hóa khó mọi anh chị nào giỏi vào giúp em

N

nhunhungyeuthuong

Last edited by a moderator:
S

snowangel10

theo mình:
tính axit dựa vào độ dài liên kết
bán kính Cl lớn hơn F nên độ dài liên kết với H sẽ dài hơn
=> tính axit mạnh hơn. HBr và HI còn mạnh nữa ;)
 
S

snowangel10

tan nhiêu hay ít dựa vào độ fân cực H-X
fân cực HF lớn hơn HCl> HBr>HI=> độ tan giảm dần em ạ;)
chắc chắn đúng rồi, cả cái trên nữa, k sai đâu;) cho chị xin cái THANKS hihi^^
 
N

nhunhungyeuthuong

chị có thể nói rõ hơn một tí cho được không ạ em mới học lớp 10 thui huuu
 
N

nhunhungyeuthuong

thế còn nhiệt độ sôi nữa chị à , của HF là +19.5 độ c, còn của HCL là -85.1độ c .. chị giải thích cho em nhá
 
T

truonganh92

Vì F là chất oxi hoá mạnh nhất trong halogen nên tính khử của nó yếu nhất trong halogen
Axit thể hiện tính khử => HF là axit yếu=> HF<HCL<HBr<HI ( tính axit tăng dần) . Đó là theo mình nghĩ :D
Còn độ tan với nhiệt độ sôi thì wên òi :(
 
S

snowangel10

cái nhiệt độ sôi thì chịu rùi. nhiệt độ sôi là t/c vật lí giải thik = hoá học thếnày chắc chịu thôi
mà lớp 12 thì chưa chắc đã hơn 10 đâu em
bi h đi thi kiến thức lớp 10 có khi qên gần hết ý chứ. nhất là fần cân bằng với điện li......
 
V

vanculete

_KÁI này giải thích như sau , dựa vào độ phân cực của liên kết H--X độ âm điện giảm dần tử F-I => khả năng hút H+ giảm dần từ F-I =>tính axít tăng dần (do H càng linh động thì tính axit càng mạnh )
_độ tan . kái cần lưu ý 2 chất cùng bản chất(1là 2 chất cùng phân cực , 2 là 2 chất cùng không phân cực ) thì dễ dàng tan vao nhau => H2O là chất phân cực , độ phân cực giảm từ HF-HI =>độ tan giảm dần
_nhiệt độ sôi của các axit, cũng có 1 số TH giải thích thoả đáng được , giải thích = kl phân tử , độ bền liên kết H , cấu tạo của phân tủ....=> trong TH này mình giải thích bằng lk H do tạo liên kết O của nước và H của axit =>độ bền liên kết H giảm HF-HI => nhiệt độ sôi giảm dần từ HF-HI
 
Last edited by a moderator:
S

snowangel10

hic, các em trả lời sai hết rồi

Trước tiên, thầy nhắc lại: tính axit là khả năng cho proton (hay chính là ion H+), khả năng này càng lớn thì tính axit càng mạnh

:) HF là một axit đặc biệt, do độ âm điện của F rất lớn nên liên kết H-F rất phân cực, lẽ ra tính axit của HF phải rất mạnh, nhưng cũng do độ âm điện của HF lớn mà làm hình thành liên kết Hiđro liên phân tử giữa các phân tử HF: ... HF ... HF ...
Do có liên kết Hiđro nên HF dễ phân ly thành axit, trước tiên cần cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết hiđro giữa các phân tử HF trước (năng lượng phân tử hóa) rồi mới đến năng lượng phân ly ra H+. Quá trình này tiêu thụ rất nhiều năng lượng nên HF có tính axit rất yếu đồng thời nhiệt độ sôi của HF cũng cao hơn hẳn các hiđro halogenua khác trong dãy.

Ngoài liên kết Hiđro liên phân tử, HF còn tạo liên kết Hiđro với nước, do đó, HF cũng tan rất tốt trong nước.

Đối với các HX còn lại, ta có thể giải thích như sau: từ trên xuống dưới trong cùng 1 nhóm, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng rất nhanh, độ dài liên kết H-X tăng lên nhanh chóng làm cho liên kết yếu đi và dễ phân ly ra ion H+ hơn, đó là lý do tại sao HCl < HBr < HI

Tổng kết lại, ta có dãy: HF << HCl < HBr < HI về tính axit và nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các HX còn lại

tương tự như vậy là dãy: H2O < H2S < H2Te ... ở nhóm VIA và nhiệt độ sôi của H2O cao bất thường so với các H2X còn lại (H2O lỏng, các H2S là khí dù M(H2S) > M(H2O))
thầy giáo ạ?????
có vẻ câu trả lời hơi muộn cho em bé ngày mai học Hoá đang đi kiếm câu TL :p
k sao;) đây là bài học cho mọi ng`^^
 
C

chichi_huahua

em cũng đưa ra ý kiến này ( st)

từ HF – HI: bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần, độ dài liên kết tăng dần, năng lượng liên kết H-X giảm dần. Khi độ dài liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm thì độ bền liên kết phân tử giảm mạnh. Đối với HF chỉ thực sự bị phân huỷ ở 3500oC, còn các HX khác ở 1000oC đã phân huỷ và % phân huỷ tăng dần từ HCl đến HI. Ở HF có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều so với các HX khác đó là do hiện tượng trùng hợp phân tử nhờ liên kết hidro:

nHF g (HF)n ............. (n = 2g6)

...F – H ... F – H ... F - H ...

