Toán [Hình học 9] Thảo luận về các bài toán hình lớp 9

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
c)C/m đc AH.AD=AE.AC(tự c/m)
Mà AE.AC=AP.AK(AEP=ABC=AKC)
nên AH.AD=AP.AK=>AP/AH=AD/AK
Lại có AD/AK=AQ/AM(Talet)=>AP/AH=AQ/AM=>đpcm(Talet đảo).Cảm ơn @huonggiangnb2002 nhé.

ý quên hình.geogebra-export (4).png
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Bài 9: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC). Đường tròn đường kính AB cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại điểm D và E. Gọi H là giao điểm của AE và BD, AH cat BC tai K
a) BEHK noi tiep
b) Vẽ các tiếp tuyến AI, AJ với (O),( I,J là tiếp điểm), D và J thuộc 1 nửa mặt phẳng bờ AK
CM: góc IKE = goc DKI
c) CM: J, H, I thẳng hàng
d) Qua K vẽ đường thẳng song song với ED và cắt AB ở Q và cắt CH ở S
CM: KQ=KF

Đây là bài hình mà bạn @lethuyduong312 hỏi hôm trước. Mình chưa có thời gian làm, các bạn cùng thảo luận làm giúp bạn ấy nha !
b) đề là gì vậy bạn, mình không biết góc nào nữa :(
 

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Bài đấy bỏ qua ý b.. nhưng mà có người làm rồi mà bạn! Nghĩ ý cuối Bài 10Bài 11 thôi nào !
Ý cuối mình không ra, mình cho bài mới nghen.
Bài 12:
Cho Tam giác ABC (AB<AC) nt (O;R) và 3 đường cao AD,BE,CF cắt tại H.
a)C/m:BFEC nt.Xác định tâm I.
b)M là trung điểm AH.C/m ME là tiếp tuyến của (I)
c)2 đg phân giác [tex]\widehat{ABE}[/tex] và [tex]\widehat{ACF}[/tex] cắt nhau tại S.C/m M,S,I thẳng hàng.
d)AD cắt cung nhỏ BC tại K.Vẽ đg thẳng phân giác KP của [tex]\widehat{BKC}[/tex] (P thuộc BC).PQ song song với BK(Q thuộc CK).Tia CK cắt (I) tại N khác C.Cho
[tex]\dfrac{1}{BK}+\dfrac{1}{CK}=\dfrac{1}{PK}[/tex]
C/m +[tex]\Delta KPQ[/tex] đều
+[tex]BC^{2}=BK^{2}+CK^{2}+BK.CK[/tex]
Cùng thảo luận nào ( đặc biệt là câu d).(Ai biết làm thì gợi ý thôi nha, để những người không biết làm làm nữa, đó mới là thảo luận ););)geogebra-export (1).png
 
Last edited:

caochanh166

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng ba 2013
85
12
51
22
Bài 12:
a/ Tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn(Hai đỉnh kề nhau cùng nhìn BC)=> Tâm I là trung điểm BC
b/ Chứng minh M là tâm đường tròn tứ giác AFHE
=> [tex]\widehat{MAE}=\widehat{MEA}[/tex] (1)
I là tâm BFEC => [tex]\widehat{IEC}=\widehat{ICE}[/tex](2)
Từ (1),(2) và [tex]\widehat{MAE}+\widehat{ICE}=90^{\circ}[/tex],E thuộc (I)
=> đpcm
 
  • Like
Reactions: Tùng Thanh

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Bài 12:
a/ Tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn(Hai đỉnh kề nhau cùng nhìn BC)=> Tâm I là trung điểm BC
b/ Chứng minh M là tâm đường tròn tứ giác AFHE
=> [tex]\widehat{MAE}=\widehat{MEA}[/tex] (1)
I là tâm BFEC => [tex]\widehat{IEC}=\widehat{ICE}[/tex](2)
Từ (1),(2) và [tex]\widehat{MAE}+\widehat{ICE}=90^{\circ}[/tex],E thuộc (I)
=> đpcm
bạn cố gắng suy nghĩ câu c) và d) nào :)
 

