Vật lí Giải thích hiện tượng Vật Lí

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello cả nhà, lại là mình đây, chúc cả nhà đầu tuần mới vui vẻ, có thật nhiều năng lực tích cực nhé! :Tonton9

Theo Khảo sát hoạt động box theo nhu cầu thành viên, sau khi đã triển khai những topic học thuật chính thì mình quyết định lên topic này. :Tonton9


Trích lời ngỏ của một "vị thần" của box Lý:

Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!
Xem chi tiết tại ĐÂY

Mục đích:
  • Giao lưu , trao đổi với những bạn có đam mê, hứng thú với môn học Vật Lí
  • Cùng nhau giải đáp các hiện tượng thú vị xung quanh đời sống
Đối tượng:
  • Tất cả mọi người, không giới hạn
Thời gian + Nội dung:
  • Không giới hạn luôn he he
Nội quy topic:
  • Bài viết tuân theo chuẩn mực nội quy diễn đàn
  • Câu trả lời để trong spoiler
Oke, phần giới thiệu đã xong, chúng ta đi vào hiện tượng đầu tiên luôn nhé! :Tonton7

HT1: Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống và nổi lên? Nghe lạ vậy ta :Tonton15

Ủng hộ 1 số topic của box mình nhé! <3
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Trong tàu ngầm có những bể nước lớn để đựng nước biển và những máy bơm công xuất lớn. Mục đích chính là bơm nước vào ra khoang tàu, giúp điều chỉnh trọng lượng của tàu. Để nổi lên khỏi mặt nước, toàn bộ nước sẽ đẩy ra ngoài để trọng lượng của tàu giảm xuống nhỏ nhất. Còn muốn đi giữa lòng đại dương. Trọng lượng tàu sẽ được điều chỉnh xấp xỉ lực đẩy Acsimet tác dụng lên tàu .
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Trong tàu ngầm có những bể nước lớn để đựng nước biển và những máy bơm công xuất lớn. Mục đích chính là bơm nước vào ra khoang tàu, giúp điều chỉnh trọng lượng của tàu. Để nổi lên khỏi mặt nước, toàn bộ nước sẽ đẩy ra ngoài để trọng lượng của tàu giảm xuống nhỏ nhất. Còn muốn đi giữa lòng đại dương. Trọng lượng tàu sẽ được điều chỉnh xấp xỉ lực đẩy Acsimet tác dụng lên tàu .
À ha, có ý đúng rồi nè nhưng mà em trả lời chưa rõ ràng lắm nè :D Ý câu này nè: "Còn muốn đi giữa lòng đại dương. Trọng lượng tàu sẽ được điều chỉnh xấp xỉ lực đẩy Acsimet tác dụng lên tàu " giữa lòng này là sao nhỉ :p Chị tưởng khi trọng lực sấp sỉ lực đẩy acsimet như em nói thì tàu nổi em nhỉ :> Vậy nó chìm lúc nào ta :Tonton15
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Xem ra hiện tượng 1 của mình hơi "khoai" nhỉ :D Trong lúc chờ đợi @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM suy nghĩ chúng ta xem xét các hiện tượng khác nhé:

HT2: Đặt một chai thủy tinh nhỏ đựng nước vào trong một xoong nước nguyên chất đang đun trên ngọn lửa, sao cho chai không chạm tới đáy xoong (bằng cách treo chai vào một cái vòng sắt).Khi nước ở trong xoong sôi, nước ở trong lọ dù có nóng lên nhưng cũng không thể sôi được. Vì sao vậy?

HT3: Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc mà không tràn ra ngoài?

Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ :MIM1
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
À ha, có ý đúng rồi nè nhưng mà em trả lời chưa rõ ràng lắm nè :D Ý câu này nè: "Còn muốn đi giữa lòng đại dương. Trọng lượng tàu sẽ được điều chỉnh xấp xỉ lực đẩy Acsimet tác dụng lên tàu " giữa lòng này là sao nhỉ :p Chị tưởng khi trọng lực sấp sỉ lực đẩy acsimet như em nói thì tàu nổi em nhỉ :> Vậy nó chìm lúc nào ta :Tonton15
À ha, có ý đúng rồi nè nhưng mà em trả lời chưa rõ ràng lắm nè :D Ý câu này nè: "Còn muốn đi giữa lòng đại dương. Trọng lượng tàu sẽ được điều chỉnh xấp xỉ lực đẩy Acsimet tác dụng lên tàu " giữa lòng này là sao nhỉ :p Chị tưởng khi trọng lực sấp sỉ lực đẩy acsimet như em nói thì tàu nổi em nhỉ :> Vậy nó chìm lúc nào ta :Tonton15
Xem ra hiện tượng 1 của mình hơi "khoai" nhỉ :D Trong lúc chờ đợi @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM suy nghĩ chúng ta xem xét các hiện tượng khác nhé:

HT2: Đặt một chai thủy tinh nhỏ đựng nước vào trong một xoong nước nguyên chất đang đun trên ngọn lửa, sao cho chai không chạm tới đáy xoong (bằng cách treo chai vào một cái vòng sắt).Khi nước ở trong xoong sôi, nước ở trong lọ dù có nóng lên nhưng cũng không thể sôi được. Vì sao vậy?

HT3: Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc mà không tràn ra ngoài?

Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ :MIM1

Nếu $P=F_A$ thì vật sẽ lơ lửng trong lòng chất lỏng, còn nếu muốn tàu hơi nổi lên hay chìm xuống thì $P$ cũng phải nhỏ hơn hoặc lớn hơn $F_A$ một chút.
HT1: Khi đun nước, nhiệt độ bên ngoài xoong so với trong xoong chênh lệch rất lớn. Nên nhiệt lượng liên tục được truyền vào xoong khiến nước trong xoong liên tục hóa hơi => nước sôi. Nhưng nhiệt độ nước trong sôi trong xoong dù sôi đến mức nào cũng không thể vượt quá $100^oC$ nên chỉ có thể truyền nhiệt cho nước trong chai lên đến $100^oC$ như nước bên ngoài. Do sau đó không còn chênh lệch nhiệt độ nên cũng không còn nhiệt lượng tiếp tục truyền vào để nước hóa hơi => nước không sôi.
HT2: Giữa các phân tử nước - nhất là trên bề mặt - luôn có lực hút kết nối giữa các phân tử nước. được gọi là sức căng bề mặt giúp nước có khả năng nhô cao hơn một chút so với miệng cốc. Trong khi nước có lẫn xà phòng hoặc các chất hữu cơ thì sức căng bề mặt nhỏ hơn so với nước tinh khiết thì nước có lẫn nhiều khoáng chất như nước suối có sức căng bề mặt cao hơn nước tinh khiết nên có thể nổi cao hơn miệng cốc đáng kể
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chào mọi người, buổi tối vui vẻ nhé! :D
Lời đầu tiên, chị gửi lời chúc mừng @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã giải thích đúng 3 hiện tượng trên, em thật sự có tố chất ở môn học này đó :>
Sau 1 khoảng thời gian vắng bóng, topic chính thức trở lại rồi đây he he... Hứa hẹn sẽ có nhiều hiện tượng thú vị nè
Các hiện tượng tối nay:
HT4: Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì?
HT5: Tại sao lúc nóng bức, mặt người lại đỏ lên và khi lạnh lại có hiện tượng run lên?
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Chào mọi người, buổi tối vui vẻ nhé! :D
Lời đầu tiên, chị gửi lời chúc mừng @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã giải thích đúng 3 hiện tượng trên, em thật sự có tố chất ở môn học này đó :>
Sau 1 khoảng thời gian vắng bóng, topic chính thức trở lại rồi đây he he... Hứa hẹn sẽ có nhiều hiện tượng thú vị nè
Các hiện tượng tối nay:
HT4: Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì?
HT5: Tại sao lúc nóng bức, mặt người lại đỏ lên và khi lạnh lại có hiện tượng run lên?
HT4:
Khi cất và hạ cánh, sự thay đổi độ cao đột ngột gây chênh lệch áp suất giữa ngoài và trong khiến màng nhĩ bị ép và gây đau đầu. Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao so với mặt biển. Mặt khác, tai giữa thông với khoang miệng qua ống Ơxtasơ. Ngậm kẹo làm tăng sự tiết nước bọt và miệng phải nuốt luôn, nhờ đó mà áp suất trong tai giữa nhanh chóng cân bằng với áp suất khí quyển. Do đó sự đau tức trong tai giảm bớt.
HT5:
