[Hóa] Mười vạn câu hỏi vì sao

G

giotbuonkhongten

Hai e đều có cái hay riêng, nhưng the sunshine gt giống hóa học :)

Nêu thử thí nghiệm tạo mưa màu hồng, nước lã bỗng có màu :x
 
C

cuncon_baby

Hai e đều có cái hay riêng, nhưng the sunshine gt giống hóa học :)

Nêu thử thí nghiệm tạo mưa màu hồng, nước lã bỗng có màu :x
Đây là thí nghiệm thự tính chất vật lý của khí [tex]NH_3[/tex]. Khí[tex] NH_3[/tex] tan rất nhiều trong nước: 1 lít nước ở [tex]20^0C[/tex] hoà tan được khoảng 800 lít khí [tex]NH_3[/tex]. Do tan nhiêu trong nước, áp suất của khí [tex]NH_3[/tex] trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc bị hút vào bình qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn, phun thành các tia nước màu hồng
 
C

cuncon_baby

Có 1 câu chuyện kể về 1 nhà họa sĩ đã vẽ 1 bức tranh phong cảnh thật đẹp và đặc biệt ở chỗ là bức tranh có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa xuân, phong cảnh bức tranh trở nên tươi tắn, và phong cảnh trở nên ảm đạm vào mùa thu...
Ông ta đã thực hiện tác phẩm của mình bằng cách nào ?
 
J

jack6041

Trước tiên bạn hãy phác thảo 1 bức tranh phong cảnh (cảnh gì cũng được: đồi núi, biển, đồng quê.... nói chung tốt nhất là kiếm cảnh người ta vẽ sẵn rùi scan lại :D2) Quan trọng là cảnh phải có bầu trời, bầu trời càng rộng càng tốt.
Phần tô màu mới là quan trọng. Đừng lấy màu thiệt tô lên là... toi công nãy giờ, méc công đi vẽ lại bức tranh khác. Màu sắc phải sử dụng các hóa chất sau:

1. Dung dịch gồm: Đồng clorua 1% + Zêlatin 1% dùng để tô mặt đất.

2. Dung dịch gồm: Coban (II) clorua 0.5% + Đồng clorua 0.25% + Niken Hidroxid 0.4% + Zêlatin 1% dùng để tô màu cho cây cối, mặt biển, cánh đồng...

3. Dung dịch gồm: Côban clorua 10% + Natri clorua 5% + Zêlatin 1% + Glyxerin 0.5% + nước nóng 30% (xài nước nóng để bầu trời khỏi ảm đạm í muh) dùng để tô bầu trời.

Chú ý nhất là bầu trời vì sự chuyển đổi màu sắc ở bầu trời là rõ rệt nhất. Bởi vậy tui kiu lúc vẽ tranh nhớ chừa cảnh bầu trời rộng rộng là vậy.

Như vậy bạn sẽ có trong tay bức tranh có sự thay đổi màu sắc theo thời tiết của ion Côban khi liên kết với số phân tử nước khác nhau (do độ ẩm của không khí) có phối hợp với sự thay đổi màu sắc của 1 số muối khác. Nếu trời nắng hoặc hanh khô, bức tranh sẽ có màu sắc tươi tắn, da trời màu xanh lơ; cây cối, mặt biển xanh lục; mặt đất vàng nâu. Nếu trời sắp bão, sắp mưa... (độ ẩm thay đổi) phong cảnh trong bức tranh sẽ bao trùm màu xám ảm đạm.
 
T

thesunshine_after_rain

Hai e đều có cái hay riêng, nhưng the sunshine gt giống hóa học :)

Nêu thử thí nghiệm tạo mưa màu hồng, nước lã bỗng có màu :x


Hoá chất: dd NH3 đậm đặc, rượu etylic khan, phenolphtalein
Cách làm: Thêm vài mililit dd amoniac (NH3) đậm đặc (25%) và 2-3 giọt phenolphtalein vào cốc đựng 50 ml rượu etylic khan. Hỗn hợp không có màu.
Khi biểu diễn, bạn nhờ một khán giả nào đó múc một cốc nước lã để pha dần vào hỗn hợp trên. Khi đổ nước màu hồng xuất hiện và càng đổ thêm nước thì màu hồng càng trở nên đậm.
Giải thích: khi đổ thêm nước, NH3 sẽ tác dụng với nước theo phản ứng:


NH3+h2o ---> Nh4+ + oh-


Ion OH- làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Càng đổ thêm nước càng xuất hiện thêm nhiều ion OH-

Mình sưu tầm được
xin chia sẻ với các bạn
 
T

thesunshine_after_rain

Tại sao nước không cháy :-??:-??

Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxy.

Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên. Cũng tức là, nước là sản phẩm sau khi khí hydro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxy nữa, cũng tức là nó không cháy nữa.
 
C

cuncon_baby

Tại sao e mang điện tích âm,hạt nhân mang điện dương sao không hút e dính vào,mà e lại chuyển đọng xung quanh?
 
J

jack6041

Sự cháy cần đảm bảo các điều kiện như nhiệt độ, chất dẫn cháy, môi trường. Có những loại nhựa rất dễ cháy nhưng có những loại nhựa đặc biết 500-6000 độ không cháy.
Hydro hay oxy mà tách riêng là 2 dạng chhất khác nhau nhưng khi thành nứoc H2O nó là dạng chất khác.
Ai bảo nứoc không cháy được? nếu nước gặp phải nhiệt độ cao hàng nghìn độ xem chưa kịp bốc hơi đã cháy rồi
 
J

jack6041

Tại sao nước không cháy :-??:-??
Sự cháy cần đảm bảo các điều kiện như nhiệt độ, chất dẫn cháy, môi trường. Có những loại nhựa rất dễ cháy nhưng có những loại nhựa đặc biết 500-6000 độ không cháy.
Hydro hay oxy mà tách riêng là 2 dạng chhất khác nhau nhưng khi thành nứoc H2O nó là dạng chất khác.
Ai bảo nứoc không cháy được? nếu nước gặp phải nhiệt độ cao hàng nghìn độ xem chưa kịp bốc hơi đã cháy rồi
 
J

jack6041

Tại sao e mang điện tích âm,hạt nhân mang điện dương sao không hút e dính vào,mà e lại chuyển đọng xung quanh?

Đọc qua câu hỏi này mình nhớ đến nhà vật lý học nổi tiếng của thế kỷ XIX : Niuton . Ngày đó trong một tác phẩm nổi tiếng nói về trái đất của mình , tất cả những giải thích những điều bí ẩn đều sắc sảo . Duy có một câu hỏi ông không giải thích nổi : Tại sao trái đất lại quay ? Ông đã viết trong cuốn sách đó : Có lẽ trái đất quay được là nhờ "Cú hích của thượng đế " !
Quay lại câu hỏi của chúng ta . Đáng lẽ ra electron phải rơi tọt vào hạt nhân do lực hút tĩnh điện chứ ! Ta xét về hạt nhân trước nhé . Hạt gồm các hạt mang điện tích dương là proton và các hạt notro không mang điện, vậy đáng ra hạt nhân sẽ phải không tồn tại được chứ ! Ngược lại , hạt nhân vô cùng chắc đặc ( Ta tưởng tượng nếu có một khối hật nhân thể tích 1m khối đè lên trái đất thì trái đất sẽ rơi tự do trong vũ trụ ! Thật may là các hạt nhân của các nguyên tố trên trái đất không kết hợp lại với nhau ) . Vấn đề ở đây là phải tồn tại một lực nào đó để thắng lực đẩy giữa các hạt proton chứ ? Người ta gọi đó là lực Hạt Nhân , một trong 4 trường lực cơ bản của vũ trụ .
Ta đã hiểu tại sao hạt nhân tồn tại được rồi . Vấn đề electron chuyển động được ? Thật đơn giản . Chính lực hạt nhân + lực đẩy của các electron khác + lực hút của hạt nhân tác dụng lên nó làm nó chuyển động .
 