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Mình cho đáp án câu c) nghen (lâu quá không thấy ai làm).Cách này hơi dài, bạn nào có cách khác ngắn hơn thì chia sẻ nhe.

c/C/m đc [tex]\widehat{ABE}=\widehat{ACF}[/tex]=>[tex]\widehat{ABS}=\widehat{SBE}=\widehat{SCF}=\widehat{SCE}[/tex]
Dùng các góc bằng nhau trên để c/m [tex]\Delta BSC[/tex] vuông tại S.
Dùng góc ở tâm và nội tiếp=>SI là phân giác [tex]\widehat{FIE}[/tex].
C/m thêm là MI cũng là phân giác =>đpcm .
 
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
Mình cho đáp án câu c) nghen (lâu quá không thấy ai làm).Cách này hơi dài, bạn nào có cách khác ngắn hơn thì chia sẻ nhe.

c/C/m đc [tex]\widehat{ABE}=\widehat{ACF}[/tex]=>[tex]\widehat{ABS}=\widehat{SBE}=\widehat{SCF}=\widehat{SCE}[/tex]
Dùng các góc bằng nhau trên để c/m [tex]\Delta BSC[/tex] vuông tại S.
Dùng góc ở tâm và nội tiếp=>SI là phân giác [tex]\widehat{FIE}[/tex].
C/m thêm là MI cũng là phân giác =>đpcm .
Mình cũng định chứng minh hướng này mà mãi không ra ~ Dài bình thường :D
 
  • Like
Reactions: Tùng Thanh

Nguyễn Mạnh Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng năm 2017
450
218
81
22
Đắk Nông
hết đề thì mình xin bổ sung vậy(đề thi vào 10 chuyên toán của truongf đại học sư phạm Hà Nội 2015-2016)
BÀI 13:cho tam giác AC có góc ABC và góc ACB nhọn,Góc BAC=60độ. Các đường phân giác trong [tex]BB_{1},CC_{1}[/tex] cắt nhau tại I
a)CM: tứ giác [tex]AB_{1}IC_{1}[/tex] nội tiếp
b)gọi K là giao điểm thứ 2 khác B của đường thẳng BC với đường tròn ngoại tiếp tam giác [tex]BC_{1}I[/tex].CM: tứ giác [tex]CKIB_{1}[/tex]
c)CM:[tex]AK\perp B_{1}C_{1}[/tex]
mình gửi hình ở dưới nha
 

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
hết đề thì mình xin bổ sung vậy(đề thi vào 10 chuyên toán của truongf đại học sư phạm Hà Nội 2015-2016)
BÀI 13:cho tam giác AC có góc ABC và góc ACB nhọn,Góc BAC=60độ. Các đường phân giác trong [tex]BB_{1},CC_{1}[/tex] cắt nhau tại I
a)CM: tứ giác [tex]AB_{1}IC_{1}[/tex] nội tiếp
b)gọi K là giao điểm thứ 2 khác B của đường thẳng BC với đường tròn ngoại tiếp tam giác [tex]BC_{1}I[/tex].CM: tứ giác [tex]CKIB_{1}[/tex]
c)CM:[tex]AK\perp B_{1}C_{1}[/tex]
mình gửi hình ở dưới nha
Bạn chép đề thiếu thiếu ý, góc BAC=60 mà bạn vẽ ABC??
 

hathuhang02

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng năm 2017
4
1
1
22
Giúp mình 2 bài này với ạ:
bài 1: trong tam giác ABC có 3 góc nhọn lấy 1 điểm P bất kì. CMR khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ P tới các đỉnh A,B,C của tam giác k nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ điểm P tới các cạnh của tam giác đó
bài 2: Cho tam giác ABC đều có AH là đường cao ,M là điểm bất kì trên cạch BC( M khác B,C) Từ M vẽ MP vuông góc AB, MQ vuông góc AC (P thuộc AB,Q thuộc AC). Gọi O là trung điểm của AM .
a, Chứng minh các tam giác OPH và OQH là tam giác đều, từ đó suy ra OH vuông PQ
b, Tìm GTNN của đoạn PQ khi M chạy trên cạnh BC, biết độ dài cạnh của tam giác ABC là a
 