- Vào lúc nóng bức, cơ thể tăng cường toả nhiệt ra xung quanh qua lớp da. Nhiệt từ các cơ quan theo máu đến da. Tất nhiên là người càng mất nhiệt nhiều, thì lượng nhiệt theo máu đến da càng nhiều. Vào những lúc thời tiết nóng nực, các mạch máu ở da giãn nở mạnh và nhờ đó, lượng máu đi qua nhiều hơn lúc bình thường. Trên mặt người có nhiều mạch máu. Mặt bị đỏ lên là do lượng máu đến da tăng lên.
- Hiện tượng run lên khi lạnh thực ra là sự co rút của cơ bắp. Sự co rút cơ của cơ thể chúng ta có rất nhiều hình thức. Các hoạt động của cơ thể đều xảy ra dưới hoạt động phối hợp của các cơ đối kháng nhau. Khi sức mạnh của cơ này mạnh hơn của cơ khác bộ phận cơ thể sẽ vận động theo hướng của phần cơ khỏe hơn đó. Lúc này, cơ khỏe sẽ co rút ngắn lại, còn cơ yếu sẽ kéo dài ra. Nhưng khi toàn bộ cơ gặp lạnh bị co rút, do lực kéo của các cơ là cân bằng nên cơ thể không thể hoạt động theo hướng của cơ nào gây ra hiện tượng run [/SPOILER]
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Chào mọi người, buổi tối vui vẻ nhé! :D
Lời đầu tiên, chị gửi lời chúc mừng @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã giải thích đúng 3 hiện tượng trên, em thật sự có tố chất ở môn học này đó :>
Sau 1 khoảng thời gian vắng bóng, topic chính thức trở lại rồi đây he he... Hứa hẹn sẽ có nhiều hiện tượng thú vị nè
Các hiện tượng tối nay:
HT4: Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì?
HT5: Tại sao lúc nóng bức, mặt người lại đỏ lên và khi lạnh lại có hiện tượng run lên?
Chắc là do khi hạ cánh độ cao thay đổi mạnh,áp suất thay đổi nhanh khiến đầu dễ bị đau nhức, hành khách được cung cấp kẹo để khi nhai sẽ tập trung tránh giảm hiện tượng này,đồng thời quảng bá loại kẹo được phát.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HT4:
Khi cất và hạ cánh, sự thay đổi độ cao đột ngột gây chênh lệch áp suất giữa ngoài và trong khiến màng nhĩ bị ép và gây đau đầu. Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao so với mặt biển. Mặt khác, tai giữa thông với khoang miệng qua ống Ơxtasơ. Ngậm kẹo làm tăng sự tiết nước bọt và miệng phải nuốt luôn, nhờ đó mà áp suất trong tai giữa nhanh chóng cân bằng với áp suất khí quyển. Do đó sự đau tức trong tai giảm bớt.
HT5:
- Vào lúc nóng bức, cơ thể tăng cường toả nhiệt ra xung quanh qua lớp da. Nhiệt từ các cơ quan theo máu đến da. Tất nhiên là người càng mất nhiệt nhiều, thì lượng nhiệt theo máu đến da càng nhiều. Vào những lúc thời tiết nóng nực, các mạch máu ở da giãn nở mạnh và nhờ đó, lượng máu đi qua nhiều hơn lúc bình thường. Trên mặt người có nhiều mạch máu. Mặt bị đỏ lên là do lượng máu đến da tăng lên.
- Hiện tượng run lên khi lạnh thực ra là sự co rút của cơ bắp. Sự co rút cơ của cơ thể chúng ta có rất nhiều hình thức. Các hoạt động của cơ thể đều xảy ra dưới hoạt động phối hợp của các cơ đối kháng nhau. Khi sức mạnh của cơ này mạnh hơn của cơ khác bộ phận cơ thể sẽ vận động theo hướng của phần cơ khỏe hơn đó. Lúc này, cơ khỏe sẽ co rút ngắn lại, còn cơ yếu sẽ kéo dài ra. Nhưng khi toàn bộ cơ gặp lạnh bị co rút, do lực kéo của các cơ là cân bằng nên cơ thể không thể hoạt động theo hướng của cơ nào gây ra hiện tượng run [/SPOILER]
Chắc là do khi hạ cánh độ cao thay đổi mạnh,áp suất thay đổi nhanh khiến đầu dễ bị đau nhức, hành khách được cung cấp kẹo để khi nhai sẽ tập trung tránh giảm hiện tượng này,đồng thời quảng bá loại kẹo được phát.
Chúc mừng 2 em đã trả lời đúng nhé :D Hiện tượng cuối ngày rồi đây

