Hóa [Hóa 12]Lộ trình kiến thức hóa 12

Status
Không mở trả lời sau này.

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
A. ESTE
- Định nghĩa:
Este là sản phầm được tạo ra khi cho axit cacboxylic tác dụng với 1 ancol có xúc tác H2SO4 đặc.
RCOOH + R'OH <-----> RCOOR' + H2O (xúc tác H+ đặc)
- Tên gọi:
Tên este = Tên gốc hidrocacbon của ancol + Tên gốc axit

Ví dụ:
CH3COOC2H5: etyl axetat
CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat
* Một số gốc axit thông thường:

+ HCOO- : fomat
+ CH3COO- : axetat
+ C2H5COO-: propionat
+ CH2=CHCOO-: acrylat
+ CH2=C(CH3)-COO-: metacrylat
+ C6H5COO-: benzoat
+ -OOC-COO-: oxalat
* Một số gốc hidrocacbon: CH3- metyl, C2H5- etyl, CH2=CH- vinyl, CH2=CH-CH2- alyl, C6H5- phenyl, C6H5-CH2- benzyl
- CT tính số đồng phân của este no, đơn chức, mạch hở:
Số ĐP = [tex]2^{n-2}[/tex] với n là số C của este và n<5
- Tính chất hóa học:
a/ Thủy phân trong môi trường axit
RCOOR' + H2O <--(H+)--> RCOOH + R'OH
+ Phản ứng thuận là phản ứng thủy phân este
+ Phản ứng nghịch là phản ứng este hóa
b/ Thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
RCOOR' + XOH --(t0)--> RCOOX + R'OH
c/ Phản ứng khử
upload_2017-9-23_11-23-34.png
* Một sô trường hợp không tạo ancol:
a/ Thủy phân este mà gốc hidrocacbon có liên kết đôi nằm gần nhóm COO
VD:
HCOO-CH=CH2 + NaOH ---> HCOONa + CH3CHO (Axetandehit)
CH3COO-C(CH3)=CH2 + KOH ---> CH3COOK + (CH3)2C=O (Axeton)
a/ Thủy phân este của phenol và đồng đẳng
VD:
CH3COO-C6H4-CH3 + 2NaOH ---> CH3COONa + CH3-C6H4ONa (natri metyl phenolat) + H2O
- Điều chế:
+Este thông thường: phản ứng este hóa
VD: CH3COOH + C2H5OH <--(H+,t0)--> CH3COOC2H5 + H2O
+ Este của phenol: Từ anhiđrit axit và phenol
(CH3CO)2O+HOC6H5 --->CH3COOC6H5+ CH3COOH
+ Vinyl axetat được điều chế từ axetilen:
CH≡CH + CH3COOH --->CH3COOCH=CH2
B. LIPIT
- Định nghĩa:

+ Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, tan trong dm hữu cơ. Lipit bao gồm :chất béo, sáp, steroit, photpholipit….
+ Chất béo (nguồn gốc động vật, thực vật) là este của glixerol với axit béo.
- Công thức tổng quát của chất béo:
upload_2017-9-23_11-24-10.png
* Một số axit béo thường gặp:
Axit panmitic: C15H31COOH
Axit stearic: C17H35COOH
Axit oleic: C17H33COOH
Axit linoleic: C17H31COOH
* Chỉ số axit: Trong chất béo, ngoài este của glixerol với axit béo còn có một lượng nhỏ axit ở dạng tự do được đặc trưng bởi chỉ số axit.
- TCVL: chất béo no có dạng rắn (mỡ), chất béo không no có dạng lỏng (dầu)
- TCHH:
+ Thủy phân trong MT axit
upload_2017-9-23_11-24-51.png
+ Thủy phân trong MT kiềm
upload_2017-9-23_11-25-34.png
+ Cộng hidro (đối với chất béo không no)
upload_2017-9-23_11-25-52.png
C. MỘT VÀI CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
+ Este của axit fomic (HCOOR) có khả năng tham gia tráng gương giống andehit (tỉ lệ 1:2 với Ag)
+ RCOO-CH=CH2 và HCOO-CH2-R' đều thủy phân cho 1 sản phẩm tráng gương (tỉ lệ 1:2 với Ag)
+ HCOO-CH=CH-R' thủy phân cho 2 sản phẩm tráng gương (tỉ lệ 1:4 với Ag)
+ Chỉ có este của phenol và đồng đẳng mới phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 và cho 2 muối.
+ Chất béo không no có thể tham gia phản ứng cộng brom như cộng hidro (mỗi liên kết pi cộng 1 phân tử Br2)
+ Phân tử khối của tristearin là 890 đvC, của triolein là 884 và của tripanmitin là 806.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN CHƯƠNG ESTE - LIPIT
DẠNG 1: TÌM SỐ ĐỒNG PHÂN CỦA ESTE-TÌM SỐ CÔNG THỨC CHẤT BÉO PHÙ HỢP
1. Tìm số đồng phân của este theo yêu cầu