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Giúp mình 2 bài này với ạ:
bài 1: trong tam giác ABC có 3 góc nhọn lấy 1 điểm P bất kì. CMR khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ P tới các đỉnh A,B,C của tam giác k nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ điểm P tới các cạnh của tam giác đó
bài 2: Cho tam giác ABC đều có AH là đường cao ,M là điểm bất kì trên cạch BC( M khác B,C) Từ M vẽ MP vuông góc AB, MQ vuông góc AC (P thuộc AB,Q thuộc AC). Gọi O là trung điểm của AM .
a, Chứng minh các tam giác OPH và OQH là tam giác đều, từ đó suy ra OH vuông PQ
b, Tìm GTNN của đoạn PQ khi M chạy trên cạnh BC, biết độ dài cạnh của tam giác ABC là a
Mình giải đc câu a) bài 2 nhưng hơi dài xíu, bạn tham khảo:
[tex]\Delta ABC[/tex] đều (gt)=>[tex]\widehat{ABC}[/tex] =60 =>
[tex]\widehat{BAH}[/tex] =30(do [tex]\Delta BAH[/tex] vuông tại H)
=>[tex]\widehat{BAM}+\widehat{MAH}[/tex]=30(*)
Lại có PAO=APO(trung tuyến ư v c h trong [tex]\Delta APM[/tex])
MAH=MPH(góc nt chắn MH, APMH nt)
HPO+APO+MPH=90 và có (*)
nên HPO=60;C/m đc PO=AO=OH(ttuvch 2 tam giác )=>OPH cân tại O+HPO=60=>OPH đều
.Tam giác AOH cân =>MAH=OHA(ttuvch)
OMQ=AHQ(góc nt chắn AQ,AQHM nt)
OMQ+MAH+HAQ=90(AMQ vg tại Q)=>OMQ+MAH=60(HAQ =30,ABC đều)
=>AHQ+OHA=60=OHQ
Có OQ=OM=OH(ttuvch)=>OHQ cân +OHQ=60=>OHQ đều
.OP=OQ(=OH)
HP=HQ(=OH)
nên OH là trung trực PQ=>OH vg góc PQ(Có cách nào khác ngắn hơn thì chỉ nghen :oops::D).geogebra-export (8).png
 

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
Giúp mình 2 bài này với ạ:
bài 1: trong tam giác ABC có 3 góc nhọn lấy 1 điểm P bất kì. CMR khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ P tới các đỉnh A,B,C của tam giác k nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ điểm P tới các cạnh của tam giác đó
bài 2: Cho tam giác ABC đều có AH là đường cao ,M là điểm bất kì trên cạch BC( M khác B,C) Từ M vẽ MP vuông góc AB, MQ vuông góc AC (P thuộc AB,Q thuộc AC). Gọi O là trung điểm của AM .
a, Chứng minh các tam giác OPH và OQH là tam giác đều, từ đó suy ra OH vuông PQ
b, Tìm GTNN của đoạn PQ khi M chạy trên cạnh BC, biết độ dài cạnh của tam giác ABC là a
Bài 2: CÁCH KHÁC:
geogebra-export-8-png.10082

a, • Tứ giác MPAH nội tiếp đường tròn đường kính AM. Mà O là trung điểm của AM
=> O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác MPAH
=> Góc POH = 2 góc PAH = 2. 30 độ = 60 độ ( hệ quả góc nội tiếp)
Lại có OP = OH ( = bán kính )
=> Tam giác OPH đều
• GÓc AQM = 90 độ
=> Q thuộc đường tròn (O)
=> OQ = OH và góc QOH = 2 góc QAH = 2. 30 độ = 60 độ
=> Tam giác OQH đều
• Có HP = HQ ( = OH)
OP = OQ ( = OH )
=> OH là trung trực của PQ
=> OH vuông góc với PQ
b, Mình nghĩ rồi gửi sau !
@Tùng Thanh Cách của mình có vẻ ngắn gọn hơn đó!
 
