Hiệu sách ế

T

trinhluan

Tử tế!
Đền đặt cái hộp gỗ xuống lề đường.Những hộp xi, bàn chải, lọ cồn..va nhau lọc coc. Nó để đôi dép nhựa cũ kĩ trong giấy túi bóng-dép cho khách chờ cạnh cái hộp. Nó ngắm nhìn mấy chữ nó vừa mua cây bút dạ viết vào ba mặt hộp”chất lượng cao-bóng đẹp-kính mời”. Nó mỉm cười, chễm chệ ngồi lên hộp. Nó vuốt mái tóc quăn bụi bặm rồi chùi hai bàn tay đen xì vào vạt áo. Nó rút chiếc bánh mỳ trong túi ra,,, Từ đầu phố một ông già lò dò đi đến. Dáng người ông gầy gò, còi cọc. lưng ông còng xuống.Ông khệ nệ cõng một bao dứa đầy ắp những vỏ hộp, giấy báo cũ kĩ, bìa rách. Tay ông còn cắp thêm một bó mảnh các tông vụn. Ông đội cái mũ cối đã vỡ toác. Vành mũ sụp xuống che hết nửa khuôn mặt choắt, nhem nhuốc, nhăn nhúm. Ông thở hổn hển. Ông lần bước hướng về phía người ta mua đồ phế thải. Nhưng rồi chiếc giày vải rách dưới chân ông vướng vào gờ viên gạch, ông ngã nhào xuống mặt đường. Đền đút vội chiếc bánh mì vào túi, chạy đến đỡ ông già dậy. Nó nhặt nhạnh các thứ vương vãi bỏ vào bao tải cho ông. Cái gói giấy bóng bằng hai bao diêm trong túi áo ông già văng ra.Nó nhặt lên.Khi trong đó nhìn rõ trong đó còn mấy nghìn bạc, nó vội đặt vào tay ông. Ông già ngồi dậy bóp đầu gối. Ông nói phều phào:Cháu tử tế quá!
Đợi ông phủi xong bụi bặm. Đền dìu ông vào trong mép hè. Nó bẻ đôi chiếc bánh mì mời ông. Ông già cấm nửa chiếc bánh mì.Ông nắn nắn rồi trả lại cho nó.Lúc đó ông mới nở nụ cười và để lộ cả hai hàng lợi đỏ hỏn:
Cảm ơn cháu, cháu tử tế quá!
Biết ý, Đền móc ruột bánh mì đưa cho ông. Ông già hỏi Đền: Cháu ở đâu đấy?
Đền ậm ừ. Nó chưa quen ông già. Nó chưa dám nói thật.Nó vừa cắn bánh mì ăn vừa ngồi ngắm ông già.Đôi mắt nó dừng lại trên khuôn mặt nhăn nheo, cái miệng nhai trệu trạo, méo mó của ông, và đặc biệt hố mắt ông lõm sâu.Hai hàng lông mày của ông đã có nhiều sợi bạc..Hình như nó đã nhận ra ông già có nét gì đó…………..
Ông già lại hỏi nó: Quê cháu ở tỉnh nào?
Đền vẫn ngồi im,Bây giờ thì nước mắt nó đã ứa ra.Nhưng nó vẫn chưa thổ lộ với ông già những điều cay đắng về thân phận nó.Quê nó ở mãi trong Thanh.Bố mẹ nó chia tay nhau khi nó chưa đầy năm tuổi.Mẹ nó vào Sài Gòn rồi lấy người nước ngoài. Bố nó ra ngoài này tìm việc làm và nó nghe nói bố nó lấy vợ ở đây và đã có con.Ông bà nội chăm nuôi nó.Được mấy năm thì bà nó mất.Rồi ông nội cũng già yếu bỏ nó mà đi. Nó đến ở với chú thím.Chú thì thương cháu nhưng thím thì… Cũng vì cảnh chạy bữa nuôi con, cuộc sống cứ phải vắt mũi bỏ miệng nên thím hay tiếng bấc, tiếng chì với nó. Nó tủi thân, khóc thầm. Nó thèm lắm cảnh bữa cơm đầm ấm của gia đình.và lúc đau đầu, cảm sốt có bàn tay vỗ về chăm chút như bọn bạn vẫn được bố mẹ nó chăm lo. Nó hỏi tung tích của bố nò rồi nhảy tàu ra đây. Nó đã lang thang khắp hè phố xin ăn để tìm bố. Nhưng rồi cứ như đáy bể mò kim.Bơ vơ.Nó đi theo đám trẻ đánh giày.Nó học chải xỉ, đánh bóng. Nó làm giúp để có miếng ăn, nó làm thuê lúc bọn nó nhiều khách. Khi đã góp được nhiều tiền thì nó sắp cái hộp gỗ, sắm đồ nghề. Tên cái nghề nó bươn chải kiếm sống như đã thay cái tên cho nó. Không ai biết tên thật của nó nữa. Người hàng phố thì gọi nó là thằng đánh giầy. Khách thì réo thằng đánh giày ơi! Đám bạn cùng nghề với nó thì gọi theo các đặc điểm trên mặt”thằng tóc quăn ơi, thằng môi trề ơi, thằng mắt trố ơi” Nghe quen, chính nó cũng như đã quên tên thật của mình rồi. Duy chỉ có ông già nhặt rác thì gọi nó là thằng cháu tử tế!