- Công thức tính nhanh số đồng phân este có CTPT là [tex]C_nH_{2n}O_2[/tex]: Số este = [tex]2^{n-2},2\leq n \leq 5[/tex]
- Cùng 1 công thức phân tử là [tex]C_nH_{2n}O_2[/tex] có rất nhiều dạng đồng phân, trong đó có 3 dạng đồng phân chủ yếu:
+ Đồng phân axit no, đơn chức, mạch hở: [tex]C_kH_{2k+1}COOH[/tex]
+ Đồng phân este no, đơn chức, mạch hở: [tex]C_xH_{2x+1}COOC_yH_{2y+1}[/tex]
+ Đồng phân tạp chức no chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm -CHO: [tex]HOC_aH_{2a+1}CHO[/tex]
- Cần chú ý phân tích đề bài để chọn ra các đồng phân phù hợp:
VD1: Có bao nhiêu đồng phân no, đơn chức có công thức phân tử là [tex]C_4H_8O_2[/tex]?
Phân tích: Đơn chức tức là có 1 nhóm chức, ta chỉ lấy các đồng phân axit và este.
+ Số đồng phân axit là 2: [tex]CH_3CH_2CH_2COOH[/tex] và [tex]CH_3CH(CH_3)COOH[/tex]
+ Số đồng phân este là: [tex]2^{4-2}=4[/tex]
=> có 6 đồng phân thỏa yêu cầu đề bài.
VD2: Có bao nhiêu đồng phân no có công thức phân tử là [tex]C_3H_6O_2[/tex] không tác dụng với kim loại natri giải phóng khí hidro?
Phân tích: Do không phản ứng với kim loại natri nên ta loại các công thức có gốc -OH hoặc -COOH. Vậy chỉ cần tìm số đồng phân este
+ Số đồng phân este: [tex]2^{3-2}=2[/tex]
=> có 2 đồng phân thỏa yêu cầu đề bài.

2. Tìm số công thức của trieste ứng với các axit béo theo yêu cầu
- Công thức tính số đồng phân trieste tạo bởi glyxerol và hỗn hợp n axit béo:
Số trieste = [tex]\frac{n^2.(n+1)}{2}[/tex]
- Tuy nhiên, không phải bất kỳ bài toán nào cũng đơn giản như vậy, cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để xem xét một cách phù hợp.
VD1: Tìm số trieste có thể tạo thành khi cho glyxerol phản ứng với hỗn hợp gồm axit stearic, axit oleic và axit panmitic.
Bài toán yêu cầu tìm số đồng phân trieste tạo bởi glyxerol và hỗn hợp 3 axit béo => áp dụng công thức tính:
Số trieste = [tex]\frac{3^2.(3+1)}{2}=18[/tex]
VD2: Có bao nhiêu trieste chứa đồng thời 2 gốc stearat và panmitat?
Phân tích: Do trieste phải chứa đồng thời 2 gốc muối trên nên ta phải loại ra các trường hợp trieste có cùng 1 gốc muối, đó là tristearin và tripanmitin.
=> có [tex]\frac{2^2.(2+1)}{2}-2=4[/tex] trieste thỏa yêu cầu đề bài.
VD3: Có bao nhiêu trieste có CTPT là [tex]C_{55}H_{102}O_6[/tex]
Phân tích: Chất béo trên bao gồm 2 gốc oleat và 1 gốc panmitat
Ta có các cách sắp xếp sau: ole-ole-pan hoặc ole-pan-ole
=> chỉ có 2 công thức chất béo thỏa yêu cầu đề bài.

3. Một số bài tập tự rèn luyện
Câu 1:
Có bao nhiêu chất hữu cơ đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH?
A.5 B.3 C.4 D. 6

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.

