[Hóa 12]-Chỉ dùng 1 chất

C

camdorac_likom

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các cậu ơi giúp mình bài này với: Nhận biết 4 dung dịch sau bằng 1 chất duy nhất: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2CO3, Na2SO4
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. quỳ tím
D. Pb(N03)2
Bài này mình cảm thấy xác suất đáp án C là đúng hơn cả nhưng ko biết làm thế nào? Mọi người giúp mình nhé
 
Last edited by a moderator:
S

suphu_of_linh

Các cậu ơi giúp mình bài này với: Nhận biết 4 dung dịch sau bằng 1 chất duy nhất: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2CO3, Na2SO4
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. quỳ tím
D. Pb(N03)2
Bài này mình cảm thấy xác suất đáp án C là đúng hơn cả nhưng ko biết làm thế nào? Mọi người giúp mình nhé


quý tím không dùng được đâu bạn ạ.

Đáp án B là Ba(OH)2, là hợp lý hơn, tuy nhiên mình vẫn chưa hài lòng lắm về 4 lựa chọn đã cho.

Nhỏ Ba(OH)2 vào từng lọ dung dịch trên.

Nhận ra NH4Cl, do có khí mùi khai bay ra
Nhận ra (NH4)2SO4 do có khí mùi khai bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng
2 dd còn lại đều cho kết tủa trắng. Lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao, dẫn khí thu được vào bình Ba(OH)2

Nhận ra Na2CO3 do, sau khi nung kết tủa, có khí làm đục nước Ba(OH)2
Còn lại là Na2SO4
 
T

tiendung2992

Quỳ tím được chứ bạn ơi .
Trích mẫu thử làm thí nghiệm .
Quỳ tím làm hoá đỏ NH4Cl , (NH4)2SO4 (1)
Làm hoá xanh : Na2CO3
Vẫn tím : Na2SO4
Nhận biết các chất trong 1 bằng cách cho Na2SO4 vào , cái nào khi cho Na2SO4 vào mà dung dịch sau cùng khiến mất màu đỏ của quỳ chậm hơn là (NH4)2SO4 <<< do cần tốn nhiều NA2SO4 hơn là NH4Cl
 
C

codex

Sao ko fải Ba(OH)2 nhỉ?

NH4Cl thì có pư tạo khí mùi khai
(NH4)2SO4 thì vừa tạo khí mùi khai vừa có kết tủa
Na2SO4 và Na2CO3 thì chỉ kết tủa -> nung cả 2 kết tủa rồi đem sục lại vào Ba(OH)2...
Đúng ko ta :-?
 
Last edited by a moderator:
S

suphu_of_linh

Quỳ tím được chứ bạn ơi .
Trích mẫu thử làm thí nghiệm .
Quỳ tím làm hoá đỏ NH4Cl , (NH4)2SO4 (1)
Làm hoá xanh : Na2CO3
Vẫn tím : Na2SO4
Nhận biết các chất trong 1 bằng cách cho Na2SO4 vào , cái nào khi cho Na2SO4 vào mà dung dịch sau cùng khiến mất màu đỏ của quỳ chậm hơn là (NH4)2SO4 <<< do cần tốn nhiều NA2SO4 hơn là NH4Cl

bạn giải thích tại sao (NH4)2SO4 lại khiến quỳ mất màu chậm hơn.
.... tại sao tiếp là khi cho Na2SO4 vào thì quy lại mất màu đỏ...???
 
N

nhuthao123

Theo mình thì quỳ tím không được đâu bạn ạ vì khi cho Na2SO4 vào thì phản ứng đâu xảy ra được (sản phẩm tạo ra phải có chất kết tủa hoặc bay hơi hoặc là chất điện li yếu hơn chất ban đầu) ==> Đáp án B khả quan hơn! :)
 
C

camdorac_likom

Quỳ tím được chứ bạn ơi .
Trích mẫu thử làm thí nghiệm .
Quỳ tím làm hoá đỏ NH4Cl , (NH4)2SO4 (1)
Làm hoá xanh : Na2CO3
Vẫn tím : Na2SO4
Nhận biết các chất trong 1 bằng cách cho Na2SO4 vào , cái nào khi cho Na2SO4 vào mà dung dịch sau cùng khiến mất màu đỏ của quỳ chậm hơn là (NH4)2SO4 <<< do cần tốn nhiều NA2SO4 hơn là NH4Cl

Ừ cách này có vẻ ko được vì việc làm mất màu quỳ tím nhanh hay chậm tớ nghĩ còn tuỳ thuộc vào nồng độ của chất
 
H

honghai9x

Nếu dùng quỳ tím thì thế này được không nhỉ:
Cho lọ Na2CO3 vào 2 lọ muối amoni (cùng 1 lượng) rồi đun nó lên thì có thể nhận biết được vì lọ (NH4)2SO4 tạo nhiều khí hơn
 
S

soosdden

bài này nên dùng Ba(OH)2 là tốt nhất
nên hạn chế dùng quỳ tím và dùng thời gian hay đo thể tích khí bay ra bởi ngoài thực tế làm việc này sẽ khó nhận biết hơn
 
C

camdorac_likom

k ophải mà. Trong sách giáo khoa lớp 12, trang 58 ý nói là tính chất của chức amin là có tính bazo mà. hơn nữa phenol là axit yếu
 
C

cobehieuhoc

phênol và anilin ko thể nhân biết bằng quỳ tím đâu !
cả hai chất đó đều không làm đổi màu quỳ tím mà.
nên dùng dung dịch brôm dư
phênol thì lúc đầu có kết tủa trắng sau thì chuyểng sang vàng,còn alinin thì chỉ xuất hiện kết tủa trắng thôi

C6H5OH + Br2 -> C6H2 Br3OH , C6H2Br3OH + Br2(dư) --> C6H2Br4O(kết tủa màu vàng)
C6H5NH2 +Br2 --> C6H2Br3NH2
 
C

camdorac_likom

Quỳ tím được chứ bạn ơi .
Trích mẫu thử làm thí nghiệm .
Quỳ tím làm hoá đỏ NH4Cl , (NH4)2SO4 (1)
Làm hoá xanh : Na2CO3
Vẫn tím : Na2SO4
Nhận biết các chất trong 1 bằng cách cho Na2SO4 vào , cái nào khi cho Na2SO4 vào mà dung dịch sau cùng khiến mất màu đỏ của quỳ chậm hơn là (NH4)2SO4 <<< do cần tốn nhiều NA2SO4 hơn là NH4Cl

thế (NH4)2SO4 phản ứng được với Na2SO4 chứ?? làm j` có phản ứng đấy nhỉ:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
E

everlastingtb91

phênol và anilin ko thể nhân biết bằng quỳ tím đâu !
cả hai chất đó đều không làm đổi màu quỳ tím mà.
nên dùng dung dịch brôm dư
phênol thì lúc đầu có kết tủa trắng sau thì chuyểng sang vàng,còn alinin thì chỉ xuất hiện kết tủa trắng thôi

C6H5OH + Br2 -> C6H2 Br3OH , C6H2Br3OH + Br2(dư) --> C6H2Br4O(kết tủa màu vàng)
C6H5NH2 +Br2 --> C6H2Br3NH2

Tôi học là sản phẩm của Phenol và anilin khi tác dụng với Br2 là đều sinh ra kết tủa trắng
Nếu mà làm bài này tôi sẽ làm như sau:
Phenol (1)
Anilin (2)
(1) ; (2) tác dung với Br2 ta thu lấy HBr
Sau đo lại lấy HBr cho vào (1) ; (2)
(1) ko pứ thì còn nguyên phenol do vậy sẽ tạo kết tủa trắng khi cho Br2 vào
(2) Phản ứng cho muối và ko tạo kêt tủa trắng khi cho Br2 vào
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Tôi học là sản phẩm của Phenol và anilin khi tác dụng với Br2 là đều sinh ra kết tủa trắng
Nếu mà làm bài này tôi sẽ làm như sau:
Phenol (1)
Anilin (2)
(1) ; (2) tác dung với Br2 ta thu lấy HBr
Sau đo lại lấy HBr cho vào (1) ; (2)
(1) ko pứ thì còn nguyên phenol do vậy sẽ tạo kết tủa trắng khi cho Br2 vào
(2) Phản ứng cho muối và ko tạo kêt tủa trắng khi cho Br2 vào
cobehieuhoc nói đúng rồi đó bạn ơi. Sản phảm kết tủa trắng của phenol và [TEX]Br_2[/TEX] sẽ td một lần nữa với [TEX]Br_2[/TEX] tạo ra một kết tủa khác có màu vàng, liên kết vòng liên hợp của vòng bengen bị phá vỡ tạo ra vòng có hai liên kết đôi( chứ không phải 3 lk như phenol) và gốc OH không còn, thay vào đó là một nối đôi =O
 
H

harry18

Nói chung là sách giáo khoa không nói đến, nó có trong cuốn cơ sở lí thuyết hoá tập 2. Nhưng cũng nên biết nếu thi HSG
 
C

camdorac_likom

VẬy ngoài cách dùng Br2 ra thì còn cách khác ko? Tức là chỉ dùng một chất để nhận biết phenol và anilin ý.
 
Top Bottom