[Hóa 9] Câu lập bộ hóa 96

Status
Không mở trả lời sau này.
D

dohanhngan

mình cũng muốn tham gia :d
Họ và tên: Đỗ Hạnh Ngân
Trường: ở Vũng Tàu
Năm sinh: 09/04/1996
Còn điểm tống kết thj` không quan trọng nhỉ
 
Last edited by a moderator:
T

thuylinh_1996

Mình cũng tham gia với :d
Họ và tên: Nguyễn Thùy Linh
Trường: THCS Đông Thọ
Năm sinh: 27/01/1996
Điểm tổng kết Hóa năm lớp 8: 9,7
 
G

girltoanpro1995

Có ai biết làm bài tạp 4 trang 19 không, bài đó khó quá mình làm không được ( bài một số axit quan trọng lớp 9 đó
bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giũa Fe và dd H2SO4 loang . Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau cua axit , nhưng có nồng độ khác nhau.

thí ngiệm , nồng độ axit , nhiệt đô(oC) , sắt ở dạng , thời gian phản ứng xong(s)
1 , 1M , 25 , lá , 90
2 , 2M , 25 , bột , 85
3 , 2M , 35 , lá , 62
4 , 2M , 50 , bột , 15
5 , 2M , 35 , bột , 45
6 , 3M , 50 , bột , 11
Số liệu theo thứ tự vì làm xong nó dồn lại một chỗ

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ => Phản ứng 2 và 4 thể hiện điều đó.
b) phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc => Phản ứng 3 và 5 thể hiện điều đó.
c) phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit =>Phản ứng 4 và 6 thể hiện điều đó.

Mình thấy bài này cũng dễ mà. Cái này đánh dấu * vì nó có cái đề hơi nản thui.Hjhj
Mà sẵn cho tớ tham gia pic này với nhé.
 
4

4ever_lov3u

cho mình tham gia với

Họ và tên: Nguyễn Gia Huy
Năm sinh: 16/02
Trường: THCS...( 1 trường ở Hà Nội)
Điểm tổng kết môn hoá 8: 9,4
 
T

thao_won

Nhớ dc một đề khá thú vị. CÙng làm nhá :x
Chô 3.78 g kim loại R t/d vs HCL dư . Sau pứ thấy klg. d d nặng hơn klg ban đầu 3,36g. TÌm kim loại R


Giải :

Gọi n là hoá trị của R. Số mol của R là 3,78 : R (mol)

Số gam dd HCl là a gam

PTPƯ : R + nHCl ---> [TEX]RCl_n[/TEX] +[TEX]\frac{n}{2}[/TEX][TEX]H_2[/TEX]
....3,78/R...3,78n/R.....3,78/R.......1,89n/R

Ta có p/t đại số :

3,78 + 3,36 + a = a - [TEX]\frac{3,78n . 36,5}{R}[/TEX] + [TEX]\frac{3,78.(R+35,5n)}{R} [/TEX]- [TEX]\frac{3,78n}{R}[/TEX]

Giải ra rồi biện luận theo hoá trị

Ko bjt mình có viết nhầm chỗ nào ko nữa =.=

Sai thì nói nhé :(
 
H

hoangha_96

Họ và tên: Cao Hoàng Hạ
Trường: THCS TT Diêu Trì
Năm sinh: 01/08/1996
Điểm tổng kết Hóa năm lớp 8: 9,7 (à điểm mình cũng ko nhớ lắm, khoảng này thôi) mình thấy cũng ko nên so sánh điểm tổng kết vì mỗi trường mỗi khác mà, một trường còn chưa so sánh đc khi khác thầy cô. Mình học hoá cũng tạm. Sau này có gì xin chỉ giáo. Nhưng ko nên xem trọng điểm số nhé mấy bạn.
 
H

hoangha_96

Giải :


Gọi n là hoá trị của R. Số mol của R là 3,78 : R (mol)


Số gam dd HCl là a gam


PTPƯ : R + nHCl ---> [TEX]RCl_n[/TEX] +[TEX]\frac{n}{2}[/TEX][TEX]H_2[/TEX]

....3,78/R...3,78n/R.....3,78/R.......1,89n/R


Ta có p/t đại số :


3,78 + 3,36 + a = a - [TEX]\frac{3,78n . 36,5}{R}[/TEX] + [TEX]\frac{3,78.(R+35,5n)}{R} [/TEX]- [TEX]\frac{3,78n}{R}[/TEX]


Giải ra rồi biện luận theo hoá trị


Ko bjt mình có viết nhầm chỗ nào ko nữa =.=


Sai thì nói nhé

Theo mình bài này giải ko đc.

Vì khối lượng các chất trước phản ứng và các chất sau phản ứng bằng nhau ( khối lượng nước ko đổi - ko liên quan và đây là định uật bảo toàn khối lượng). Nhưng phản ứng tạo ra khí H_2 đương nhiên sẽ thoát ra. Vậy sẽ mất đi khối lượng H_2. Vậy dung dịch sau pu phải nhẹ hơn chứ.
các bạn xem lại nhé.
trên đây chỉ là ý kiến riêng của mình thôi. cho mình hỏi rõ cái đề nhé. ở đây khi ta so sánh hơn kém giữa hai dd trước và sau pư, ta cần xác định là ta đang so sánh dd HCl ko chứa kim loại R và dd đã có kim loại R cùng tác dụng có phải ko? nếu như thế thì nhận định trên của mình cũng chưa hợp lí lắm. Mình muốn hỏi cho rõ
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bi96

Giải :

Gọi n là hoá trị của R. Số mol của R là 3,78 : R (mol)

Số gam dd HCl là a gam

PTPƯ : R + nHCl ---> [TEX]RCl_n[/TEX] +[TEX]\frac{n}{2}[/TEX][TEX]H_2[/TEX]
....3,78/R...3,78n/R.....3,78/R.......1,89n/R

Ta có p/t đại số :

3,78 + 3,36 + a = a - [TEX]\frac{3,78n . 36,5}{R}[/TEX] + [TEX]\frac{3,78.(R+35,5n)}{R} [/TEX]- [TEX]\frac{3,78n}{R}[/TEX]

Giải ra rồi biện luận theo hoá trị

Ko bjt mình có viết nhầm chỗ nào ko nữa =.=

Sai thì nói nhé :(


Theo mình nghĩ bài này làm theo khối lượng tăng giảm có vẻ dễ hơn. Còn cách làm thì mình không làm được. Không có giấy và máy tính :D:D


Thử bài này nha
Cho 27,4g Ba vào 400g dd CuSO4 3,2% thu được chất khí A, Kết tủa B và dd C.
a/ Tính thể tích khí A
b/ Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.?
c/ Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dd C
 
Last edited by a moderator:
R

razon.luv

Giải :

Gọi n là hoá trị của R. Số mol của R là 3,78 : R (mol)

Số gam dd HCl là a gam

PTPƯ : R + nHCl ---> [TEX]RCl_n[/TEX] +[TEX]\frac{n}{2}[/TEX][TEX]H_2[/TEX]
....3,78/R...3,78n/R.....3,78/R.......1,89n/R

Ta có p/t đại số :

3,78 + 3,36 + a = a - [TEX]\frac{3,78n . 36,5}{R}[/TEX] + [TEX]\frac{3,78.(R+35,5n)}{R} [/TEX]- [TEX]\frac{3,78n}{R}[/TEX]

Giải ra rồi biện luận theo hoá trị

Ko bjt mình có viết nhầm chỗ nào ko nữa =.=

Sai thì nói nhé :(
khối lượng giảm đi là khối lượng H2 thoát ra. tính đc số mol rồi biện luận. ^^!
 
R

razon.luv

Cho 27,4g Ba vào 400g dd CuSO4 3,2% thu được chất khí A, Kết tủa B và dd C.
a/ Tính thể tích khí A
b/ Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.?
c/ Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dd C

Ba vào dung dịch CuSO4 ban đầu sẽ phản ứng với nước tạo thành dung dịch Ba(OH)2. khí A là H2 thoát ra.
Ba(OH)2 sẽ phản ứng với muối tạo thành kết tủa B là Cu(OH)2.
hướg dẫn thế. cụ thể các em tự làm nhé. :D ^^!
 
H

hoangha_96

à theo mình làm thì như thế này:
Gọi b là hoá trị của kim loại R.
M là khối lượng mol của R.
a là khối lượng dd HCl ban đầu.
Ta có PTHH: R + bHCl -> RCl_b + b/2 H_2
Số mol :3.78/M 3.78b/M 3.78/M 1.89b/M
Ở đây ta phải hiểu:
-Dung dịch ban đầu là dd HCl, ko có kim loại R.
-Dung dịch sau bao gồm RCl_b, HCl dư và khí H_2 đã thoát ra(ko tính)
Vậy ta có mối quan hệ sau: a*=a + 3.78 - m H_2 =a +3.36(a*là klg dd sau pư)
suy ra m H_2 =0.42 g => n =0.21 mol
=> n HCl = 2 n H_2 = 0.42 mol.
mà n HCl = 3.78b/M
=> M =9b
Vậy khối lượng mol R gấp 9 lần hoá trị của nó. Ta lần lượt thay hoá trị từ I... Ta tìm đc kim loại nhôm Al thoả mãn đk trên: 27=9.3
Vậy kim loại trên là Al
Các bạn có thể xem bài toán ở link http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=115688&page=3
các bạn nhớ cảm ơn mình nha!!! hi hi
 
Last edited by a moderator:
T

thao_won

Cho 27,4g Ba vào 400g dd CuSO4 3,2% thu được chất khí A, Kết tủa B và dd C.
a/ Tính thể tích khí A
b/ Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.?
c/ Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dd C

Giải :
nBa = 27,4 : 137 = 0,2 mol
nCuSO4= 400. 3,2% : 160 = 0,08 mol

PTPƯ:

Ba + 2H2O ---->Ba(OH)2 + H2
0,2.......................0,2..........0,2

Ba(OH)2 + CuSO4 -----> BaSO4 + Cu(OH)2
0,08.............0,08...............0,08........0,08

Cu(OH)2 ----t--> CuO + H2O
0,08......................0,08

a) VH2 = 22,4 . 0,2 = 4,48lit
b)Khối lượng chất rắn thu dc sau khi nung = mBaSO4 + mCuO = 0,08 .233 + 0,08 .80 = 25,04gam
c) nBa(OH)2 dư = 0,2 - 0,08 = 0,12 mol
C%ddBa(OH)2 = 0,12. 171.100% : ( 27,4+ 400 - 0,2.2 ) = 4,8%
 
T

thao_won

Ba vào dung dịch CuSO4 ban đầu sẽ phản ứng với nước tạo thành dung dịch Ba(OH)2. khí A là H2 thoát ra.
Ba(OH)2 sẽ phản ứng với muối tạo thành kết tủa B là Cu(OH)2.

hoá ra có gợi ý này nữa ;;)

Kết tủa B có cả BaSO4 nữa nàng ạ ;;)
 
H

hoangha_96

thông qua bài này mình có câu hỏi: khi cho một chất tác dụng với dung dịch có nước và một chất khác, mà chất 1 có thể tác dụng với cả nước và chất 2 thì ta làm thế nào?
vd như sau: biết 2.24 l khi CO_2(đktc) t/d vừa hết với 200ml dd Ba(OH)_2, sản phẩm là BaCO_3 và H_2O.
Ta thấy trong đó CO_2 vừa t/d đc với nc vừa t/d đc với Ba(OH)_2. Vậy có bao nhiêu pưhh xảy ra?
 
T

thao_won

@hoangha: Chính xác là có 2 p/ư :
CO2+ H2O ---->H2CO3

Ba(OH)2 + H2CO3 ---->BaCO3 + 2H2O

Nhưng ta chỉ viết p/ư theo PTTQ là Ba(OH)2 + CO2 =BaCO3 + H2O thôi cũng dc
 
H

hoangha_96

à cho mình hỏi thêm nhé. ở trên đề bài cho là tạo ra kết tủa B vậy B này là chất nào? Cu(OH)2 hay BaSO4?Nung B là nung B ở nhiệt độ cao dến khối lượng ko đổi là nung ntn? Ở đây là nung riêng chất B rồi thu lượng chất rắn chung hay sao? BaSO4 ko tan trong nước . Vậy tóm lại kết tủa là Cu(OH)2, nung chất này thu đc chất rắn CuO và khối lượng chất rắn cần tìm là của chung BaSO4 ko tan và CuO có phải ko?
 
T

thao_won

@hoangha : Chất kết tủa B gồm cả BaSO4 và Cu(OH)2

Khi nung ,Cu(OH)2 sẽ bj phân huỷ thành CuO còn BaSO4 thì ko bj phân huỷ .Do đó sau khi nung ,ta sẽ thu dc CuO và BaSO4

^.^


Ở đây là nung riêng chất B rồi thu lượng chất rắn chung hay sao? BaSO4 ko tan trong nước . Vậy tóm lại kết tủa là Cu(OH)2, nung chất này thu đc chất rắn CuO và khối lượng chất rắn cần tìm là của chung BaSO4 ko tan và CuO có phải ko?

Nói thật cái đoạn này nàng viết lủng củng quá ,đọc ko hiểu ;;)
 
D

duongtheluong

mình tham gia lun

tên: Dương Thế Lương
Năm sinh: dĩ nhiên 96
trường :uhm 1 noi ở Bà Rịa
ĐTB:9,1b-(
 
M

momochi_yasha

minh tham gia với nhưng điểm tổng kết hơi kém hjj, thông cảm vào đây để học hỏi kiến thức mà!
Họ và tên: Nguyễn Vân Anh
Năm sinh: 29/05/96
Trường đang học :THCS Hung Hoa
Điểm cả năm môn hóa năm lớp 8: 9,3
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom