[Hóa ]Dành cho những người yêu hóa học

H

hetientieu_nguoiyeucungban

picture.php
 
N

nguyenvanut_73

Câu 151.
[TEX]n_{NO} = 0,04mol => n_{NO_3^-}[/TEX] trong muối [TEX]= 0,04*3 = 0,12mol[/TEX]

[TEX]=> m = 2,06 + 62*0,12 = 9,5 gam[/TEX]

Đáp án: A

Câu 152.
[TEX]n_{Cu^{2+}} = 0,224mol[/TEX] ; [TEX]n_{Cu^{2+}}[/TEX] dư [TEX]= 0,056mol => n_{Cu^{2+}}[/TEX] pư [TEX]= 0,168mol[/TEX]

[TEX]M + Cu^{2+} \to\ M^{2+} + Cu[/TEX]

[TEX]=> 0,168(64 - M) = 1,344 => M = 56 (Fe)[/TEX]

Đáp án: C

Câu 153.

[TEX]R + Cu^{2+} \to\ R^{2+} + Cu[/TEX]

[TEX]R + Pb^{2+} \to\ R^{2+} + Pb[/TEX]

Vì số mol muối nitrat của R ở 2 thí nghiệm bằng nhau. Nên

[TEX]\frac {207 - R}{R - 64} = \frac {28,4}{0,2} => R = 65 (Zn)[/TEX]

Đáp án: C

Câu 154.

[TEX]Fe + Cu^{2+} \to\ Fe^{2+} + Cu[/TEX]

[TEX]Fe + 2Ag^+ \to\ Fe^{2+} + 2Ag[/TEX]

[TEX]m_1 = 64V_1 + m - 56V_1 = m + 8V_1[/TEX]

[TEX]m_2 = 21,6V_2 + m - 5,6V_2 = m + 16V_2[/TEX]

[TEX]m_1 = m_2 => V_1 = 2V_2[/TEX]

Đáp án: C
 
L

levanluyensatthu

bài tập

Trộn 100ml dd A(KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 100ml dd B(NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dd C. Nhỏ từ từ dd D(H2SO4 1M và HCl 1M) vào dd C thu được V lít CO2(đktc) và dd E. Cho Ba(OH)2 vào dd E tới dư thu được m(g) kêt tủa. Giá trị của m và V lần lượt là.

A 82,4g và 22,4l B 82,4g và 2,24l
C 82,3g và 3,36l D 80g và 6,72l
 
N

nguyenvanut_73

Bài 1. Hai bình kín A và B đều có thể tích là 9,96 lít chứa không khí (21% [TEX]O_2[/TEX] và 79% [TEX]N_2[/TEX] theo thể tích) ở [TEX]27,3^0C[/TEX] và 752,4mmHg. Người ta cho vào cả hai bình hỗn hợp gồm [TEX]ZnS[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX] (mỗi chất đều có lượng bằng nhau ở cả hai bình). Trong bình B còn cho thêm một ít S (không dư). Nung bình đến khi cháy hết hỗn hợp, đưa về [TEX]136,5^0C[/TEX] thì thành phần % về thể tích của [TEX]O_2[/TEX] trong bình A là 3,68% và của [TEX]N_2[/TEX] trong bình B là 83,16%
1. Tính thành phần % về thể tích các khí trong bình A.
2. Áp suất trong bình A và B so với áp suất đầu tăng hay giảm bao nhiêu atm?
3. Tính khối lượng của hỗn hợp [TEX]ZnS[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX] cho vào mỗi bình trước khi nung
4. Hỏi thành phần % thể tích của các khí trong bình B thay đổi trong khoảng giá trị nào?


Mình nhớ bài này mình post ở topic khác mà, sau bây giờ tự nhiên chạy qua đây. Bên Topic kia cũng chưa thấy ai đưa ra lời giải. Mình xin đưa ra lời giải cho mọi người cùng tham khảo.

