♥game văn 8♥ QuẨY LÊN NÀO (lấy điểm)

L

lililovely

Câu 1: (2,0đ)

a. Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

b. Xếp các từ tượng hình, tượng thanh dưới đây thành hai nhóm:

mếu máo, ồ ồ, rũ rượi, vật vã, hu hu, móm mém, ào ào, lã chã.

Câu 2: (1,0đ)

a. Khi trích dẫn lại đoạn văn trong bài tập làm văn của mình, bạn X đã không nhớ được 2 từ rất quan trọng, rất hay. Em hãy giúp bạn điền 2 từ đó vào đúng chỗ của nó trong đoạn văn:

“Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc.”

(Lão Hạc – Nam Cao)

b. Nêu tác dụng của 2 từ trên.

Câu 3: (1,0đ)

Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen. (Không quá 10 dòng)

Câu 4: (1,0đ)

a. Chép chính xác 2 câu luận bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh.
b. Chỉ ra phép đối trong 2 câu thơ trên.

II. TẬP LÀM VĂN: (5,0đ)

Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau để làm bài

Đề 1:

Vào vai bà lão láng giềng, em hãy kể lại chuyện của gia đình chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).

Đề 2:

Viết bài thuyết minh về cây bút bi.
 
F

flytoyourdream99

câu 1: a, Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.


+ Khái niệm:

- Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

+ Công dụng: Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 
K

kute2linh


câu 1: a, Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
+ Khái niệm:
- Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
+ Công dụng: Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 
K

kute2linh

Câu 3:
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, mồ côi mẹ, bà - người thương yêu em nhất cũng đã mất. Tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm.

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mộng tưởng đến với cô nhưng khi diêm tắt cô lại trở về với sự thật. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi. Lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay, lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến, lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .

Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.
 
H

huutuanbc1234

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. Bút bi là dụng cụ cùng ta đi suốt con đường học tập, giúp ta tạo nên những con điểm mười tươi tắn và được ví như một người bạn đồng hành thân thiện của tuổi học trò nói riêng và tất cả nhân loại nói chung.


Bút bi trông đơn giản, nhưng ít ai biết rõ nguồn gốc xuất xứ và cấu trúc tạo thành của nó. Thoạt đầu, tổ tiên của những loại bút là loại bút lông vũ. Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể làm bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa sạch, mất nhiều thời gian và công sức. Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hungary là Laszlo Biro mới nảy ra ý tưởng phát minh ra một loại bút tiện lợi hơn gọi là bút bi, sau khi quá chán ngán với việc sử dụng bút mực vì bút mực viết dễ bị lem ra giấy, luôn phải bơm mực thường xuyên và đầu bút quá nhọn dễ làm rách giấy, không thích hợp cho nghề nhà báo chủ yếu là ghi chép nhiều. Biro để ý rằng mực dùng để in báo, viết ra khô nhanh, không bị lem nên tận dụng nó vào loại bút của mình, cộng với hình dạng nhỏ gọn, dễ sử dụng, bút bi đã nhanh chóng được mọi người ưa chuộng hơn hẳn bút mực. Sau đó, ngày 15 tháng 6 năm 1938, Biro nhận được bằng sáng chế Anh Quốc cho sản phẩm này, sau khi bút bi càng ngày càng được tất cả người dân ở Anh ưa thích sử dụng. Bút bi sau đó được các thương gia người Anh đem ra giới thiệu trên khắp thế giới và cho đến ngày nay trở thành một trong những dụng cụ cần thiết nhất, với đầy mẫu mã và hình dạng.

Cấu tạo của bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và ngòi bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo thiết kế riêng của từng nhà sản xuất. Vỏ bút được dùng để bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong không bị ảnh hưởng và ăn mòn bởi tác động bên ngoài. Bên trong vỏ bút là ruột bút. Ruột bút gồm một thanh hình ống dài khoảng mười centimet chỉ lớn hơn cây tăm một chút được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, dùng để chứa mực nên còn được gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn bộ phận điều chỉnh bút gồm một đầu bấm, còn ở đầu kia thì có gắn một lò xo. Hai dụng cụ này kết hợp với nhau dùng để điều chỉnh ngòi bút. Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm một lần nữa cho ngòi bút thụt vào, có thể bảo quản ngòi bút được lâu bền hơn. Bộ phận cuối cùng và cũng quan trọng không kém là ngòi bút. Ngòi bút gắn ở đầu có lò xo của ruột bút, được làm bằng kim loại không gỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu đó có gắn một viên bi nhỏ làm từ sắt mạ crom hay niken, tùy thuộc vào mẫu mã thiết kế khác nhau mà đường kính viên bi có thể khác nhau từ 0,38 đến 0,7 milimet. Viên bi tròn xinh ấy có tác dụng thấm mực và xoay tròn trên mặt giấy cho mực ra đều tạo nên những đường nét cong cong mềm mại.

Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,… Nhưng dù có hàng trăm kiểu dáng khác nhau nhưng hầu như bút bi vẫn được chia làm hai loại chính: loại dùng một lần rồi bỏ và loại dùng nhiều lần, sau khi xài hết mực có thể bơm mực vào để xài tiếp.


Bút là phát minh đã đi sâu vào lịch sử. Hiện nay, không biết có bao nhiêu hãng chuyên sản xuất bút bi; không biết có bao nhiêu mẫu mã, kiểu dáng, và hàng vô số ích lợi mà nó đem lại, mà công dụng chính của nó chỉ đơn giản là viết. Nhờ có bút, mà việc ghi chép thông tin được hiệu quả hơn; nhờ nó, giới học sinh có thể nắn nót lên những nét chữ mê hồn hơn, không phải sử dụng thứ bút mực bất tiện đó nữa. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật. Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. Hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Nó có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử chữ viết của loài người.


Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ mười lăm phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.


Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí, trong ký ức tuổi học trò có những trang giấy trắng thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm là tô điểm cho đời và là người bạn đồng hành hữu ích của con người.
 
L

lililovely

ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2014-2015

MÔN NGỮ VĂN 8

( Thời gian 90 phút)​

PHẦN I: (3đ)

Cho đoạn văn sau:

" Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)



Câu 1( 1đ)
Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

Câu 2:
Viết đoạn văn(5-7 câu) trình bày sự cảm nhận của em về đoạn văn trên ?

PHẦN II: (7đ)

Cho câu thơ sau:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…

Câu 1(2đ)
Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bài thơ? Những câu thơ đó được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2(1đ)
Bài thơ trên được sáng tác theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể loại đó?

Câu 3: (4đ)

Trên cơ sở so sánh với bài thơ “Sông núi nước Nam”. Em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước đại Việt ta”



 
B

bm.stromray

1)Đoạn văn trên gồm có 2 câu.
Mục đích câu 1:nói lên sự căm thù quân giặc của Trần Quốc Tuấn.
Mục đích câu 2:Dù có phải chiu đau khổ vẫn quyết tiêu diệt quân giặc.
2)
Với một con người như Quốc Tuấn,trong tâm hồn ông luôn cháy lên một ngọn lửa căm thù giặc,và lòng yêu nước đến nỗi hành hạ thân xác của mình.Nỗi căm thù đó dày xé con người ông,ông chỉ muốn xông ra chiến trường,dẫu có phải hi sinh tấm thân mình ông chỉ muốn xé thịt,lột da và uống máu kẻ thù để xoá tan nỗi căm thù quân giặc và để cảm thấy vui lòng vì được hi sinh cho đất nước,cho dân tộc.Trong ông,ông là người yêu nước,luôn nghĩ về dân tộc,rất đáng khâm phục.
3)

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu,Đinh,Lý,Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên,mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việt xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi

Được trích trong bài thơ Nước Đại Việt ta.Tác giả bài thơ là Nguyễn Trãi.Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập,được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi,sau khi quân ta đại thắng quân Minh xâm lược.
4)Sáng tác theo thế loại cáo.Là thê văn nghị luận cổ,thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
5)So sánh giữa nước "Nước Đại Việt ta" và "Sông núi nước Nam":
Giống nhau:có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập,khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.
Khác nhau:
"Sông núi nước Nam"khẳng định nước Nam dành cho vua Nam ở,và đã được định sẵn bởi sách trời,kẻ địch dám xâm lược sẽ bị đánh tơi bời.
"Nước Đại Việt ta"khẳng định rằng chủ quyền,lãnh thổ,phong tục tập quán của hai nước khác nhau,không được xâm phạm nước khác.Tuy vậy luôn có lúc mạnh yếu,song hào kiệt đời nào cũng có,vậy nên mỗi lần các vị tướng của phương Bắc xâm luợc phải chịu thất bại.
 
T

truongtuan2001

Bài 1:
Đoạn văn trên gồm 2 câu
+ Câu 1: Nói lên sự căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn
+ Câu 2: Dù chịu đau khổ, mất mát cũng quyết tiêu diệt giặc
Bài 3:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu,Đinh,Lý,Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên,mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việt xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi

Được trích trong bài thơ Nước Đại Việt ta.Tác giả bài thơ là Nguyễn Trãi.Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập,được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi,sau khi quân ta đại thắng quân Minh xâm lược.
4)Sáng tác theo thế loại cáo.Là thê văn nghị luận cổ,thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
 
Last edited by a moderator:
T

thuongkute2306

Kiểm tra HKI lớp 8

Mình lấy đề này ở trên mạng, cũng hay nên mình post cho các bạn làm thử :)
Trắc nghiệm
Câu 1: Câu nào dưới đây là sai?
A. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích.
B. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm.
C. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh.
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng "gương mặt"?
A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:
"Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: "Thằng Hai!
Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má".
Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ?
A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước
Câu 5: Câu "Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi..." là:
A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... dẫn trong câu văn.
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố
C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh
Câu 8: "Tức nước vỡ bờ" được rúc từ tập truyện nào?
A. Tắt đèn B. Quê mẹ
C. Lão Hạc D. Những ngày
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm):
a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép:
"Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển ..."
(Thi Sảnh)
 
T

thuongkute2306

ĐỀ 3​
619380a8c7yo5al4.gif
.Trắc nghiệm : (2 điểm )
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất :
1. Tác phẩm"Lão Hạc "của tác giả nào ?
A. Thế Lữ . B. Phan Chu Trinh
C. Ngô Tất Tố . D.Nam Cao
2. Tác phẩm"Tắt đèn" của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại ?
A. Tiểu thuyết . C. Truyện vừa .
B. Truyện ngắn . D. Bút kí.
3. í nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".
A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
B. Tình thương chồng con vô bờ bến.
C. Muốn ra oai với bọn nhà lý trưởng.
D. ý thức được sự cùng đường của mình .
4. Nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của An - Đéc - Xen ở truyện "Cô bé bán diêm" là:
A. Sử dụng nhiều hỡnh ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
5. Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá ” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Thuyết minh . B. Tự sự.
C. Biểu cảm . D. Nghị luận .
6. Tình thái từ " Chứ" trong câu " Bác trai đã khá rồi chứ?" thuộc loại
A. Tình thái từ cảm thán
C. Tình thái từ nghi vấn
B. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
D. Tình thái từ cầu khiến
7. Các từ " bảo, chạy, đánh, trói " thuộc trường từ vựng
A. Chỉ bộ phận con người.
B. Chỉ trạng thái con người.
C. Chỉ hoạt động con người.
D. Chỉ tính chất con người.
8. Không nên sử dụng nói giảm, nói tránh
A. Khi cần nói thẳng nói đúng sự thực.
C. Khi muốn giảm bớt sự đau buồn
B. Khi cần nói năng lịch sự, văn hoá.
D. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.

II.Phần II. Tự luận (8đ)
Câu 1 ( 3 điểm )
Nêu nội dung chính của văn bản : “Chiếc lá cuối cùng”? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Câu 2 (5đ) Thuyết minh về cây bút bi.
(nhớ ấn vào lời giải hay hơn để lấy điểm nhá)
.................Hết ..................................
I/Trắc nghiệm
1/D
2/A
3/C
4/D
5/A
6/B
7/C
8/A
Chấm điểm giùm em nha! :khi (15)::khi (15)::khi (15):
 
Top Bottom