$\fbox{Nhóm lí 98}$ Con lắc.

L

lenphiatruoc

Mình vẫn nghĩ rằng với ${v^2} = 4gl$ thì vật đã lên được vị trí cao nhất rồi , muốn nó quay tròn thì chỉ cần ${v^2} > 4gl$ thôi.
 
L

lenphiatruoc

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ở hai vị trí cao nhất và thấp nhất

$\frac{{m{v_0}^2}}{2} - \frac{{m{v^2}}}{2} = 2mgl$ (1)

Biểu thức liên hệ giữa v và ${v_0}$ ta có
${v_0}^2 - {v^2} = 2{{\rm{a}}_{ht}}.pi.l$ (2)

Kết hợp (1) và (2)
 
C

congratulation11

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ở hai vị trí cao nhất và thấp nhất

$\frac{{m{v_0}^2}}{2} - \frac{{m{v^2}}}{2} = 2mgl$ (1)

Biểu thức liên hệ giữa v và ${v_0}$ ta có
${v_0}^2 - {v^2} = 2{{\rm{a}}_{ht}}.pi.l$ (2)

Kết hợp (1) và (2)

Sao lại có (2) hả bạn... Bạn làm tắt quá!
.......
......
 
L

lenphiatruoc

Cái 2 mình có thể sai
Từ công thức
${v_0}^2 - {v^2} = 2{\rm{as}}$

Với gia tốc là gia tốc hướng tâm. Quãng đường đi là độ dài của nửa đường tròn. Thay vào thì ra cái (2) ở trên
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Cái 2 mình có thể sai
Từ công thức
${v_0}^2 - {v^2} = 2{\rm{as}}$

Với gia tốc là gia tốc hướng tâm. Quãng đường đi là độ dài của nửa đường tròn. Thay vào thì ra cái (2) ở trên

Có vẻ ban đang nhầm lẫn giữa gia tốc tiếp tuyến và gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn rồi ... Công thức của bạn áp dụng cho chuyển động tịnh tiến, và gia tốc a trong công thức là gia tốc dài (tổng hợp véctơ gia tiếp tuyến và gia tốc hướng tâm) ...

Một điều đáng lưu ý hơn là công thức đó dùng cho chuyển động với GIA TỐC KHÔNG ĐỔI ... Trong chuyển động của bài toán này, gia tốc thay đổi liên tục nên nói chung thì không thể dùng công thức trên.
 
C

congratulation11

Bài 9: Quả cầu m treo ở đầu 1 thanh nhẹ, cứng và mảnh, chiều dài thanh là l, thanh có thể quay tròn trong mp thẳng đứng quanh trục qua đầu trên của thanh. Cần truyền cho m vận tốc tối thiểu tại vị trí cân bằng theo phương ngang là bao nhiêu để để m có thể cđ hết vòng tròn trong mp thẳng đứng???

Bối rối quá, vậy tớ sẽ chữa bài này nhé! :)

Chọn mốc tính thế tại vị trí thấp nhất O. Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng của vật là 1 đại lượng bao toàn.

Áp dụng DLBT cơ cho vị trí thấp nhất O và vị trí cao nhất A, ta có:

$v_A^2=v_o^2-4gl \ \ ( * )$

Để vật có thể cđ hết vòng tròn trong mp thẳng đứng thì:

$v_A\ge 0 \ \ (2*)$

Từ $( * ), (2*)$, ta có: $v_o^2 \ge 4gl \rightarrow v_o \ge 2\sqrt{gl}$

Vậy: $\fbox{$v_o \ge 2\sqrt{gl}$}$
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Bài 10: Quả cầu khối lượng $m$ treo ở đầu 1 sợi dây dài $l$, đầu trên của dây cố định. Quả cầu nhận được vận tốc ban đầu $V_o$ theo phương ngang tại vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản của không khí.

a) Tính vận tốc và lực căng dây tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc $\alpha$.

b) Biết $v_o^2=3gl$. Tìm độ cao cực đại $h_o$ mà quả cầu đạt tới (tính từ vị trí cân bằng) trong cđ tròn. Độ cao $H_o$ mà quả cầu đạt tới trong suốt quá trình cđ là bao nhiêu???

Sau bài này sẽ là 1 lớp bài có điểm treo di chuyển
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 10: Quả cầu khối lượng $m$ treo ở đầu 1 sợi dây dài $l$, đầu trên của dây cố định. Quả cầu nhận được vận tốc ban đầu $V_o$ theo phương ngang tại vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản của không khí.

a) Tính vận tốc và lực căng dây tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc $\alpha$.

b) Biết $v_o^2=3gl$. Tìm độ cao cực đại $h_o$ mà quả cầu đạt tới (tính từ vị trí cân bằng) trong cđ tròn. Độ cao $H_o$ mà quả cầu đạt tới trong suốt quá trình cđ là bao nhiêu???

