[Hóa 10 ] Bôì dưỡng[nhận biết chất] [ิิ•.•ิ]''

T

thjenthantrongdem_bg

6: Có 6 gói bột màu trắng tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe và FeO. CHỉ dùng thêm dung dich HCl có thể phân biệt 6 gói bột trên đó không? Nếu được hãy tình bày cách phân biệt.

làm nốt bài này rùi đi ngủ nào:

Cho t/d vs HCl
+ chỉ tạo dung dịch màu xanh nhạt==> Fe0
+ chỉ tạo ra dung dịch màu xanh nhạt + khí bay ra --> là hỗn hợp Fe và FeO
+ tạo ra dung dịch màu xanh nhạt+ màu vàng nhạt--> Fe3O4
+ tạo dung dịch màu không màu là MnCl2
+ DD này xanh lam là CuO
+ còn lại là Mg


p/s: Tôi yêu chữ ký của tôi nhất :X :">


p/s2: sr anh nhầm , nhìn nhầm CuO vs Cu :">. Tội lỗi tội lỗi
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtuma4554

4: Có 4 cốc đựng 4 chất sau: nước, dung dich NaCl, dung dịch HCl, dung dich Na2CO3. Không dung hóa chất nào khác, hãy nhận biết từng chất.
5: Cho các oxit kim loại : K2O, Al2O3, CaO, MgO. Nếu cách phân biệt từng oxit khi chỉ đuợc dùng thêm một hóa chất. Viết các phương trình phản ứng.
6: Có 6 gói bột màu trắng tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe và FeO. CHỉ dùng thêm dung dich HCl có thể phân biệt 6 gói bột trên đó không? Nếu được hãy tình bày cách phân biệt.

Chiến nốt rồi đi ngủ.
Công nhận mấy bài này hay ghê.:D

Bài 4:
**Trộn lần lượt các dd với nhau
--Cặp có khí không màu thoát ra là HCl và Na2CO3
--Cặp còn lại là H2O và NaCl
**Đem đun cạn dd
--dd bay hơi hết là H2O và HCl
--dd còn lại chất rắn sau khi cô cạn là Na2C03 và NaCl

Bài 5:
**Cho vào trong nước
--2 chất không tan là Al2O3 và MgO
--2 chất tan là K2O và CaO -----> tạo thành dd kiềm
**Cho 2 chất không tan vào dd kiềm
--có 1 chất tan là Al2O3 (Do Al2O3 là oxit lưỡng tính) --->tạo ra muối của K+ và Ca2+
--còn lại là MgO
**Cô cạn lấy muối của K+ và Ca2+ rồi đem đốt cháy dưới ngọn lửa không màu
--Muối của K cháy với ngọn lửa màu tím là K2O
--Muối của Ca cháy với ngọn lửa màu cam là CaO

Bài 6:
**Khi cho HCl vào từng loại bột xảy ra các hiện tượng:
--Xuất hiện kết tủa là Ag2O
--Có khí thoát ra là hỗn hợp Fe và FeO
--Dd màu XANH DƯƠNG là CuO
--dd màu TRẮNG XANH là FeO
--dd vừa có màu trắng xanh vừa có màu Vàng nhạt là Fe3O4
--dd có màu xanh lục có tinh thể đỏ nhạt (không nhớ rõ nữa) là MnO2

P/s: Mấy cái muối này màu mè lung tung chả nhớ rõ nữa nhầm loạn lên sai ở đâu mọi người thông cảm nha
|-)|-)|-)
 
Last edited by a moderator:
T

thjenthantrongdem_bg

có màu đỏ nâu là Fe3O4

sao lại đỏ nâu nhỉ? vàng nhạt mà

search google nó ra mấy màu liền =)))))))))

nhưng đa số là vàng nâu vs vàng nhạt

xem thí nghiệm trên youtube ý. vàng nhạt đấy ;)


**Khi cho HCl vào từng loại bột xảy ra các hiện tượng:
--Xuất hiện kết tủa là Ag2O

Ag20 không t/d vs HCl đâu em :">
 
A

anhtraj_no1

bài tiếp theo nha !

Bài 1: Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết được các chất rắn sau

NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4.


Bài 2: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết 3 dung dịch cùng nồng độ sau HCl, H2SO4 và NaOH.

