GIẢI ĐÁP MÙA THI 2008

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sonsi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chị lập ra topic này với hi vọng sẽ trả lời được các thắc mắc của các em xung quanh vấn đề thi cử trong mùa thi 2008 này. Với các câu hỏi liên quan đến chuyên môn, tất nhiên chị chỉ trả lời được những câu liên quan đến Hóa học thôi nhé!
Ai biết gì thì cùng chia sẻ với mọi người nữa nhé!

:) :) :)
 
S

sonsi

Chị xin nêu ra 1 số thông tin về kì thi ĐH sắp tới như sau:
Đề thi ĐH-CĐ năm nay vẫn như năm ngoái bao gồm 50 câu, trong đó tỷ lệ giữa lý thuyết và bài tập là 50/50, giữa phần vô cơ và hữu cơ là 50/50, được chia làm 2 phần:
- Phần chung gồm có 44 câu.
- Phần riêng cho mỗi ban là 6 câu.
 
S

sonsi

Kiến thức tập trung chủ yếu vào lớp 12, lớp 10 và 11 chỉ chiếm khoảng 20%. Đề thi hoàn toàn không có những câu hỏi nằm ngoài chương trình.
Về phần ôn tập em có thể tập trung vào những phần trọng tâm sau đây:
- Hóa hữu cơ: Biết sự liên quan giữa các chất và chú ý các bài sau đây: Rượu - Andehit - Axit - Este - Amino Axit - Gluxit - Polime.
- Hóa vô cơ: Dãy điện thế chuẩn từ đó biết được các chất oxi hóa, chất khử và chú ý các kim loại sau đây: Al, Fe và hợp chất của chúng, Cr, Cu, Ni, Zn, Ag, Sn.
(Phần nào cũng là trọng tâm nhỉ, thi trắc nghiệm mà!!!)
 
S

sonsi

Dưới đây là một số kinh nghiệm sẽ giúp các em giải quyết bài thi trắc nghiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn:
- Làm các câu lí thuyết trước rồi mới làm các câu bài tập, câu dễ làm trước, câu khó làm sau (nhớ coi chừng bỏ sót).
- Đọc kỹ câu hỏi và đọc tất cả 4 phần A, B, C, D
- Những câu bài tập khó khăn quá có thể dùng đáp số để thử.
Sau khi làm xong phải đọc để kiểm tra xem có câu nào bị bỏ sót hay không, những câu không làm được mà hết giờ thì cứ đánh đại (may rủi) chứ không nên bỏ.
Chú ý: Không chủ quan, lụp chụp, mà phải kỹ lưỡng, thận trọng, chính xác.
 
S

sonsi

Điểm số của mỗi câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm là như nhau, không phân biệt câu khó hay dễ. Đối với môn Hóa, nếu muốn đạt điểm cao trước hết phải nắm vững lý thuyết, sau đó em cần làm chắc các bài tập cơ bản trong SGK và sách bài tập. Về ôn tập, chủ yếu em nên học theo các phương pháp thầy cô dạy ở trường, lớp. Trong những trường hợp không thể đến lớp học, em nên lựa chọn các chương trình, bài thi do Bộ GD-ĐT đưa ra trước rồi mới học thêm những kiến thức nâng cao.
 
S

saobanglanhgia

:D sao ko viết tập trung mà lại chia nhỏ thành nhìu Reply thế bạn.
Về kinh nghiệm làm bài thi thì anh nghĩ các em nên tham khảo bài giảng "Chiến thuật chọn ngẫu nhiên". Kinh nghiệm "câu dễ làm trước, câu khó làm sau" là 1 sai lầm đấy.
 
S

sonsi

Đây là kinh nghiệm nên có thể là hiệu quả với người này và không có ích với 1 vài người khác. Thế nên người ta mới cần chia sẻ cho nhau. Nếu chỉ với 1 kĩ năng, 1 kinh nghiệm mà áp dụng được cho tất cả mọi người thì ...... hết chuyện để nói.
Chia nhỏ để tăng số bài viết :D :D :D , và cũng để mọi người dễ đọc thôi.
 
T

tranhoanganh

sonsi said:
Kiến thức tập trung chủ yếu vào lớp 12, lớp 10 và 11 chỉ chiếm khoảng 20%. Đề thi hoàn toàn không có những câu hỏi nằm ngoài chương trình.
Về phần ôn tập em có thể tập trung vào những phần trọng tâm sau đây:
- Hóa hữu cơ: Biết sự liên quan giữa các chất và chú ý các bài sau đây: Rượu - Andehit - Axit - Este - Amino Axit - Gluxit - Polime.
- Hóa vô cơ: Dãy điện thế chuẩn từ đó biết được các chất oxi hóa, chất khử và chú ý các kim loại sau đây: Al, Fe và hợp chất của chúng, Cr, Cu, Ni, Zn, Ag, Sn.
(Phần nào cũng là trọng tâm nhỉ, thi trắc nghiệm mà!!!)
chị ơi,sao em thấy Cr ko nằm trong chg trình lớp 12,nhưng vẫn thi vào?
 
S

saobanglanhgia

sonsi said:
Kiến thức tập trung chủ yếu vào lớp 12, lớp 10 và 11 chỉ chiếm khoảng 20%. Đề thi hoàn toàn không có những câu hỏi nằm ngoài chương trình.
Về phần ôn tập em có thể tập trung vào những phần trọng tâm sau đây:
- Hóa hữu cơ: Biết sự liên quan giữa các chất và chú ý các bài sau đây: Rượu - Andehit - Axit - Este - Amino Axit - Gluxit - Polime.
- Hóa vô cơ: Dãy điện thế chuẩn từ đó biết được các chất oxi hóa, chất khử và chú ý các kim loại sau đây: Al, Fe và hợp chất của chúng, Cr, Cu, Ni, Zn, Ag, Sn.
(Phần nào cũng là trọng tâm nhỉ, thi trắc nghiệm mà!!!)

:D nếu như thời gian ôn tập gấp gáp và buộc phải chọn phần ưu tiên để học thì anh nghĩ các em có thể chọn thế này:
- hữu cơ:
chú trọng bài tập về este
biến đổi rượu --> anđehit --> acid ---> este
amino acid, polyme, gluxit
1 số dãy điều chế kinh điển, nguyên tắc tính trong các bài có hiệu suất (mối quan hệ giữa lượng thực tế và lượng lý thuyết)
tính chất hóa học dùng trong nhận biết của phenol, anilin, glycerol, đường khử và ko khử, hợp chất thơm, hợp chất có nối đôi (học tổng quát thôi), anđehit, ankin - 1
- vô cơ:
chú trọng bài tập về Fe, Cu (phản ứng trao đổi, phương pháp tăng giảm khối lượng), Al (nhiệt nhôm, tính lưỡng tính)
tính oxh của HNO3, H2SO4 và Cl2
nhận biết các muối halogen, sulfua, sulfate, cacbonate, ...
dãy điện hóa - ăn mòn điện hóa,
nước cứng và cách làm mềm
(riêng đối với các bạn phân ban thì cần chú trọng thêm các bài tập và sự biến đổi các hợp chất của Cr)
Các thứ khác có thể lướt qua nếu ko đủ thời gian ôn tập kỹ
 
S

sonsi

tranhoanganh said:
chị ơi,sao em thấy Cr ko nằm trong chg trình lớp 12,nhưng vẫn thi vào?
Crom (cùng với đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc) là phần kiến thức dành cho hs phân ban, tức là những hs đang học sgk thí điểm. Còn nếu em đang học sgk cũ thì ko có phần này.
 
A

anhduc1

saobanglanhgia said:
loveyouforever84 said:
phanhuuduy90 said:
cho em hỏi CH2=CH-COOH , ClCH2-CH2-COOH axit nào mạnh hơn ! vì sao ah
Tính axit của CH2=CH-COOH (pKa = 4,25) yếu hơn Cl-CH2-CH2-COOH (pKa = 3,99)

;)) vì sao thế, thưa thầy
nguyên tử Cl có độ âm điện lớn ,hút đôi e liên kết về phía mình dẫn đến trên nguyên tử Cl mang 1 phần điện tích (-) và ng tử C liên kết trực tiếp với nó mang 1 phần điện tích +.sự phân cực này ko cố định mà lan truyền đến C tiếp theo ... cứ như thế tới tận nhóm cacboxyl .tác dụng này làm tăng cường lực axit do độ phân cực của nhóm O-H tăng lên ( cái này tìm kiếm đc và type lại :D )
 
P

phanhuuduy90

saobanglanhgia said:
loveyouforever84 said:
phanhuuduy90 said:
cho em hỏi CH2=CH-COOH , ClCH2-CH2-COOH axit nào mạnh hơn ! vì sao ah
Tính axit của CH2=CH-COOH (pKa = 4,25) yếu hơn Cl-CH2-CH2-COOH (pKa = 3,99)

;)) vì sao thế, thưa thầy
Anh giải thích giúp đi :-/ :-/ :-/
Hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng liên hợp đều có trong hai chất huhuhuhu
 
A

anhduc1

phanhuuduy90 said:
Anh giải thích giúp đi :-/ :-/ :-/
Hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng liên hợp đều có trong hai chất huhuhuhu
theo mình thì cái CH2= CH - kia cũng gây ra hiệu ứng cảm ứng như Cl nhưng nó hút e yếu hơn Cl :D
@ anh sao băng : giải thích giùm cho rõ giúp tụi em
 
S

saobanglanhgia

anhduc1 said:
nguyên tử Cl có độ âm điện lớn ,hút đôi e liên kết về phía mình dẫn đến trên nguyên tử Cl mang 1 phần điện tích (-) và ng tử C liên kết trực tiếp với nó mang 1 phần điện tích +.sự phân cực này ko cố định mà lan truyền đến C tiếp theo ... cứ như thế tới tận nhóm cacboxyl .tác dụng này làm tăng cường lực axit do độ phân cực của nhóm O-H tăng lên ( cái này tìm kiếm đc và type lại :D )

:D hiệu ứng cảm ứng giảm rất nhanh khi mạch cacbon kéo dài

Anh giải thích giúp đi confused confused confused
Hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng liên hợp đều có trong hai chất huhuhuhu

Trong ClCH2CH2COOH chỉ có hiệu ứng cảm ứng -I, còn trong CH2=CHCOOH có cả hiệu ứng liên hợp +C và hiệu ứng cảm ứng -I.
Các hiệu ứng âm sẽ làm tăng tính acid, hiệu ứng dương làm giảm tính acid.
... :D
 
P

phanhuuduy90

saobanglanhgia said:
Trong ClCH2CH2COOH chỉ có hiệu ứng cảm ứng -I, còn trong CH2=CHCOOH có cả hiệu ứng liên hợp +C và hiệu ứng cảm ứng -I.
Các hiệu ứng âm sẽ làm tăng tính acid, hiệu ứng dương làm giảm tính acid.
... :D
em nghĩ CL vẫn gấy hiệu ứng liên hợp chứ ! nhóm C=O e pi -->O
---> e tự do clo chuyển về trước có khả năng hình thành pi mới
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom