[Hóa 12][Hoá_Tự học] Mỗi tuần 1 chuyên đề

G

giotbuonkhongten

Câu 5

Quì làm Na2CO3 chuyển sang màu xanh rồi mà < theo Bronstet>. Dùng BaCl2 nhận ra H2SO4 nữa là xong :)
 
A

anhvodoi94

Cho tớ thắc mắc tí, cái bài 5 khi đổ 2 nhóm đó vào nhau, cụ thể ở đây là nhóm 1 vào nhóm 2, thì nhỡ nó tạo muói axit thì sao, vì có H+ và CO3( 2-) mà:D, hình như thiếu từ "dư":D, mừ hình như là dư axit thì mới tạo muối trung hòa BaCO3 kết tủa:D, hic, ko biết đúng ko nữa

Cảm ơn câu hỏi thắc mắc của chị !

---> Trả lời : Dạng bài tập thí nghiệm này trước khi tiến thành các bước nhận biết chúng ta đều phải chích 1 ít mẫu thử ra chứ không sử dụng hết . Khi đã phân biệt được rõ 2 nhóm ra thì ta có thể lấy 1 lượng axit của từng lọ trong nhóm 1 rồi đổ vào mẫu thử của nhóm 2 ,làm như vậy sẽ không sợ thiếu axit .
 
A

anhvodoi94

Câu 5

Quì làm Na2CO3 chuyển sang màu xanh rồi mà < theo Bronstet>. Dùng BaCl2 nhận ra H2SO4 nữa là xong :)

Lại 1 cách làm khá hay ạ !

----> Trả lời : Theo em được biết thì khi cho quỳ tím vào để nhận biết từng lọ , sự đổi màu của quỳ tím khi nhúng vào lọ đựng dd Na2CO3 là khá mờ nhạt , khó nhìn . Khi đi thi hsg hình như không được xài kiểu nhận biết thế này đâu chị ạ !
 
A

anhvodoi94

Câu 1: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 và Na2CO3); Y (NaHCO3 và Na2SO4); Z (Na2CO3 và Na2SO4). Chỉ dùng thêm 2 dung dịch nào dưới đây để nhận biết được 3 dung dịch trên?
A. NaOH và NaCl. B. NH3 và NH4Cl.
C. HCl và NaCl. D. HNO3 và Ba(NO3)2.

----> Trả lời : D. HNO3 và Ba(NO3)2.
- Đổ HNO3 vào lần lượt các lọ chứa hỗn hợp dung dịch , ta thấy lọ nào cũng có khí thoát ra .

+ Ta tiếp tục đổ Ba(NO3)2 vào lần lượt ba lọ trên , nếu thấy có kết tủa => Y ,Z
+ Không có kết tủa => X

- Chích lại mẫu thử ở hai lọ Y,Z . Rồi tiến hành tiếp các thao tác sau :

+ Đổ Ba(NO3)2 dư vào trước . Ta thấy đều có kết tủa ở 2 lọ .
+ Ta vớt , lọc toàn bộ kết tủa ra ( do Ba(NO3)2 dư ---> [TEX]CO3^2-[/TEX] và [TEX]SO4^2-[/TEX] đều bị kết tủa hết ) .
+ Ta đổ HNO3 vào 2 lọ sau khi đã lọc bỏ kết tủa . Nếu thấy có khí thoát ra => Y . Còn lại là Z .

PT : NaHCO3 + HNO3 ----> NaNO3 + H2O + CO2
......Na2CO3 + 2HNO3 -----> 2NaNO3 + H2O + CO2
......Ba(NO3)2 + Na2CO3 -----> BaCO3 + 2NaNO3
.....Ba(NO3)2 + Na2SO4 -------> BaSO4 + 2NaNO3




Câu 10: Có 5 dung dịch riêng rẽ sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Na2SO3. Chỉ bằng cách đun nóng có thể nhận được
A. 5 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 1 dung dịch.

