Sử 7 Hồ quý ly

S

soicon_boy_9x

Mình chả hiểu bạn nói tên thật nghĩa là gì??
Hồ Quý Ly tên thật là Hồ Quý Ly
-Một vài nét chính:
Theo gia phả họ Hồ, tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.

Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
 
D

duyanh_12345

Các bạn cho mình biết tên thật của Hồ Quý Ly với+Một vài nét về tiểu sử Hồ quý Ly

_ Chữ Hán: 胡季犛

_ Tên thật là Lê Quý Ly hoặc Hồ Quý Nguyễn (Nguyễn hay Nguyên gì đó)

_ Năm 1400: Hồ Quý Ly ép Trần Thiếu Đế (5 tuổi) thoái vị để nhường ngôi, Hồ Quý Ly lên ngôi bắt đầu thời kỳ nhà Hồ, chấm dứt thời kỳ trị vì 175 năm của nhà Trần, nhà Hồ đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

_ Niên hiệu: Thánh Nguyên (trị vì 1 năm) (1400 - 1400)

_ Sinh năm 1336 tại Việt Nam; mất năm 1407 tại Trung Quốc


 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly , tự là Lý Nguyên. Theo gia phả họ Hồ, tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.

nguồn:wikipedia
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Về tiểu sử của nhân vật Hồ Quý Ly thì mình không bàn sâu vì có khá nhiều vấn đề khác nhau mà mình không đề cập ở đây. Mình chỉ cần biết ông họ Hồ và quê hương của ông ta ở Thanh Hóa. Nhân khi triều đình Thăng Long suy yếu, họ Hồ (là ngoại thích) bắt đầu phát triển thế lực bằng cuộc hôn nhân giữa các cô của Hồ Quý Ly với hai đời vua Trần kế tiếp nhau, nên Lê Quý Ly được triều đình chú ý. Lợi dung quan hệ hôn nhân, Quý Ly dùng lời ngon ngọt để chiêu dụ các quý tộc, thân vương vốn chán nản sự bất tài của vua Trần Dụ Tông để họ theo mình; đồng thời tác động đến hai người cô là hoàng hậu của vua Trần để nhờ họ nói khéo cho vua xem xét, phong cho các tước vị cao. Khi quân Chăm xâm lăng Đại Việt, Lê Quý Ly nhiều lần ra chặn giặc.... nhưng lần nào cũng thua trận. Cá biệt trận tấn công kinh đô Vijaya 1377 do vua Duệ Tông chỉ huy đã có Quý Ly đi theo; trận đó nhà vua khinh địch nên bị đánh bại và tử trận, Quý Ly bỏ trốn về nước (một hành động rất hèn nhát của ông ta). Quý Ly trực tiếp chỉ huy đánh giặc, khi rơi vào nơi hiểm nguy toàn là nhờ người khác ra tay cứu thoát; về sau Quý Ly lo sợ người ân nhân sẽ cướp quyền nên ra tay sát hại luôn (tướng Nguyễn Đa Phương). Chính hành động này làm Quý Ly mất lòng phần lớn quan lại triều Trần, một bộ phận nhân dân Đại Việt rất bất mãn sâu sắc với hành động của ông ta (tức Lê Quý Ly). Đỉnh cao của sự căm phẫn tột cùng này là sự kiện hội thề Đốn Sơn 1397, Quý Ly cho tàn sát tới 370 quý tộc nhà Trần khiến đất nước ngày càng suy sụp hơn. Mặc dù mục đích của việc làm này là giảm bớt số người chống đối, tiến tới kiện toàn lại bộ máy chính quyền trong tương lai; nhưng hành động này vô tình gây cú sốc lớn cho đất nước và khiến lòng dân bị suy giảm đáng kể (dù Lê Quý Ly có lên thay triều đại thì cũng không thay đổi được gì vì những hành động trong quá khứ đã "ăn sâu" vào nhân dân Đại Việt rồi, muốn "chuộc lỗi" là một điều rất khó thực hiện)

