hic, các em trả lời sai hết rồi
Trước tiên, thầy nhắc lại:
tính axit là khả năng cho proton (hay chính là ion H+), khả năng này càng lớn thì tính axit càng mạnh
HF là một axit đặc biệt, do độ âm điện của F rất lớn nên liên kết H-F rất phân cực, lẽ ra tính axit của HF phải rất mạnh, nhưng cũng
do độ âm điện của HF lớn mà làm hình thành liên kết Hiđro liên phân tử giữa các phân tử HF: ... HF ... HF ...
Do có liên kết Hiđro nên HF dễ phân ly thành axit, trước tiên cần cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết hiđro giữa các phân tử HF trước (năng lượng phân tử hóa) rồi mới đến năng lượng phân ly ra H+. Quá trình này tiêu thụ rất nhiều năng lượng nên HF có tính axit rất yếu đồng thời nhiệt độ sôi của HF cũng cao hơn hẳn các hiđro halogenua khác trong dãy.
Ngoài liên kết Hiđro liên phân tử, HF còn tạo liên kết Hiđro với nước, do đó, HF cũng tan rất tốt trong nước.
Đối với các HX còn lại, ta có thể giải thích như sau:
từ trên xuống dưới trong cùng 1 nhóm, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng rất nhanh, độ dài liên kết H-X tăng lên nhanh chóng làm cho liên kết yếu đi và dễ phân ly ra ion H+ hơn, đó là lý do tại sao HCl < HBr < HI
Tổng kết lại, ta có dãy: HF << HCl < HBr < HI về tính axit và nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các HX còn lại
tương tự như vậy là dãy: H2O < H2S < H2Te ... ở nhóm VIA và nhiệt độ sôi của H2O cao bất thường so với các H2X còn lại (H2O lỏng, các H2S là khí dù M(H2S) > M(H2O))