-----> Trả lời : A. 5 dung dịch.
- Khi nung nóng , nếu :

+ Có khí thoát ra không mùi và có kết tủa trắng xuất hiện
=> Mg(HCO3)2 , Ba(HCO3)2 ....................(nhóm I)
+ Chỉ có khí thoát ra ( do đun nóng nên H2O bay hơi ) KHCO3 , , NaHSO4 , NaHSO3.......(nhómII)

- Lấy từng lọ của nhóm I đổ vào nhóm II nếu thấy có kết tủa => Lọ ở nhóm I đó là Ba(HCO3)2 , tương ứng là lọ ở nhóm II là NaHSO4 .
=> Lọ còn lại của nhóm I là Mg(HCO3)2.
- Lọ còn lại của nhóm II là KHCO3 , NaHSO3..................(nhóm III)
- Đổ NaHSO4 vừa nhận biết được vào nhóm III nếu thấy có khí thoát ra có mùi hắc , sốc => NaHSO3 .
+ Khí thoát ra không mùi => KHCO3.

PT :
.......Mg(HCO3)2 -----[TEX]t^o[/TEX]---> MgCO3 + H2O + CO2
.......Ba(HCO3)2 -------[TEX]t^o[/TEX]---> BaCO3 + H2O + CO2
.......Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 ------------> BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
.......NaHSO4 + NaHSO3 ----------------> Na2SO4 + SO2 + H2O
......2NaHSO4 + 2KHCO3 -----------------> Na2SO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Lại 1 cách làm khá hay ạ !

----> Trả lời : Theo em được biết thì khi cho quỳ tím vào để nhận biết từng lọ , sự đổi màu của quỳ tím khi nhúng vào lọ đựng dd Na2CO3 là khá mờ nhạt , khó nhìn . Khi đi thi hsg hình như không được xài kiểu nhận biết thế này đâu chị ạ !

Thi hsg ko nói chứ nói tới kì thi đại học cần kề đây. Ví dụ người ta cho 1 câu:

Trong số các chất sau đây, bao nhiêu chất làm quì hóa xanh: Na2CO3, Ba(HCO3)2, NaHCO3, NaHSO4, NaOH, CH3NH2, C6H5NH2. Em sẽ chọn những chất nào. :)
 
G

greatwind24693

Thi hsg ko nói chứ nói tới kì thi đại học cần kề đây. Ví dụ người ta cho 1 câu:

Trong số các chất sau đây, bao nhiêu chất làm quì hóa xanh: Na2CO3, Ba(HCO3)2, NaHCO3, NaHSO4, NaOH, CH3NH2, C6H5NH2. Em sẽ chọn những chất nào. :)
oh. cái này liên quan tới Ka1,Ka2 gì đó thì phải.Hình như là 5 chất.
 
A

anhvodoi94

Câu 11: Có 4 chất bột màu trắng là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (như lò nung, bình điện phân v.v…) có thể
A. không nhận được chất nào. B. nhận được cả 4 chất
C. nhận được NaCl và AlCl3. D. nhận được MgCO3, BaCO3.


-----> Trả lời : B. nhận được cả 4 chất

- Khi bài toán cho hóa chất là H2O chúng ta đều nên hòa tan các chất rắn cần nhận biết vào H2O . Nếu :

+ Tan trong H2O ------------> NaCl, AlCl3..............(nhóm I)
+ Không tan trong H2O -----> MgCO3, BaCO3.....(nhóm II)

* Bài toán đến đây có thể đi theo 2 con đường : Em chọn con đường sau :
+ Nung nhóm II hoàn toàn => MgO , BaO................(nhóm III)
+ Hòa tan nhóm III vào H2O , nếu :
Tan => BaO
Không tan => MgO.

- Ta đổ Ba(OH)2 ( tạo thành khi hòa tan BaO ) vào nhóm I nếu xuất hiện kết tủa keo và kết tủa tan trong Ba(OH)2 dư => AlCl3 .

+ Còn lại là : NaCl .

PT :.......BaCO3 -----t^o----> BaO + CO2
............MgCO3 -----t^o----> MgO + CO2
............2AlCl3 + 3Ba(OH)2 -----> 2Al(OH)3 + 3BaCl2
............2Al(OH)3 + Ba(OH)2 -----> Ba(AlO2)2 + 4H2O

* Một con đường nữa có thể đi theo bằng cách điện phân nhóm I ......



Câu 12: Có 3 dung dịch với nồng độ biết trước là Al(NO3)3 0,1M (X); Al2(SO4)3 0,1M (Y) và NaOH 0,5M (Z). Chỉ dùng phenolphtalein cùng các dụng cụ cần thiết có thể
A. chỉ nhận được dung dịch X. B. chỉ nhận được dung dịch Y.
C. chỉ nhận được dung dịch Z. D. nhận được cả 3 dung dịch.

----> Trả lời : D. nhận được cả 3 dung dịch.
- Dùng phenolphtalein ta nhận được ngay dung dịch NaOH

- Ta lấy (2 lít ) NaOH , còn lại mỗi dung dịch với 1 lượng là 1 (lít) .

=>n Al(NO3)3 0,1 (mol)
=>n Al2(SO4)3 0,1 (mol)
=>n NaOH = 1 (mol)

- Đổ 1vào từng lọ của nhóm I , 1 lít NaOH , nếu :

+ Xuất hiện kết tủa nhưng kết tủa lại tan hết => Al(NO3)3

PT ....................3[TEX]OH^-[/TEX] + [TEX]Al^3+[/TEX] -----> Al(OH)3
n phản ứng........0,3...........0,1..................0,1

........................[TEX]OH^-[/TEX] + Al(OH)3 ------> [TEX]AlO2^-[/TEX] + 2H2O
n phản ứng........0,1...........0,1..................................................................

=> n NaOH dư = 0,5 - 0,4 = 0,1 (mol) .

+ Xuất hiện kết tủa và kết tủa không bị tan => Al2(SO4)3

PT ....................3[TEX]OH^-[/TEX] + [TEX]Al^3+ [/TEX]----------> Al(OH)3
n phản ứng........0,5.........0,167..................0,167.........

=> n [TEX]Al^3+[/TEX] dư = 0,1 *2 - 0,167 = 0,033 (mol)
 
A

anhvodoi94

Thi hsg ko nói chứ nói tới kì thi đại học cần kề đây. Ví dụ người ta cho 1 câu:

Trong số các chất sau đây, bao nhiêu chất làm quì hóa xanh: Na2CO3, Ba(HCO3)2, NaHCO3, NaHSO4, NaOH, CH3NH2, C6H5NH2. Em sẽ chọn những chất nào. :)

Dạ với bài này thì bắt buộc phải dùng cách của chị ạ ! Bài tập này dùng để chứng minh( định luật ) Bronstet . Còn nếu bài tập có con đường khác thì nếu dùng cách này sẽ không được điểm tuyệt đối ! tất nhiên đó là tự luận còn thi TN thì đúng đáp án là được điểm ! Em chỉ nêu ra cách làm theo hướng tự luận thôi ạ !
Mà đến năm bọn em thi mỗi trường ra 1 đề thi tự luận hay TN còn chưa rõ nên cứ cẩn thận đề phòng ạ !^^
 
B

benhoxinhyeu

hữu cơ ^^!