Trước khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền, ông ta có sự chuẩn bị trước cho những hoạt động sau này: lập kinh đô Tây Đô ở Thanh Hóa và củng cố thế lực của mình rất mạnh mẽ (có tính toán sắp xếp lại bộ máy chính quyền gọn gàng lại). Hối lỗi của mình, Quý Ly cho quan lại ra thăm hỏi người dân để chuộc lỗi và làm yên lòng nhân dân. Nhưng thâm tâm nhân dân còn hướng về họ Trần nên họ chưa dễ gì bỏ qua những hành động tàn ác của ông ta khi xưa. Việc xây dựng kinh đô là một việc làm khá hợp lý của ông nhằm mục đích phòng thủ khi ông biết nhà Minh đang chuẩn bị xâm lược (Thăng Long có thể quá gần với đường xâm lăng của giặc). Những cải cách hợp lý (hạn nô, hạn điền, giáo dục) đã góp phần ổn định nhân dân; nhưng cải cách về chính trị - nhất là về tiền tệ là khá táo bạo của họ Hồ, mặc dù sau này ông cũng biết trước sẽ có kết cục không tốt đẹp gì. Tên gọi của quốc gia do ông đặt thì mình không bình luận, vì có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn nữa, cách thiết kế kinh đô Tây Đô sai lầm khiến triều đại của ông ta không tồn tại được lâu.....
 