Rồi cứ mỗi buổi chiều, ông già lại cũng túi dứa đầy ắp giấy lộn, bao rách, thằng Đền lại xách hộp gỗ đến hè phố Hạ này. Nơi nó đỡ ông già đứng dậy hôm nao. Hai ông cháu lại chìa nhau tấm bánh. Người ăn ruột mếm, người ăn vỏ cứng. Lâu ngày đã thành thân quen, thật gần gũi. Sự bất hạnh, cảnh đời trôi dạt giống như hai mảnh ván mong manh chơi vơi giữa biển đời đã gắn kết một già, một trẻ lại với nhau.Cả hai người đều mong tìm thấy ở nhau một thứ tình cảm riêng mà mỗi người đang thiếu thốn, một thứ hơi ấm mà mỗi người đã bị mất đi. Một ngày không cùng ăn với nhau, không cùng được trò chuyện với nhau thì nhớ, thì chờ. Đền mỗi lúc nhìn ông già mém móm trệu trạo nhai miếng bánh mì, nước mắt nó lại muốn trào ra. Nó mường tượng hình ảnh ông già ở đây rất giống với ông nội của nó ngày xưa. Có lần nó hỏi ông già:
Tên ông là gì ạ?
Tuổi già dễ bộc bạch tâm can. Ông già giãi bày ngay:
Cháu cứ gọi ông là ông Hai. Người cả phố này thì không ai gọi ông là như thế cả.
Họ gọi ông bằng tên gì ạ?
Họ gọi là cụ già nhặt rác. Lúc có cái vỏ hộp mảnh giấy vứt ra thì họ gọi “cụ nhặt rác ơi? Ông cười! Nụ cười chua chát!
Nhà ông Hai ở tận phố nào ạ?
Nghe Đền hỏi vậy, ông già thở dài. Giọng ông buồn buồn, rầu rĩ. Nước mắt ông ứa ra quanh hai hố mắt nhăn nheo, sâu thẳm:
Ông không còn nhà nữa cháu ạ!
Ngay cả trước làng Nhân bên kia sông kia, cháu biết không? Có ạ
ừ, ở phía ấy đấy. Họ gọi ông là ông Hai ổi. Vì vườn nhà ông có đến hai chục cây ổi ngon, quả chín vàng. Nhưng nay thì không còn nữa. Hết cả rồi.Mất hết rồi. Khốn khổ lắm cháu ơi? Cháu hỏi ông tại sao lại thế à. Chuyện là thế này. Con ông là thằng cờ bạc. Nó thua lỗ, nó bán nhà, bán vườn mà chưa trả hết nợ.bà buồn rầu, uất ức mà chết.Ông làm ma cho bà xong thì người ta đuổi ông ra khỏi nhà.Ông sa cơ nỡ vận đến nước này đây. Ông già thở dài thê thảm.
Ông giàhỏi thằng Đền:
Tối cháu về ở đâu?
Bây giờ thì Đền đã nói thật:
Cháu ở trong phố yên, ngủ nhờ bà bán đồng nát ông ạ!
Bà ấy thương người lắm. Cháu ở một góc trong bếp. Bà ấy không lấy tiền thuê. Tiền làm được cháu gửi tất cho bà ấy. bà ấy làm giấy kí nhận tiền gửi của cháu!
Giờ đây, khi làm ra được đồng tiền. Đền không biết giờ gửi về cho ai. Mỗi ngày nó dành dụm được dăm bảy ngàn đồng. Nếu không gặp mấy anh nghiện xin đểu thì số tiền của nó cũng đã kha khá. Cứ mỗi khi di qua hàng bánh ngọt thơm ngon đi qua hàng quả chín, nó lại đứng tầng ngần, nuối tiếc. Nó thương nhớ ông bà nó lắm… Năm ngoái vào dịp tết nó đã mua chiếc áo len gửi về biếu chú nó. Rồi không biết nó ngẫm nghĩ thế nào lại mua thêm một chiếc nữa gửi về biếu thím nó. Nó còn gửi bó hương thơm, hộp mứt ngon về cúng ông bà. Rồi còn nó thì chiều mùng một tết lại lủi thủi đi làm. Nó lấy đó làm niềm vui, ngày thường lúc qua cửa trường học, nó cứ đứng ngoài hàng rào nhìn các bạn học sinh nô đùa mà nó thèm, nó tủi.
Ông Hai ơi, ở phố hạ này ông có nhìn thấy một bà mẹ què chân dắt con ăn xin không? Cháu quen à
Ông có nhìn thấy. bà ấy bò lết dọc đường
Trông thương ông nhỉ? Nét buồn hiện lên trên khuôn mặt của thằng Điền. Cứ vài ngày cháu lại cho bà ấy vài nghìn. Bằng tiền công cháu đánh hai đôi giày thôi mà. Cháu thương thằng bé lắm.
Một lát sau Đền lại hỏi ông?
Ông ơi, bây giờ người ta còn đòi nợ ông nữa không?
Ông chỉ còn cái xác rách này lấy gì mà trả nữa. Lâu rồi bọn nó cũng lờ đi.
Đền đứng dậy. Nó luồn tay vào trong cạp quần. ở đó nó may cái túi nhỏ xíu. Nó rút tờ bạc năm mươi ngàn đồng được cuộc tròn như điếu thuốc lá. Nó đưa ông già:
Cháu biếu ông! Sắp rét rồi, ông mua áo ấm mà mặc. Cháu thấy ở phố Nguyễn Chí Thanh vào buổi tối, họ bán nhiều lắm.
Ánh mắt đục ngầu của ông già nhìn chằm chằm thằng bé, nước mắt ông lăn dài.
Không phải tiền của cháu ăn cắp đâu ông ạ. Cháu không thèm làm cái trò ******** ấy. Sáng qua cháu đánh giầy, ông Tây cho cháu đấy. Tại lúc ông ý đứng dậy, rơi cái ví, cháu nhìn thấy và đã đưa cho ông ý!
ừ, thật thà, không tham của người ta thế là tốt cháu ạ!
Cháu cất đi. Mấy thằng nghiện nhìn thấy thì khổ! Ông không lấy đâu. Mỗi ngày ông cũng góp nhặt được dăm nghìn rồi. Ông chả ngửa tay xin ai cả. Ông chỉ bán các thứ ông nhặt được. Cháu thật là tử tế!

