♥game văn 8♥ QuẨY LÊN NÀO (lấy điểm)

N

nhuquynhdat

Thuyết minh về bút bút bi

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để



chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

 
L

lililovely

ĐỀ 4


nhớ ấn vào lời giải hay hơn để lấy điểm nhé!
Câu 1 ( 2 điểm )
Có một câu chuyện như sau :
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường.Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là.
Người thầy giáo già hoảng hốt ;
Thưa ngài, ngài là thống tướng.
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không? Tại sao?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.


Câu 2 ( 2 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương - Tế Hanh )

Câu 3 ( 6 điểm )
Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừngThế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 
Q

quynhchungbk@gmail.com

văn

56681301_p.gif
nơi này là dành cho mọi người cùng nhau làm đề văn 8 để học tốt hơn .

mình sẽ có đề cho làm và ai tham gia làm bài mình sẽ chấm điểm + nhận xét nha+ cộng điểm cho học tập bằng cách ấn đúng(nếu trả lời đúng), có gì không hiểu cứ hỏi( các bạn cũng có thể post đề nhưng nhớ phải đánh số và mỗi ngày post khoảng 1-3 đề thôi để còn làm nữa nhé!)
nếu các bạn trả lời rời các câu thì cần ghi rõ ràng là đề nào ở câu, phần nào
đề 1

i/ trắc nghiệm( 2 điểm)

đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất.
ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
khắp dân làng, tấp nập đón ghe về.
" nhờ ơn trời biên lặng cá đầy ghe"
những con cá tươi ngon thân bạc trắng
dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
cả thân hình nồng thở vị xa xăm
chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

1- đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
a- quê hương
b- nhớ rừng
c- khi con tu hú
2- tác giả của đoạn trích là ai?
a- tố hữu
b- thế lữ
c- tế hanh
3- trong đoạn trick, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?
a- miêu tả
b- biểu cảm
c- tự sự
4- nội dung chính của đoạn trick là gì?
a- thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao đọng vất vả
b- dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến
c- niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến
5- hình ảnh người dân chài được thể hiên ntn?
a- chân thực, hào hùng
b- lãng mạng, hùng tráng
c- vừa chân thực vừa lãng mạng
6- hai câu thơ: " chiếc thuyền im.... Thớ vỏ" sử dụng biện pháp tu từ gì?
a- ẩn dụ
b- nhân hóa
c- so sánh
7- hai câu thơ : " ngày hôm sau....ghe về". Xét theo mục đích nói câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
a- câu trần thuật
b- câu nghi vấn
c- câu cầu khiến
8- hai câu thơ trên thuộc hành động nói nào?
a- hỏi
b- điều khiển
c- trình bày
ii/ tự luận

câu 1: đoạn văn( 3 đ): Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( khoảng 7-9 câu). Trong đó có sử dụng câu nghi vấn.

câu 2: tập làm văn(5 đ): Hs chọn 1 trong 2 đề sau:

đề 1: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ hcm qua hai bài thơ: " tức canh pác bó" và " ngắm trăng"

đề 2: thử làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khack tham quan về danh lam thăng cảnh hoặc di tick lick sử ở quê hương em.

1-a
2-c
3-a
4-c
5-c
6-b
7-a
8-c
..................................
 
N

nhokmaruco_vip1

I-
1. A
2.c
3.a
4.c
5.a
6.b
7.a
8.c

....................................................................................................
 
L

lidungnguyen123

Mình cũng góp 1 đề và cũng nhờ sự giúp đỡ của mọi người

CÂU 1:
trong truyện ngắn lão hạc của nam cao, nhân vật ông giáo đã từng có lúc thất vọng thốt lên"cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.." nhưng cuối cùng ông giáo đã vở lẽ nhận ra:" không!cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác."
điều gì từng khiến ông giáo thất vọng rồi vỡ lẻ như vậy và điều đó có nghĩa gì?
phân tích nhân vật lão hạc để trả lời câu hỏi trên
GỢI Ý: thể loại văn phân tích nhân vật

câu 2
"Phải bé lại , lăn vào lòng 1 người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ , để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho , mới thấy người mẹ có 1 dịu êm vô cùng."
----> Từ ý nghĩa của câu văn trên hãy viết 1 đoạn văn (khoảng từ 10-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ đối với tuổi thơ của mỗi con người

câu 3
a) em hiểu gì về phẩm chất người mẹ , người vợ, người phụ nữ việt nam qua các văn bản: tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ?------> (1 bài văn nhé)
b) viết 1 đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của bác hồ trong văn bản ngắm trăng có sữ dụng câu cảm thán .gạch chân câu cảm thán

câu 4
kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men ". theo em chiếc lá cuối cùng có phải là một kiệt tác không ?HÃY CHỨNG MINH------------------> chú ý:1 BÀI VĂN NHE

@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
GIÚP MÌNH NHE MÌNH SẼ ẤN THẬT NHIỀU NÚT CẢM ƠN:eek:
 
L

leo345

q.jpg


“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

*Ý chính thôi nhá em.

-Sau bao ngày lao động mệt mỏi bây giờ con tàu đã trở về với làng chài,về với quê hương đó cũng chính là những con người làng chài trở về.Ở câu thơ này Tế Hanh đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa 1 cách rất tài tình.Chiếc thuyền đã được tác giả thổi hồn vào đó biến nó thành biểu tượng,sự sống của làng chài.

- Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó.Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
 
L

lililovely

để các bạn có thể cùng làm và lấy điểm học tập mình sẽ ra đề bài sau:

tóm tát các tác phẩm: chiếc lá cuối cùng, lão hạc, tức nước vỡ bờ, .....
ok, đơn giản mà^^
 
P

petercech

Sưu tầm

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch...

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Sau trận mưa to gió lớn chiếc lá thường xuân cuối cũng vẫn còn trên cây khiến Xiu vô cùng ngạc nhiên.òn Giôn-xi thì lấy lại tinh thần chịu ăn cháo và uống thuốc.Nhờ Giôn-xi chăm sóc bệnh phổi của Xiu đã giảm hẳn.Trong khi đó bác Bô-men đã bị lao phổi chết và để lại một kiệt tác là "chiếc lá cuối cùng" đã vẽ vào đêm mưa bão ......
 
L

lililovely

tiếp nè

Câu 1: (1điểm)

a/ “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)

Đoạn hịch trên thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả?

b/ Chép hai câu thơ miêu tả hình ảnh người dân chài trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

Câu 2: (1điểm)

a/ Cho biết câu sau đây thực hiện hành động nói gì?

“ Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.”

( Bàn về phép học)

b/ Việc lựa chọn trật tự từ (in đậm) trong ví dụ sau nhằm mục đích gì?

“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”

(Hồ Chí Minh)

Câu 3: (3điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ trong hai câu thơ sau:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Hồ Chí Minh- Tức cảnh Pác Bó)

Câu 4: (5 điểm)

Nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp,… là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay.

Em suy nghĩ gì về vấn đề trên?
 
P

petercech

Câu 1: (1điểm)

a/ “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)

Đoạn hịch trên thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả?

ý 1: tâm trạng lo lắng, day dứt:
dẫn chứng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối"
---> Khi nghĩ đến vận mệnh của đất nước
ý 2: Tâm trạng đau đớn, xót xa:
dẫn chứng:"ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa"
---> Khi chứng kiến bọn giặc xúc phạm đến Quốc thể, hành hạ nhân dân
ý 3: Tâm trạng căm thù, hận uất
dẫn chứng: "Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù"
---> Khi tội ác của kẻ thù hoành hành, ngang ngược ở khắp nơi
ý 4: Thái đô quyết tâm chiến đấu, hy sinh, xả thân vì đất nước:
dẫn chứng: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
---> Thái độ quyết tâm của 1 người yêu nước, xem việc đánh giặc cứu nước là nghĩa cả thiêng liêng
=> Trần Quốc Tuấn là vị tướng yêu nước
Mình cho bạn một số ý này, bạn dựa vào đó mà làm thành một đoạn văn hoàn chỉnh


b) 2 câu thơ

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 
Last edited by a moderator:
P

petercech

Câu 2: (1điểm)

a/ Cho biết câu sau đây thực hiện hành động nói gì?

“ Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.”

( Bàn về phép học)

b/ Việc lựa chọn trật tự từ (in đậm) trong ví dụ sau nhằm mục đích gì?

“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”

(Hồ Chí Minh)

a) thuộc hành động nói sai khiến, điểu khiển, cầu khiến

b) nhàm mục đích thể hiện trình tự thời gian của các sự kiện lịch sử
 
P

petercech

Câu 5
a.Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ).
-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
- Giải thích: Thế nào là nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp? Nêu biểu hiện
- Nguyên nhân: Tại sao nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp là nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay?
- Phê phán: Những cách xử sự thiếu tế nhị, những việc làm thiếu suy nghĩ...
Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ.
-Nhận thức và hành động của bản thân.


P/s: có tham khảo
 
P

phamducanhday

c1
thể hiện thái độ căm ghét kẻ thù , quyết tâm tiêu diệt địch của Trần Quốc Tuấn .

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 
P

phamducanhday

c2
a/ Câu thực hiện hành động nói: đề nghị
b/ Việc lựa chọn trật tự từ nhằm mục đích thể hiện trình tự thời gian của các sự kiện lịch sử


câu này sai nhá hành động nói phải là cầu khiến :|
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

lấy tiếp điểm

Câu 1. (2.0 điểm)

Chép theo trí nhớ bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Câu 2. (2.0 điểm)

a. Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học?

b. Câu sau thuộc kiểu câu gì?

Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh !

(Dế mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)



Câu 3. (6.0 điểm)

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

Từng nghe :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(...)

( Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )

"Nước Đại Việt ta" là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Qua đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên.
 
L

lililovely

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng(mỗi câu 0,25 điểm).

· Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 2 đến 5).
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muôn ngao du, thì cần phải đi bộ.

(Trích Đi bộ ngao du, Ru – xô, Ngữ văn lớp 8, tập 2)

2. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận

3. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tự do của con người

B. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tri thức của con người

C. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tinh thần của con người

D. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và việc ăn uống của con người

4. Các từ được gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?

Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã , cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.

A. Chỉ cảm giác của con người B. Chỉ suy nghĩ của con người

C. Chỉ hành động của con người D. Chỉ trạng thái, tâm trạng con người

5. Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” là gì?

A. Để miêu tả B . Để hỏi

C. Để cầu khiến D. Để bộc lộ cảm xúc

· Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 6 đến 9).
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, tập 1)

6. Đoạn trích trên có mấy lượt lời?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

7. Câu “U nó không được thế!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn

C. Câu cảm thán D. Câu phủ định

8. Câu nói của chị Dậu: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” thuộc hành động nói nào?

A. Trình bày B. Điều khiển C. Hứa hẹn D. Bộc lộ cảm xúc

9. Từ nào dưới đây là từ địa phương?

A. U B. Vợ C. Anh D. Chị

II. Tự luận (7 điểm):

10. (2 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận từ 7 đến 10 câu trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm về chủ đề Hạnh phúc.

11. (5 điểm): Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.

Đề thi kì 2 lớp 8 môn Ngữ Văn năm 2014 - Đề số 4

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là bài văn như thế nào?

A. Miêu tả là chính, tự sự và biểu cảm là thứ yếu

B. Tự sự là chính, có đan xen miêu tả và biểu cảm

C. Biểu cảm là chính, có đan xen tự sự và miêu tả

D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm đều là các yếu tố chính

2. Văn thuyết minh là gì?

A. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết

phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng

B. Trình bày, giới thiệu, giải thích... nhằm cung cấp tri thức về các

sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

C. Trình bày sự việc, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con

người và bày tỏ thái độ khen chê

D. Dùng các chi tiết, hình ảnh... nhằm tái hiện một cách sinh động để

người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh

3. Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận?

A. Bình Ngô đại cáo B. Tôi đi học

C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ

4. Mục đích của văn bản tường trình là trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

5. Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5, Ban Giám hiệu cần viết và chuyển đến toàn trường văn bản gì?

A. Tường trình B. Thông báo C. Đề nghị D. Báo cáo

6. Lượt lời là gì?

A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại

B. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại

C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau

D. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 7 đến câu 12)

À ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công - ta. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa … Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó lại nhảy vọt sangchuyện thằng con như vậy:

- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà

lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu?

(Trích Lão Hạc, Ngữ văn lớp 8, tập 1)

7. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Nêu tâm sự của lão Hạc về hoàn cảnh khó khăn túng bấn

B. Kể về việc cưới vợ của con trai lão Hạc

C. Nêu suy nghĩ của ông giáo về hoàn cảnh của lão Hạc

D. Bàn luận về hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc và con trai

8. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh

9.Từ “Ấy” trong phần trích “Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.” thuộc từ loại nào?

A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Từ nối

10. Câu “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...” thuộc loại câu nào?

A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật

11. Câu nói “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt … ” thuộc hành động nói nào?

A. Hành động trình bày B. Hành động điều khiển

C. Hành động hứa hẹn D. Hành động hỏi

12. Câu nào dưới đây không đủ kết cấu C - V ?

A. Nó đi năm sáu năm rồi. C. Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu?

B. Nhưng họ thách nặng quá… D. Lão đem thư sang, mượn tôi xem.

II. Tự luận (7 điểm):

13. (3 điểm): Viết bản tường trình về một sự việc đã xảy ra liên quan đến em (Lưu ý: không điền họ và tên thật).

14. (4 điểm): Viết bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm văn học mà em thích.
 
L

lililovely

ĐỀ 2 :


Môn Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !

Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :
a) Cả nước hành quân theo xe đại bác
Đồng chí thương binh
Tưởng nghe có bước chân mình
Bước của bàn chân đã mất.
(Chính Hữu)

b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé !
(Trần Hoài Dương)


Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau :

“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
(Nguyễn Trãi)

Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp…
Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.


Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em.
 
Top Bottom