Last edited:
  • Like
Reactions: diemlinhphuong

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Về tiểu sử của nhân vật Hồ Quý Ly thì mình không bàn sâu vì có khá nhiều vấn đề khác nhau mà mình không đề cập ở đây. Mình chỉ cần biết ông họ Hồ và quê hương của ông ta ở Thanh Hóa. Nhân khi triều đình Thăng Long suy yếu, họ Hồ (là ngoại thích) bắt đầu phát triển thế lực bằng cuộc hôn nhân giữa các cô của Hồ Quý Ly với hai đời vua Trần kế tiếp nhau, nên Lê Quý Ly được triều đình chú ý. Lợi dung quan hệ hôn nhân, Quý Ly dùng lời ngon ngọt để chiêu dụ các quý tộc, thân vương vốn chán nản sự bất tài của vua Trần Dụ Tông để họ theo mình; đồng thời tác động đến hai người cô là hoàng hậu của vua Trần để nhờ họ nói khéo cho vua xem xét, phong cho các tước vị cao. Khi quân Chăm xâm lăng Đại Việt, Lê Quý Ly nhiều lần ra chặn giặc.... nhưng lần nào cũng thua trận. Cá biệt trận tấn công kinh đô Vijaya 1377 do vua Duệ Tông chỉ huy đã có Quý Ly đi theo; trận đó nhà vua khinh địch nên bị đánh bại và tử trận, Quý Ly bỏ trốn về nước (một hành động rất hèn nhát của ông ta). Quý Ly trực tiếp chỉ huy đánh giặc, khi rơi vào nơi hiểm nguy toàn là nhờ người khác ra tay cứu thoát; về sau Quý Ly lo sợ người ân nhân sẽ cướp quyền nên ra tay sát hại luôn (tướng Nguyễn Đa Phương). Chính hành động này làm Quý Ly mất lòng phần lớn quan lại triều Trần, một bộ phận nhân dân Đại Việt rất bất mãn sâu sắc với hành động của ông ta (tức Lê Quý Ly). Đỉnh cao của sự căm phẫn tột cùng này là sự kiện hội thề Đốn Sơn 1397, Quý Ly cho tàn sát tới 370 quý tộc nhà Trần khiến đất nước ngày càng suy sụp hơn. Mặc dù mục đích của việc làm này là giảm bớt số người chống đối, tiến tới kiện toàn lại bộ máy chính quyền trong tương lai; nhưng hành động này vô tình gây cú sốc lớn cho đất nước và khiến lòng dân bị suy giảm đáng kể (dù Lê Quý Ly có lên thay triều đại thì cũng không thay đổi được gì vì những hành động trong quá khứ đã "ăn sâu" vào nhân dân Đại Việt rồi, muốn "chuộc lỗi" là một điều rất khó thực hiện)
Trước khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền, ông ta có sự chuẩn bị trước cho những hoạt động sau này: lập kinh đô Tây Đô ở Thanh Hóa và củng cố thế lực của mình rất mạnh mẽ (có tính toán sắp xếp lại bộ máy chính quyền gọn gàng lại). Hối lỗi của mình, Quý Ly cho quan lại ra thăm hỏi người dân để chuộc lỗi và làm yên lòng nhân dân. Nhưng thâm tâm nhân dân còn hướng về họ Trần nên họ chưa dễ gì bỏ qua những hành động tàn ác của ông ta khi xưa. Việc xây dựng kinh đô là một việc làm khá hợp lý của ông nhằm mục đích phòng thủ khi ông biết nhà Minh đang chuẩn bị xâm lược (Thăng Long có thể quá gần với đường xâm lăng của giặc). Những cải cách hợp lý (hạn nô, hạn điền, giáo dục) đã góp phần ổn định nhân dân; nhưng cải cách về chính trị - nhất là về tiền tệ là khá táo bạo của họ Hồ, mặc dù sau này ông cũng biết trước sẽ có kết cục không tốt đẹp gì. Tên gọi của quốc gia do ông đặt thì mình không bình luận, vì có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn nữa, cách thiết kế kinh đô Tây Đô sai lầm khiến triều đại của ông ta không tồn tại được lâu.....
Mấy cái cải lùi của Hồ QUý Ly thực ra nếu ngẫm kỹ và đem so vs tiền nhân thì chả có cái gì ra đồ đâu, nhất là kèo chế tiền giấy trong khi kho vàng kho bạc trống rỗng
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Mấy cái cải lùi của Hồ QUý Ly thực ra nếu ngẫm kỹ và đem so vs tiền nhân thì chả có cái gì ra đồ đâu, nhất là kèo chế tiền giấy trong khi kho vàng kho bạc trống rỗng
chế ra tiền giấy là "phát kiến" mới, nhưng ngầm trong đó là bóc lột nhiều hơn. Những việc làm của Hồ Quý Ly nếu xét trên thực tế, chưa bao giờ gọi là "cải cách" theo đúng nghĩa của nó
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
chế ra tiền giấy là "phát kiến" mới, nhưng ngầm trong đó là bóc lột nhiều hơn. Những việc làm của Hồ Quý Ly nếu xét trên thực tế, chưa bao giờ gọi là "cải cách" theo đúng nghĩa của nó
Nói là phát kiến mới thì lại sai, tiền giấy đã từng đươc ra đời từ thời Hán dưới dạng Ngân phiếu, phát triển thời Đường và cực thịnh thời Tống với 1 nền thương mại thịnh vượng và hệ thống quy đội tiền tệ rộng khắp toàn Đế chế
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Nói là phát kiến mới thì lại sai, tiền giấy đã từng đươc ra đời từ thời Hán dưới dạng Ngân phiếu, phát triển thời Đường và cực thịnh thời Tống với 1 nền thương mại thịnh vượng và hệ thống quy đội tiền tệ rộng khắp toàn Đế chế
à tui dùng từ mang nghĩa tương đối thôi, tùy suy nghĩ của bác trai nhé. Hoạt động buôn bán của dân ta thời Bắc thuộc và độc lập chủ yếu là trao đổi hàng hóa - dùng rau quả, vật nuôi làm vật ngang giá thôi. Người dân ít khi dùng tiền của người Hán thôi
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Nếu vậy thì cần phải nói là xét trong lịch sử Vn, cơ mà Đại Việt thời Lý cũng có ngân phiếu rồi, dù k quá phổ biến như ở TQ, việc thi cử có thêm toán cũng có từ đời Anh Vũ Chiêu Thắng nhà Lý.
Còn hạn điền hạn nô, tưởng hay nhưng cũng là những chính sách rất dở của họ Lê
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Còn hạn điền hạn nô, tưởng hay nhưng cũng là những chính sách rất dở của họ Lê
hai chính sách này nhìn có vẻ hay... nhưng xét theo tình hình nước ta và tình hình chung của thế giới (xu hướng tư hữu rất phổ biến và không lay chuyển được, các chính sách "công hữu" của chính quyền là đi ngược xu hướng đó mặc dù rất hợp ý với nông dân) thì không phù hợp
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Tiến hành giải phóng nô lệ khỏi các đại điền trang để cắt tay cắt chân quý tộc Trần nhưng lại không chia ruộng đất cho nông nô đc giải phóng và thế là tình hình k thay đổi, chỉ có nông nô chuyển từ đại điền trang sang trại loạn quân
 
Top Bottom