Năng lượng liên kết hiđro trong trường hợp này là lớn nhất, khoảng 40 kJ/mol. Các phân tử HF không chỉ trùng hợp ở trạng thái rắn và lỏng mà còn trùng hợp cả ở trạng thái khí. Do đó, từ HF đến HCl nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm vì HCl không tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử.

Từ HCl đến HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng. Các hiđro halogenua tương tác với nhau bằng lực tương tác giữa các phân tử gồm lực định hướng, lực khuếch tán và lực cảm ứng gọi chung là tương tác Van de Van. Nhưng năng lượng tương tác cảm ứng thường rất bé so với năng lượng tương tác định hướng và tương tác khuyếch tán, do đó ảnh hưởng của tương tác cảm ứng đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi có thể bỏ qua.
 
V

vanculete

vậy đúng là sao băng lạnh giá_vũ khắc ngọc đó sao .hay qua ta . mình có rất nhìu vấn đề muốn hỏi
 
H

ha_van_linh2002

hic, các em trả lời sai hết rồi

Trước tiên, thầy nhắc lại: tính axit là khả năng cho proton (hay chính là ion H+), khả năng này càng lớn thì tính axit càng mạnh

:) HF là một axit đặc biệt, do độ âm điện của F rất lớn nên liên kết H-F rất phân cực, lẽ ra tính axit của HF phải rất mạnh, nhưng cũng do độ âm điện của HF lớn mà làm hình thành liên kết Hiđro liên phân tử giữa các phân tử HF: ... HF ... HF ...
Do có liên kết Hiđro nên HF dễ phân ly thành axit, trước tiên cần cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết hiđro giữa các phân tử HF trước (năng lượng phân tử hóa) rồi mới đến năng lượng phân ly ra H+. Quá trình này tiêu thụ rất nhiều năng lượng nên HF có tính axit rất yếu đồng thời nhiệt độ sôi của HF cũng cao hơn hẳn các hiđro halogenua khác trong dãy.

Ngoài liên kết Hiđro liên phân tử, HF còn tạo liên kết Hiđro với nước, do đó, HF cũng tan rất tốt trong nước.

Đối với các HX còn lại, ta có thể giải thích như sau: từ trên xuống dưới trong cùng 1 nhóm, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng rất nhanh, độ dài liên kết H-X tăng lên nhanh chóng làm cho liên kết yếu đi và dễ phân ly ra ion H+ hơn, đó là lý do tại sao HCl < HBr < HI

Tổng kết lại, ta có dãy: HF << HCl < HBr < HI về tính axit và nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các HX còn lại

tương tự như vậy là dãy: H2O < H2S < H2Te ... ở nhóm VIA và nhiệt độ sôi của H2O cao bất thường so với các H2X còn lại (H2O lỏng, các H2S là khí dù M(H2S) > M(H2O))
Không biết đây là anh hay là chị nhưng thực ra anh cũng trả lời đâu đã đúng bản chất nếu chỉ nói là độ âm điện thì vẫn quá chung chung.Đây cũng là 1 câu trong quyển 121 bài tập Hóa học của GS.Đào Hữu Vinh giải thích thế này
"Cường độ axit tăng dần theo dãy
HF<HCL<HBr<HI
HF là 1 axit yếu còn các axit kia là axit mạnh
Đứng về phương diện độ phân cực(hiệu số độ âm điện denta) thì
denta của HF=1,9
denta của HCl=0.9
denta của HBr=0,7
denta của HI=0,4 nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là kích thước của anion
F-<Cl-<Br-<I- mật độ điện tích âm ở I- là bé nhất(mật độ điện tích âm=-1\(4r^2)) nên lực hút giữa H+ và I- là bé nhất,nói cách khác HI phân li mạnh nhất ngoài ra với HF còn do hiện tượng tạo liên kết Hidro HF...HF...HF...."
sử dụng điều tương tự như trên có thể giải thích được tính axit của H2O H2S H2Se H2Te
 
V

vanculete

em mong thầy úp thật nhiều đề cho bạn em làm , à mà thầy này thầy cho em link tai ở dạng word hoặc fdf .cám ơn thầy nhìu
 
Top Bottom