S

stupid_n01

Đọc qua câu hỏi này mình nhớ đến nhà vật lý học nổi tiếng của thế kỷ XIX : Niuton . Ngày đó trong một tác phẩm nổi tiếng nói về trái đất của mình , tất cả những giải thích những điều bí ẩn đều sắc sảo . Duy có một câu hỏi ông không giải thích nổi : Tại sao trái đất lại quay ? Ông đã viết trong cuốn sách đó : Có lẽ trái đất quay được là nhờ "Cú hích của thượng đế " !
Quay lại câu hỏi của chúng ta . Đáng lẽ ra electron phải rơi tọt vào hạt nhân do lực hút tĩnh điện chứ ! Ta xét về hạt nhân trước nhé . Hạt gồm các hạt mang điện tích dương là proton và các hạt notro không mang điện, vậy đáng ra hạt nhân sẽ phải không tồn tại được chứ ! Ngược lại , hạt nhân vô cùng chắc đặc ( Ta tưởng tượng nếu có một khối hật nhân thể tích 1m khối đè lên trái đất thì trái đất sẽ rơi tự do trong vũ trụ ! Thật may là các hạt nhân của các nguyên tố trên trái đất không kết hợp lại với nhau ) . Vấn đề ở đây là phải tồn tại một lực nào đó để thắng lực đẩy giữa các hạt proton chứ ? Người ta gọi đó là lực Hạt Nhân , một trong 4 trường lực cơ bản của vũ trụ .
Ta đã hiểu tại sao hạt nhân tồn tại được rồi . Vấn đề electron chuyển động được ? Thật đơn giản . Chính lực hạt nhân + lực đẩy của các electron khác + lực hút của hạt nhân tác dụng lên nó làm nó chuyển động .




Chài...........
Bài này có trên mạng
Tỉ lệ coppy là rất cao.............
k phải là Vấn đề electron chuyển động được ?
mà là tại sao nó k bị hút:):):)
 
J

jack6041

Đúng đấy. Vấn đề này rất khó nói nên đưa ra các dẫn chứng rồi tìm kết quả. OK
 
L

lequochoanglt

ta có lực hút giữ electron và hạt nhân

F=(9.10^9.|q1.q2|)/r^2

giả sử có 1e và 1p thì F=[(9.10^9).(1,602.10^-19)^2]/r^2
với r là khoảng cách giữa e và p.

ta có thể xem lực hút giữ 2 điện tich của 2 hạt p và e như lực hấp dẫn của trái đất và vệ tinh. Còn vận tốc của electron như vận tốc của vệ tinh để quay quanh trái đất ( hình như 7,9 km/s). Lúc đó thì vệ tinh quay mãi quanh trái đất mà không bị rơi, trường hợp của e và p chắc cũng vậy :D

(bạn có thể xem thêm ở trang 190/sách vật lý 10 nâng cao)

cái này làm mình noi theo suy nghĩ của mình nên không chắc là nó đúng :D.
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Vì e có vẫn tốc ban đầu của nó cực lớn. nên hạt nhân hút e chỉ làm cho nó cong quỹ đạo mà thôi chứ không đủ sức dính vào được. Đay cũng tương tự như mặt trăng và trái đật vậy. nó hút rất mạnh nhưng đau dính vào được mà phải chuyển đông quanh nhau thôi.
En = -1/n2......nên khi n càng lớn thì E càng lớn......

 
C

cuncon_baby

Tại sao để chống tắc nghẽn lỗ thoát nước của bon rửa chén, 1 phương pháp được đề nghị là rắc 1 chút bột Al?
 
H

hardyboywwe

hì,thấy cái pic này hay đấy,mình đóng góp mấy câu hỏi nè
1)tại sao kim loại tóe lửa khi đăt trong lò vi sóng?
2)có phải nồi nhôm gây ra bệnh alzheimer của người già?
3)dầu khí hình thành trong lòng đất như thế nào?
 
L

lequochoanglt

theo mình nghĩ: vì rắc bột nhôm thì Al sẽ phản ứng với muối,... tạo ra Natri aluminat,.... giúp làm mềm nước có thể giúp nước lưu thông tốt hơn :D
 
Top Bottom