyết amyloid cho rằng sự tích tụ của amyloid beta (Aβ) là nguyên nhân cơ bản của bệnh.[34][35] Một cơ sở ủng hộ giả thuyết này là do vị trí của gen sản xuất protein tiền chất amyloid (APP) nằm trên nhiễm sắc thể 21 trong khi những người mắc hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể 21) tức là có thêm 1 phiên bản của gen APP thì hầu hết đều mắc bệnh Alzheirmer ở độ tuổi trên 40.[36][37] Đồng thời, đột biến gen APOE4, một yếu tố nguy cơ di truyền của bệnh Alzheimer, gây ra việc tích tụ quá nhiều amyloid trong não trước khi có các biểu hiện của bệnh Alzheimer xuất hiện. Vì vậy sự tích tụ Aβ luôn có trước các biểu hiện bệnh Alzheimer trên lâm sàng.[38] Một bằng chứng nữa là ở chuột bị biến đổi gen để biểu hiện 1 dạng đột biến của gen APP ở người đã cho thấy có các đám rối sợi amyloid và các bệnh lý của não tương tự trong bệnh Alzheimer như sự suy giảm khả năng học hỏi về không gian.[39]
Một loại vắc-xin thử nghiệm đã cho thấy khả năng loại bỏ các mảng rối amyloid trong 1 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng sớm trên con người, nhưng nó không có tác động đáng kể đến việc mất trí nhớ.[40] Các nhà nghiên cứu đã dẫn đến nghi ngờ những đoạn Aβ ngắn - tập hợp của một số đơn phân Aβ (không phải dạng mảng) là dạng Aβ gây bệnh chủ yếu. Những đoạn ngắn này có độc tính, còn được gọi là phối tử có nguồn gốc amyloid khuyếch tán được (amyloid-derived diffusible ligands (ADDLs)). Chúng liên kết với thụ thể bề mặt của nơ-ron thần kinh và thay đổi cấu trúc của khớp thần kinh (xy-náp thần kinh), do đó ngăn cản dẫn truyền tín hiệu thần kinh.[41] Một thụ thể của Aβ có thể là protein prion, cùng loại protein có liên quan đến bệnh bò điên và 1 bệnh tương tự ở người là bệnh Creutzfeldt-Jakob, do đó có sự liên quan giữa các cơ chế của các bệnh thần kinh đó với cơ chế của bệnh Alzheimer.[42]
Trong năm 2009, lý thuyết này đã được cập nhật rằng một họ hàng gần của protein amyloid beta (không nhất thiết phải là chính amyloid beta) có thể là thủ phạm chính trong căn bệnh này. Lý thuyết này cho rằng một cơ chế liên quan với amyloid - có tác dụng cắt bỏ bớt các cầu nối thần kinh trong não bộ trong giai đoạn phát triển nhanh chóng ở trẻ con - có thể bị kích hoạt bởi quá trình lão hóa sau này, làm mất dần tế bào thần kinh ở bệnh Alzheimer.[43] N-APP, một đoạn ở phía đầu amine của protein APP, nằm cạnh đoạn amyloid beta và được cắt bỏ khỏi APP bởi cùng 1 loại enzyme. N-APP kích hoạt chuỗi phản ứng tự hủy bằng cách bám vào một thụ thể thần kinh gọi là thụ thể chết 6 (DR6, hay còn gọi là TNFRSF21).[43] DR6 được biểu hiện nhiều ở những vùng não bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh Alzheimer, vì vậy rất có thể chuỗi phản ứng N-APP/DR6 của quá trình lão hóa của não đã bị kích hoạt để gây bệnh. Trong mô hình này, amyloid beta đóng vai trò bổ sung, bằng cách làm giảm chức năng xy-náp.
Một nghiên cứu vào năm 2004 đã thấy rằng sự tích tụ các mảng amyloid không tương quan nhiều lắm với việc mất các nơ-ron.[44] Nghiên cứu đó hỗ trợ cho giả thuyết tau là các thể bất thường của protein tau khởi đầu cho chuỗi phản ứng gây bệnh.[35] Trong mô hình này, các protein tau bị photphorylate hóa quá nhiều sẽ bắt cặp với các sợi tau khác. Cuối cùng, chúng hình thành các đám rối sợi thần kinh (neurofibrillary tangles) bên trong thân tế bào thần kinh.[45] Khi điều đó xảy ra, các vi ống tế bào (microtubule - là thành phần cấu tạo của khung xương tế bào) bị tan rã, làm hỏng hệ thống vận chuyển của nơ ron.[46] Điều này đầu tiên sẽ làm hỏng các chức năng liên lạc hóa sinh giữa các nơ-ron và sau đó gây chết tế bào.[47] Virus Herpes simplex loại 1 cũng được cho là là một nguyên nhân gây bệnh ở những người mạng gen apoE nhạy cảm với virus này.[48]
Một giả thuyết khác xác nhận rằng bệnh này là do sự phá hủy myelin trong não do lão hóa. Sự mất mát myelin dẫn đến giảm khả năng dẫn truyền trong trục thần kinh (axon), vì thế mất dần các nơ ron già cũ. Quá trình phân hủy myelin thải ra sắt cũng góp phần gây phá hủy thêm thần kinh. Quá trình sửa chữa myelin trong cân bằng nội môi góp phần vào sự tích tụ protein như các protein amyloid beta và tau.[49][50][51]
Ứng kích ôxi hóa cũng là một nguyên nhân đáng kể trong việc hình thành bệnh.[52]
Các bệnh nhân AD cho thấy 70% bị giảm mất tế bào ở nhân lục (locus coeruleus), nơi sản sinh ra hooc môn norepinephrine (ngoài chức năng là 1 chất truyền đạt thần kinh) thường khuyếch tán ở những chỗ giãn mạch như một chất kháng viêm nội sinh trong môi trường xung quanh nơ-ron, tế bào thần kinh đệm và các mạch máu trong các vùng vỏ não mới và hồi hải mã.[53] Các nghiên cứu đã cho thấy rằng norepinephrine kích thích các tế bào thần kinh đệm microglia ở chuột ngăn chặn sự sản xuất các cytokine do tác dụng của Aβ và sự thực bào của Aβ.[53] Điều đó cho thấy sự suy giảm nhân lục có thể là một nguyên nhân gây tăng sự tích tụ Aβ trong não bệnh nhân Alzheimer.[53]