  • Like
Reactions: Tùng Thanh

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
Giúp mình 2 bài này với ạ:
bài 1: trong tam giác ABC có 3 góc nhọn lấy 1 điểm P bất kì. CMR khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ P tới các đỉnh A,B,C của tam giác k nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ điểm P tới các cạnh của tam giác đó
bài 2: Cho tam giác ABC đều có AH là đường cao ,M là điểm bất kì trên cạch BC( M khác B,C) Từ M vẽ MP vuông góc AB, MQ vuông góc AC (P thuộc AB,Q thuộc AC). Gọi O là trung điểm của AM .
a, Chứng minh các tam giác OPH và OQH là tam giác đều, từ đó suy ra OH vuông PQ
b, Tìm GTNN của đoạn PQ khi M chạy trên cạnh BC, biết độ dài cạnh của tam giác ABC là a

Bài 2:
geogebra-export (8).png
Mình lưu ý thêm về ý a một chút nhé! Có thể đề bài ý a sẽ khó hơn nhiều nếu yêu cầu chứng minh tứ giác OPHQ là hình thoi, nhưng thực chất thì cách làm không thay đổi nhé!
b, Gọi G là giao điểm của OH và PQ
=> PG là đường cao của tam giác đều OPH và G là trung điểm của PQ
Ta có
[tex]AM \geq AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow OA = OP \geq \frac{a\sqrt{3}}{4}[/tex]
Lại có:
[tex]PG=\frac{OP\sqrt{3}}{2} \geq \frac{a\sqrt{3}}{4}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{3a}{8}[/tex]
[tex]\Rightarrow PQ\geq \frac{3a}{4}[/tex]
Dấu = xảy ra <=> AM = AH <=> M trùng với H
Vậy minPQ = 3a/4 khi M trùng với H
 
  • Like
Reactions: Eddie225

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Bài 2: CÁCH KHÁC:
geogebra-export-8-png.10082

a, • Tứ giác MPAH nội tiếp đường tròn đường kính AM. Mà O là trung điểm của AM
=> O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác MPAH
=> Góc POH = 2 góc PAH = 2. 30 độ = 60 độ ( hệ quả góc nội tiếp)
Lại có OP = OH ( = bán kính )
=> Tam giác OPH đều
• GÓc AQM = 90 độ
=> Q thuộc đường tròn (O)
=> OQ = OH và góc QOH = 2 góc QAH = 2. 30 độ = 60 độ
=> Tam giác OQH đều
• Có HP = HQ ( = OH)
OP = OQ ( = OH )
=> OH là trung trực của PQ
=> OH vuông góc với PQ
b, Mình nghĩ rồi gửi sau !
@Tùng Thanh Cách của mình có vẻ ngắn gọn hơn đó!
:D:DCảm ơn bạn nhé, mình nhìn hình không ra nổi :(
 
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

Tùng Thanh

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
33
17
31
Bài 1 chắc nhờ TMod Toán giải thôi hic hic
Cho bài mới đi. Mình muốn tham gia :D
Theo yêu cầu mình sẽ cho đề nghen ^^
Bài 14:Cho [tex]\Delta ABC[/tex] nhọn nội tiếp (O) với AB<AC .Lấy M tùy ý trên cung BC nhỏ.Kẻ MP vg góc AB,MQ vg góc BC,MR vg góc AC
a)C/m P,Q,R thẳng hàng
b)Đg cao AD và CE cắt nhau tại H.Đg kính BK cắt DE tại I.C/m DCKI nội tiếp.
c)CS vg góc AM,C/m PQ=SE
d)C/m PSQE nt.geogebra-export (4).png
 
  • Like
Reactions: Kagome811
Top Bottom