Ta có: [TEX]n_{kk} = \frac {9,96*273*752,4}{22,4*760*300,3} = 0,4mol[/TEX]

[TEX]=> n_{O_2} = 0,4*0,21 = 0,084mol[/TEX] ; [TEX]n_{N_2} = 0,316mol[/TEX]

Phản ứng
[TEX]2FeS_2 + \frac {11}{2}O_2 \to\ Fe_2O_3 + 4SO_2[/TEX]

[TEX]ZnS + \frac {3}{2}O_2 \to\ ZnO + SO_2[/TEX]

[TEX]S + O_2 \to\ SO_2[/TEX]

Gọi x, y lần lượt là số mol [TEX]FeS_2[/TEX] và [TEX]ZnS[/TEX]. Ta có: [TEX]120x = 97y (1)[/TEX]

Xét bình A.
[TEX]n_{SO_2}[/TEX] sinh ra [TEX]= (2x + y) mol[/TEX]

[TEX]n_{O_2}[/TEX] pư [TEX]= (2,75x + 1,5y) mol => n_{O_2}[/TEX] dư [TEX]= [0,084 - (2,75x + 1,5y)] mol[/TEX]

=> tổng số mol các khí sau phản ứng [TEX]= [0,4 - (0,75x + 0,5y)] mol[/TEX]

Xét bình B.
Khi cho một lượng S vào, nhận thấy rằng 1mol [TEX]O_2[/TEX] chuyển thành 1 mol [TEX]SO_2[/TEX] nên tổng số mol các khí sau khi đốt ở cả 2 bình A, B có số mol bằng nhau.

[TEX]=> \frac {n_{O_2} du}{0,316} = \frac {3,68}{83,16} => n_{O_2}[/TEX] dư [TEX]= 0,014mol[/TEX]

[TEX]=> 0,084 - (2,75x + 1,5y)] = 0,014 => 2,75x + 1,5y = 0,07 (2)[/TEX]

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]x = 0,0152[/TEX] ; [TEX]y = 0,0188[/TEX]

Thành phần %(V) các khí ở bình A.

[TEX]% (N_2) = 83,16%[/TEX]

[TEX]% (O_2) = 3,68%[/TEX]

[TEX]% (SO_2) = 13,16%[/TEX]

Khối lượng [TEX]FeS_2[/TEX] và [TEX]ZnS[/TEX] đem dùng

[TEX]m_{FeS_2} = m_{ZnS} = 1,82 gam[/TEX]

[TEX]p_s = \frac {0,38*22,4*409,5*760}{273*9,96} = 974,3 mmHg[/TEX]

[TEX]=> \frac {p_s}{p_t} = \frac {974,3}{752,4} = 1,295[/TEX]

Áp suất sau phản ứng ở bình A và B tăng 29,5% so với áp suất trước phản ứng.

Như ta nhận định trên, tổng số mol các khí sau phản ứng ở bình A và bình B bằng nhau.

Hàm lượng [TEX]N_2[/TEX] không thay đổi trước và sau phản ứng nên % (V) của các khí trong bình B thay đổi chính là lượng [TEX]O_2[/TEX] dư và [TEX]SO_2[/TEX].

[TEX]1 mol O_2 \to\ 1 mol SO_2[/TEX]

=> Nếu hàm lượng [TEX]SO_2[/TEX] tăng lên bao nhiêu thì [TEX]O_2[/TEX] giảm đi bấy nhiêu.

Vậy % (V) của [TEX]SO_2[/TEX] thay đổi là:
[TEX]9,48% < %SO_2 < 16,84%[/TEX]
 
N

nguyenvanut_73

Trộn 100ml dd A(KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 100ml dd B(NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dd C. Nhỏ từ từ dd D(H2SO4 1M và HCl 1M) vào dd C thu được V lít CO2(đktc) và dd E. Cho Ba(OH)2 vào dd E tới dư thu được m(g) kêt tủa. Giá trị của m và V lần lượt là.

A 82,4g và 22,4l B 82,4g và 2,24l
C 82,3g và 3,36l D 80g và 6,72l

Bạn xem lại đề bài có thiếu gì không? Đề bài không cho thể tích dung dịch D sau tính đây????
 
N

nguyenvanut_73

Đóng góp vài câu:
Câu 1. Trộn m gam dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 13,35% với m’ gam dung dịch [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] 17,1% thu được 350 gam dung dịch A trong đó số mol ion [TEX]Cl^-[/TEX] bằng 1,5 lần số mol [TEX]SO_4^{2-}[/TEX]. Thêm 81,515 gam Ba vào dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 75,38 gam
B. 70,68 gam
C. 84,66 gam
D. 86,28 gam

Câu 2. Rót từ từ 200 gam dung dịch [TEX]NaOH[/TEX] 8% vào 150 gam dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 10,68% thu được kết tủa và dung dịch X. Cho thêm m gam dung dịch [TEX]HCl[/TEX] 18,25% vào dung dịch X thu được 1,17 gam kết tủa và dung dịch Y. Nồng độ % của [TEX]NaCl[/TEX] trong dung dịch Y là :
A. 6,403% hoặc 6,830%
B. 6,374% hoặc 6,401%
C. 5,608% hoặc 8,645%
D. 6,403% hoặc 8,645%

Câu 3. Cho 0,02 mol một este X phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M sản phẩm tạo ra chỉ gồm 1 muối và 1 ancol đều có số mol bằng số mol este, có cấu tạo mạch không phân nhánh. Mặt khác, khi xà phòng hoá hoàn toàn 2,58 gam este đó bằng lượng KOH vừa đủ, cần phải dùng 20 ml dung dịch KOH 1,5 M thu được 3,33 gam muối . Xác định CTCT của X.

Câu 4. Cho các cặp chất sau:
(1) CH3COONa + CO2 + H2O
(2) CH3COOH + KHSO4
(3) (CH3COO)2Ca + Na2CO3
(4) C17H35COONa + Mg(HCO3)2
(5) CH3COONH4 + Ca(OH)2
(6) C6H5ONa + CO2 + H2O
(7) C6H5OH + HCl
(8) C2H5ONa + H2O
Các trường hợp không xảy ra phản ứng là.
A. (1),(2),(4),(7)
B. (1),(2),(4)
C. (1),(2),(7)
D. (2),(4),(7),(8)

Câu 5. Một hợp chất hữu cơ không bay hơi có công thức đơn giản là [TEX](CH_2O)_n[/TEX]. Lấy 288 gam hợp chất tan trong 90 gam [TEX]H_2O[/TEX] cho dung dịch sôi tại [TEX]101,241^0C[/TEX]. Định công thức phân tử của hợp chất, biết rằng hằng số nghiệm sôi của nước là [TEX]0,512^0C.kg.mol^{-1}[/TEX].
 
S

sot40oc

Đóng góp vài câu:
Câu 1. Trộn m gam dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 13,35% với m’ gam dung dịch [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] 17,1% thu được 350 gam dung dịch A trong đó số mol ion [TEX]Cl^-[/TEX] bằng 1,5 lần số mol [TEX]SO_4^{2-}[/TEX]. Thêm 81,515 gam Ba vào dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 75,38 gam
B. 70,68 gam
C. 84,66 gam
D. 86,28 gam
số mol [TEX]AlCl_3[/TEX] là [TEX]nAlCl_3=\frac{m.13,35}{100.133,5}=\frac{m}{1000} mol[/TEX]

số mol [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] là [TEX]nAl_2(SO_4)_3=\frac{m'.17,1}{100.342}=\frac{m'}{2000}mol[/TEX]

theo bài ta có hệ [TEX]\left\{\begin{matrix}m+m'=350 & & \\ \frac{m}{1000} =1,5\frac{m'}{2000}& & \end{matrix}\right.[/TEX]

[TEX]\left\{\begin{matrix}m=150 & & \\ m'=200& & \end{matrix}\right.[/TEX]

