àh, có ai dám bảo như mình không nhỉ , sỡ dĩ Hộ tìm vui trong men rượu sống cuộc sống "đời thừa", tự trói mình trong những mâu thuẫn một phần cũng do nơi mái nhà ấy, nơi gia đình Hộ đanh sống, đang cố công mà chở che ấy, Hộ cô đơn ! Đồng ý là Từ đã làm hết sức, hết mình cái công việc mà một người phụ nữ phải làm, Từ sống, và yêu thương Hộ, bằng thứ tình thương của kẻ được nhận ơn đối với người gia ơn, của con chó trung thành với người chủ tốt lành của nó. Từ đôi lúc không dám nói lên những suy nghĩ của mình.
Tuy có lẽ Nam Cao không nói rõ những trái biệt về trình độ nhận thức của Từ và Hộ, nhưng ta vẫn có thể thấy được, và vô hình trung lại cảm được điều ấy. Khi Hộ đọc được một đoạn văn hay đoạn thơ hay, Hộ đọc lên cho Từ nghe... Từ chẳng hiều gì, chỉ ậm ừ... Hộ không tìm được SỰ ĐỒNG ĐIỆU trong gia đình, Hộ chui mình vào "tháp ngà", cố ép xác cho ra chữ, ra văn... rồi khi tự mình mâu thuẫn với mình, Hộ tự chôn đờ vào men rượu, vật vã giữa những cơn say và tỉnh.
Ở đoạn cuối, có phần Từ nói với Hộ về việc cuối tháng đóng tiền gì đấy, Hộ không dám nói thẳng, Hộ sợ sệt. đó có thể là một khoảng cách vô hình giữa hai con người, khoảng cách ấy được tạo thành chính bởi do sự lạc điệu trong suy nghĩ, trong trình độ cảm nhận của Từ và Hộ. Cái mấu chốt duy nhất là hai con người Từ và Hộ ấy, họ không hiểu nhau, không chịu ngồi lại cùng nhau để nói ra những vướng mắc những suy nghĩ về nhau. Từ cam chịu, Từ im lặng... đó là khoảng cách. Hộ la hét trong cơn say, la hét trong men đắng... đó là khoảng cách. Cái khoảng cách, khiến người ta cảm thấy côn đơn khi sống giữa vợ mình, giữa con mình. Cái khoảng cách ấy dường như cay đắng hơn nhiều nhiều lần lắm so với những cơn bão đời. Nếu họ hiểu nhau, có lẽ họ sẽ ngồi lại, cùng nhau mà suy nghĩ, mà bàn tính, đằng này, mọi người đều có một thế giới của mình. Sự cam chịu cũng là một thế giới. Suy nghĩ, tư tưởng viết văn cũng là một thế giới.
Trước mắt người đời, Hộ và Từ là một cặp đẹp đôi, vợ hiền, Chồng biết yêu thương vợ con... nhưng có ai hiều được, ngầm bên trong cái hạnh phúc cổ điển ấy, là một sự cô đơn, một khoảng cách khó lòng nối gần !