Một buổi sáng, Đền xách hộp đi làm thì nghe người ta nói” Cụ già nhặt rác ở phố Hạ đã chết trong lều chợ” Nó lắng nghe, dò hỏi. Nó mua một thẻ hương rồi hớt hải chạy đến cái chợ bên đường, cạnh bờ sông. Nó tìm đến cái lều ông già chết. Cái lều ấy dựng dưới gốc cây ổi già, giáp mép sông. Mùa đông, cây ổi đã trút hết lá. Cành trơ trọi khẳng khiu, như những cánh tay gầy chới với. Trong lều chỉ còn mấy người dọn vệ sinh. Xác ông già đã được trở đi rồi. Đền đứng tần ngần. Tay nó nắm chặt bó hương. Nước mắt nó chảy ròng ròng. Miệng nó mấp máy….”Ông Hai”….



=>Câu chuyện này tớ đã được đọc khá lâu rồi, giờ rảnh post lên cho mọi người cùng đọc. Cuộc đời đúng là..một vòng tròn ẩn số, dau khổ, bất hạnh nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương giữa con người nghèo khổ, bất hạnh với nhau. Điều đó làm cho câu chuyện này trở nên sinh động hơn.Tớ đọc đi đọc lại rất nhiều lần… còn các cậu thì sao? Cho ý kiến đi?
 
P

phaodaibatkhaxampham

Hjz, mấy ng ấy đi rồi, buồn wá :(.
Làm mem dĩ nhiên là vui rồi chị ạ, tha hồ mà đi spam =)).
Mod mới em thấy có 1 số ng thật vớ vẩn, ăn rồi đi spam cho lên bài thôi. Lại có những ng ko viết TV 1 cách đàng hoàng, thế mà vẫn đc làm mod b-(!
Hz mấy ng thi mod đc điểm cao em chả quen ai cả, hồi trước chị em có đề cử rồi nhưng ko đc :(. Ng tốt thì ko đc làm, thi với thố toàn thấy mấy ng ở đâu 8-}.
Nhớ hồi anh P chả phải thi thố j cả, chỉ cần tích cực với xin suông thôi =)). Thế mà mod hồi ấy lại có chất lượng, tốt là đằng khác. Nghĩ bi giờ sao mà chán wá.
Rong biển thì em mới chỉ đc thử tý chút khi ăn bánh gạo thôi =))!

