[Hóa 12] Topic trao đổi dành riêng cho các bài tập hay và khó

  • Thread starter hocmai.vukhacngoc
  • Ngày gửi
  • Replies 160
  • Views 68,049

H

hocmai.vukhacngoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thời gian gần đây thầy nhận được nhiều ý kiến cho rằng các kiến thức và ví dụ trong bài giảng của thầy quá dễ nên khi các bạn làm đề thi thử của một số trường "nổi tiếng" thấy khó và không làm được.

Topic này sẽ dành riêng để trao đổi về những bài tập như thế (cùng với Topic cũ dùng để trao đổi các bài tập trong khóa học http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=169974)

Thầy sẽ dùng chính những dấu hiệu, những phương pháp tư duy đã dạy cho các em để phân tích những bài toán khó mà các em cho là "lạ" hay "chất".

Thầy sẽ mở hàng trước cho các bạn một bài toán về Phản ứng gồm toàn chất khí như thế này nhé:

[FONT=&quot]Hỗn hợp khí X gồm H2 và hiđrocacbon A có tỷ khối hơi so với metan là 0,5. Đun nóng X với xúc tác Ni tới phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối hơi so với O2 là 0,5. Công thức phân tử của A có thể là?[/FONT]
 
P

pe_kho_12412

Em đọc qua mấy bài của bạn gì đó nói về khóa học , Thầy đưng bận tâm nhiều về những chuyện nha Thầy, vào thăm trang cá nhân của Thầy muộn mà lúc nào em cũng thây Thầy ở trong mục góp ý cả, em thấy Thầy luôn quan tâm đến các ý kiến của các bạn trong khóa học này ( có bị xem nịnh thần ko đây ta ;)) ) , hì đợt 1 thi thử em cũng làm ko tốt lắm, nhưng tại em thôi @_@b-(

Thầy ơi em ở bài tập trên em nghĩ nên có cả các đáp án trắc nghiệm Thầy ạ ;)) .
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

[FONT=&quot]Hỗn hợp khí X gồm H2 và hiđrocacbon A có tỷ khối hơi so với metan là 0,5. Đun nóng X với xúc tác Ni tới phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối hơi so với O2 là 0,5. Công thức phân tử của A có thể là?[/FONT]

đây là dạng trong video bài giảng về chất khí của thầy

Vẫn thích nhất bài cuối thầy giải. giải đề thi đại học. vẫn nhớ he thầy. " thầy thông minh các các bạn 1 tí " và cách giải rất hay....

M sau = 16 => hỗn hợp còn H2 dư.

gọi mol ban đầu = 1 . mol sau = 0,5. => mol H2 p/ứ = 0,5.

CT hc: CnH2n+2-2k. = a mol => mol H2 = 1-a => ak = 0,5

và ( 1 - a ) . 2 + a . ( 14n + 2 - 2k ) . a = 8 => na = 0,5. => n / k = 1 => C2H2

:khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68):
 
D

drthanhnam

Nhầm:D
...................................................
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Thời gian gần đây thầy nhận được nhiều ý kiến cho rằng các kiến thức và ví dụ trong bài giảng của thầy quá dễ nên khi các bạn làm đề thi thử của một số trường "nổi tiếng" thấy khó và không làm được.
Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng những "con gà" hay gáy to, thầy đừng bận tâm làm gì.
Một vài bài thi thử lần 2 của trường Sư phạm ( nhớ làm bằng cách của thầy Ngọc nha)
Đầu tiên là một bài về đếm số đồng phân:
hợp chất Hc X chứa vòng benzen có CTPT trùng với Ct đơn giản nhất, trong X, tỉ lệ KL các Nguyên tố là
mC:mH:mO=21:2:8. X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu số mol khí Hidro bằng số mol X phản ứng.
X có bao nhiêu đồng phân thoã mãn tính chất trên:
A.10 B.9 C.7 D.3
Tiếp là Phản ứng gồm toàn chất khí:
hhX gồm SO2 và O2 có d /H2=28. Lấy 4,48 lit X (dktc) cho qua bình đựng V2O5 đun nóng. Hỗn hơp thu được cho lội qua dd Ba(OH)2 dư thấy 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng OXH SO2 thành SO3 là:
A.60% B.25% C.40% D.75%
Mỏi tay quá, tý post tiếp!
 