HT6: Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím.... Tại sao lại có hiện tượng này?
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Chúc mừng 2 em đã trả lời đúng nhé :D Hiện tượng cuối ngày rồi đây

HT6: Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím.... Tại sao lại có hiện tượng này?
Sau mưa, không khí vẫn còn ẩm và bão hòa, vẫn còn những hạt nước nhỏ li ti. Mỗi hạt nước chính là một lăng kính phân tích ánh sáng trắng của mặt trời thành các giải sáng 7 màu chiếu đến mắt chúng ta, và chúng ta nhìn thấy dải sáng đó, chính là cầu vồng.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Sau mưa, không khí vẫn còn ẩm và bão hòa, vẫn còn những hạt nước nhỏ li ti. Mỗi hạt nước chính là một lăng kính phân tích ánh sáng trắng của mặt trời thành các giải sáng 7 màu chiếu đến mắt chúng ta, và chúng ta nhìn thấy dải sáng đó, chính là cầu vồng.
Câu trả lời lại đúng rồi nè :D Chúc mừng em nhé. Tuy nhiên hiện tượng này khá là thú vị nên chị sẽ mở rộng hơn nội dung hơn để thử sức mọi người 1 chút he he

HT6*: Tại sao 7 sắc cầu vồng lại luôn sắp xếp theo thứ màu? và tại sao hình dáng của cầu vồng lại là hình cung mà không phải 1 hình nào khác ? :D
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Câu trả lời lại đúng rồi nè :D Chúc mừng em nhé. Tuy nhiên hiện tượng này khá là thú vị nên chị sẽ mở rộng hơn nội dung hơn để thử sức mọi người 1 chút he he

HT6*: Tại sao 7 sắc cầu vồng lại luôn sắp xếp theo thứ màu? và tại sao hình dáng của cầu vồng lại là hình cung mà không phải 1 hình nào khác ? :D
Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng là tổng hợp của những ánh sáng có màu sắc khác nhau. Cái khiến cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chính là do mỗi thứ ánh sáng có độ dài sóng khác nhau. Độ dài sóng tạo thành các dải màu song song với nhau, màu nọ sát khít bên màu kia theo một thứ tự nhất định. Giải màu này được gọi là quang phổ luôn luôn bắt đầu bằng giải màu đỏ và kết thúc là màu tím. Cầu vồng chính là một quang phổ lớn.Mỗi giọt nước mua là một lăng kính nhỏ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua giọt nước li ti sẽ bị phân tích thành dải quang phổ và bao giờ các dải màu cũng theo thứ tự nhất định.
 

Ác Quỷ

Bá tước Halloween
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
763
3,503
301
Bình Phước
.
Ánh sáng hằng ngày (do mặt trời) gọi là ánh sáng “trắng”. Ánh sáng trắng này là tổng hợp của những ánh sáng có màu sắc khác nhau. Nhìn vào một tấm kiếng, nhìn vào một cái bong bóng xà bông hay một lăng kính, bạn sẽ thấy màu sắc của các ánh sáng này. Cái khiến cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị phân tích thành ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chính là do mỗi thứ ánh sáng có độ dài sóng khác nhau.
Độ dài sóng (ánh sáng) tạo thành các dải màu song song với nhau, màu nọ sát khít bên màu kia theo một thứ tự nhất định. Dải màu này được gọi là quang phổ. Trong quang phổ, luôn luôn bao giờ cũng bắt đầu bằng dải màu đỏ và kết thúc là màu tím. Cầu vồng chính là một quang phổ lớn,
Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua những phân tử nước kết thành những gọi nước li ti thì (ánh sáng ấy) bị phân tích cũng như khi chiếu qua kính quang phổ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua giọt nước, ta đã thấy ánh sáng bị phân tích thành dải bảy màu. Thế rồi các ánh sáng này lại xuyên qua giọt nước khác, giọt nước khác … cứ như vậy hình thành quang phổ cầu vồng. Nhìn vào quang phổ cầu vồng, phía trên cùng bao giờ cũng là màu đỏ, phía dưới cùng bao giờ cũng là màu tím.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúc mừng @Ác Quỷ@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã có những câu trả lời của hiện tượng trên :D
Và đây là đáp án cho phần còn lại của hiện tượng để mọi người tham khảo thêm nhé!

Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, đồng thời ánh sáng trắng bị khúc xạ qua nước mưa thành nhiều màu sắc và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Mặt khác, một phần của vòng có tâm nằm dưới chân trời. Phần dưới không thấy được vì ở dưới trái đất. Ðộ cong của quả đất làm cho quan sát viên chỉ nhìn thấy một nửa vòng. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn một trận mưa lớn và hiếm khi ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.

HT7: Khi đi vào trong rừng chúng ta thường khó xác định được âm thanh từ đâu phát ra. Tại sao lại có hiện tượng này?
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Chúc mừng @Ác Quỷ@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã có những câu trả lời của hiện tượng trên :D
Và đây là đáp án cho phần còn lại của hiện tượng để mọi người tham khảo thêm nhé!

Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, đồng thời ánh sáng trắng bị khúc xạ qua nước mưa thành nhiều màu sắc và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Mặt khác, một phần của vòng có tâm nằm dưới chân trời. Phần dưới không thấy được vì ở dưới trái đất. Ðộ cong của quả đất làm cho quan sát viên chỉ nhìn thấy một nửa vòng. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn một trận mưa lớn và hiếm khi ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.

HT7: Khi đi vào trong rừng chúng ta thường khó xác định được âm thanh từ đâu phát ra. Tại sao lại có hiện tượng này?
do trong rừng có nhiều lá cây phản xạ âm thanh theo nhiều hướng nên khó xác định được hướng âm phát ra
 
Last edited:

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Chúc mừng @Ác Quỷ@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã có những câu trả lời của hiện tượng trên :D
Và đây là đáp án cho phần còn lại của hiện tượng để mọi người tham khảo thêm nhé!

Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, đồng thời ánh sáng trắng bị khúc xạ qua nước mưa thành nhiều màu sắc và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Mặt khác, một phần của vòng có tâm nằm dưới chân trời. Phần dưới không thấy được vì ở dưới trái đất. Ðộ cong của quả đất làm cho quan sát viên chỉ nhìn thấy một nửa vòng. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn một trận mưa lớn và hiếm khi ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.

HT7: Khi đi vào trong rừng chúng ta thường khó xác định được âm thanh từ đâu phát ra. Tại sao lại có hiện tượng này?
Em nghĩ cái này là do phản xạ âm thanh. Âm thanh là sóng chứ đâu phải như chất khí chất lỏng đâu mà khuếch tán như anh V.Anh said
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Chúc mừng @Ác Quỷ@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM đã có những câu trả lời của hiện tượng trên :D
Và đây là đáp án cho phần còn lại của hiện tượng để mọi người tham khảo thêm nhé!

Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, đồng thời ánh sáng trắng bị khúc xạ qua nước mưa thành nhiều màu sắc và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Mặt khác, một phần của vòng có tâm nằm dưới chân trời. Phần dưới không thấy được vì ở dưới trái đất. Ðộ cong của quả đất làm cho quan sát viên chỉ nhìn thấy một nửa vòng. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn một trận mưa lớn và hiếm khi ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.

HT7: Khi đi vào trong rừng chúng ta thường khó xác định được âm thanh từ đâu phát ra. Tại sao lại có hiện tượng này?
Vì ở trong rừng có nhiều vật cản(Cây cối, đá,...). Nhưng vật cản này có thể hấp thụ hoặc phản xạ âm liên tục dẫn đến khó xác định vị trí ban đầu của âm
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Em nghĩ cái này là do phản xạ âm thanh. Âm thanh là sóng chứ đâu phải như chất khí chất lỏng đâu mà khuếch tán như anh V.Anh said
ớ anh nghĩ là 1 phần sóng sẽ bị hấp thụ và 1 phần sóng bị phản xạ chứ
 
Top Bottom