Câu 2: Có thể phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2 và 3 bằng
A. CuO, tO. B. dd Br2. C. dd KMnO4. D. NaNO2, HCl, tO.
Câu 7: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất lỏng sau: dung dịch HCOOH, dung dịch CH3COOH, ancol etylic, glixerol, dung dịch CH3CHO. Chỉ dùng thêm 2 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 5 lọ trên dung dịch trên?
A. AgNO3 trong dung dịch NH3, quỳ tím. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, Cu(OH)2
C. nước brom, Cu(OH)2. D. Cu(OH)2, Na2SO4.
Câu 8: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất lỏng sau: benzen, ancol etylic, phenol, dung dịch axit axetic. Chỉ dùng thêm 3 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 4 lọ trên?
A. Na2CO3, nước brom, Na. B. NaOH, nước brom, Na.
C. quỳ tím, nước brom, NaOH. D. quỳ tím, nước brom, HCl.
Câu 9: Để phân biệt 4 dung dịch glucozơ, glixerol, etanol, fomanđehit chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Cu(OH)2/OH-. B. Na. C. nước brom. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 24: Cho các dung dịch riêng rẽ sau: axit axetic; glyxerin; propan-1-ol; glucozơ. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể nhận được các dung dịch trên?
A. Cu(OH)2. B. quỳ tím. C. CuO. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 25: Cho các chất lỏng benzen; toluen; stiren. Chỉ dùng 1 dung dịch nào dưới đây có thể nhận được các chất lỏng trên?A. Br2. B. KMnO4. C. HBr. D. HNO3 đặc.
Câu 26: Cho các chất lỏng tinh khiết CH3COOH, HCOOCH3 và C2H5OH, (CH3)3COH. Nung nóng CuO và nhúng vào các chất lỏng này thì có thể nhận được
A. 0 chất. B. 1 chất. C. 2 chất. D. 4 chất
Câu 31 (B-07): Có 3 chất lỏng bezen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. giấy quỳ tím. B. dd NaOH. C. nước Br2. D. dd phenolphtalein
 
T

thanhdat93


Bài tập ứng dụng

Câu 1: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 và Na2CO3); Y (NaHCO3 và Na2SO4); Z (Na2CO3 và Na2SO4). Chỉ dùng thêm 2 dung dịch nào dưới đây để nhận biết được 3 dung dịch trên?
A. NaOH và NaCl. B. NH3 và NH4Cl.
C. HCl và NaCl. D. HNO3 và Ba(NO3)2.

Ta có thể giải thích như sau:

[TEX]2H^{+} + CO_3^{2-} ----> CO_2\uparrow + H_2O[/TEX]
[TEX]H^{+} + HCO_3^{-} ----> CO_2\uparrow + H_2O[/TEX]
[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} ----> BaSO_4 \downarrow[/TEX]
- Có bay hơi và kết tủa \Rightarrow Y và Z
- Có bay hơi duy nhất \Rightarrow X
Cô cạn rồi đun nóng Y và Z ở nhiệt độ 850 độ. Nếu có bay hơi \Rightarrow đó là Y
[TEX]2NaHCO3 -----> Na_2CO_3 + CO_2 + H_2O[/TEX]

Câu 2: Có thể phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2 và 3 bằng
A. CuO, tO. B. dd Br2. C. dd KMnO4. D. NaNO2, HCl, tO.

[TEX]H^{+} + NO_2^{-} \Leftrightarrow HNO_2[/TEX]
Amin bậc 1 phản ứng với [TEX]HNO_2[/TEX] tạo khí [TEX](N_2)[/TEX]
Amin bậc 2 phản ứng với [TEX]HNO_2[/TEX] tạo hợp chất nitroso màu vàng
Amin bậc 3 không phản ứng với [TEX]HNO_2[/TEX]


Câu 3: Để phân biệt O2 và O3 có thể dùng
A. Que đóm đang cháy. B. Hồ tinh bột.
C. Dung dịch KI có hồ tinh bột. D. Dung dịch KBr có hồ tinh bột.

[TEX]O_2[/TEX] chỉ có khả năng oxi hóa [TEX]I^{-}[/TEX] trong môi trường axit. Còn trong môi trường trung tính thì không thể
[TEX]O_3[/TEX] có khả năng oxi hóa [TEX]I^{-}[/TEX] ở môi trường trung tính:
[TEX]O_3 + 2KI + H_2O ----> I_2 + O_2\uparrow + 2KOH[/TEX]


Câu 4: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch trong dãy nào sau đây?
A. KOH, NaCl, H2SO4. B. KOH, NaCl, K2SO4.
C. KOH, NaOH, H2SO4. D. KOH, HCl, H2SO4.

Phenolphtalein cho vào [TEX]KOH[/TEX] thấy chuyển sang màu hồng.
Cho 2 dung dịch còn lại vào dung dịch [TEX]KOH[/TEX] có phenolphtalein, dung dịch nào khi cho vào bị mất dần màu hồng thì đó là [TEX]H_2SO_4[/TEX] ([TEX]KOH[/TEX] đã phản ứng với [TEX]H_2SO_4[/TEX] nên dung dịch mất dần màu hồng).
Dung dịch còn lại là [TEX]NaCl[/TEX]


Câu 5: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận được 4 dung dịch trên?
A. quỳ tím. B.dd NaOH. C. dd NaCl. D. dd KNO3.

[TEX]HCl, H_2SO_4[/TEX] làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
[TEX]Na_2CO_3[/TEX] làm quỳ tím chuyển sang màu xanh (muối của kim loại mạnh và gốc axit yếu sẽ tạo môi trường bazo)
Cho 2 axit vào 2 dung dịch còn lại. Cặp nào tạo kết tủa là [TEX]BaCl_2, H_2SO_4[/TEX], axit còn lại là [TEX]HCl[/TEX]


Câu 6: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể dùng kim loại nào sau đây để nhận biết 6 dung dịch trên
A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cu.

Cho [TEX]Na[/TEX] tác dụng với muối thì đầu tiên, [TEX]Na[/TEX] phản ứng qua với [TEX]H_2O[/TEX] tạo [TEX]NaOH[/TEX]
Cho tác dụng lần lượt với các muối Clorua quan sát hiện tượng
Có khí bay ra \Rightarrow Muối Amoni [TEX]NH_4Cl, (NH_4)_2SO_4[/TEX]
[TEX]OH^{-} + NH_4^{+} ----> NH_3 \uparrow + H_2O[/TEX]
Kết tủa màu trắng \Rightarrow Muối Magie
[TEX]2OH^{-} + Mg{2+} ----> Mg(OH)_2 \downarrow[/TEX]
Kết tủa màu trắng xanh \Rightarrow Muối Sắt II
[TEX]2OH^{-} + Fe{2+} ----> Fe(OH)_2 \downarrow[/TEX]
Kết tủa màu nâu đỏ \Rightarrow Muối sắt III
[TEX]3OH^{-} + Fe{3+} ----> Fe(OH)_3 \downarrow[/TEX]
Không hiện tượng \Rightarrow Muối của Bari
~~~~ Trộn lẫn 3 chất [TEX]BaCl, NaOH[/TEX] và muối amoni chưa xác định gốc axit.
- Vừa có kết tủa vừa có bay hơi là muối amoni sunfat [TEX](NH_4)_2SO_4[/TEX]
[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} ----> BaSO_4 \downarrow[/TEX]
- Có 1 bay hơi \Rightarrow Muối amoni clorua

Câu 7: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất lỏng sau: dung dịch HCOOH, dung dịch CH3COOH, ancol etylic, glixerol, dung dịch CH3CHO. Chỉ dùng thêm 2 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 5 lọ trên dung dịch trên?
A. AgNO3 trong dung dịch NH3, quỳ tím. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, Cu(OH)2
C. nước brom, Cu(OH)2. D. Cu(OH)2, Na2SO4.


Câu 8: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất lỏng sau: benzen, ancol etylic, phenol, dung dịch axit axetic. Chỉ dùng thêm 3 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 4 lọ trên?
A. Na2CO3, nước brom, Na. B. NaOH, nước brom, Na.
C. quỳ tím, nước brom, NaOH. D. quỳ tím, nước brom, HCl.


Câu 9: Để phân biệt 4 dung dịch glucozơ, glixerol, etanol, fomanđehit chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Cu(OH)2/OH-. B. Na. C. nước brom. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 10: Có 5 dung dịch riêng rẽ sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Na2SO3. Chỉ bằng cách đun nóng có thể nhận được
A. 5 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 1 dung dịch.

Câu 11: Có 4 chất bột màu trắng là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (như lò nung, bình điện phân v.v…) có thể