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_Alzheimer#Nguy.C3.AAn_nh.C3.A2n[/B]

3)dầu khí hình thành trong lòng đất như thế nào?[/QUOTE]
Quá trình hình thành dầu mỏ

Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ:
Thuyết sinh vật học
Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen, và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm.
Các nhà địa chất cũng đề cập tới "cửa sổ dầu" (oil window). Đây là tầm nhiệt độ mà nếu thấp hơn thì dầu không thể hình thành, còn cao hơn thì lại hình thành khí tự nhiên. Dù nó tương thích với những độ sâu khác nhau ở những vị trí khác nhau trên thế giới, một độ sâu 'điển hình' cho cửa sổ dầu có thể là 4-6 km. Cần nhớ rằng dầu cũng có thể rơi vào các bẫy ở độ sâu thấp hơn, thậm chí nếu nó không được hình thành ở đó. Cần có ba điều kiện để hình thành nên bể dầu: có nhiều đá, mạch dẫn dầu xâm nhập, và một bẫy (kín) để tập trung hydrocarbons.
Các phản ứng tạo thành dầu mở và khí tự nhiên thường như những phản ứng phân rã giai đoạn đầu, khi kerogen phân rã thành dầu và khí tự nhiên thông qua nhiều phản ứng song song, và dầu cuối cùng phân rã thành khí tự nhiên thông qua một loạt phản ứng khác.
[sửa]Thuyết vô cơ
Cuối thế kỷ 19 nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ.
[sửa]Thuyết hạt nhân
Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất.
[sửa]Lịch sử

Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.
Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt.
Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Dầu_mỏ#Qu.C3.A1_tr.C3.ACnh_h.C3.ACnh_th.C3.A0nh_d.E1.BA.A7u_m.E1.BB.8F
 
J

jack6041

Phèn chua làm trong nước vì trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3 . Khi vào trong nước thì có phản ứng thuỷ phân thuận nghịch :



Al3+ + 3H2O --> Al(OH)3 + 3H+


Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.



Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat hay phèn nhôm được cho vào giấy cùng với muối ăn, nhôm clorua tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn, tạo nên hiđroxit, hiđroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozơ lại với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.



Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng làm chất cắn màu.



Chính vì vậy nên ta có thể ngâm quần áo dễ phai màu vào nước phèn, hay ngày xưa thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.
 
J

jack6041

Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu.



Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.



2Ag + - S - <--> Ag2S (đen)



Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng



Ag2S + 4NH3 <--> 2[Ag(NH3)2]+ + S2-.



Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
 
C

cuncon_baby

Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng?
 
M

minhtuyenhttv

vì sâu nó lờn thuốc, ngày càng tiến hóa, độc tố của thuốc sâu lại vẫn như vậy nên sâu ko chết ngược lại nếu phun quá nhiều còn dễ bị chat đất, hoang hóa bạc màu
pS bừa :">
 
I

inujasa

Hơi trầm nhỉ ;));))
Để mình tiếp nhé: Tại sao khi ăn sắn với cả vỏ dễ bị say???
 
J

jack6041

sắn có hàm lượng bột cao nhưng vỏ chứa rất nhiều xianua, khi luộc ăn rất dễ bị ngộ độc (say sắn)...........
Đủ không biết....................
@inujasa: Chúc mừng đã lên mod
 
Q

qyounglady9x

Cho em gop vui với:
+) Tai sao nguời ta thường xếp Hồng vs Lê khi giấm.

Hồng chứ bạn ơi......:)
câu trả lời nè
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.
Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng.
Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn.
Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.

típ nhé
vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?
 
1

123colen_yeah


típ nhé
vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?
Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động làm dung nham nóng chảy (magma) dưới lòng đất hoạt động. Magma chứa một lượng lớn các muối của axit silic và chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden... Các nguyên tố kim loại này, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, phân ly khỏi magma, hình thành quặng khoáng sản kim loại xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.
 
F

freakie_fuckie

Thủy tinh có khả năng chống ăn mòn cao, tuy nhiên, không phải là không có đối thủ ;))
Thủy tinh ,nếu đựng acid flohidric thì sẽ bị ăn mòn do acid flohidric tác dụng với silicat
Phản ứng CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O
Hình như người ta dùng cách này để tạo các hình, đường vân nổi trên mặt cốc, tách , ly thì phải
 
C

cuncon_baby

Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được dùng chổi quét mà lại rắc bột S lên ?
 
F

freakie_fuckie

Thủy ngân khi vỡ ra rất độc, gây ảnh hưởng tới mạng sống, cơ quan thần kinh, cơ quan sinh sản,Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân tạo ra chất rắn không độc
Hg + S --> HgS (thủy ngây suyn phua - đúng tên kg nhể :-? )
Vì thế, khi rắc lưu huỳnh vào, thủy ngân không độc nữa
=> người ta rắc bột S lên :x
 
C

cuncon_baby

Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong nhưng để lâu lại thầy nước đục, có màu vàng ?
 
T

thesunshine_after_rain

Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong nhưng để lâu lại thầy nước đục, có màu vàng ?

Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe2+, ở dưới giếng, điều kiện thiếu O2 nên Fe2+ có thể được hình thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng lên, nước tiếp xúc với O2 không khí làm Fe2+ bị oxihoa thành Fe3+ và Fe3+ tác dụng với H2O chuyển thành hiđroxit là một chất rất ít tan.
4Fe2+ + O2 + 10H2O --> 4Fe(OH)3 + 8H+
 
C

cuncon_baby

Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn ?
 
L

lovelovelove_96

Đồng kim loại sẽ tạo ra một số ion Cu+2 trong nước tuy rất ít (vi lượng) nhưng sẽ làm cho cuống các cành hoa đỡ bị thối trong nước. Do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cành hoa, nên hoa tươi lâu hơn. nếu không dùng đoạn dây đồng thì phải cắt bỏ phần thối của cành hoa hằng ngày, hoa mới tươi lâu.

CaC2 + H2O --> Ca(OH)2 + C2H2­

CO2 + Ca(OH)2­ --> CaCO3 + H2O
 
Top Bottom