Câu 3: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 4: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:
A. 4. B. 5. C. 8. D. 9.

Câu 5 (A-10): Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 6: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 7: Khi cho glyxerol tác dụng với hỗn hợp gồm 4 axit béo, ta thu được tối đa bao nhiêu trieste?
A. 20 B. 30 C. 40 D. 50

Câu 8: Cho glyxerol tác dụng với hỗn hợp gồm axit steatic, axit oleic và axit panmitic. Có bao nhiêu trieste mà trong phân tử của nó chứa ít nhất 1 gốc panmitat?
A. 12 B. 14 C. 16 D. 18

Câu 9: Có bao nhiêu trieste mà trong phân tử của nó chứa đồng thời 3 gốc stearat, oleat và panmitat?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 10: Cho hỗn hợp gồm C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH và C15H31COOH tác dụng với 1 lượng vừa đủ glyxerol thu được tối đa bao nhiêu trieste chứa các gốc axit không trùng nhau:
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
DẠNG 2: TÌM CTPT DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY
VD1:
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp hai este đồng phân, thu được 6,72 lít CO2 ( ở đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của hai este là:
A. C3H6O2 B. C2H4O2 C. C4H6O2 D. C4H8O2
Giải:
Ta thấy: [tex]n_{CO_2}=n_{H_2O}=0,3[/tex] mol => este này là no, đơn chức, mạch hở
Bảo toàn khối lượng: [tex]m_{O_2}=0,3.44+5,4-7,4=11,2g=>n_{O_2}=0,35[/tex] mol
Bảo toàn số mol oxi, ta có:
[tex]n_{O_{este}}=2n_{CO_2}+n_{H_2O}-2n_{O_2}=0,2[/tex] mol
=> [tex]n_{este}=0,1[/tex] mol (do este no, đơn, mạch hở chứa 2O trong phân tử)
=> [tex]C=\frac{n_{CO_2}}{n_{este}}=\frac{0,3}{0,1}=3[/tex] => C3H6O2 => chọn A
VD2: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:
A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. n-propyl axetat. D. metyl axetat.
Giải:
Ta có PTHH đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở như sau:
[tex]C_nH_{2n}O_2+\frac{3n-2}{2} O_2\overset{t^0}{\rightarrow} nCO_2+ nH_2O[/tex]
Vì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 phản ứng nên ta có: [tex]\frac{3n-2}{2}=n=>n=2[/tex]
=> CTPT của este là C2H4O2, CTCT là HCOOCH3 và tên gọi là metyl fomat => chọn A
BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X thu được 1,344 lit khí CO2 (đktc) và 1,08 gam nước. CTPT của X là
A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C4H6O2.

Câu 2: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là
A. (HCOO)2C2H4 và 6,6. B. HCOOCH3 và 6,7.
C.
CH3COOCH3 và 6,7. D. HCOOC2H5 và 9,5.

DẠNG 3: : TÌM CTCT CỦA ESTE DỰA VÀO PƯ THỦY PHÂN TẠO RA MUỐI VÀ ANCOL
VD1:
X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2
Giải:
[tex]M_X=16.5,5=88[/tex] => CTPT của X là C4H8O2
[tex]n_{este}=\frac{2,2}{88}=0,025=>n_m=0,025[/tex]
=> [tex]M_m=\frac{2,05}{0,025}=82[/tex] => muối là CH3COONa
=> este là CH3COOC2H5 => chọn C
VD2: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 3,28 gam. B. 10,4 gam. C. 8,56 gam. D. 8,2 gam
Giải:
[tex]n_{C_4H_8O_2}=\frac{8,8}{88}=0,1[/tex] mol
[tex]n_{NaOH}=0,2.0,2=0,04[/tex] mol
=> este dư
=> [tex]m_{r}=m_m=m_{CH_3COONa}=0,04.82=3,28g[/tex] => chọn A
BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1:
Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
Câu 2: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic.
Câu 3:
Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:
A. etyl propionat. B. metyl propionat. C. isopropyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
DẠNG 4: BÀI TOÁN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG ESTE HÓA
VD:
Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 31,25%. B. 40,00%. C. 62,50%. D. 50,00%
Giải:
[tex]n_{CH_3COOH}=\frac{45}{60}=0,75[/tex] mol
[tex]n_{C_2H_5OH}=\frac{69}{46}=1,5[/tex] mol
Rõ ràng ancol dư => tính hiệu suất theo axit.
Ta có PTHH sau:
[tex]CH_3COOH+C_2H_5OH \overset{H^+,t^0}{\rightarrow}CH_3COOC_2H_5+H_2O[/tex]
[tex]n_{CH_3COOC_2H_5}=\frac{41,25}{88}=0,46875[/tex] mol
=> [tex]H=\frac{0,46875}{0,75}=0,625[/tex]=62,5% => chọn C
BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1:
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:
A. 10,12. B. 16,20. C. 6,48. D. 8,10.
Câu 2: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là:
A. 6,0 gam. B. 4,4 gam. C. 8,8 gam. D. 5,2 gam.

