Protit
I. Trạng thái thiên nhiên Protit có trong tất cả các cơ thể động vật và thực vật. Đặc biệt cơ thể người và động vật chứa nhiều protit nhất.
Các chất protit có trong bắp thịt, xương, tế bào thần kinh,máu,sữa,lòng trắng trứng,dao động,lông,móng,sừng... và trong hạt thực vật. Protit còn có trong cơ thể vi khuẩn,siêu vi trùng gây bệnh. Bản chất của các men xúc tác cũng chính là protit.
II. Cấu tạo của protit
1. Thành phần nguyên tố
Các protit đều chứa cacbon,hiđro ,oxi và nitơ ( Hàm lượng nitơ trong các protit thường ít thay đổi,trung bình khoảng 16%) . Ngoài ra có protit còn chứa lưu huỳnh, photpho (như cadein của sữa), sắt (hemoglobin của máu), iot ...
2. Cấu tạo
Khối lượng phân tử của protit rất lớn,có thể từ vài vạn đến vài triệu đơn vị cacbon.
Khi thủy phân protit đến cùng,thu được hỗn hợp trên 20 aminoaxit khác nhau.
Khi thực hiện phản ứng trùng ngưng các aminoaxit trên,thu được chất polipeptit có một số tính chất gần giống protit.
Do đó có thể coi phân tử protit gồm các mạch dài (các chuỗi) polipeptit tạo thành.
III. Tính chất của protit
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng protit trong dung dịch axit hoặc kiềm (hoặc nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường),protit bị thủy phân thành các chuỗi polipeptit, cuối cùng thành các aminoaxit ( ... là các gốc hiđrocacbon hoặc gốc hiđrocacbon có chứa nhóm chức ) :
2.Sự đông tụ
Một số tan trong nước tạo thành dung dịch keo,khi đun nóng bị kết tủa.Sự kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.Thí dụ : Lòng trắng trứng bị đong lại khi luộc trứng,riêu cua nổi lên khi nấu canh cua...
3. Phản ứng màu
Protit cho một số phản ứng màu đặc trưng: Thí dụ : Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng (dung dịch abumin) và đun nóng thấy xuất hiện màu vàng ; cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu tím xanh...
IV. Sự chuyển hóa protit trong cơ thể
Trong bộ máy tiêu hóa nhờ tác dụng của cá chất men ( Men pepxin trong dịch của dạ dày và men tripxin trong dung dịch của tụy) protit bị thủy phân thành các aminoaxit . Aminoaxit được hấp thụ vào máu qua các mao trạng ruột, và sau đó được chuyển tới các mô và các tế bảo của cơ thể.
Một phần cơ bản các aminoaxit đó được dùng để tạo ra protit cho cơ thể người.Phần aminoaxxit còn lại bị oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.Sản phẩm cuối cùng của sự oxi hóa aminoaxit trong cơ thể là khí cacbonic,nước và amoniac. Amoniac chuyển hóa thành ure và cơ thể thải ure theo đường nước tiểu.
bạn đọc hết cái này đi sẽ hiểu nhé, mình tìm trên mạng đấy, có thể search thấy dễ dàng