[TEX]nBa=0,595mol=>nBa(OH)_2=0,595mol[/TEX]

[TEX]nAl^{3+}=0.35mol[/TEX];[TEX]nOH^-=1,19[/TEX]

[TEX]Al^{3+}+3OH^----------->Al(OH)_3[/TEX]
0,35.....1,05.................................0,35
[TEX]Al(OH)_3+OH^--------->AlO_2^- +2H_2O[/TEX]
0,35..............0,14...........................0,14
[TEX]nAl(OH)_3=0,35-0,14=0,21mol [/TEX]

[TEX]nBaSO4=0,3 mol [/TEX]

[TEX]m ket tua =86,28[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Câu 2. Rót từ từ 200 gam dung dịch [TEX]NaOH[/TEX] 8% vào 150 gam dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 10,68% thu được kết tủa và dung dịch X. Cho thêm m gam dung dịch [TEX]HCl[/TEX] 18,25% vào dung dịch X thu được 1,17 gam kết tủa và dung dịch Y. Nồng độ % của [TEX]NaCl[/TEX] trong dung dịch Y là :
A. 6,403% hoặc 6,830%
B. 6,374% hoặc 6,401%
C. 5,608% hoặc 8,645%
D. 6,403% hoặc 8,645%
nNaOH=0,4 mol ;nAlCl3=0,12 mol

3NaOH+AlCl3--------->Al(OH)3+3NaCl

0,36......0,12.....................0,12.....0,36

Al(OH)3+NaOH------>NaAlO2+2H2O

0,04.......0,04..............0,04

lượng kêt tủa bỏ đi là m=0,08.78=6,24 g

NaAlO2+HCl+H2O----->NaCl +Al(OH)3

TH1 NaAlO2 dư

NaAlO2+HCl+H2O----->NaCl +Al(OH)3

.............0,015.............0.015.......0,015

tổng khối lượng NaCl =58,5.(0,015+0,36)=21,9375g

khối lượng dung dịch là

m =mNaOH+mAlCl3+mHCl-mAl(OH)3=200+150+3-6,24-1,17=345,59g

%NaCl =21,9375*100/345,59=6,347

TH2 : HCl dư

NaAlO2+HCl+H2O----->NaCl +Al(OH)3

..0,04....0,04..................0,04.......0,04

Al(OH)3+3HCl---------->AlCl3+3H2O

0,025.....0,075.............

Al(OH)3 0,015mol

tổng khối lượng NaCl =58,5(0,04+0,36)=23,4g

khối lượng dung dịch là

m =mNaOH+mAlCl3+mHCl-mAl(OH)3=200+150+23-6,24-1,17=365,59g

%NaCl=23,4*100/365,59=6,401%

sao k có đáp án nhỉ ?

Câu 4. Cho các cặp chất sau:
(1) CH3COONa + CO2 + H2O
(2) CH3COOH + KHSO4
(3) (CH3COO)2Ca + Na2CO3
(4) C17H35COONa + Mg(HCO3)2
(5) CH3COONH4 + Ca(OH)2
(6) C6H5ONa + CO2 + H2O
(7) C6H5OH + HCl
(8) C2H5ONa + H2O
Các trường hợp không xảy ra phản ứng là.
A. (1),(2),(4),(7)
B. (1),(2),(4)
C. (1),(2),(7)
D. (2),(4),(7),(8)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvanut_73

Câu 5. Một hợp chất hữu cơ không bay hơi có công thức đơn giản là [TEX](CH_2O)_n[/TEX]. Lấy 288 gam hợp chất tan trong 90 gam [TEX]H_2O[/TEX] cho dung dịch sôi tại [TEX]101,241^0C[/TEX]. Định công thức phân tử của hợp chất, biết rằng hằng số nghiệm sôi của nước là [TEX]0,512^0C.kg.mol^{-1}[/TEX].