DẠNG 5: BÀI TOÁN TRÁNG GƯƠNG
VD1:
Thủy phân hoàn toàn 8,6g vinyl axetat trong môi trường axit rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 21,6 B. 10,8 C. 16,2 D. 8,1
Giải:
[tex]n_{CH_3COOCH=CH_2}=\frac{8,6}{86}=0,1[/tex] mol
Ta có PTHH:
[tex]CH_3COOCH=CH_2+H_2O\overset{H^+,t^0}{\rightarrow} CH_3COOH+CH_3CHO[/tex]
=> [tex]n_{CH_3CHO}=0,1=>n_{Ag}=0,2[/tex]
=> [tex]m_{Ag}=0,2.108=21,6g[/tex] => chọn A
VD2: Thủy phân hoàn toàn 12,9g hỗn hợp gồm vinyl axetat và metyl acrylat bằng dung dịch NaOH dư rồi cho toàn bộ sản phầm vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 10,8g kết tủa. Khối lượng metyl acrylat trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 4,3g B. 8,6g C. 6,45g D. 3,44g
Giải:
2 este đều có công thức phân tử là C4H6O2
[tex]n_{hh}=\frac{12,9}{86}=0,15[/tex] mol
Ta có các PTHH:
[tex]CH_2=CHCOOCH_3+NaOH\overset{t^0}{\rightarrow}CH_2=CHCOONa+CH_3OH[/tex]
[tex]CH_3COOCH=CH_2+NaOH\overset{t^0}{\rightarrow} CH_3COONa+CH_3CHO[/tex]
Do chỉ có CH3CHO tham gia phản ứng tráng gương =>[tex]n_{CH_3COOCH=CH_2}=n_{CH_3CHO}=\frac{1}{2}n_{Ag}=\frac{0,1}{2}=0,05[/tex]mol
=> [tex]n_{CH_2=CHCOOCH_3}=0,15-0,05=0,1[/tex] mol => [tex]m_{CH_2=CHCOOCH_3}=0,1.86=8,6g[/tex] => chọn B
BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1:
Một este X có CTPT là C4H6O2. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 16,2g kết tủa. Đem thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH rồi cho toàn bộ sản phầm thu được vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4g kết tủa. Công thức cấu tạo của X và giá trị của m là:
A. CH3COOCH=CH2 và 8,6 B. HCOOCH=CH-CH3 và 8,6
C. HCOOCH2-CH=CH2 và 6,45 D. HCOOCH=CH-CH3 và 6,45

Câu 2: Một hỗn hợp X gồm CH3COOCH=CH2 và HCOOCH=CH2 có số mol bằng nhau. Thủy phân không hoàn toàn 15,8 gam X bằng dung dịch KOH rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất thủy phân của vinyl axetat là 80% và của vinyl fomat là 60%. Giá trị của m là:
A. 103,68 B. 86,4 C. 60,48 D. 51,84

