GÓC GIÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

  • Thread starter hocmai.hoahoc3
  • Ngày gửi
  • Replies 100
  • Views 7,372

H

hocmai.hoahoc3

draco.malfoy said:
hà, có ai làm câu này ko, lừa khó lém
đp dd chứa hh CuCl2, NACL, FECL3, HCL với điện cực trơ tới khi H2O bắt đầu bị đp
viết ptpu ở các điện cực lần lượt
PH biến đổi như thế nào , bỏ qua thay đổi V

- ban đầu PH<7
Để viết được phương trình điện phân, trước hết phải viết pt điện li cái đã:
CuCl2 -> Cu2+ + 2Cl-
NaCl -> Na+ + Cl-
FeCl3 -> Fe3+ + 3Cl-
HCl -> H+ + Cl-

Ở catot (-)
Cu2+, Fe3+, H+, Na+, H2O
Thứ tự điện phân:
Fe3+ + 1e -> Fe2+
Cu2+ + 2e -> Cu
Fe2+ + 2e -> Fe
2H+ + 2e -> H2
2H2O + 2e -> 2OH - + H2
(ở đây khử theo dãy điện hóa thôi. Chú ý là Fe2+ điện phân trước H+ do quá thế của H+ Trong nước lớn)

Ở anot (+)
Cl-, H2O

2Cl- - 2e -> Cl2
2H2O - 4e -> 4H+ + O2

Phương trình điện phân có thể viết là:
2FeCl3 -> 2FeCl2 + Cl2
CuCl2 -> Cu + Cl2
FeCl2 -> Fe + Cl2
2HCl -> H2 + Cl2
2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2 (trong trường hợp có màng ngăn)
2H2O -> 2H2+O2

Vậy pH trong quá trình điện phân tăng dần đạt cực đại khi NaCl điện phân vừa hết.
 
P

phanhuuduy90

hocmai.hoahoc3 said:
Trả lời câu thứ 2 nhé:
HNO3 là axit hay bazo còn tùy thuộc vào dung môi. (cái này đúng cho tất cả các chất đấy, muốn xét một chất là axit hay bazo thì phải xét môi trường nhé)
Nếu trong dung môi là nước thì nó là một axit (không phải bàn rồi):
HNO3 + H2O -> (NO3-) + (H3O+)
Nếu trong môi trường H2SO4 đặc hoặc trong môi trường HF thì nó lại "thể hiện là một bazo")

HNO3 + H2SO4 -> (NO2+) + (HSO4)- + H2O
HNO3 + HF -> (NO2+) + H2O + F-
thank you , bác này giỏi thật
 
D

draco.malfoy

hocmai.hoahoc3 said:
draco.malfoy said:
hà, có ai làm câu này ko, lừa khó lém
đp dd chứa hh CuCl2, NACL, FECL3, HCL với điện cực trơ tới khi H2O bắt đầu bị đp
viết ptpu ở các điện cực lần lượt
PH biến đổi như thế nào , bỏ qua thay đổi V

- ban đầu PH<7
Để viết được phương trình điện phân, trước hết phải viết pt điện li cái đã:
CuCl2 -> Cu2+ + 2Cl-
NaCl -> Na+ + Cl-
FeCl3 -> Fe3+ + 3Cl-
HCl -> H+ + Cl-

Ở catot (-)
Cu2+, Fe3+, H+, Na+, H2O
Thứ tự điện phân:
Fe3+ + 1e -> Fe2+
Cu2+ + 2e -> Cu
Fe2+ + 2e -> Fe
2H+ + 2e -> H2
2H2O + 2e -> 2OH - + H2
(ở đây khử theo dãy điện hóa thôi. Chú ý là Fe2+ điện phân trước H+ do quá thế của H+ Trong nước lớn)

Ở anot (+)
Cl-, H2O

2Cl- - 2e -> Cl2
2H2O - 4e -> 4H+ + O2

Phương trình điện phân có thể viết là:
2FeCl3 -> 2FeCl2 + Cl2
CuCl2 -> Cu + Cl2
FeCl2 -> Fe + Cl2
2HCl -> H2 + Cl2
2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2 (trong trường hợp có màng ngăn)
2H2O -> 2H2+O2

Vậy pH trong quá trình điện phân tăng dần đạt cực đại khi NaCl điện phân vừa hết.
anh này giỏi thật :D .cái PH em nói là từng ptrình đp cơ
 
H

hocmai.hoahoc3

Câu hỏi mới đây. Bằng các kiến thức đã học bạn "có thể giải thích tại sao quá thế của H+ trong nước lại lớn"
 
P

phanhuuduy90

hocmai.hoahoc3 said:
Câu thứ 3:

Cho dung dịch Na2SO4. Thêm một giọt quỳ không màu vào dung dịch. Sau đó đem điện phân. HỎi hiện tượng quan sát được ntn? Giải thích!
sau khi lấy cực ra , dung dịch sẽ có màu gì? vì sao
 
H

hocmai.hoahoc3

nó được một thứ rất đẹp. Ở điện cực (+) có màu hồng, (-) có màu xanh còn ở giữa lại không màu.
 
P

phanhuuduy90

hocmai.hoahoc3 said:
nó được một thứ rất đẹp. Ở điện cực (+) có màu hồng, (-) có màu xanh còn ở giữa lại không màu.
em chưa thí nghiệm , nhưng nếu về lí thuyết thì:
H+ + OH- ---->H2O
thì sao có hiện tượng như vậy được? anh giải thích cụ thể hơn được không?
 
S

saobanglanhgia

hocmai.hoahoc3 said:
Trả lời câu thứ 2 nhé:
HNO3 là axit hay bazo còn tùy thuộc vào dung môi. (cái này đúng cho tất cả các chất đấy, muốn xét một chất là axit hay bazo thì phải xét môi trường nhé)
Nếu trong dung môi là nước thì nó là một axit (không phải bàn rồi):
HNO3 + H2O -> (NO3-) + (H3O+)
Nếu trong môi trường H2SO4 đặc hoặc trong môi trường HF thì nó lại "thể hiện là một bazo")

HNO3 + H2SO4 -> (NO2+) + (HSO4)- + H2O
HNO3 + HF -> (NO2+) + H2O + F-

:D Okie, phản ứng thứ nhất nằm trong cơ chế Nitro hóa. Còn phản ứng 2, nó nằm ở đâu thế, mình vẫn cứ tưởng HF là acid cực yếu cơ đấy
 
H

hocmai.hoahoc3

Cái này trong cơ chế hòa tan kim loại yếu hỗn hợp HF và HNO3. HF là axit cực yếu nhưng đó là dung dịch loãng trong nước thôi. Còn cái quá thế không ai trả lời à! Cái này hay đấy!
@saobanglanhgia: Bác khỏi thắc mắc nhé!
 
S

saobanglanhgia

hocmai.hoahoc3 said:
Cái này trong cơ chế hòa tan kim loại yếu trong cường thủy đó. HF là axit cực yếu nhưng đó là dung dịch loãng trong nước thôi. Còn cái quá thế không ai trả lời à! Cái này hay đấy!
:-/ trong cường thủy có HF hả bà con?
 
D

draco.malfoy

phanhuuduy90 said:
hocmai.hoahoc3 said:
nó được một thứ rất đẹp. Ở điện cực (+) có màu hồng, (-) có màu xanh còn ở giữa lại không màu.
em chưa thí nghiệm , nhưng nếu về lí thuyết thì:
H+ + OH- ---->H2O
thì sao có hiện tượng như vậy được? anh giải thích cụ thể hơn được không?
hỏi nhiều , ko thấy anh Tuấn post đó à, phiền quá
nguyenanhtuan1110 said:
Dung dịch ban đầu ko màu.
Trong quá trình điện phân:
+/Dung dịch sủi bọt khí do PƯ điện phân nước: 2H2O --> 2H2 + O2
+/Catot chuyển dần sang màu xanh: 2H2O+ 2e---> 2OH- + H2
+/Anot chuyển dần sang màu đỏ: 2H2O ---> 4H+ + O2 + 4e
[/color]
 
H

hophuong

chán nhỉ. Có câu nào hay mà thiết thực kô. Hỏi mấy câu mà chẳng thấy dùng được gì cả. Hỏi mấy câu mang tính phục vụ kỳ thi đi anh mod ơi
 
H

hocmai.hoahoc3

Câu hỏi hay để ôn thi đại học sẽ post ở mục khác bạn à. Mình chỉ muốn có một góc giành cho những người thực sự yêu thích môn hóa học, thực sự đam mê,... Còn yêu cầu của bạn mình sẽ tạo ra ở mục khác. Được chứ.

Vấn chưa có ai trả lời tại sao quá thế của H+ trong nước lại lớn. Tại sao H+ đứng sau Fe2+ mà Fe2+ lại bị điện phân trước. Mọi người không có thắc mắc vấn đề này sao?
 
T

trinhtan

hocmai.hoahoc3 said:
Mình đã làm. Có Fe, có C, Mg....
Vậy là xảy ra ăn mòn điện hóa. Cơ chế ăn mòn các bạn có thể tham khảo sách giáo khoa nhé. Ngoài ra khí ở đây còn có lẫn cả CO2 (do C tác dụng với axit HNO3 đặc)
Thế thì lần sau nên nói rõ là sắt nguyên chất hay có lẫn tạp chất nhá
Đang trả lời thì lại có C vào.
:( :( :(
 
P

phanhuuduy90

trinhtan said:
hocmai.hoahoc3 said:
Mình đã làm. Có Fe, có C, Mg....
Vậy là xảy ra ăn mòn điện hóa. Cơ chế ăn mòn các bạn có thể tham khảo sách giáo khoa nhé. Ngoài ra khí ở đây còn có lẫn cả CO2 (do C tác dụng với axit HNO3 đặc)
Thế thì lần sau nên nói rõ là sắt nguyên chất hay có lẫn tạp chất nhá
Đang trả lời thì lại có C vào.
:( :( :(
bạn ơi đề cho đinh sắt mà, tất nhiên có lẫn tạp chất
 
H

hocmai.hoahoc3

Vẫn chưa ai trả lời câu hỏi quá thế. Câu hỏi gợi ý: Trong nước tồn tại cation nào H+ hay H3O+
 
H

hocmai.hoahoc3

Câu tiếp theo (Câu quá thế kia để lại nhé)

Có rất nhiều bạn điện thoại đến hocmai.vn hỏi là tại sao dùng dây bạc và lòng trắng trứng để đánh cảm. Câu này hơi khó chút nhưng chắc là các bạn cũng trả lời được thui. Cố lên nhé!
 
N

nguyenanhtuan1110

@hocmai.hoahoc3: cấp 3 có học đến quá thế đâu, anh cho câu hỏi thế này bằng đánh đố rồi còn gì.
 
H

hocmai.hoahoc3

Có gợi ý rùi mà. Cái này không có trong chương trình học của học sinh bt. Còn đối với các bạn học chuyên, các bạn không thắc mắc vấn đề này sao? Chẳng nhẽ cho bài điện phân có FeCl2 và HCl các bạn vẫn viết H+ điện phân trước. Chẳng nhẽ thày cô chúng ta bảo không viết trước là chúng ta không viết trước.....
 
Top Bottom