Bài 3: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây

HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.

Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không.

Bài 4: Cho 3 bình mất nhãn là

A gồm KHCO3 và K2CO3.
B gồm KHCO3 và K2SO4.
C gồm K2CO3 và K2SO4.

Chỉ dùng BaCl2 và dung dịch HCl hãy nêu

cách nhận biết mỗi dung dịch mất nhãn trên.

bài 5 :

a. Chỉ dùng dung dịch H2SO4l (không dùng hoá chất nào khác kể cả n ớc) nhận biết các

kim loại sau Mg, Zn, Fe, Ba.

b. Hỗn hợp A gồm Na2CO3, MgCO3, BaCO3, FeCO3. Chỉ dùng HCl và các phương pháp

cần thiết trình bày các điều chế từng kim loại.
 
H

hoangtuma4554

Em không nhớ rõ màu của muối sắt lắm.Anh thông cảm.
Nhưng mà anh ơi Ag2 O có phản ứng với HCl
Ag2O là oxit bazo, tác dụng được với dd HCl, tạo muối AgCl kết tủa trắng, muối này lại bám ngay vào Ag2O chưa phản ứng, bịt kín Ag2O ko cho tiếp xúc với HCl... Vì vậy Ag2O dạng bột sẽ pu với HCl. Còn Ag2O dạng viên, cục, thanh... thì chỉ phản ứng 1 phần, sau đó không phản ứng được.
Ở bài này cho Ag2O dạng bột mà anh.
 
Last edited by a moderator:
9

9xletinh

Bài 2: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết 3 dung dịch cùng nồng độ sau HCl, H2SO4 và NaOH.

cho quỳ tím vào !
chuyển đỏ là HCL , H2SO4 (1)

xanh là NaOH
sau đó cho NaOH vào tưng ống nghiệm ở (1)
sản phẩm cua chất nào làm quỳ tím chuyển xanh là H2SO4
NaOH + H2SO4 ----------> Na2SO4 + H2O

___________________________________________
 
A

anhtraj_no1

sao lại đỏ nâu nhỉ? vàng nhạt mà

search google nó ra mấy màu liền =)))))))))

nhưng đa số là vàng nâu vs vàng nhạt

xem thí nghiệm trên youtube ý. vàng nhạt đấy ;)



Ag20 không t/d vs HCl đâu em :">

Ag2O có tác dụng với HCL đó em à

Ag mới không tác dụng thôi

Ag2O + 4HCL --------> 2AgCL2 + 2H2O

đây là trường hợp oxit + axit

không tin em lên search google ý :))

___________________________________
 
D

dethuongqua



Bài 1: Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết được các chất rắn sau

NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4.

Trích mẫu thử

- Hòa tan từng mẫu vào nước

Nhóm 1: Tan gồm NaCl; Na2CO3

Nhóm 2: Ko tan gồm CaCO3; BaSO4

- Sục CO2 vào nhóm 2; tan là CaCO3; ko tan là BaSO4

[TEX] CO_2 + CaCO_3 + H_2O ---> Ca(HCO_3)_2[/TEX]

- Dùng [TEX]Ca(HCO_3)_2[/TEX] vừa tạo ra tác dụng với nhóm 1

ko có kết tủa là NaCl có kết tủa là Na2CO3

[TEX] Ca(HCO_3)_2 + Na_2CO_3 ---> CaCO_3 + 2NaHCO_3 [/TEX]
 
A

anhtraj_no1

Bài 3: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây

HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.

Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không.

Bài 4: Cho 3 bình mất nhãn là

A gồm KHCO3 và K2CO3.
B gồm KHCO3 và K2SO4.
C gồm K2CO3 và K2SO4.

Chỉ dùng BaCl2 và dung dịch HCl hãy nêu

cách nhận biết mỗi dung dịch mất nhãn trên.

bài 5 :

a. Chỉ dùng dung dịch H2SO4l (không dùng hoá chất nào khác kể cả n ớc) nhận biết các

kim loại sau Mg, Zn, Fe, Ba.

b. Hỗn hợp A gồm Na2CO3, MgCO3, BaCO3, FeCO3. Chỉ dùng HCl và các phương pháp

cần thiết trình bày các điều chế từng kim loại.


còn bài 3,4,5 nữa bạn nào được thì làm nha !

làm xong bạn nào muốn chuyển sang dạng 3 thì góp ý với mình ( ở nhà mình ý )

dạng 3 là nhận biết chất không dùng thuốc thử

 
D

dethuongqua


Bài 3: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây

HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.

Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không.
Trích mẫu thử

Cho thanh đồng KL tác dụng với từng mẫu; mẫu có khí màu nâu bay ra là HNO3; mẫu có
kết tủa và bám lên thanh đồng là AgNO3.

[tex] Cu + 4HNO_3 ---> Cu(NO_3)_2 + 2NO_2 + 2H_2O [/tex]

[tex] Cu + 2AgNO_3 --> Cu(NO_3)_2 + 2Ag [/tex]

Cho Mg tác dụng với các mẫu còn lại; mẫu có thoát khí và Mg tan dần là HCl

[TEX] Mg + 2HCl ---> MgCl_2 + H_2[/TEX]

Dùng MgCl2 vừa tạo ra tác dụng với 2 mẫu còn lại; mẫu cho kết tủa trắng là KOH còn lại là KCl ko có hiện tượng gì

Bài 5 :

a. Chỉ dùng dung dịch H2SO4l (không dùng hoá chất nào khác kể cả n ớc) nhận biết các

kim loại sau Mg, Zn, Fe, Ba.

Bài 5: Trích mẫu thử

- Cho từng mẫu tác dụng với H2SO4; mẫu có kết tủa là Ba; mẫu còn lại tan tạo FeSO4; MgSO4; ZnSO4

[TEX] Ba +2 H_2O ---> Ba(OH)_2 + H_2 [/TEX]

[TEX] Ba(OH)_2 + H_2SO_4 ---> BaSO4 + 2H_2O[/TEX]

- Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa tạo ra tác dụng mẫu còn lại; mẫu tan và thoát khí là Zn

[TEX] Zn + Ba(OH)_2 + H_2O ---> BaZnO_2 + H_2 [/TEX]

- Cho FeSO4 và MgSO4 tạo ra ở pu trên tác dụng dung dịch Ba(OH)2 ; mẫu tạo kết tủa trắng hơi xanh là FeSO4 => Fe; mẫu có kết tủa trắng là MgSO4 => Mg
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

[
Bài 4: Cho 3 bình mất nhãn là

A gồm KHCO3 và K2CO3.
B gồm KHCO3 và K2SO4.
C gồm K2CO3 và K2SO4.

Chỉ dùng BaCl2 và dung dịch HCl hãy nêu

cách nhận biết mỗi dung dịch mất nhãn trên.

tách mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm
cho HCl vào từng mẫu thử
ta thấy có hai mẫu có khí không màu không mùi bay lên đó là A và C
ta nhận biết đc B vì không có khí bay lên
-ta cho BaCl2 vào A và C sau đó tiếp tục lại cho HCl vào
ta thấy :
- kết tủa của A tan lại trong HCl nhận biết được A
-kết tủa của C không tan lại trong HCl nhận biết được C
(em nhác ghi pt anh thông cảm )
 
P

pety_ngu

Ag2O có tác dụng với HCL đó em à

Ag mới không tác dụng thôi

Ag2O + 4HCL --------> 2AgCL2 + 2H2O

đây là trường hợp oxit + axit

không tin em lên search google ý :))

___________________________________
anh hai ơi có tác dụng nhưng mà pt của anh sai rồi kia
Ag hóa trị I
[TEX]Ag_2 O + 2HCl ----> 2AgCl + H_2O[/TEX]
OB+ A------>M+H2O
 
A

anhtraj_no1

tiếp nha ! còn mấy bài nữa thui :

Bài 1: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây

HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.

Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không.

________________________________________________

Bài 2: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau:

K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4 )3.

Chỉ được dùng xút hãy nhận biết.

_________________________________________________

Bài 3: Có 4 chất bột màu trắng

NaCl, AlCl3, MgCO3 và BaCO3.

Chỉ được dùng H2O và các thiết bị cần thiết nh lò nung, bình điện phân...

Hãy tìm cách nhận biết từng chất trên.

_________________________________________________

bài 4 : Chỉ dùng HCl và H2O

nhận biết các chất sau đây đựng riêng trong các dung dịch mất nhãn:

Ag2O, BaO, MgO, MnCl2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3.

_________________________________________________

Bài 5:Chỉ có nước và khí CO2 hãy nhận biết 5 chất bột màu trắng sau:

NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4

_________________________________________________

Bài 6: Cho 3 bình:
- Bình 1 chứa Na2CO3 và K2SO4

- Bình 2 chứa NaHCO3 và K2CO3

- Bình 3 chứa NaHCO3 và Na2SO4

Chỉ dùng HCl và dung dịch BaCl2 để phân biệt ba hỗn hợp trên.

__________________________________________________


mình dự định khoảng 5 bài nữa thì chúng ta cùng chuyển sang chương 3 nha !
 
P

pety_ngu

Bài 1: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây

HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.

Nếu chỉ dùng một kim loại có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không.
tách mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm
cho Cu vào từng mẫu thử
HNO3 tạo khí màu nâu bay lên
AgNO3 phản ứng
-cho HNO3 cho vào 3 mẫu còn lại
HCl không phản ứng
- cho HCl vào hai mẫu còn lại
KCl không phản ứng
còn lại là KOH

________________________________________________

_________________________________________________


_________________________________________________

_________________________________________________
 
T

tomandjerry789

bài 4

nhận biết các chất sau chỉ bằng 1 kim loại

a, 4 dd : AgNO3 ,NAOH , HCL , NANO3

b, 6 dd : HCL , HNO3 , NAOH , AGNO3 , NANO3 , HgCL2

c, 5 dd : HCL ,HNO3, AgNO3 , KCL , KOH

d, 4 dd : (NH4)2SO4 , NH4NO3 , FeSO4 , AlCl3
a) Cho 1 ít Cu vào 4 ống nghiệm chứa 4 mẫu thử.
+ Trường hợp nào tạo dd màu xanh lam thì chất ban đầu là AgNO3.
gif.latex
(1)
+ Trường hợp không có hiện tượng xảy ra là NaOH, HCl, NaNO3.
Lấy dd AgNO3 vừa nhận được nhỏ vào 3 dd còn lại.
+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu là HCl
gif.latex

+ Trường hợp không có hiện tượng xảy ra là NaOH, NaNO3.
Lấy dd Cu(NO3)2 ở phản ứng (1) nhỏ vào 2 dd còn lại.
+ Trường hợp xuất hiện kết tủa xanh thì chất ban đầu là NaOH.
gif.latex

Còn lại là NaNO3

b) Cho 1 ít Cu vào 6 ống nghiệm chứa 6 mẫu thử.
+ Trường hợp xuất hiện khí không màu sau đó hoá nâu thì chất ban đầu là HNO_3
gif.latex

gif.latex

+ Trường hợp nào xuất hiện dd màu xanh thì chất ban đầu là AgNO3 và HgCl2.
gif.latex

gif.latex

Lấy dd Cu(NO3)2 nhỏ vào 3 dd còn lại.
+ Trường hợp xuất hiện kết tủa xanh thì chất ban đầu là NaOH.
gif.latex

Lọc lấy kết tủa Cu(OH)2 cho vào 2 dd còn lại.
+ Trường hợp kết tủa tan thì chất ban đầu là HCl.
gif.latex

Còn lại là NaNO3.
Lấy dd HCl nhỏ vào 2 dd AgNO3 và HgCl2.
+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu là AgNO3.
gif.latex

Còn lại HgCl2 không phản ứng.
c) Tương tự câu b thì phải. ;))
d) Cho một ít KL Ba vào.
+ Trường hợp nào xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là NH4NO3.
gif.latex

gif.latex

+ Trường hợp nào vừa có khí bay ra, vừa có kết tủa thì chất ban đầu là (NH4)2SO4.
gif.latex

+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, hoá nâu ngoài không khí thì chất ban đầu là FeSO4.
gif.latex

gif.latex

+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, tan trong kiềm dư thì chất ban đầu là AlCl3.
gif.latex

gif.latex



 
D

dethuongqua



Bài 3: Có 4 chất bột màu trắng

NaCl, AlCl3, MgCO3 và BaCO3.

Chỉ được dùng H2O và các thiết bị cần thiết nh lò nung, bình điện phân...

Hãy tìm cách nhận biết từng chất trên

- Trich mẫu thử

Nhóm 1 gồm chất tan: NaCl; AlCl3

Nhóm 2 ko tan : MgCO3; BaCO3

Nung từng mẫu trong nhóm 2 => MgO và BaO; cho 2 sp vào nước có pu là Bao =>

Ba(OH)2; ko hiện tượng là MgO

Cho Ba(OH)2 vừa tạo ra tác dụng nhóm 1; mẫu có xuất hiện kết tủa keo trắng tan dần

trong Ba(OH)2 là AlCl3; còn lại NaCl ko hiện tượng gì


bài 4 : Chỉ dùng HCl và H2O

nhận biết các chất sau đây đựng riêng trong các dung dịch mất nhãn:

Ag2O, BaO, MgO, MnCl2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3.

Trích mẫu thử cho vào các ống nghiệm ...
Cho nước vào từng ống ; tan là BaO và MnCl2 : nhóm 1 ; còn lại ko tan nhóm 2

Cho nhóm 1 tác dụng với HCl; ống có toả nhiệt là BaO => Ba(OH)2 còn lại là MnCl2 ko hiện tượng

Cho HCl vào từng ống nghiệm; ống có thoát khí là CaCO3; có kết tủa là Ag2O; các ống

còn lại tạo các dụng dịch sau MgCl2; AlCl3; FeCl2; FeCl3

Dùng Ba(OH)2 đã tạo ở trên lần lượt nhỏ vào các ống đựng các dung dịch trên

- ống có kết tủa trắng là MgCl2 => MgO

- ống có kết tủa keo trắng tan dần trong Ba(OH)2 dư là AlCl3

- ống có kết tủa trắng hơi xanh là FeCl2 => FeO

- ống có kt nâu đỏ là FeCl3 => Fe2O3
 
T

thjenthantrongdem_bg

Ag2O có tác dụng với HCL đó em à

Ag mới không tác dụng thôi

Ag2O + 4HCL --------> 2AgCL2 + 2H2O

đây là trường hợp oxit + axit

không tin em lên search google ý :))

___________________________________

2)Ag2O + 2HCl - - - > AgCl ↓ trắng +H2O

em cái gì, đạp cho phát bây giờ đấy b-(

Phương trình thì sai lại còn dám phán =)))))))))))))))))))))))))))


p/s: à, cho anh hỏi luôn nhé, Al203 có thể coi là oxit bazo phải không các bạn trẻ =]]
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtuma4554

p/s: à, cho anh hỏi luôn nhé, Al203 có thể coi là oxit bazo phải không các bạn trẻ =]]
Al2O3 là oxit lưỡng tính nên có thê coi là oxit bazo hay oxit axit đều được tùy theo vai trò của nó trong các phản ứng khác nhau.
Ví dụ: Phản ứng Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O. Trong P/ứng này thì Al2O3 đóng vai trò là oxit axit.
P/ứng Al2O3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2O. Trong P/ứng này thì Al2O3 lại là oxit bazo.
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

lạ thật bài viết không cho dùng màu đỏ mà sao hoangtuma vẫn cứ dùng mãi ???!
bài bữa trc và bài hôm nay
2 bài rồi
__________________________________________
 
A

anhtraj_no1

tiếp nha ! còn mấy bài nữa thui :

________________________________________________

Bài 2: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau:

K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4 )3.

Chỉ được dùng xút hãy nhận biết.


_________________________________________________

Bài 5:Chỉ có nước và khí CO2 hãy nhận biết 5 chất bột màu trắng sau:

NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4

_________________________________________________

Bài 6: Cho 3 bình:
- Bình 1 chứa Na2CO3 và K2SO4

- Bình 2 chứa NaHCO3 và K2CO3

- Bình 3 chứa NaHCO3 và Na2SO4

Chỉ dùng HCl và dung dịch BaCl2 để phân biệt ba hỗn hợp trên.

__________________________________________________

mình dự định khoảng 5 bài nữa thì chúng ta cùng chuyển sang chương 3 nha !

còn mấy bài nỳ nữa nè các bạn

p/s : hoàng tử ma đừng viết bút đỏ nữa nhé ,

em sửa lại màu mực ở các bài viết đi , không mod nó nhìn thấy nó phạt đóa

________________________________________
 
Top Bottom