H

hocmai.vukhacngoc

Thầy quên mất không cho các bạn đáp án của bài tập đầu tiên, bổ sung cho các bạn nhé:

A. C2H2, C4H2 B. C2H2 C. C3H4 D. C2H2, C3H4
 
V

vuadoimin17394

Thầy Ngọc dạy rất hay và mình xem những điều thầy dayj là hạt giống, mình muốn tự ươm cho nó thành cây. Trong quá trình giải bài tập mình nhận ra rằng đến các bài tập lạ thì giải khá chậm có khi lâu mới nhìn ra bản chất bài toán muốn chúng ta làm gì. Điều em muốn hỏi thầy bây h là thầy có thể chia sẻ những câu hỏi thông minh tự đặt ra cho mình để giải quyết hay gỡ rối những vấn đề mới được không ạ? Vì em giải ra 1 bài toán khó sau khi tự đặt ra cho mình những câu hỏi để dò đường nhưng có những lúc vẫn chưa thực sự hiệu quả nên mất thời gian.
 
D

drthanhnam

Thầy quên mất không cho các bạn đáp án của bài tập đầu tiên, bổ sung cho các bạn nhé:

A. C2H2, C4H2 B. C2H2 C. C3H4 D. C2H2, C3H4
Em tính vẫn ra C2H2 (B).
Cái đáp án C4H2 em nghĩ là không thể vì độ bất bảo hoà của nó bằng...4
Vậy là phải có 4 lk pi hoặc vòng. điều này là không thể ở mạch 2 các bon.
C3H4 thì em không tính ra.
Thầy cho đáp án đi ạ:D
 
H

hocmai.vukhacngoc

Em tính vẫn ra C2H2 (B).
Cái đáp án C4H2 em nghĩ là không thể vì độ bất bảo hoà của nó bằng...4
Vậy là phải có 4 lk pi hoặc vòng. điều này là không thể ở mạch 2 các bon.
C3H4 thì em không tính ra.
Thầy cho đáp án đi ạ:D

^^ đáp án đúng là A, vì chúng ta có HCC-CCH (2 nối 3 ở 2 đầu mạch)

Ở trên, bạn ahcanh95 đã giải ra rất đúng là n/k = 1 hay n=k.

Nhưng kết luận lại chưa đúng :p

Trong Công thức hiđrocacbon tổng quát, ta có CxHy tương đương với CnH2n+2-2k, thay k = n vào, ta có CnH2n+2-2n = CnH2, tức là bất cứ Hiđrocacbon nào có 2H đều thỏa mãn.
 
H

hoanby

Thầy ơi bài này cân bằng thế nào ạ! [TEX] FeS + HNO3 ---> Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O[/TEX] có 2 Fe, 2S ở vế bên kia thay đổi cơ
 
T

tomcangxanh

Bài này chắc là ko khó rồi nhưng trình bày cụ thể và hoàn hảo giúp tớ :">

1. Cho 17g hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu được 6.72l H2 (đktc) và dung dịch Y.

a. Hỗn hợp X gồm?

b. Thể tích dung dịch HCl 2M cần đề trung hòa dung dịch Y là?

2. Nung hỗn hợp muối cacbonat của 2 kimloaiji kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 l CO2 (đktc) và 4,64g hỗn hợp 2 oxit. Hai kim loại đó là?
 
H

hocmai.vukhacngoc

Ta có:
X3 FeS----> Fe+3 +S+6 +9e
X9 N+5 +3e--> N+2
3FeS+12HNO3---> Fe(NO3)3+Fe2(SO4)3 +9NO+6H2O

^^ chính xác!

hãy coi FeS là hỗn hợp của Fe và S (số oxh đều bằng 0).

FeS ----> Fe3+ + S+6

tổng số oxh bên trái bằng 0, tổng số oxh bên phải bằng +9 nên về phải +9e nhé!

Cái này thầy đã dạy trong bài giảng "Phản ứng oxh - kh" rồi đó :p
 
H

hotboysnam

mình mới thi giữa học kì 2 chiều nay, chỉ có câu này khó, mất khoảng hơn 10p mình làm, post lên đây cho mọi người cùng tham khảo
thổi luồng khi oxi nung nóng đi qua m (g) hỗn hợp X gồm Mg và Al một thời gian sau thu được 1.56m (g) hỗn hợp chất rắn Y. Hoàn tan hoàn toàn Y trong dung dich HNO3 đặc nóng dư thu được sản phẩm khử là hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2. Biết khối lượng hỗn hợp Z là 0.5333m (g) và tỷ khối của Z so với H2 là 20. tính % về khối lượng al trong hỗn hợp ban đâu
a.40% b.54% c.27% d. 36%
 
H

hocmai.vukhacngoc

mình mới thi giữa học kì 2 chiều nay, chỉ có câu này khó, mất khoảng hơn 10p mình làm, post lên đây cho mọi người cùng tham khảo
thổi luồng khi oxi nung nóng đi qua m (g) hỗn hợp X gồm Mg và Al một thời gian sau thu được 1.56m (g) hỗn hợp chất rắn Y. Hoàn tan hoàn toàn Y trong dung dich HNO3 đặc nóng dư thu được sản phẩm khử là hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2. Biết khối lượng hỗn hợp Z là 0.5333m (g) và tỷ khối của Z so với H2 là 20. tính % về khối lượng al trong hỗn hợp ban đâu
a.40% b.54% c.27% d. 36%

:p thầy xin "nhanh nhẩu" gợi ý nhé:

Đầu tiên ta thấy tất cả số liệu của đề bài đều là tương đối (tỷ lệ với m) và hỏi chúng ta 1 giá trị tương đối (%mAl) ----> Ta nhất định phải tự chọn lượng chất.

Thấy trong các giá trị ở trên thì mZ = 0,53333m có đuôi là 3333 nên chọn m = 300 cho "số đẹp"

(Xem thêm bài giảng "Phương pháp tự chọn lượng chất" của thầy nhé!)

Từ trạng thái đầu tiên là kim loại Mg, Al đến trạng thái cuối cùng là Mg2+, Al3+ đã qua 2 chặng oxi hoá, đầu tiên là với O2, sau đó là N+5.

(Xem thêm bài giảng về phương pháp Bảo toàn electron nhé!)

Ta đặt ẩn a, b là số mol của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu, dễ có 2 phương trình:

m(hh) = 300g = 24a + 27b

n(e) = 2a + 3b = 2nO + ne(hh Z cho)

Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn là có kết quả.
 
S

slimhelu

:p thầy xin "nhanh nhẩu" gợi ý nhé:

Đầu tiên ta thấy tất cả số liệu của đề bài đều là tương đối (tỷ lệ với m) và hỏi chúng ta 1 giá trị tương đối (%mAl) ----> Ta nhất định phải tự chọn lượng chất.

Thấy trong các giá trị ở trên thì mZ = 0,53333m có đuôi là 3333 nên chọn m = 300 cho "số đẹp"

(Xem thêm bài giảng "Phương pháp tự chọn lượng chất" của thầy nhé!)

Từ trạng thái đầu tiên là kim loại Mg, Al đến trạng thái cuối cùng là Mg2+, Al3+ đã qua 2 chặng oxi hoá, đầu tiên là với O2, sau đó là N+5.

(Xem thêm bài giảng về phương pháp Bảo toàn electron nhé!)

Ta đặt ẩn a, b là số mol của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu, dễ có 2 phương trình:

m(hh) = 300g = 24a + 27b

n(e) = 2a + 3b = 2nO + ne(hh Z cho)

Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn là có kết quả.

thầy đỉnh ở cái khoản này Thấy trong các giá trị ở trên thì mZ = 0,53333m có đuôi là 3333 nên chọn m = 300 cho "số đẹp" bài toán cũng đơn giản nhưng không biết cách chọn số đẹp thì đúng là hơi phức tạp ! cảm ơn thầy cho em một kinh nghiệm !
 
N

ngocthao1995

Bài này chắc là ko khó rồi nhưng trình bày cụ thể và hoàn hảo giúp tớ :">

1. Cho 17g hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm đứng kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu được 6.72l H2 (đktc) và dung dịch Y.

a. Hỗn hợp X gồm?

b. Thể tích dung dịch HCl 2M cần đề trung hòa dung dịch Y là?

2. Nung hỗn hợp muối cacbonat của 2 kimloaiji kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 l CO2 (đktc) và 4,64g hỗn hợp 2 oxit. Hai kim loại đó là?
Mình nghĩ là dùng GTTB
Bài 2.
Đặt CT chung là [TEX]\overline{M}CO_3[/TEX]
[TEX]\overline{M}CO_3 \Rightarrow CO2+\overline{M}O[/TEX]
[TEX]\frac{4,64}{\overline{M}+16}=0,1[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \overline{M}=30,4[/TEX]
2 KL kế tiếp nhau trong nhóm IIA[TEX] \Rightarrow [/TEX]là Mg và Ca
 
H

hotboysnam

:p thầy xin "nhanh nhẩu" gợi ý nhé:

Đầu tiên ta thấy tất cả số liệu của đề bài đều là tương đối (tỷ lệ với m) và hỏi chúng ta 1 giá trị tương đối (%mAl) ----> Ta nhất định phải tự chọn lượng chất.

Thấy trong các giá trị ở trên thì mZ = 0,53333m có đuôi là 3333 nên chọn m = 300 cho "số đẹp"

(Xem thêm bài giảng "Phương pháp tự chọn lượng chất" của thầy nhé!)

Từ trạng thái đầu tiên là kim loại Mg, Al đến trạng thái cuối cùng là Mg2+, Al3+ đã qua 2 chặng oxi hoá, đầu tiên là với O2, sau đó là N+5.

(Xem thêm bài giảng về phương pháp Bảo toàn electron nhé!)

Ta đặt ẩn a, b là số mol của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu, dễ có 2 phương trình:

m(hh) = 300g = 24a + 27b

n(e) = 2a + 3b = 2nO + ne(hh Z cho)

Giải hệ 2 phương trình 2 ẩn là có kết quả.
đây là cách của thầy ngọc, còn bạn nào có cách khác không, nếu không thì mình sẽ trình bày cách của mình, ngắn của thầy ngọc nhiều, hihi ^^
 
D

drthanhnam

Ta thấy mZ gần bằng 8m/15=> nZ=m/75
Dùng sơ đồ đường chéo ta tính được:
nNO=m/200
nNO2=m/120
mO=1,56m-m=0,56m=> nO=0,035
Ta lại có:
[tex]Mg-->Mg^{+2}+2e[/tex]
[tex]Al-->Al^{+3}+3e[/tex]
[tex]O+2e-->O^{-2}[/tex]
[tex]N^{+5}+3e-->N^{+2}[/tex]
[tex]N^{+5}+e-->N^{+4}[/tex]
Đến đây mình cũng lập hệ phương trình như thầy:
2nMg+3nAl=7m/75
24nMg+27nAl=m
Ta được nMg=2m/75; nAl=m/75
=> %mAl=27/75 .100( %)=36%
^^
 
Top Bottom