A. không nhận được chất nào. B. nhận được cả 4 chất
C. nhận được NaCl và AlCl3. D. nhận được MgCO3, BaCO3.


- Hòa 4 chất bột trắng vào nước, nếu chất nào tan thì đó là [TEX]NaCl, AlCl_3[/TEX]. 2 chất không tan là [TEX]BaCO_3, MgCO_3[/TEX]
Cho các chất tan điện phân dung dịch có màng ngăn. Nếu tạo khí thì đó là [TEX]NaCl[/TEX]. Không có hiện tượng thì là [TEX]AlCl_3[/TEX]
[TEX]2NaCl -------> 2Na + Cl_2[/TEX]
Cho các chất không tan nhiệt phân.
[TEX]BaCO_3 ------> BaO + CO_2[/TEX]
[TEX]MgCO_3 ------> MgO + CO_2[/TEX]
Hòa tan các chất rắn thu được sau phản ứng vào nước, chất nào tan thì đó là [TEX]BaO[/TEX]
[TEX]BaO + H_2O ------> Ba(OH)_2 [/TEX]


Câu 12: Có 3 dung dịch với nồng độ biết trước là Al(NO3)3 0,1M (X); Al2(SO4)3 0,1M (Y) và NaOH 0,5M (Z). Chỉ dùng phenolphtalein cùng các dụng cụ cần thiết có thể
A. chỉ nhận được dung dịch X. B. chỉ nhận được dung dịch Y.
C. chỉ nhận được dung dịch Z. D. nhận được cả 3 dung dịch.

Câu 13: Có 3 dung dịch đựng trong 3 lọ bị mất nhãn là MgCl2, NH4Cl, NaCl. Có thể dùng dung dịch nào cho dưới đây để nhận được cả 3 dung dịch
A. Na2CO3. B. NaOH. C. quỳ tím. D. dung dịch NH3.

[TEX]OH^{-} + NH_4^{+} ----> NH_3 \uparrow + H_2O[/TEX]
\Rightarrow Chất tác dụng với [TEX]NaOH[/TEX] tạo khí là [TEX]NH_4Cl[/TEX]
[TEX]2OH^{-} + Mg{2+} ----> Mg(OH)_2 \downarrow[/TEX]
\Rightarrow Chất tạo kết tủa màu trắng với [TEX]NaOH[/TEX] tạo kết tủa màu trắng là [TEX]MgCl_2[/TEX]


 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Câu 2: Có thể phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2 và 3 bằng
A. CuO, tO. B. dd Br2. C. dd KMnO4. D. NaNO2, HCl, tO.
Câu 7: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất lỏng sau: dung dịch HCOOH, dung dịch CH3COOH, ancol etylic, glixerol, dung dịch CH3CHO. Chỉ dùng thêm 2 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 5 lọ trên dung dịch trên?
A. AgNO3 trong dung dịch NH3, quỳ tím. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, Cu(OH)2C. nước brom, Cu(OH)2. D. Cu(OH)2, Na2SO4.
Câu 8: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất lỏng sau: benzen, ancol etylic, phenol, dung dịch axit axetic. Chỉ dùng thêm 3 thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được 4 lọ trên?
A. Na2CO3, nước brom, Na. B. NaOH, nước brom, Na.C. quỳ tím, nước brom, NaOH. D. quỳ tím, nước brom, HCl.
Câu 9: Để phân biệt 4 dung dịch glucozơ, glixerol, etanol, fomanđehit chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Cu(OH)2/OH-. B. Na. C. nước brom. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 24: Cho các dung dịch riêng rẽ sau: axit axetic; glyxerin; propan-1-ol; glucozơ. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể nhận được các dung dịch trên?
A. Cu(OH)2. B. quỳ tím. C. CuO. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 25: Cho các chất lỏng benzen; toluen; stiren. Chỉ dùng 1 dung dịch nào dưới đây có thể nhận được các chất lỏng trên?A. Br2. B. KMnO4. C. HBr. D. HNO3 đặc.
Câu 26: Cho các chất lỏng tinh khiết CH3COOH, HCOOCH3 và C2H5OH, (CH3)3COH. Nung nóng CuO và nhúng vào các chất lỏng này thì có thể nhận được
A. 0 chất. B. 1 chất. C. 2 chất. D. 4 chất


CH3COOH tạo ra dung dịch màu xanh
