GÓC GIÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

  • Thread starter hocmai.hoahoc3
  • Ngày gửi
  • Replies 100
  • Views 7,368

D

draco.malfoy

trời, cũng giống như cho kim loại vào axít và muối khl sau H+vd như Al vào dd axits HCL và muối CuSO4 chẳng hạn, hỏi pứ nào xảy ra trước? thầy bảo hỏi chúa để biết thêm chi tiết
 
D

draco.malfoy

hocmai.hoahoc3 said:
Có gợi ý rùi mà. Cái này không có trong chương trình học của học sinh bt. Còn đối với các bạn học chuyên, các bạn không thắc mắc vấn đề này sao? Chẳng nhẽ cho bài điện phân có FeCl2 và HCl các bạn vẫn viết H+ điện phân trước. Chẳng nhẽ thày cô chúng ta bảo không viết trước là chúng ta không viết trước.....
còn câu này anh lấy ý tưởng từ bài của em hả?
nói thật thầy em còn viết sai câu này là H+ điện phân trước cơ mà.
 
S

saobanglanhgia

draco.malfoy said:
trời, cũng giống như cho kim loại vào axít và muối khl sau H+vd như Al vào dd axits HCL và muối CuSO4 chẳng hạn, hỏi pứ nào xảy ra trước? thầy bảo hỏi chúa để biết thêm chi tiết
:D ko cần phải hỏi đến chúa đâu em, người ta hoàn toàn có thể định lượng được bằng các tính toán điện hóa học mà.
 
D

draco.malfoy

saobanglanhgia said:
draco.malfoy said:
trời, cũng giống như cho kim loại vào axít và muối khl sau H+vd như Al vào dd axits HCL và muối CuSO4 chẳng hạn, hỏi pứ nào xảy ra trước? thầy bảo hỏi chúa để biết thêm chi tiết
:D ko cần phải hỏi đến chúa đâu em, người ta hoàn toàn có thể định lượng được bằng các tính toán điện hóa học mà.
thì anh xđ đi, kết luận thế nào??
 
H

hocmai.hoahoc3

Zôm quá ta. @saobanglanhgia: câu này được giáo sư Hoàng Nhâm bên sư phạm các bác trả lời rồi đó.

Spam tí: Thày Hoàng Nhâm là thần tượng của mình đó: Giản dị, uyên bác....
 
N

nguyenanhtuan1110

hocmai.hoahoc3 said:
Có gợi ý rùi mà. Cái này không có trong chương trình học của học sinh bt. Còn đối với các bạn học chuyên, các bạn không thắc mắc vấn đề này sao? Chẳng nhẽ cho bài điện phân có FeCl2 và HCl các bạn vẫn viết H+ điện phân trước. Chẳng nhẽ thày cô chúng ta bảo không viết trước là chúng ta không viết trước.....

Cái quá thế chương trình chuyên có đề cập đến đâu, kể cả thi học sinh giỏi quốc gia cũng ko có.
 
L

longtony

hocmai.hoahoc3 said:
Vấn chưa có ai trả lời tại sao quá thế của H+ trong nước lại lớn. Tại sao H+ đứng sau Fe2+ mà Fe2+ lại bị điện phân trước. Mọi người không có thắc mắc vấn đề này sao?
Sao lại nói H+ trong nước là đứng sau Fe(2+), H+(H2O) nó đứng trước Fe(2+) đấy chứ.
Chỉ có H+( của axit) mới đứng sau Fe(2+) thôi.
Theo dãy điện hóa thì như thế này:
K+_Ba(2+)_Ca(2+)_Mg(2+)_Al(3+)_H+(H2O)_Mn(2+)_..._Cr(3+)_Fe(2+)_..._Pb(2+)_H+(axit)_Cu(2+)_...
Vì H+(H2O) đứng trước Fe(2+) nên mới bị đp trước
Mà cho hỏi cái quá thế là cái gì vậy?
 
N

nguyenanhtuan1110

Quá thế là thế hiệu tăng thêm so với thế hiệu tính theo lý thuyết đặc vào bình điện phân để có thể giải phóng 1 chất nào đó ở điện cực.
 
D

draco.malfoy

hocmai.hoahoc3 said:
Zôm quá ta. @saobanglanhgia: câu này được giáo sư Hoàng Nhâm bên sư phạm các bác trả lời rồi đó.

Spam tí: Thày Hoàng Nhâm là thần tượng của mình đó: Giản dị, uyên bác., không kiêu kăng ...
rút cục là thế nào, sao anh ko trả lời luôn đi
 
S

saobanglanhgia

hocmai.hoahoc3 said:
Zôm quá ta. @saobanglanhgia: câu này được giáo sư Hoàng Nhâm bên sư phạm các bác trả lời rồi đó.

Spam tí: Thày Hoàng Nhâm là thần tượng của mình đó: Giản dị, uyên bác....

:D tớ có học sư phạm ngày nào đâu mà khoe, nhưng thầy Hoàng Nhâm thì đã học roài, đúng là thầy dễ gần, và bài tập của thầy cho cũng ko quá khó :D mình có bộ sách Hóa vô cơ, trong đó có chữ ký của thầy tặng nè, có ai muốn đấu giá ko, hehe.
Ngoài thầy Nhâm, thì GS. Đặng Trần Phách cũng là 1 người luyện đội tuyển khá hay phần vô cơ và đại cương, chỉ tiếc là thầy già quá nên hơi lẫn.
Hữu cơ thì thầy Quốc Sơn, cô Thuận đều rất đáng nể phục
 
D

draco.malfoy

khổ quá, 2 anh add nick nhau mà tán chuyện
cho em đáp án và giải thích đi
 
D

draco.malfoy

trời, câu trênlà đề thi thử đh của trường tớ đó
hông có cao siêu gi` đâu
 
S

saobanglanhgia

:D cho cụ tỷ nồng độ của các chất, dùng phương trình Nerst tính ra suất điện động của pin điện hóa trong mỗi trường hợp phản ứng ---> cái nào phản ứng trước, phản ứng đến khi nào thì cái thứ 2 xảy ra, hehe
 
D

draco.malfoy

do H+ có kích thước < Cu2+ nên ko có pứ trước, sau rồi pứ xảy ra đồng thời.. chờ em ra ăn cơm đã rồi gõ tiếp
 
H

hocmai.hoahoc3

Như các bạn và các em dã biết: H+ là một cation có kích thước vô cùng nhỏ (nhỏ hơn rất rất nhiều lần kích thước củaa nguyên tố) nên nó "không thể tồn tại ở trạng thái tự do được". Do có kích thước nhỏ nên nó "chui vào" các nguyên tử giàu electron như oxi, nito ... Trong nước nó "chui vào" nguyên tử oxi tạo thành cation H3O+.

Do dó trong quá trình điện phân không phải chúng ta diện phân H+ mà dang điện phân "H3O+". Khi dó quá thế của H+ ở dây chính là việc tạo thành H3O+

Muốn điện phân tạo thành H2, dòng điện cần một năng lượng tương đối lớn phá hủy H3O+ tạo thành H+. Khi dó cần hiệu điện thế cao hơn để điện phân dung dịch H+ (hay chính xác hơn H3O+). H+ trong dung dịch điện phân sau những kim loại như Zn, Fe.

Vấn đề này ko dễ nhưng cũng không khó, toàn những kiến thức các bạn đã được học.
 
H

hocmai.hoahoc3

Còn câu đánh cảm bằng dây bằng Ag và lòng trắng trứng nữa nào. Bạn nào có câu trả lời không?
 
P

phanhuuduy90

hocmai.hoahoc3 said:
Câu tiếp theo (Câu quá thế kia để lại nhé)

Có rất nhiều bạn điện thoại đến hocmai.vn hỏi là tại sao dùng dây bạc và lòng trắng trứng để đánh cảm. Câu này hơi khó chút nhưng chắc là các bạn cũng trả lời được thui. Cố lên nhé!
đánh cảm là trị bệnh cảm ah , má em thường dùng đồng tiền và lòng đỏ của trứng để đánh cảm
 
H

hocmai.hoahoc3

Câu đó không ai trả lời à. Câu nữa đau đầu đây. Hóa học thật là thú vị nhưng cũng thật khó.

Như chúng ta đã biết. Khi nồng độ của chất oxi hóa trong cặp oxi hóa tăng thì thế điện cực tăng, khi nồng độ loãng thì thế điện cực giảm. Vậy tại sao trong dung dịch HNO3 thì khi giảm nồng độ thì N có thể chuyển xuống mức oxi hóa càng thấp như +1, 0, -3 (thế điện cực tăng)

HNO3(đặc) + Al -> Al(NO3)3 + NO2 + H2O (nhiệt độ)

HNO3 (rất loãng) + Al -> Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
 
Top Bottom