+ Độ tăng nhiệt độ sôi: [TEX]101,241 - 100 = 1,241^0C[/TEX]

+ Nồng độ Molan: [TEX]\frac {288}{M}*\frac{1000}{90}[/TEX]

+ Áp dụng định luật Raoult:

[TEX]1,241 = \frac {0,512*288*100}{90M} => M = 1320 => 30n = 1320 => n = 44[/TEX]

CT là: [TEX]C_{44}H_{88}O_{44}[/TEX]
 
N

namnguyen_94

cho minh hỏi bài này với,đây là bài tựi luận
Hoà tan 16,2 gam kim loại A hoá trị 3 vào trong 5 lít HNO3 0,5M (d=1,25 g/ml).sau khi kết thúc phản ứng thu được 0,25 mol hh khí X gồm NO và N2.cho hh khí X tác dụng vừa đủ với oxi thu được hh khí có thể tích bằng 5/6 tổng thể tích khí tham gia phản ứng.Xác định kim loại A
 
N

nguyenvanut_73

Bạn xem đề bài lại, mình thấy không ổn chút nào.

Hỗn hợp khí X gồm NO và N2. X tác dụng vừa đủ với O2 thu được "hỗn hợp khí".
 
N

namnguyen_94

Bạn xem đề bài lại, mình thấy không ổn chút nào.


Đề bài phần đó là:Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít hh khí NO và N2( ở 0 độ C,2atm ).Trộn hh khí trên với 1 lượng oxi vừa đủ thì thể tích hh khí thu được chỉ bằng 5/6 tổng thể tích khí
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

phát biểu nào sau đây là đúng
a.anilin tác dụng với acid tro khi đun nóng thu được muối điazoni
b.benzen làm mất màu brom ở nhiệt độ thường
c.etylamin phản ứng với acid nitro ở nhiệt độ thường sinh ra bọt khí
d.các ancol da chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dd xanh lam
**************(đề thi đại học cao đẳng khối a năm 2009)***************************
 
N

namnguyen_94

Hoà tan hết 35,84 gam hh Fe và Fe2O3 bằng dd HNO3 1M tối thiểu thu được dd A trong đó Số mol Fe(NO3)2 bằng 4,2 lần số mol Fe(NO3)3 và V lít khí NO (đktc).số mol HNO3 tác dụng là:
A:1,24 mol
B:1,50 mol
C:1,60 mol
D:1,80 mol
 
S

sot40oc

phát biểu nào sau đây là đúng
a.anilin tác dụng với acid tro khi đun nóng thu được muối điazoni
b.benzen làm mất màu brom ở nhiệt độ thường
c.etylamin phản ứng với acid nitro ở nhiệt độ thường sinh ra bọt khí
d.các ancol da chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dd xanh lam
làm tiếp nhé
Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 54,0 kg B. 75,6 kg C. 67,5 kg D. 108,0 kg
 
N

namnguyen_94

ta có:nCO2 = 0,6 mol
+ hh X gồm : CO2,CO ( x mol ), O2 ( y mol )
ta có hệ :{ 0,6 + x + y = 3 }và{ 44.0,6 + 28.x + 32.y =96 }
---->x = 1,8 mol và y = 0,6 mol
Al2O3 -----> 2Al + 1,5 O2
C + O2 -----> CO2
C + O2-------> 2 CO
===>nO2 = 2,1 mol
----> mAl = 2,8 . 27 = 75,6 gam
---->B
 
H

hocmai.toanhoc

làm tiếp nhé
Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 54,0 kg B. 75,6 kg C. 67,5 kg D. 108,0 kg

Chào em!
Để anh giúp em giải bài này nhé!
picture.php
 
N

nguyenvanut_73

Hai hợp chất hữu cơ A, B đều đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp. Ở điều kiện thích hợp C được điều chế từ A và B. Lấy m gam C cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, oxi hóa hoàn toàn m gam C thu được chất D. Cho D phản ứng với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được 16,8 gam chất rắn. Xác định CTCT của A, B.
 
Top Bottom