- 31 Tháng mười hai 2018
- 64
- 82
- 21
- 27
- Du học sinh
- Viện Đại Học Đông Kinh
Tôi chỉ sợ họ không đăng thôi chứ ngại gì vết bẩn, post giữa Bình Định còn chả lo nói gì Phú XuânXoắn thé bạnbn thử post bài bn ỏ phú xuân xem
cơ mà nội dung của bạn này lại không liên quan nhỉ @Toji Takeshi @Đình Hải
Trong vấn đề với Nam Bộ, phía Tây Sơn có 1 tướng lĩnh bị nghĩa hòa quân giết, và thế là quân Tây đem tất cả già trẻ lớn bé người Hoa ra giết hại, không chừa ai "Dân chúng bị tàn sát thê thảm, nhà bị đốt phá, cái gì đem về được Quy Nhơn thì họ dỡ đi. Do người Hoa thích chôn vàng bạc nên quân Tây Sơn xới tung cả đường lên để tìm. Các ngành nghề thủ công tan tành chẳng còn gì. Xác chết lấp hết dòng sông quanh cù lao, nước đỏ ngầu vì máu, kinh khủng còn hơn thảm sát Paris. Đến cả tháng sau những người sống sót vẫn không ai dám dùng nước ở sông đó. Cả một vùng thương cảng sầm uất đã biến thành bãi tha ma. Những người còn sống sót đã dắt díu nhau lánh nạn về Bến Nghé và thành lập vùng Chợ Lớn, vẫn còn ở Sài Gòn tới ngày nay. Mãi sau này người ta mới trở về, nhưng dân số còn không bằng 1% lúc trước. "mấy vấn đề này mình thừa biết, biết quá rõ và nguyên nhân tại sao lại có chuyện này:
- sự việc đầu tiên, người ta nói nhẹ nhàng là các đô thị ở vùng Gia Định và vùng Thuận Quảng suy tàn do nội chiến, chính sách ngặt nghèo của chúa Nguyễn. Có lẽ Hà Anh nói đúng khi Nguyễn Huệ đấu tranh chống Nguyễn Ánh quá quyết liệt khiến dân Gia Định thiệt hại quá nhiều (chủ yếu là thương gia và địa chủ có đầu óc buôn bán). Nguyễn Huệ quá nóng vội nên cư dân Gia Định (chủ yếu địa chủ lớn, thương gia... thậm chí là giáo sĩ) không ủng hộ nhà Tây Sơn mà theo Nguyễn Ánh. Họ theo Nguyễn Ánh vì đơn giản là Ánh chăm lo đến binh lính và nhân dân (có tài liệu ghi là Ánh thăm hỏi người dân) nên lấy được cảm tình của người dân vùng Gia Định rồi họ đi theo ông ta. Các đô thị bị suy tàn từ đầu và giữa thế kỷ XVIII trước khi bị quân Tây Sơn tàn phá
- với sự việc thứ hai, Nguyễn Huệ làm thế vì hoàn cảnh lúc này không cho phép: phía bắc có họa xâm lăng của Mãn Thanh và nổi loạn của tàn dư họ Lê; phía nam có họ Nguyễn. Người dân chấp nhận việc làm này vì thời cuộc và lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm bảo vệ đất nước bằng mọi giá và giành lấy tự do. Bản thân Nguyễn Huệ không muốn chiến tranh chút nào, nguyện vọng của ông là thống nhất đất nước và xa hơn là ý định cải cách đất nước nữa
- sự việc cuối cùng, cái này Nguyễn Huệ có lẽ là lần đầu tiên áp dụng nên có lúng túng cũng là điều hợp lý - đây chính là cách ông quản lý nhân khẩu thôi
Cái gì cũng phải tranh luận nhẹ nhàng, tránh đưa sự việc đi quá xa......
Đó là 1 đoạn mô tả về thảm sát Cù Lao Phố của cái ông giáo sĩ đã chém gió kèo Bùi Thị Xuân bị Gia Long xử tử voi giày gửi giáo hội của họ tại Pháp.
Còn cái nguyện vọng không muốn chiến tranh của Nguyễn Huệ nghe nó hão huyền lắm bác ạ, vì nếu ông ta thực có ý đó thì trong các giai đoạn lịch sử ông ta đã làm rất khác rồi . Ông ta có thể đánh bại mọi kẻ địch nhưng ông ta không thể có được nhân tâm của mọi người, còn kém hơn cả ông anh buồn trầu đã từng nuôi ông ta ăn học kia .