Sử 10 Hai bức thư về vấn đề giao thương với Tây Dương của Gia Long

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào những năm 1790, Nguyễn Ánh lúc này đã hoàn toàn làm chủ Gia Định, Nguyễn Huệ cũng đã qua đời và Vương đang đánh nhau với Trần Quang Diệu. Để có vũ khí đối đầu với Tây Sơn, Ngài đã cử hàng loạt quan lại người Pháp xuất dương mua các thứ chiến cụ tối tân. Các thương vụ này đa phần đều được thực hiện trót lọt cho đến khi tàu Anh chặn bắt tàu Admire của Nguyễn Vương tại biển Ấn Độ và trấn lột luôn thư có niêm phong quốc ấn Nam Hà".
Đây là hành động sỉ nhục quốc thể. Quốc thư là do người đứng đầu nước này gửi cho người đứng đầu nước kia. Một viên thuyền trưởng, dù là từ đế quốc mạnh nhất thế giới, cũng không đủ tư cách để chặn thư có quốc ấn. Xứ Conchinchine (theo cách gọi của người Pháp) vừa bị sỉ nhục nặng nề. Mà lý do của việc này lại xuất phát từ việc Nguyễn Ánh dùng người Pháp để giao thương, mà nước Anh đang chiến tranh với cách mạng Pháp. Vì vậy họ mới chặn thuyền Nguyễn Vương lại, không cần biết ông phe nào.
Để đáp trả, Nguyễn Vương đã gửi 1 loạt 5 lá thứ có quốc ấn, nhưng trong đó có 2 lá thư gửi cho vua Geogre III của Anh và Quan Toàn quyền Anh tại Ấn Độ là đáng lưu ý hơn cả. Tôi xin lược trích cho các bạn.
+) Thư gửi vua Geogre nước Anh:
“Tôi cũng biết rằng Bệ hạ rất thân với vua Louis XVI. Vua Pháp luôn có Bệ hạ là người bạn trung thành, nhiệt tâm bảo vệ ông nhất và ngay cả khi ông đã bị tội ác (chỉ cách mạng Pháp) cướp đi thì Bệ hạ vẫn tìm đủ cách để báo thù cho ông. Hành động này của Bệ hạ không chỉ khiến Châu Âu mến phục, mà còn làm rạng ngời những lời tán thành ở tận miền viễn Đông này. Tôi dám mong rằng, như những người thợ săn sợ bắn sẻ động rừng, Bệ hạ với lòng kính mến vua Louis XVI sẽ coi tôi là bạn. Việc hay nhất mà Bệ hạ có thể làm lúc này là ra lệnh cho các quan trấn thủ ở Ấn Độ cho phép những phái viên của tôi có thể mua những thứ họ cần”. Thư niêm phong ấn nhà vua và ấn quân đội Nam Hà.
Lá thư này thể hiện 2 điểm: một là Nguyễn Vương đứng ngoài cuộc chiến giữa phong kiến và tư sản Pháp, bản thân ngài cũng là một vị vua và cũng từng có liên lạc với vua Louis XVI vừa bị cách mạng Pháp tử hình vài năm trước, điểm thứ hai phát triển trên điểm một, Nguyễn Vương yêu cầu pháp luật được thực thi và sẵn sàng mở cửa buôn bán với Anh quốc sau này. Một lá thư khéo léo loại bỏ những hoài nghi của vua Anh và đòi kẻ mạnh phải tôn trọng công lý.
Đồng thời, Vương sao lá thư trên lại rồi gửi kèm cho Quan toàn quyền Anh tại Ấn Độ.
“Các hạ,
Quả nhân rất ngạc nhiên khi biết tin tàu Anh do thuyền trưởng Thomas điều khiên đã bất chấp luật xã hội, chiếm tàu Admire do viên cai đội của ta chỉ huy. Người này tưởng y là kẻ mạnh nhất, dám coi thường tất cả, đã hạ cờ của ta xuống và treo cờ Anh lên thay thế; y không có phán quyết của tòa án hải quân, đã đem bán chiến tàu này cùng với hàng hóa và lấy sạch số tiền thu được. Y đã bất chấp luật pháp giữa các quốc gia khi chặn thư có quốc ấn niêm phong […]
Ta viết thư này cho Các hạ để hỏi vì lý do gì mà Các hạ cho phép Thuyền trưởng Thomas hành xử theo kiểu như y vừa làm. Ta yêu cầu Các hạ bồi thường theo luật pháp Anh trong hoàn cảnh tương tự. Ta yêu cầu hoàn trả thư từ quan pháp của ta cùng với giá chiến tàu và hàng hóa chuyên chở cả vốn lẫn lời luật pháp quy định […]
Các hạ phải thấy rằng nếu ta muốn bồi thường bằng luật bù trừ, ta chẳng thiếu gì phương tiện”. Ấn niêm phong Quốc phòng.
Hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Vương nhún nhường và tôn trọng vua Anh bao nhiêu thì hạch tội và kiên quyết với tên quan toàn quyền kia bấy nhiêu. Bởi cuối cùng, hắn là quan còn ngài là vua. Không ngang hàng! Thậm chí Vương còn không đóng quốc ấn trong lá thư gửi qua Ấn Độ.
Kết quả: Người Anh phải thực thi công lý mà Nguyễn Ánh yêu cầu. Đến lúc này, các học giả phương Tây tại Nam hà đều thống nhất gọi Nguyễn Vương là “vị hoàng đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Conchinchine”. Một con người giành được cả sự tôn trọng của người Việt, người Hoa, người Xiêm, người Miến Điện và cả người Tây phương đang nghĩ mình là thượng đẳng. Trí tuệ ấy không phải tầm thường. Con người đó chính là Nguyễn Ánh.

photo.php
 

Nguyễn Thiên Trang

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng năm 2017
139
61
71
19
Quảng Nam
THCS
Học sử 7.Cảm thấy Nguyễn Ánh thật là con người rất "dai" rất ghê gớm và phi thường
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Đung ý luôn ớ...sau tìm hiểu thì thấy ổng cũng được ghê chứ,cũng có công,ko có Nguyễn Ánh thì nhà Nguyễn ở đâu ra :)))
Một thanh niên 4 tuổi cha mất, bị tách khỏi gia đình, sống trong vòng kiểm tỏa của loạn thần Trương Tần Cối, học hành ít ỏi, cả đời tự học thế mà thế mà ông lại làm được rất nhiều, từ xây dựng chính trị, quân sự, đắc nhân tâm, rồi bắn súng, đúc pháo, làm thuyền đều giỏi. Bản thân mẫu vẽ đại thuyền và bản thiết kế xây dựng thành Gia Định, đều do Gia Long hoạch định và trực tiếp chỉ đạo triển khai.

Đối với mình, phải là người vĩ đại, đáng để mình nể phục mình mới cúi đầu trước họ, còn tuổi tác, danh vọng, chức tước, phẩm hàm đều vô dụng
 
Last edited by a moderator:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Về nhân vật Nguyễn Ánh - Gia Long thì có nhiều cái phải bàn: công cũng có, tội cũng có hết. Mình thì không nghiên về bên công hay tội (mình trung lập thôi): về công thì Nguyễn Ánh rất nỗ lực thống nhất đất nước, có cái đầu khá tỉnh táo trước âm mưu của phương Tây. Ông ta sau khi lên ngôi đã kiện toàn bộ máy nhà nước theo mô hình của các vương triều tiền nhiệm với một sự chuyên chế cao độ - cái này giống với thời Lê sơ. Nhân dân chắc chắn không bao giờ tha thứ cho cái tội lỗi tày đình của ông ta vào cuối thế kỷ XVIII - đó là nguyên nhân khiến nhân dân chống đối triều đình ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập không lâu.....
 
  • Like
Reactions: Tôn Nữ Hà Anh

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Về nhân vật Nguyễn Ánh - Gia Long thì có nhiều cái phải bàn: công cũng có, tội cũng có hết. Mình thì không nghiên về bên công hay tội (mình trung lập thôi): về công thì Nguyễn Ánh rất nỗ lực thống nhất đất nước, có cái đầu khá tỉnh táo trước âm mưu của phương Tây. Ông ta sau khi lên ngôi đã kiện toàn bộ máy nhà nước theo mô hình của các vương triều tiền nhiệm với một sự chuyên chế cao độ - cái này giống với thời Lê sơ. Nhân dân chắc chắn không bao giờ tha thứ cho cái tội lỗi tày đình của ông ta vào cuối thế kỷ XVIII - đó là nguyên nhân khiến nhân dân chống đối triều đình ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập không lâu.....
Chào thầy Quân, rất cám ơn thầy đã quan tâm đến bài đăng của em. Em xin được hỏi thầy về khái niệm "Nhân dân" được đề cập ở đây là ai ạ? Nhân dân Việt Nam hiện tại hay nhân dân Việt Nam năm 1802, hay nhân dân Bắc Hà? Thầy chắc cũng biết về sự đứt gãy và khác biệt về tư tưởng của người dân của 2 vương quốc Đại Việt và Nam Hà khi nó được hợp nhất vào dưới quốc hiệu Đại Nam chứ? Còn nói nhân dân nói chung e hơi quá, vì nếu không tha thứ chắc Vua Gia Long đã bại hoàn toàn từ khi quân Xiêm thua rồi, làm j có chuyện trở về phục hưng xứng Nông Nại rồi chống nhau và tiêu diệt cả Tây Sơn sau đó.
Xét về góc độ nhìn nhận tiêu cực về việc mượn ngoại binh, đâu chỉ có Mẫn Đế và Thế Tổ mới cầu ngoại viện trong lịch sử Việt Nam, ấy thế mà hậu thế chỉ chửi hai ông, đặc biệt là Gia Long mà xóa nhòa đi những đóng góp to lớn của Người.
Thật là bất công mà :D
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
chào em, khái niệm "nhân dân" được t tạm hiểu là nhân dân cả nước sau khi được thống nhất đất nước dưới thời Nguyễn; còn "nhân dân Bắc Hà" hay "nhân dân Gia Định" thì xin phép không bàn luận. Hậu thế dù phê phán nặng nề, nhưng cái này là hợp lý vì hành động của mỗi người thì người dân đều biết hết, chứ không phải là không biết và họ phân định tốt - xấu rất rạch ròi
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
chào em, khái niệm "nhân dân" được t tạm hiểu là nhân dân cả nước sau khi được thống nhất đất nước dưới thời Nguyễn; còn "nhân dân Bắc Hà" hay "nhân dân Gia Định" thì xin phép không bàn luận. Hậu thế dù phê phán nặng nề, nhưng cái này là hợp lý vì hành động của mỗi người thì người dân đều biết hết, chứ không phải là không biết và họ phân định tốt - xấu rất rạch ròi
Chứ không phải có cả 1 thời kỳ kéo dài người ta xếp Gia Long và Mạc Thái Tổ vào danh sách các nhân vật xấu và tăng cường trên các sách vở ấn phẩm giáo dục sao, cả người công tội đều có ( Mạc Thái Tổ thì tội cũng có thấy rõ lắm đâu) thế mà người ta chỉ nói có tội và những sự xấu xa.
Nước Việt Nam kể từ khi mang quốc hiệu VN chỉ thống nhất về mặt hành chính, chứ mặt tư tưởng thì phân biệt và đứt gãy lắm ạ
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
chứ mặt tư tưởng thì phân biệt và đứt gãy lắm
mặt này thời kỳ nào cũng có em nhé; không phải chỉ cố định trong một khoảng thời kỳ đâu. Thường là mọi thời kỳ lịch sử đều có sự đấu tranh quyết liệt giữa bảo thủ và cấp tiến (hai thằng này đụng một cái là gây lộn nhau, không có điểm dừng). Nhưng hai nhân vật này - Quang Trung và Nguyễn Ánh luôn có đấu tranh tư tưởng trong suy nghĩ: bảo thủ >< cấp tiến (sau này vua Tự Đức cũng thế, đấu tranh quyết liệt về tư tưởng trong suy nghĩ: bảo thủ >< cấp tiến).