Chú ý hình như những bài này đều là từ sách của Bùi Quang Hân ra thì phải ;))

Hôm qua với bữa nay đi chơi =]] Không rảnh làm ... Hehe ... Giờ đã rảnh và làm xong ;))


sv6QIwY.png
 
C

congratulation11

Bài 11: Thêm 1 bài con lắc lò xo đã, ... :D

Cho một lò xo đặt nằm ngang, một đầu gắn vào điểm A cố định, đầu còn lại gắn vào một vật nặng $m$. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng O một đoạn x rồi thả nhẹ nhàng. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là $k$.

a) Hỏi tại vị trí cân bằng, lò xo có biến dạng không???

b) Vật sẽ đi được 1 quãng đường là bao nhiêu từ khi được thả cho đến khi dừng lại???
 
S

saodo_3

a) Trước tiên phải biết vị trí cân bằng là gì đã.

Thông thường, người ta cho đó là vị trí mà dao động đối xứng, hoặc nó là vị trí có hợp lực bằng 0.

Nếu không có lực cản, hai định nghĩa trên trùng nhau, nếu có lực cản, hai định nghĩa trên không trùng nhau.
Ở chương trình 12, trong dao động có lực cản người ta vẫn quen gọi vị trí giữa là vị trí cân bằng của dao động.

- Theo định nghĩa vị trí cân bằng là vị trí có hợp lực bằng 0 thì ta tổng hợp lại sẽ thấy [TEX]\mu.N = kx \Rightarrow x = \frac{\mu.N}{k}[/TEX]. Tuy nhiên sẽ lại có 2 vị trí cân bằng chứ không phải một. Hai vị trí này đối xứng nhau qua điểm giữa.

picture.php


Con lắc dao động quanh O. Nếu đang ở bên phải thì B là VTCB, nếu ở bên trái thì A lại là VTCB.


b) Vấn đề vật đi được quãng đường bao nhiêu từ lúc thả đến lúc dùng lại cũng có 2 quan điểm tính. 1 quan điểm tính gần đúng và tính đúng.

Tính gần đúng là áp dụng bảo toàn năng lượng, còn tính đúng sẽ phải phải tích rất sâu xa.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 11: Thêm 1 bài con lắc lò xo đã, ... :D

Cho một lò xo đặt nằm ngang, một đầu gắn vào điểm A cố định, đầu còn lại gắn vào một vật nặng $m$. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng O một đoạn x rồi thả nhẹ nhàng. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là $k$.

a) Hỏi tại vị trí cân bằng, lò xo có biến dạng không???

b) Vật sẽ đi được 1 quãng đường là bao nhiêu từ khi được thả cho đến khi dừng lại???

Vị trí cân bằng là vị trí tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

Giữa vật và mặt sàn có ma sát nên có vô số vị trí cân bằng của vật, giả sử tại vị trí cân bằng ban đầu, lò xo biến dạng doạn d.

Ma sát trượt xuất hiện khi xảy ra sự trượt của vật trên sàn, cho nên tại bất kỳ vị trí nào vật có vận tốc khác không thì nếu có xảy ra cân bằng, lò xo vẫn luôn biến dạng. Độ biến dạng = kmg/K (K là độ cứng lò xo).

Những vị trí vận tốc bằng không, không còn ma sát trượt tác dụng lên vật. Xét trường hợp đặc biệt: Nếu truyền cho vật một cơ năng ban đầu đủ để vật dừng lại tại vị trí lò xo không biến dạng thì vị trí vật dừng lại sẽ là vị trí cân bằng mới của vật, lò xo không biến dạng. Cụ thể, cơ năng nhỏ nhất cần truyền là: E=kmgd

Vậy tại vị trí cân bằng, lò xo có thể biến dạng hoặc không, tùy theo vị trí cân bằng ban đầu và biên độ của dao động (hay cơ năng ban đầu được truyền).
Và đề cần phải đầy đủ hơn mới làm được, đầy đủ thế nào thì người ra đề phải tự suy nghĩ theo ý mình thôi ...

Mới comment mà thấy có người xử trước là thấy buồn rồi đó :((
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11


Giữa vật và mặt sàn có ma sát nên có vô số vị trí cân bằng của vật, giả sử tại vị trí cân bằng ban đầu, lò xo biến dạng doạn d.

Ma sát trượt xuất hiện khi xảy ra sự trượt của vật trên sàn, cho nên tại bất kỳ vị trí nào vật có vận tốc khác không thì nếu có xảy ra cân bằng, lò xo vẫn luôn biến dạng. Độ biến dạng = kmg/K (K là độ cứng lò xo).


Sao thế được ạ. Giả sử tại 1 vị trí vật có vận tốc, lại có gia tốc nữa thì sao vật ở vị trí cân bằng được!

Cái chuyện vật có gia tốc này là rất có khả năng!
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Sao thế được ạ. Giả sử tại 1 vị trí vật có vận tốc, lại có gia tốc nữa thì sao vật ở vị trí cân bằng được!

Cái chuyện vật có gia tốc này là rất có khả năng!

Hjx ... Đọc kỹ chưa thế ... Mình ghi là vị trí cân bằng BAN ĐẦU mà ... Ý mình là đề chưa cho vị trí cân bằng của vật đó :D

Còn ý tưởng về trường hợp đặc biệt có được chấp nhận không đây?
 
C

congratulation11


Hjx ... Đọc kỹ chưa thế ... Mình ghi là vị trí cân bằng BAN ĐẦU mà ... Ý mình là đề chưa cho vị trí cân bằng của vật đó :D

Còn ý tưởng về trường hợp đặc biệt có được chấp nhận không đây?

Bây giờ em đã đọc lại :D

Em đã làm trong bài thi về cái ý tưởng đặc biệt đó. Kết quả là sai, nhưng hiện tại em vẫn có niềm tin vào cái này....

Nếu nói đến vị trí cân bằng mới thì nó là cũ còn gì!
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bây giờ em đã đọc lại :D

Em đã làm trong bài thi về cái ý tưởng đặc biệt đó. Kết quả là sai, nhưng hiện tại em vẫn có niềm tin vào cái này....

Nếu nói đến vị trí cân bằng mới thì nó là cũ còn gì!


Nếu mới và cũ làm một thì anh phân biệt hai đứa nó chi dzỵ =]]

Tưởng tượng nhá: Kéo lò xo dãn L, nó đứng yên do có ma sát nghỉ tác dụng. Truyền cho nó vật tốc đầu về phía nén sao cho nó đi đúng một đoạn L thì dừng lại. Ngay lúc nó dừng lại, tổng hợp lực tác dụng bằng không, lò xò không biến dạng. Rồi nó đứng đó luôn =]]

Và nếu kết quả sai thì anh nghĩ em đã mắc phải lỗi nhỏ nào đó, chứ ý tưởng này anh nghĩ nó không hề sai!

p/s: Vấn đề này có lẽ nên dừng lại và nhảy sang ĐIỂM TREO DI CHUYỂN nào ;)) Anh ngu mấy vụ tương đối nên muốn thử =]]
 
C

congratulation11

Lúc chưa kéo dãn thì lò xo chưa biến dạng. Ý em đó là vị trí cân bằng đầu tiên....

Mà thôi, em hiểu là được ;))

Bài mới, điểm treo di chuyển, cũng chẳng khó!

Bài 12: Cho vật nặng $m$ treo ở đầu 1 sợi dây lí tưởng, cđ tròn trong mp thẳng đứng trong 1 thang máy. Thang này đi xuống nhanh dần đều với gia tốc $2g$. Ở vị trí thấp nhất của quả cầu trong thang máy, lực căng dây bằng 0. Tính lực căng dây khi quả cầu ở vị trí cao nhất của quỹ đạo..

Anh nói đến từ "tương đối" thì chắc đã đoán ý bài này trước rồi đúng không? :)
 
S

saodo_3

Bài 12: Cho vật nặng $m$ treo ở đầu 1 sợi dây lí tưởng, cđ tròn trong mp thẳng đứng trong 1 thang máy. Thang này đi xuống nhanh dần đều với gia tốc $2g$. Ở vị trí thấp nhất của quả cầu trong thang máy, lực căng dây bằng 0. Tính lực căng dây khi quả cầu ở vị trí cao nhất của quỹ đạo..
Bài này rất hợp với hoàn cảnh hiện tại của anh :)) Trời đất đảo ngược.

2g - g = g.

Toán lại nếu đảo ngược lại thì sẽ như một bài toán con lắc dao động trong trọng trường g, tại vị trí cao nhất có T = 0, hỏi T ở vị trí thấp nhất.
 
C

congratulation11

Ok, vấn đề đã sáng tỏ. Công nhận nếu nắm bản chất thì chả cái gi khó khăn cả. The next!

Bài 13: Quả cầu nhỏ treo ở đầu 1 dây lí tưởng. Kéo quả cầu khỏi vị trí cân bằng đề dây treo hợp góc 90* so với phương thẳng đứng rồi buông tay. Tại thời điểm quả cầu qua vị trí cân bằng, điểm treo của nó cđ từ dưới lên với gia tốc a. Hỏi dây sẽ lệch khỏi phương thẳng đứng 1 góc lớn nhất là bao nhiêu???
 
Top Bottom