C2H5OH tạo kết tủa đồng màu đỏ :
C2H5OH+CuO -->Cu+CH3CHO+H2O


Câu 31 (B-07): Có 3 chất lỏng bezen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. giấy quỳ tím. B. dd NaOH. C. nước Br2. D. dd phenolphtalein
 
T

thaonguyenxanh_px

cam on ban nhieu nhe.minh cung tu hoc nhung ma minh cam thay kien thuc co ban ve hoa hoc nhu ban minh con kem qua.hi.
 
L

lightpearl_8998

mình cũng muốn học nhóm nhưng chẳng bít chỗ nào
cho mình tham gia cùng với nhá!
 
T

thanhdat93

Một số bài toán hoá học có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố…Song phương pháp quy đổi cũng tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt có thể vận dụng vào các bài toán trắc nghiệm.
VD1: Nung 8,4 gam Fe trong không khí sau phản ứng ta thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan m gam hỗn hợp X trong dưng dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của m?
Các chú ý khi dùng phương pháp quy đổi

1. khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X)- (từ ba chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất hay chỉ còn một chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn hợp.
Giải VD1.
Quy hỗn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3.
Ta có các phương trình phản ứng.
FeO + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O (1)
Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O (2)
Ta có nFe = 0,15 mol, nNO2 = 0,1 mol
Theo phương trình 1 ta có nFeO = nNO2 = 0,1 mol
Ta có 0,15 mol của Fe thì
2Fe + O2 2FeO
0,1 mol 0,1 mol
4Fe + 3O2 2Fe2O3
0,05 mol 0,025 mol
Do đó mx = 0,1x72 + 0,05x160 = 11,2 gam.

2. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kì cặp chất nào thậm chí có thể quy đổi về một chất. Tuy nhiên nên chọn cặp chất nào có phản ứng oxi hoá khử là ít nhất để đơn giản trong tính toán.
3. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ về khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thoả mãn.

Giải VD1:
Quy hỗn hợp chất rắn X về hai chất Fe và FeO có số mol trong hỗn hợp tương ứng là x và y.
áp dụng định luật bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố vào bài toán ta có
x + y = 0,15
3x + y = 0,1 giải hệ ta có x = -0,025 mol và y = 0,175 mol
Vậy m = 56x(-0,025) + 72x0,175 = 11,2 gam.
4. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất FexOy thì oxit FexOy tìm được chỉ là oxit giả định không có thực.
Giải VD1:
Quy hỗn hợp X về một chất FexOy.
FexOy + (6x – 2y)HNO3 xFe(NOơ3)3 + (3x – 2y)NO2 + (3x – y)H2O
0,1/(3x – 2y) mol 0,1 mol
Ta có nFe = 0,15 = 0,1/(3x – 2y) Vậy x/y = 6/7, Công thức quy đổi là Fe6O7
Vậy m =0,15x448/6= 11,2 gam.
Các trường hợp khác của bài toán HS tự giải.

VD 2: Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Tính giá trị của m?

ĐS: 46,4 gam.
VD 3: Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu đựoc dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc).
a. Tính % khối lượng oxi trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
ĐS: 20,97% và 140 gam.
VD 4: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, và Fe3O4 thì cần 0,05 mol khí H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) là bao nhiêu?
ĐS : 224 ml.
VD 5: Nung m gam bột Fe trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp chất rắn X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m?
ĐS: 2,52 gam.
VD 6. Hỗn hợp X gồm (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hoà tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 lo•ng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới ngừng thoát khí No ra. Tính thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra (đktc)?
Đs: 50 ml, 1,12 lít.

 
T

thanhdat93

Nguyên tắc:
Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp ít chất hơn hoặc về chỉ còn 1 chất hoặc về các nguyên tử tương ứng, phải bảo toàn số mol nguyên tố, số oxi hóa và khối lượng hỗn hợp.
Một số trường hợp quy đổi:
(*) Hỗn hợp gồm các oxit sắt:
+ Quy về [TEX]FeO, Fe_2O_3[/TEX]
+ Quy về [TEX]Fe, O_2[/TEX]
+ Quy về [TEX]Fe_3O_4[/TEX] (nếu [TEX]n_{FeO} = n_{Fe_2O_3}[/TEX]
)
(*) Hỗn hợp sắt và các oxit của sắt: Quy về [TEX]Fe, O_2[/TEX]
(*) Hỗn hợp gồm [TEX]Fe, FeS, FeS_2[/TEX]: Quy về [TEX]Fe, S[/TEX]

Chú ý: Phương pháp quy đổi là 1 phương pháp "phụ" dùng trong bài toán về Sắt. Vì vậy sau khi quy đổi, ta sẽ sử dụng kết hợp với các phương pháp bảo toàn số mol electron và phương pháp bảo toàn nguyên tố để giải bài toán.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhdat93

Bài tập nè cả nhà, cùng vào làm nha.
13009612031648503215_574_574.jpg

13009612061495701404_574_574.jpg

1300961209240233008_574_574.jpg

13009612101511848231_574_574.jpg

13009612131516313149_574_574.jpg

1300961215846436152_574_574.jpg

13009612161675996302_574_574.jpg

13009612191917463191_574_574.jpg

1300961220572523622_574_574.jpg

1300961222373557669_574_574.jpg

13009612021709033897_574_574.jpg
 
B

bunny147

Câu 1:
nO = n H2 = 0,05 mol
=> n Fe = (3,04- 0,8)/56 = 0,04 mol
=> V SO2 = 22,4.(0,04.3 - 0,05.2)/2 = 0,224 lit . => A

Câu 2:
nC6H14 = nC6H6 = a/164 mol
n CO2 = 25a/328 mol
n H2O = 21a/328 mol
=> n CO2 do D tạo ra = 25a/328 - 12a/164 = a/328 mol
n H2O do D tạo ra = 21a/328 - 10a/164= a/328 mol
=> n CO2= n H2O
=> Chọn C

Câu 3:
n Fe(NO3)3 = 0,6 mol
n NO2 = 0,2 mol
Quy đổi hh về Fe và O
=> n O = (0,6.3 - 0,2)/2 = 0,8 mol
=> m = 46,4 g
 
Last edited by a moderator:
O

o0o_bum_o0o

bài 5:
đặt nFe là x
n O2 là y
có hpt: 3x-4y=0,8
56x+32y=49,6
=> x= 0,7
y=0,325
=> % O2= 20,97
muối là Fe2(SO4)3 => n muối = nFe/2=0,35 => m muối là 140
ĐA D

bài 7 : từ đáp án suy ra n = 2 or n=3
thử vs n = 2: gọi x là số mol, R là PTK => 5xR = Rx + 96x => R = 24 => Mg
ĐA D

bài 8:
tóm tắt Fe+O2 --> X
X+HNO3 --> NO2
Fe3+
Áp dụng btoàn e
=> 3nFe=4nO2 + nNO2
=> nO2 = 0,0875 =>mO2 =2,8
mX=mFe + mO2 =11,2
ĐA A



bài 9:
nHNO3 = Ne nhường + nN< sản phẩm khử >
n e nhường = 3nFe= 0,48
=> n NO=0,02

bài 11: tương tự bài 8
ĐA là 11,2 ( câu A )

bài 12 : bài 5
ĐA là 20,97



 
Last edited by a moderator:
V

vipbosspro

kiểm tra


so sánh tính acid của ch3cooh và c6h5cooh

- acid benzoic có gốc phenyl hút e rất mạnh nhờ liên hợp proton - pi đáng lẽ ra sẽ làm cho tính acid tăng mạnh nhưng do tính kị nước rất lớn nên cản trở sự phân li của h+ nước nên ko có tác dụng gi đến tính acid , vì vậy acid bezoic có tính acid bé hơn của acid acetic

ch3cooh> c6h5cooh .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom