Giúp mình nhé mọi người ^^

S

somebody1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Katốt của tế bào quang điện có công thoát [TEX]1,5eV[/TEX], được chiếu bởi bức xạ đơn sắc . Lần lượt đặt vào tế bào, điện áp [TEX]U_{AK}=3V[/TEX] và [TEX]U'_{AK}=15V[/TEX], thì thấy vận tốc cực đại của elêctrôn khi đập vào anốt tăng gấp đôi. Giá trị của [TEX]\lambda[/TEX] ? (da: [TEX]0,497\mu m[/TEX])
 
D

duynhan1

1)Katốt của tế bào quang điện có công thoát [TEX]1,5eV[/TEX], được chiếu bởi bức xạ đơn sắc . Lần lượt đặt vào tế bào, điện áp [TEX]U_{AK}=3V[/TEX] và [TEX]U'_{AK}=15V[/TEX], thì thấy vận tốc cực đại của elêctrôn khi đập vào anốt tăng gấp đôi. Giá trị của [TEX]\lambda[/TEX] ? (da: [TEX]0,497\mu m[/TEX])
UAK dương nên sinh công dương.
Ta có: Động năng của vật khi vừa thoát khỏi Katot là:
[TEX]\frac{hc}{\lambda} - A = \frac{hc}{\lambda} - A [/TEX]
Động năng của vật khi đến Anot dưới hiệu điện thế [tex] U_{AK} [/tex] là:
[tex] \frac{hc}{\lambda} - A + Ue [/tex] ( độ biến thiên động năng = công lực tác dụng)
Theo đề bài thì ta có (chú ý vận tốc tăng gấp đôi thì động năng tăng gấp 4):
[tex] \frac{hc}{\lambda} -1,5eV + 15eV = 4(\frac{hc}{\lambda} - 1,5eV+ 3eV ) \\ \Leftrightarrow \frac{hc}{\lambda} = 7,5eV [/tex]
Từ đó tính được [tex] \lambda [/tex].
 
S

somebody1

2) Cho 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số [TEX]x_1=Acos(wt + \2pi/3), x_2=Bcos(wt-\pi/6)[/TEX]. Biết dao động tổng hợp có pt [TEX]x=5cos(wt + \phi)[/TEX]. Biên độ dao động B đạt cực đại khi biên độ A bằng?
 
D

duynhan1

2) Cho 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số [TEX]x_1=Acos(wt + \2pi/3), x_2=Bcos(wt-\pi/6)[/TEX]. Biết dao động tổng hợp có pt [TEX]x=5cos(wt + \phi)[/TEX]. Biên độ dao động B đạt cực đại khi biên độ A bằng?
Dạng tổng hợp biên độ này có 2 cách làm, 1 là vẽ giản đồ vecto, 2 là dựa vào CT tổng hợp biên độ, tùy TH cụ thể mà ta vận dụng thích hợp, muốn thế thì phải làm bài tập để nhìn vào là biết xài cái nào ;)

Ta có: (chú ý cách phân tích, ta đang cần B max)
[tex]5^2 = A^2 + B^2 + 2AB cos ( \frac{5 \pi}{6}) = ( A + B cos( \frac{5\pi}{6}))^2 + B^2 sin^2 (\frac{5 \pi}{6}) \ge \frac14 B^2 [/tex]
[tex] \Rightarrow B \le 10 [/tex]
Dấu "=" khi [tex] A + B cos( \frac{5\pi}{6}) = 0 \Leftrightarrow A = \frac{\sqrt{3}}{2} B [/tex]
 
S

somebody1

Câu 3: Cho một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu Ho, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h và T2=3h. Hỏi sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu?
 
D

dxh94

Ho1=No.
eq.latex
1
Ho2=No.
eq.latex
2
\Rightarrow
eq.latex
=
eq.latex


\RightarrowH01=1.5H02
mà Ho1+Ho2=Ho\RightarrowHo1=
eq.latex
: Ho2=
eq.latex



H1=Ho1.2^(-3)=(3Ho)/40

H2=Ho2.2^(-2)=H0/10

H=H1+H2=7Ho/40
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Xin lỗi, MOD del bài giúp mình với ^_^
 
Last edited by a moderator:
S

somebody1

4)Một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5Hz. Giảm chiều dài bớt 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20Hz. Giá trị của f0 là
A. 10 B. 7 C. 9 D. 8
 
D

duynhan1

4)Một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5Hz. Giảm chiều dài bớt 1 mét thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20Hz. Giá trị của f0 là
A. 10 B. 7 C. 9 D. 8
Một đầu cố định, 1 đầu tự do:
[TEX]l = (k + \frac12) \frac{\lambda}{2} = (k+\frac12) \frac{v}{2f} [/TEX]
Để f nhỏ nhất thì k nhỏ nhất vậy trong tất cả các trường hợp thì ta đều có tần số âm nhỏ nhất để có sóng dừng là:
[tex] f = \frac{v}{4l} [/tex]
Ta có:
[tex] \left{ f_o = \frac{v}{4l} \\ 5 = \frac{v}{4(l+1)} \\ 20 = \frac{v}{4(l-1)} [/tex]
Từ (2) và (3) tính được [tex] v, l [/tex], thay vào (1) :D
 
D

dxh94

L=(k+0,5)
eq.latex
/2=(k+0,5)V/2f
fmin\Rightarrowk=0\RightarrowL=0,25v/fo

L+1=(0,25/5)v=0,05v
L-1=(0,25/20)=0,0125V
\Rightarrowv=32m/s\RightarrowL=0,6m
\Rightarrowf0=13,33hz
 
S

somebody1

Câu 5: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2 bằng
A. 2 B. 4 C. 6 D. 3



Câu 6: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình [TEX]u_1=a.cos(40\pi t), u_2= a.cos(40\pi t+\pi/3)[/TEX]. Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
 
D

duynhan1

Câu 5: Một Sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra Sóng dừng trên dây với tần Số bé nhất là f1. Để lại có Sóng dừng, phải tăng tần Số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ Số f1/f2 bằng
A. 2 B. 4 C. 6 D. 3
1 đầu tự do, 1 đầu cố định:
[TEX]l = (k+\frac12) \frac{\lambda}{2} \Rightarrow f= (k+\frac12) \frac{v}{2l}[/TEX]
f1, f2 lần lượt ứng với k=0 và k=1, từ đó suy ra tỉ số f2/f1 là:
[tex] \frac{\frac32}{\frac12} = 3 [/tex]
P/s: Đề có 1 tý nhầm lẫn, hì.

Câu 6: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động với phương trình [TEX]u_1=a.cos(40\pi t), u_2= a.cos(40\pi t+\pi/3)[/TEX]. Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ trung điểm AB tới điểm có biên độ cực đại?
Điểm dao động với biên độ cực đại phải thỏa: (d1, d2 lần lượt là khoảng cách của điểm đó đến A B )
[TEX]d_1-d_2 = (k - \frac16) \lambda = (k-\frac16) 1,5 \ \ \ \ \ [/TEX]%%-
Khoảng cách nhỏ nhất thì điểm đó phải nằm trên AB do đó ta có:
[tex] d_1+d_2 = AB \Rightarrow d_1 = \frac{AB}{2} + (k-\frac16) 0,75 [/tex]
Nhỏ nhất thì ta phải có: [tex]| (k-\frac16) 0,75 | Min \Leftrightarrow k = 0 \Rightarrow Min = 0,125(cm) [/tex]

Chú ý %%- bạn có thể thêm tài liệu Thủ thuật giải nhanh vật lý tại đây
Mã:
http://box math . vn/4rum/showthread.php?t=20376&p=103933#post103933
 
S

somebody1

7) X là đồng vị chất phóng xạ thành hạt nhân Y. Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ tinh khiết X. Tại thời điểm t nào đó tỉ số hạt nhân X trên số hạt nhân Y trong mẫu là 2,414. Đến thời điểm t'=t+345 ngày tỉ số đố là 1/7. Chu kì bán rã của hạt nhân X là?
 
D

dxh94

số hạt X là số hạt còn lại
số hạt Y là số hạt bị phân rã


eq.latex
eq.latex
eq.latex

\Rightarrowt/T=0,5




NX'/NY'=1/7\Rightarrow2^(-t-345)/T=0,125\Rightarrow(t+345)/T=3
\Rightarrow345/T=2,5\RightarrowT=138
 
D

duynhan1

7) X là đồng vị chất phóng xạ thành hạt nhân Y. Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ tinh khiết X. Tại thời điểm t nào đó tỉ số hạt nhân X trên số hạt nhân Y trong mẫu là 2,414. Đến thời điểm t'=t+345 ngày tỉ số đố là 1/7. Chu kì bán rã của hạt nhân X là?
Ta có: [TEX]N_t = \frac{2,414}{3,414} N_o = N_o . 2^{-\frac{t}{T}}[/TEX]
[TEX]N_{(t')} = No 2^{\frac{-t-345}{T}} = \frac{2,414}{3,414} No . 2^{-\frac{345}{T}} = \frac18 N_o \\ \Rightarrow 2^{-\frac{345}{T}} = \frac78. \frac{3,414}{2,414} \Rightarrow T = 138 [/TEX]

Chú ý là ta luôn có: [TEX]N_X + N_Y = N_o \Rightarrow \frac{N_X}{N_o} = \frac{N_X}{N_X+N_Y}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
S

somebody1

8) Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phát ra n1 tia phóng xa, trong t2=2t1 giờ tiếp theo nó phát ra n2 tia phóng xạ. Biết n2=9n1/64. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ trên là ? ( T=t1/3)
 
D

dxh94

eq.latex

sau t1 , số hạt còn lại
eq.latex



eq.latex
eq.latex


đặt 2^(-t1/T)=X

n2/n1=9/64\Rightarrow9(1-X)=64X.X((1-X^2)\RightarrowX=0,125\RightarrowT=t1/3
 
Last edited by a moderator:
S

somebody1

9) Nếu mắc một điện áp xoay chiều vào mạch 1 có tính dung kháng thì [TEX]I_1 = 1A,cos\Phi_1=\sqrt{3}/2 [/TEX] ,nếu đặt cùng điện áp trên vào mạch điện 2 có tính cảm kháng thì cường độ dòng điện [TEX]I_2 =1A,cos\Phi_2=1/2 [/TEX], các mạch điện chỉ chứa R,L,C và được mắc nối tiếp. nếu mắc nối tiếp 2 mạch điện trên và đặt vào cùng điện áp xoay chiều đó thì biên dộ dòng điện là bao nhiêu?
[TEX]A.0,5A[/TEX]
[TEX]B.1/\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]C.1A[/TEX]
[TEX]D.\sqrt{2}[/TEX]
 
D

duynhan1

9) Nếu mắc một điện áp xoay chiều vào mạch 1 có tính dung kháng thì [TEX]I_1 = 1A,cos\Phi_1=\sqrt{3}/2 [/TEX] ,nếu đặt cùng điện áp trên vào mạch điện 2 có tính cảm kháng thì cường độ dòng điện [TEX]I_2 =1A,cos\Phi_2=1/2 [/TEX], các mạch điện chỉ chứa R,L,C và được mắc nối tiếp. nếu mắc nối tiếp 2 mạch điện trên và đặt vào cùng điện áp xoay chiều đó thì biên dộ dòng điện là bao nhiêu?
[TEX]A.0,5A[/TEX]
[TEX]B.1/\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]C.1A[/TEX]
[TEX]D.\sqrt{2}[/TEX]
Bài ni cơ bản của phương pháp Vecto trượt,
Đáp án là: [tex]\frac{1}{\sqrt{2}} [/tex]
Bạn tham khảo tại đây nhé:
Mã:
http://box math . vn/4rum/showthread.php?t=20376&p=92538#post92538
 
Top Bottom