$\fbox{Nhóm lí 98}$ Con lắc.

C

congratulation11

Bài tiếp nhé!

Bài 9: Quả cầu $m$ treo ở đầu 1 thanh nhẹ, cứng và mảnh, chiều dài thanh là $l$, thanh có thể quay tròn trong mp thẳng đứng quanh trục qua đầu trên của thanh. Cần truyền cho $m$ vận tốc tối thiểu tại vị trí cân bằng theo phương ngang là bao nhiêu để để $m$ có thể cđ hết vòng tròn trong mp thẳng đứng???
 
L

lenphiatruoc

Bài tiếp nhé!

Bài 9: Quả cầu $m$ treo ở đầu 1 thanh nhẹ, cứng và mảnh, chiều dài thanh là $l$, thanh có thể quay tròn trong mp thẳng đứng quanh trục qua đầu trên của thanh. Cần truyền cho $m$ vận tốc tối thiểu tại vị trí cân bằng theo phương ngang là bao nhiêu để để $m$ có thể cđ hết vòng tròn trong mp thẳng đứng???

Nếu sợi dây luôn căng thì thanh cứng và sợi dây giống nhau phải không
 
L

lenphiatruoc

Nếu vậy thì bảo toàn cơ năng trước đã
\[\frac{{m{v_0}^2}}{2} - \frac{{m{v^2}}}{2} = 2mgl\]
Bước tiếp theo thì làm như thế nào hả bạn.
 
C

congratulation11

Nếu vậy thì bảo toàn cơ năng trước đã
\[\frac{{m{v_0}^2}}{2} - \frac{{m{v^2}}}{2} = 2mgl\]
Bước tiếp theo thì làm như thế nào hả bạn.

Đầu tiên phải cần phải tìm ra điều kiện để vật trong th này có thể quay tròn trong mp thẳng đứng....

Tìm ra nó bạn có thể giải quyết bài này 1 cách đơn giản! ;)
 
L

lenphiatruoc

Lực tác dụng lớn nhất của thanh = trọng lực của vật => Chỉ cần tác dụng 1 lực bằng trọng lực tại vị trí cân bằng thì vật sẽ chuyển động tròn .
 
C

congratulation11

Lực tác dụng lớn nhất của thanh = trọng lực của vật => Chỉ cần tác dụng 1 lực bằng trọng lực tại vị trí cân bằng thì vật sẽ chuyển động tròn .

Lực đó như thế nào??? Tại sao lại có lực của thanh bằng trọng lực???

Cơ mà đề bài có yêu cầu tính lực tác dụng tại vị trí cân bằng đâu??? :-/
 
L

lenphiatruoc

Mình định giải giống kiểu momen coi cả con lắc , thanh cứng là vật rắn luôn và trục quay là điểm đầu thanh
 
C

congratulation11

Mình định giải giống kiểu momen coi cả con lắc , thanh cứng là vật rắn luôn và trục quay là điểm đầu thanh

Bạn cứ trình bày đi!!! Nhưng nếu giải theo kiểu momen thì điều kiện gì để nó quay được nhỉ???

Trong th này chỉ có $P$ của vật và $F_{dh}$ của thành thôi mà!!!

Thôi, bạn cứ trình bày đi, nhỡ đâu chúng ta sẽ có 1 phát hiện mới!
 
S

saodo_3

Lực tác dụng lớn nhất của thanh = trọng lực của vật => Chỉ cần tác dụng 1 lực bằng trọng lực tại vị trí cân bằng thì vật sẽ chuyển động tròn .

Không phải đâu. Phản lực của thanh hay lực căng của dây đều phải lớn hơn trọng lực của vật. Đây không phải là dạng chuyển động đều, mà là chuyển động có gia tốc. Gia tốc đó là gia tốc hướng tâm.

Thứ nữa là đề hỏi tìm vận tốc ban đầu chứ không hỏi tìm lực tác dụng ban đầu. Cái lực tác dụng bằng bao nhiêu nó không có ý nghĩa trong trường hợp này.
 
L

lenphiatruoc

Đúng là mình đã sai , thế điều kiện bài 9 là sao vậy mình nghĩ mãi không ra.Chẳng nhẽ lại lấy từ ví dụ trước \[{V_{\min }} = \sqrt {5gl} \]
Thế thì hơi vô lí nhỉ
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Tất nhiên là nó không giống. Ở bài trước, dây phải luôn căng vì dây chùng một cái là mất tác dụng.

Còn bài này, thanh có thể bị kéo, có thể bị nén lại. Ở vị trí cao nhất, thanh có thể bị nén.
 
L

lenphiatruoc

Thế thì bài này điều kiện là thanh cứng không bị nén tại vị trí cao nhất hả anh
 
C

congratulation11

Thế thì bài này điều kiện là thanh cứng không bị nén tại vị trí cao nhất hả anh

Nếu nén thì sao mà không nén thì sao, thanh cứng rồi nên ta chẳng cần để ý đến nó có bị "trùng" như dây hay không..

Dây và thanh là hoàn toàn khác nhau, để xử lí 1 bài lí thì phải linh hoạt, đừng máy móc bạn à!

Bây giờ thử tưởng tượng, điều gì khiến vật lên tới vị trí cao nhất, và cái gì khiến nó quay tiếp từ vị trí cao nhất???
 
L

lenphiatruoc

Nếu vậy thì suy nghĩ đơn giản một chút : \[{H_{ma{\rm{x}}}} = \frac{{{v^2}}}{{2g}} = 2l\]
 
C

congratulation11

Nếu vậy thì suy nghĩ đơn giản một chút : \[{H_{ma{\rm{x}}}} = \frac{{{v^2}}}{{2g}} = 2l\]

Ừ, suy nghĩ đơn giản là tích cực.... Cơ mà quan trọng là bạn phải tìm được điều kiện để thanh có thể quay được vòng tròn trong mp thẳng đứng, có vậy vấn đề mới được giải quyết! :)
 
L

lenphiatruoc

Bây giờ mình lại không hiểu về lực hướng tâm.
Nội dung như sau : '' Khi vật chuyển động tròn đều , hợp lực của các lực tác dụng lên nó gọi là lực hướng tâm ''

Tại sao khi làm các bài tập về chuyển động tròn thôi mà không biết nó có đều hay không vẫn dùng được lực hướng tâm
 
C

congratulation11

Bây giờ mình lại không hiểu về lực hướng tâm.
Nội dung như sau : '' Khi vật chuyển động tròn đều , hợp lực của các lực tác dụng lên nó gọi là lực hướng tâm ''

Tại sao khi làm các bài tập về chuyển động tròn thôi mà không biết nó có đều hay không vẫn dùng được lực hướng tâm

Lực hướng tâm là lực cần để làm 1 vật đi theo quỹ đạo cong,

Mà quỹ đạo tròn thì là 1 th của quỹ đạo cong vậy nên cứ cđ tròn, dù đều hay không đều thì đều có lực hướng tâm là hợp các lực tác dụng lên vật! :)
 
L

lenphiatruoc

Thế bài 9 thì điều kiện là lực hướng tâm à , nều không phải thì bạn gợi ý điều kiện đi.
 
Top Bottom