Hà Anh thử đặt trường hợp xem, nếu hai luồng tư tưởng này gặp nhau thì sao đây ta ? Theo suy nghĩ của nhiều người, nếu hai luồng tư tưởng này mà gặp nhau thì họ cũng gặp nhau để hàn huyên câu chuyện - đó chỉ là sự "hòa hoãn" tạm thời mà thôi. Giả sử trường hợp nếu Quang Trung và Nguyễn Ánh gặp nhau thì cái này có thể xảy ra, nếu hai bên tự động "đè nén" suy nghĩ của mình lại và gặp nhau, chủ động làm hòa vì mục tiêu chính đáng là thống nhất đất nước theo nguyên vọng của nhân dân. Sử sách của nhà Nguyễn thì mình không đọc nhiều, nhất là phần vua Nguyễn "nói xấu" quá nhiều về nhà Tây Sơn mà phủ định luôn những thành tựu đạt được của triều đại này. Chắc Hà Anh cũng chưa biết rằng vào thời kháng Mĩ cứu nước (1945), quyển “Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận miền Nam Việt Nam” của E. Miller (có bản dịch tiếng Việt) là có nói đến sự khác biệt tư tưởng giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc với chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Mặc dù khác biệt tư tưởng là thế, nhưng Tổng thống Diệm cũng có suy nghĩ mong muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chấm dứt xung đột (có lẽ là theo lời khuyên của em trai là cố vấn Ngô Đình Nhu)
Cuộc tranh luận về vai trò của Quang Trung và Nguyễn Ánh là cuộc tranh luận chưa bao giờ có chấm dứt, nên những nhận định của t ở đây chỉ mang tính tham khảo....
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
mặt này thời kỳ nào cũng có em nhé; không phải chỉ cố định trong một khoảng thời kỳ đâu. Thường là mọi thời kỳ lịch sử đều có sự đấu tranh quyết liệt giữa bảo thủ và cấp tiến (hai thằng này đụng một cái là gây lộn nhau, không có điểm dừng). Nhưng hai nhân vật này - Quang Trung và Nguyễn Ánh luôn có đấu tranh tư tưởng trong suy nghĩ: bảo thủ >< cấp tiến (sau này vua Tự Đức cũng thế, đấu tranh quyết liệt về tư tưởng trong suy nghĩ: bảo thủ >< cấp tiến).
Hà Anh thử đặt trường hợp xem, nếu hai luồng tư tưởng này gặp nhau thì sao đây ta ? Theo suy nghĩ của nhiều người, nếu hai luồng tư tưởng này mà gặp nhau thì họ cũng gặp nhau để hàn huyên câu chuyện - đó chỉ là sự "hòa hoãn" tạm thời mà thôi. Giả sử trường hợp nếu Quang Trung và Nguyễn Ánh gặp nhau thì cái này có thể xảy ra, nếu hai bên tự động "đè nén" suy nghĩ của mình lại và gặp nhau, chủ động làm hòa vì mục tiêu chính đáng là thống nhất đất nước theo nguyên vọng của nhân dân. Sử sách của nhà Nguyễn thì mình không đọc nhiều, nhất là phần vua Nguyễn "nói xấu" quá nhiều về nhà Tây Sơn mà phủ định luôn những thành tựu đạt được của triều đại này. Chắc Hà Anh cũng chưa biết rằng vào thời kháng Mĩ cứu nước (1945), quyển “Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận miền Nam Việt Nam” của E. Miller (có bản dịch tiếng Việt) là có nói đến sự khác biệt tư tưởng giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc với chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Mặc dù khác biệt tư tưởng là thế, nhưng Tổng thống Diệm cũng có suy nghĩ mong muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chấm dứt xung đột (có lẽ là theo lời khuyên của em trai là cố vấn Ngô Đình Nhu)
Cuộc tranh luận về vai trò của Quang Trung và Nguyễn Ánh là cuộc tranh luận chưa bao giờ có chấm dứt, nên những nhận định của t ở đây chỉ mang tính tham khảo....
Cả hai Nhân vật này công tội chả kém cạnh j nhau, cơ mà chỉ vì Quang Trung đánh bại được quân xâm lược mà lịch sử hết lời ngợi ca, nghĩ cũng thực xót xa
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Như em đã nói, công tội như nhau, về phần công tội Gia Long, và phần công Nguyễn Huệ chắc dễ rồi, tội của Nguyễn Huệ mới lằng nhằng vì nó còn là tội của cả bộ máy Tây Sơn, bên cạnh đó cuốn Thực Lục cũng là 1 tài liệu tốt, khi không né tránh phần công tích và tài nặng của Tây Sơn Võ Hoàng Đế
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
tội của Nguyễn Huệ mới lằng nhằng
phần này sử nhà Nguyễn viết rõ quá (vì sử Tây Sơn bị nó phá hủy không còn gì), haha. Nhưng mình không có thích tính "nói quá" của tài liệu này (một số đoạn, mình có đọc cả chục tài liệu về sự việc này trong nhiều năm), mặc dù nó là tài liệu gốc về nhà Nguyễn. Phần này nói công khai quá cũng không nên đâu, bữa nào qua tin nhắn riêng sẽ bàn luận sau. Mấy bữa trước cũng có người đòi công khai sự việc này, nhưng mình cho là không cần nên không đăng lên đây.
 

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
Tây Sơn có mấy việc xấu kiểu như : thảm sát 1 số đô thị, chế độ bắt lính theo hình thức đếm nóc nhà, sưu thuế còn tăng hơn cả thời Trương Tần Cối, chiến tranh binh hỏa liên miên, việc tín bài cũng có sự bất cập....Mấy cái này, Nguyễn Huệ đều có góp mặt cả
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Tây Sơn có mấy việc xấu kiểu như : thảm sát 1 số đô thị, chế độ bắt lính theo hình thức đếm nóc nhà, sưu thuế còn tăng hơn cả thời Trương Tần Cối, chiến tranh binh hỏa liên miên, việc tín bài cũng có sự bất cập....Mấy cái này, Nguyễn Huệ đều có góp mặt cả
mấy vấn đề này mình thừa biết, biết quá rõ và nguyên nhân tại sao lại có chuyện này:
- sự việc đầu tiên, người ta nói nhẹ nhàng là các đô thị ở vùng Gia Định và vùng Thuận Quảng suy tàn do nội chiến, chính sách ngặt nghèo của chúa Nguyễn. Có lẽ Hà Anh nói đúng khi Nguyễn Huệ đấu tranh chống Nguyễn Ánh quá quyết liệt khiến dân Gia Định thiệt hại quá nhiều (chủ yếu là thương gia và địa chủ có đầu óc buôn bán). Nguyễn Huệ quá nóng vội nên cư dân Gia Định (chủ yếu địa chủ lớn, thương gia... thậm chí là giáo sĩ) không ủng hộ nhà Tây Sơn mà theo Nguyễn Ánh. Họ theo Nguyễn Ánh vì đơn giản là Ánh chăm lo đến binh lính và nhân dân (có tài liệu ghi là Ánh thăm hỏi người dân) nên lấy được cảm tình của người dân vùng Gia Định rồi họ đi theo ông ta. Các đô thị bị suy tàn từ đầu và giữa thế kỷ XVIII trước khi bị quân Tây Sơn tàn phá
- với sự việc thứ hai, Nguyễn Huệ làm thế vì hoàn cảnh lúc này không cho phép: phía bắc có họa xâm lăng của Mãn Thanh và nổi loạn của tàn dư họ Lê; phía nam có họ Nguyễn. Người dân chấp nhận việc làm này vì thời cuộc và lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm bảo vệ đất nước bằng mọi giá và giành lấy tự do. Bản thân Nguyễn Huệ không muốn chiến tranh chút nào, nguyện vọng của ông là thống nhất đất nước và xa hơn là ý định cải cách đất nước nữa
- sự việc cuối cùng, cái này Nguyễn Huệ có lẽ là lần đầu tiên áp dụng nên có lúng túng cũng là điều hợp lý - đây chính là cách ông quản lý nhân khẩu thôi

Cái gì cũng phải tranh luận nhẹ nhàng, tránh đưa sự việc đi quá xa......
 
Top Bottom