Câu 3: Thủy phân m gam HCOOCH3 bằng dung dich NaOH rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Biết hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 1,8m gam B. 2,7m gam C. 3,6m gam D. 0,9m gam
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
24
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT
A. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
- Định nghĩa: Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.
- Phân loại: Cacbohiđrat được phân làm ba nhóm chính:
+ Monosaccarit (đường đơn): glucozo, fructozo,...
+ Đisaccarit (đường đôi): gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau như saccarozo, mantozo,...
+ Polisaccarit (đường đa): gồm nhiều phân tử đường đơn (> 2 phân tử) liên kết lại với nhau như tinh bột, xenlolozo,...
- Một vài tính chất của cacbohiđrat:
+ Tính chất của nhóm OH: monosaccarit và đisaccarit có nhiều nhóm OH nằm kề nhau, do đó chúng có khả năng tham gia phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, trong khi đó polisaccarit không có tính chất này do các nhóm OH của chúng không nằm kề nhau.
+ Phản ứng thủy phân: đissaccarit và polisaccarit có khả năng tham gia phản ứng thủy phân để tạo thành các đường đơn tương ứng.
+ Phản ứng đặc trưng của các nhóm chức: sẽ được tìm hiểu trong từng phần.
B. MỘT VÀI CACBOHIĐRAT THƯỜNG GẶP:
I. GLUCOZO
1. Khái quát chung

- CTPT: C6H12O6
- Tên gọi:
+ Thông thường: đường nho, glucozo
+ Danh pháp: 2,3,4,5,6-pentahydroxy hexanal
- CTCT mạch thẳng:
upload_2017-11-6_13-44-24.png
- CTCT dạng mạch vòng:
upload_2017-11-6_14-0-23.png
- Trong tự nhiên, glucozo thường tồn tại với dạng mạch vòng gồm dạng α (36%) và dạng β (64%)
- Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.
- Có vị ngọt kém đường mía.
- Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho, mật ong (30%), máu người (0,1%)
2. Tính chất hóa học
a. Phản ứng của ancol đa chức
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH
b. Phản ứng của chức anđehit
- Tác dụng với H2 tạo thành ancol sobitol (sobit):
CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH (Ni, t0)
- Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag (phản ứng tráng gương)
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O
- Phản ứng làm mất màu dung dịch Brom:
CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
→ Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO.
c. Phản ứng lên men
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
3. Điều chế:
a. Thủy phân đường đôi và đường đa có gốc glucozo.
b. Trùng hợp HCHO:

6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)
II. FRUCTOZO
1. Khái quát chung

- Là đồng phân của glucozo, có CTPT là C6H12O6
- Tên gọi:
+ Thông thường: fructozo, đường mật
+ Danh pháp: 1,3,4,5,6-pentahydroxy-2-hexanone
- CTCT dạng mạch hở:
upload_2017-11-6_13-59-16.png
- CTCT dạng mạch vòng:
upload_2017-11-6_14-0-42.png
- Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.
- Vị ngọt hơn đường mía.
- Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%)
2. Tính chất hóa học.
Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.
- Tác dụng với H2 tạo sobitol.
- Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.
III. SACCAROZO
1. Khái quát chung

- CTPT: C12H22O11.
- CTCT: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit
upload_2017-11-6_14-6-15.png
- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
- Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…
2. Tính chất hóa học
Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
- Phản ứng thủy phân:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
3. Điều chế
Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.
IV. MANTOZO
1. Khái quát chung

- Công thức phân tử C12H22O11.
- Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:
mantozo.jpg

2. Tính chất hóa học
a. Tính chất của ancol đa chức
Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
b. Tính chất của anđehit
- Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:
C12H22O11 → 2Ag
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O, với dung dịch Brom.
c. Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
3. Điều chế
Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.
V. XENLULOZO
1. Khái quát chung

- Công thức phân tử (C6H10O5)n.
- Công thức cấu tạo: do các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n
- Là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị.
- Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen... nhưng tan nhanh trong dung dịch nước Svayde (dung dịch Cu(OH)2 + NH3)
2. Tính chất hóa học
- Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)
- Phản ứng este hóa với axit axetic và axit nitric:
[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n (xenlulozo triaxetat) + 3nH2O
[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (xenlulozo trinitrat) + 3nH2O
Từ xenlulozơ cho phản ứng với CS2 trong NaOH rồi phun qua dung dịch axit để sản xuất tơ visco.
VI. TINH BỘT
1. Khái quát chung:

- Công thức phân tử (C6H10O5)n.
- Công thức cấu tạo: tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).
- Chất rắn màu trắng vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...)
2. Tính chất hóa học
- Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại).
→ Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.
- Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)
Khi có men thì thủy phân:
Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ
3. Điều chế
Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (clorofin, ánh sáng)

XEM THÊM TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM >> tại đây <<
 

Attachments

  • upload_2017-11-6_13-44-47.png
    upload_2017-11-6_13-44-47.png
    3.8 KB · Đọc: 56
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom