♥game văn 8♥ QuẨY LÊN NÀO (lấy điểm)

L

lililovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

56681301_p.gif
Nơi này là dành cho mọi người cùng nhau làm đề văn 8 để học tốt hơn .

Mình sẽ có đề cho làm và ai tham gia làm bài mình sẽ chấm điểm + nhận xét nha+ cộng điểm cho học tập bằng cách ấn đúng(nếu trả lời đúng), có gì không hiểu cứ hỏi( các bạn cũng có thể post đề nhưng nhớ phải đánh số và mỗi ngày post khoảng 1-3 đề thôi để còn làm nữa nhé!)
Nếu các bạn trả lời rời các câu thì cần ghi rõ ràng là đề nào ở câu, phần nào
ĐỀ 1

I/ Trắc nghiệm( 2 điểm)

Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng, tấp nập đón ghe về.
" Nhờ ơn trời biên lặng cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

1- Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A- Quê hương
B- Nhớ rừng
C- Khi con tu hú
2- Tác giả của đoạn trích là ai?
A- Tố Hữu
B- Thế Lữ
C- Tế Hanh
3- Trong đoạn trick, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?
A- Miêu tả
B- Biểu cảm
C- Tự sự
4- Nội dung chính của đoạn trick là gì?
A- Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao đọng vất vả
B- Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến
C- Niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến
5- Hình ảnh người dân chài được thể hiên ntn?
A- Chân thực, hào hùng
B- Lãng mạng, hùng tráng
C- Vừa chân thực vừa lãng mạng
6- Hai câu thơ: " Chiếc thuyền im.... thớ vỏ" sử dụng biện pháp tu từ gì?
A- Ẩn dụ
B- Nhân hóa
C- So sánh
7- Hai câu thơ : " ngày hôm sau....ghe về". Xét theo mục đích nói câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
A- Câu trần thuật
B- Câu nghi vấn
C- Câu cầu khiến
8- Hai câu thơ trên thuộc hành động nói nào?
A- hỏi
B- điều khiển
C- trình bày
II/ Tự luận

Câu 1: Đoạn văn( 3 đ): nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( khoảng 7-9 câu). Trong đó có sử dụng câu nghi vấn.

Câu 2: Tập làm văn(5 đ): HS chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ HCM qua hai bài thơ: " Tức canh Pác Bó" và " Ngắm trăng"

Đề 2: Thử làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khack tham quan về danh lam thăng cảnh hoặc di tick lick sử ở quê hương em.
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Mik mở màn nhé

Phần trắc nghiệm
1. B
2. D
3. D
4. A
5. D
6. B
7. A

cậu có thể trả lời rõ hơn được không
phầ trắc nghiệm làm gì có D
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

Đề 1: (câu 2 phần tự luận)
Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh qua Tức cảnh Pác Bó:

+ Niềm vui thú của Bác khi sống giữa núi rừng, hòa mình vào thiên nhiên là một tình cảm thanh cao,
đó chính là tầm lòng yêu mến gắn bó với thiên nhiên đất nước.

+ Hòa mình với thiên nhiên phóng khoáng trong một phong thái ung dung nhàn nhã, tự chủ, đó chính
là tinh thần lạc quan yêu đời, là con người với triết lí sống giản dị thanh sạch.

+ Bài thơ không chỉ thể hiện được tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên mà còn thể hiện được
niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng được trở về sống trong lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo
cách mạng.

+ Hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên với phong thái ung dung, tự tại, cười trên gian khổ
thiếu thốn và tràn đầy tin tưởng hi vọng ở tương lai.

Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh qua Vọng nguyệt (Ngắm trăng):

-

+ Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn
mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên
tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái
Đẹp của người nghệ sĩ.

+ Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt ra
khỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đó
chính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách
mạng.
nguồn google


trả lời đúng nhưng nếu tự làm sẽ hay hơn
1.75/5 điểm
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

trắc nghiệm:
1- Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A- Quê hương
2- Tác giả của đoạn trích là ai?
C- Tế Hanh
3- Trong đoạn trick, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?
A- Miêu tả
4- Nội dung chính của đoạn trick là gì?
A- Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao đọng vất vả
5- Hình ảnh người dân chài được thể hiên ntn?
B- Lãng mạng, hùng tráng


vậy là được tròn 2 điểm không sai chút nào^^
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

câu 1

giờ còn mỗi câu 1 thôi mọi người trả lời rồi mình sẽ post tiếp đề không thì pót luôn cũng được
Câu 1: Đoạn văn( 3 đ): nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( khoảng 7-9 câu). Trong đó có sử dụng câu nghi vấn.
 
L

lidungnguyen123

TỚ GÓP 1 ĐỀ NHỎ NEK
kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn- xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men". Theo em chiếc lá cuối cùng có là kiệt tác không ? Hãy chứng minh
ờ mà quên hihi CÁC BẠN NHỚ ĐÂY LÀ MỘT BÀI VĂN NHÉ!:)>-
 
L

lililovely

suy nghĩ của mình

kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng của o-hen-ri , xiu đã nói với giôn- xi "đó là kiệt tác của bác bơ-men". Theo em chiếc lá cuối cùng có là kiệt tác không ? Hãy chứng minh

Đây là một kiệt tác vẽ bằng sự yêu thương giữa những con người nghệ sĩ với nhau họ có chung một số phận.Một cô họa sĩ trẻ bị bệnh phổi mất hệ niềm tin vào cuộc sống.Chính cụ Bơ -men là người đã cứu cô- một cô bé từ cõi chết trở về và cụ ko bao giờ nghĩ rằng đây là một bức kiệt tác giữa những năm tháng còn lại của cuộc đời mà cụ ao ước được vẽ ko bao giờ cụ nghĩ như vậy.Tuy chiếc là cuối cùng là một sự lừa dối nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người.Nhưng cũng chính từ đây sự ra đi của cụ Bơ-men trong một đêm gió rét,dữ dội và tàn bạo, để thay thế tính mạng cho Giôn-xi khiến đã khiến cho tất cả các độc giả rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn .
 
L

lililovely

còn bài này là sưu tầm được trên google vì thấy nó hay

1. Kiệt tác của Cụ Bơ men
- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.
- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

2. Tình yêu thương của Xiu
- Xiu rất thương Giôn xi, cô lo sợ không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết đi.
- Đối với Giôn xi, Xiu tận tình chăm sóc, chiều chuộng, chỉ trừ một việc : Xiu làm một cách chán nản khi Giôn xi muốn kéo chiếc mành lên để nhìn thấy cây thường xuân.Chính chi tiết này chứng tỏ Xiu không biết gì về ý định của Cụ Bơ men cả.Vì thế khi nhìn thấy chiếc lá duy nhất trên cây, Xiu vô cùng buồn bã và lo lắng vì nghĩ rằng cái chết của Giôn xi đã đến cận kề khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống.
- Đó chính là sự hấp dẫn của tác phẩm, nếu để Xiu biết ý định của Cụ Bơ men thì chúng ta sẽ không thể đọc được những dòng chữ mưu tả tâm trạng Xiu đầy lo lắng, yêu thương, và thấm đẫm tình người như vậy.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi

- Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá , người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy.Và sang hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao?
- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết.Cô đã chuẩn bị sẵn sang cho chuyến d9i xa đầy bí ẩn của mình.Cô nghĩ rằng “ Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”.Cô cảm nhận được sợi dây rang buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần…
- Lần kéo mành thứ 2 , cô “ không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”.Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi.Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia.Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ?Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình????

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là một đặc điểm nổi bật trong chiếc lá cuối cùng.
- Người đọc thương cảm lo lắng cho Giôn xi khi thấy cái chết của nàng sắp cận kề. Nhưng kết thúc truyện, tình huống bỗng đảo ngược : Giôn xi trở lại yêu đời, khỏe mạnh, ham sống, thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo…làm cho Xiu và người đọc rất bất ngờ và cảm thấy nhẹ nhõm.
- Đảo ngược tình huống lần thứ 2 là : Cụ Bơ men đang khỏe mạnh, đến cuối truyện bỗng chết vì sưng phổi, lần này khiến cho người đọc lại một lần nữa bất ngờ, nhưng cảm động.
 
L

lililovely

có vẻ post thêm đề mới đượ rồi các bạn nhớ ấn vào lời giải hay hơn để lấy điểm nhé!

sepa34.gif
đề 2
Câu 1: (2,0 điểm).
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(trích “Quê hương” - Tế Hanh)

Câu 2: (8,0 điểm).
a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ?(2,5 điểm).

b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó (5,5 điểm).
Câu 3: (10,0 điểm).
Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh.
...........................Hết.................. .........​
Đây là đề thi HSG
 
Last edited by a moderator:
L

lidungnguyen123

thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh

bạn nào gúp tớ thuyết minh về núi BÀ ĐEN ở tây ninh với
TỚ ĐANG CẦN GẤP LẮM HUHU
MONG CÁC BẠN GIÚP TỚ!LÀM ƠN NHE
TỚ CẢM ƠN NHIỀU
 
H

hocgioi2013

Câu 1:
So sánh và nhân hoá thì phải
Câu 2:
Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
b)
Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.
- Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm.
- Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
nguồn violet


câu 1: 1.75(vì " mảnh hồn làng" là ẩn dụ)
câu 2(a) :2
Câu 2(b) : 3
Thiếu nhưng dù sao mình vẫn ấn đúng à cậu chú ý là tên văn bản phải để trong " "
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

Câu 3:
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – một kiệt tác của cụ Bơ-men.Chiếc lá của cụ bơ-men vẽ sống động như thật,đã đánh lừa cặp mắt nhà nghề của hai nữ họa sĩ nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình.Ý nghĩa và giá trị của nó vô cùng to lớn,nó làm hồi sinh niềm tin,hạnh phúc và khao khát sống tưởng chừng như lụi tàn.Không những thế,cụ bơ-men đã vẽ nó không chỉ bằng mực,bằng tâm huyết của người họa sĩ mà còn bằng cả tình yêu,lòng nhân đạo và đức hi sinh cao cả của mình.Từ đó cho ta thấy nó đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật,đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật.Đó là nghệ thuật chân chính vì con người,phải mang trong mình những chức năng sinh thành tái tạo,làm thức dậy niềm tin yêu cuộc sống,mở đường cho những khát vọng,chắp cánh cho những ước mơ. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác-một kiệt tác màu xanh của niềm tin và hi vọng hồi sinh-một tác phẩm nghệ thuật bất tử.
nguồn hocmai.vn
 
H

hocgioi2013

đây là phần trả lời cho câu hỏi của bạn lidungnguyen123 :
Vị trí

Nằm cách thị xã Tây Ninh 10 km về phía đông bắc.

Đặc điểm

Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).


Một ngôi chùa trên núi Bà Đen
Truyền thuyết Bà Đen

Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.


Nơi thờ cúng Bà Đen
Leo núi Bà Đen

Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương tiện để lên núi.
nguồn hocmai.vn

 
L

lililovely

ĐỀ 3​
(ấn vào lời giải hay hơn để lấy thêm điểm nha)



I. Câu hỏi(4 điểm)
Câu 1: Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra những thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của chế độ thực dân Pháp qua văn bản “Thuế máu” được trích trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: (1,5 điểm) Câu cầu khiến là gì? Nêu công dụng và cho ví dụ.
Câu 4: (0,5 điểm) Thay đổi trật tự từ các câu sau: a. Vài chú tiều, lom khom dưới núi. b. Mấy nhà chợ, lác đác bên sông.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân, em thấy cần phải làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác.
--------- HẾT ---------​
 
H

hocgioi2013

Bài thơ được sáng tác vào tháng 2 -1941 khi Bác sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó (Cao Bằng)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
nguồn sưu tầm


ok đủ 1 điểm nhưng câu này mà cũng phải sưu tầm à
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

Những thủ đoạn, mánh khóe trong việc bắt lính :
-Rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của dân thuộc địa.
-Tiến hành những cuộc lùng ráp, vây bắt.
-Lợi dụng bắt lính để xoay sở kiếm tiền.
-Đàn áp dã man khi có phản đối.
=>Dùng vũ lực để bắt lính chứ không hề có “tình nguyện”.
nguồn violet
 
H

hocgioi2013

Câu cầu khiến là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm.
Muốn nêu ý cầu khiến, khi đặt câu cầu khiến, người ta thường dùng những từ ngữ như : đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi ...
Ví dụ:
- Các em đừng làm ồn trong lớp !
- Đốt lửa lên !
nguồn yahoo
 
H

hocgioi2013

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.

Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.

Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được.

Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực.

Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.
--------------------
Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp.

“Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng “chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước.
nguồn sưu tầm
 
L

lililovely

tiếp nè

ĐỀ 3​
619380a8c7yo5al4.gif
.Trắc nghiệm : (2 điểm )
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất :
1. Tác phẩm"Lão Hạc "của tác giả nào ?
A. Thế Lữ . B. Phan Chu Trinh
C. Ngô Tất Tố . D.Nam Cao
2. Tác phẩm"Tắt đèn" của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại ?
A. Tiểu thuyết . C. Truyện vừa .
B. Truyện ngắn . D. Bút kí.
3. í nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".
A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
B. Tình thương chồng con vô bờ bến.
C. Muốn ra oai với bọn nhà lý trưởng.
D. ý thức được sự cùng đường của mình .
4. Nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của An - Đéc - Xen ở truyện "Cô bé bán diêm" là:
A. Sử dụng nhiều hỡnh ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
5. Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá ” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Thuyết minh . B. Tự sự.
C. Biểu cảm . D. Nghị luận .
6. Tình thái từ " Chứ" trong câu " Bác trai đã khá rồi chứ?" thuộc loại
A. Tình thái từ cảm thán
C. Tình thái từ nghi vấn
B. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
D. Tình thái từ cầu khiến
7. Các từ " bảo, chạy, đánh, trói " thuộc trường từ vựng
A. Chỉ bộ phận con người.
B. Chỉ trạng thái con người.
C. Chỉ hoạt động con người.
D. Chỉ tính chất con người.
8. Không nên sử dụng nói giảm, nói tránh
A. Khi cần nói thẳng nói đúng sự thực.
C. Khi muốn giảm bớt sự đau buồn
B. Khi cần nói năng lịch sự, văn hoá.
D. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.

II.Phần II. Tự luận (8đ)
Câu 1 ( 3 điểm )
Nêu nội dung chính của văn bản : “Chiếc lá cuối cùng”? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Câu 2 (5đ) Thuyết minh về cây bút bi.
(nhớ ấn vào lời giải hay hơn để lấy điểm nhá)
.................Hết ..................................
 
B

baochau15

1. D. Nam Cao
2. A. Tiểu thuyết
3. C. Muốn ra oai với bọn nhà lí trưởng
4. D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
5. D. Nghị luận
6. C. Tình thái từ nghi vấn
7. C. Chỉ hành động của người
8. A. Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật
 
Top Bottom