@: Chị iu kẻ chuyện hay thật, đúng là dân Văn =D>

Ờ nhớ một thời oanh liệt ghê ,nhưng thôi em à , chị nói rồi đó tre già măng mọc , măng có thể chưa ngon nhưng rồi cũng ok hết
Mình vào vs tinh thần học là chính spam là chủ yếu thôi mà
 
K

kira_l

Ờ nhớ một thời oanh liệt ghê ,nhưng thôi em à , chị nói rồi đó tre già măng mọc , măng có thể chưa ngon nhưng rồi cũng ok hết
Mình vào vs tinh thần học là chính spam là chủ yếu thôi mà

chắc gì măng chưa ngon ư ?

chj thử chưa mà biết

cần nếm đã chớ

câu cuối chí lí =))

spam là chủ yếu :))
 
P

phaodaibatkhaxampham

Ờ nhớ một thời oanh liệt ghê ,nhưng thôi em à , chị nói rồi đó tre già măng mọc , măng có thể chưa ngon nhưng rồi cũng ok hết
Mình vào vs tinh thần học là chính spam là chủ yếu thôi mà

chắc gì măng chưa ngon ư ?

chj thử chưa mà biết

cần nếm đã chớ

câu cuối chí lí =))

spam là chủ yếu :))
Chị

dùng từ có thể em ạ , hồi này bọn trẻ cứ đọc qua loa rồi buông những lời thật là , nên rèn luyện lại cách đọc , em nhé
 
T

thienthandethuong_minigirl

Chao ôi, thời oanh liệt nay còn đâu :((! (nghe wen ko =)))
Mà thật ra em ko thích ăn măng chị ạ. 1 phần là do nhìn ko đẹp 1 phần là do... dở =))
@: Em add nick chị nhớ ;;)!
 
P

phaodaibatkhaxampham

@ Trinh luân : tớ thích kiểu lạoi truyện ngắn đó , nhưng truyện này tớ đọc lại không thấy cảm động bằng truyện mà cụ già ăn xin đến nhà em bé , em bé đưa tay ra cho ông lão và nói nó không có cái gì cả ý ..... đọc hồi cấp 1 ý , đọc thấy cảm động kinh
 
M

meo_kute9x

tơ thấy cảm động nhất là khi một cô pi mất con gái thế là em pe hàng xóm mang cho cô ấy một cái gạc
 
M

meo_kute9x

ok để mí hum nữa nha để tui phải tìm quyển ý đã tui nói thì chắc hok hay lắm
 
P

phaodaibatkhaxampham

Hiện nay mình đang đọc bản ebook của truyện
10 chú da đen nhỏ do bạn phong linh giới thiệu
bạn nào thích đọc cùng thì qua yahoo lấy mà đọc
 
M

meo_kute9x

ý bạn cho tui yahoo của panj đi tui vào nữa nha hihi tui thích đọc mí chuyện ngắn lắm hok đọc truyện tui thấy pun mắt lắm
 
P

phaodaibatkhaxampham

ý bạn cho tui yahoo của panj đi tui vào nữa nha hihi tui thích đọc mí chuyện ngắn lắm hok đọc truyện tui thấy pun mắt lắm

Em mèo
này , chị nói vs em thé này không có ý gì nhưng mong em hãy thực hiện
Viết đúng chính tả Tiếng Việt
Mấy từ em viết , chị già rồi mắt kém luận mãi mới ra .nik yahoo: chealsea_1991
 
M

meo_kute9x

ok thanh chị đã nhắc nhở nhé sẽ tôn trọng văn việt nam tại diễn đàn này ních em là saoanhvasaoem922000 chi em minh cùng lên nha
 
M

meo_kute9x

tớ zat thích đọc sách năm cấp 2 tớ còn thi học sinh giỏi sử nhưng hok hiểu sao lên cấp 3 tớ học rất zot môn nj tại sao nhỉ
 
P

phaodaibatkhaxampham

tớ zat thích đọc sách năm cấp 2 tớ còn thi học sinh giỏi sử nhưng hok hiểu sao lên cấp 3 tớ học rất zot môn nj tại sao nhỉ
Có thể là tại lười hơn , cũng có thể là do phương pháp học
học sử ngoài các sự kiện cần phải nắm còn phải có pp suy luận
Đọc thêm nhiều sách hơn và các bài làm của các bạn giỏi , hãy từ từ rèn luyện lòng đam mê
 
C

congchualolem_b

em có ạ, em cũng có 1 số ebook, chị muốn đọc sherlock holmes k, em cũng có kha khá sách vs nhiều thể loại, hôm nào chị em mình trao đổi nha, em thấy chị có nhiều sách hay wa ^^
 
Top Bottom