Địa [ Địa lí 10] Thảo luận - Giải đáp thắc mắc

V

volongkhung

Có 1 câu :)

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Con người sống trong thế giới tự nhiên luôn tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn.Vì thế chúng ta cần phải đặt ra những câu hỏi như: Chúng từ đâu mà có?Chúng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?Đó là lý do tại sao chúng ta phải nghiên cứu thiên văn học :D
 
T

traitimbangtuyet

có 1 câu :)

tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?
mặt trời rực rỡ, mặt trăng sáng ngời, các vì sao nhấp nháy, hiện tượng nhật thực tuyệt đẹp, . . . Hàng ngày đặt ra cho con người muôn vàng câu hỏi: Trái đất chúng ta đang sống là gì ? Trái đất có vị trí như thế nào trong vũ trụ: Mặt trời chiếu sáng vạn vật có cấu tạo như thế nào ? Có bao giờ tắt không ? Bầu trời trong xanh phía trên đầu chímg ta gồm những thứ gì ? Phía ngoài bầu trời còn có những gì nữa ? Các vì sao nhấp nháy trên màn trời đêm là những vật thể gì ? Ngoài trái đất mà chúng ta đang sống, trên các hành tinh khác có sự tồn tại sự sống với người ngoài trái đất không ? Những câu hỏi đó đòi hỏi con người phải bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu và giải đáp. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thiên văn học chính là quá trình con người tìm hiểu thế giới tự nhiên :d


...................................
__________________
_______________________
________________________
_____________________


 
V

volongkhung

Tiếp nhé :D: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường ???
 
T

traitimbangtuyet

Tiếp nhé :D: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường ???

(*)Gia tăng dân số tự nhiên dựa trên biểu đồ sinh / tử ( lấy sinh suất - tử suất ) tính bình quân mức tăng hàng năm.
Ví dụ VN có mức tăng dân số khoảng 1, 3 % / năm.
(*)Gia tăng DS cơ học là tăng ...ngoài ý muốn , nghĩa là dân số tăng đột biến vì những nguyên nhân khác nhau ( thường là do nơi khác đến )
Gia tăng DS cơ học thường được dùng cho thành phố , là nơi dân lao động nhâp cư từ các tỉnh thành đổ về, làm các TP luôn luôn quá tải ...


\RightarrowVD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.
 
V

volongkhung

Giải thích tại sao miền ven đại tây dương của tây bắc châu phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều ?
 
M

mystory

Giải thích tại sao miền ven đại tây dương của tây bắc châu phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều ?

Địa hình bắc phi có dạng sườn thoải với dãy núi Atlas, kéo dài từ Maroc sang bắc Algérie và Tunisia, là một phần của hệ thống núi chạy dọc theo khu vực Nam Âu. Các đỉnh núi hạ dần độ cao ở phía nam và phía đông, trở thành vùng bình nguyên trước khi gặp sa mạc Sahara, che phủ hơn 90% diện tích khu vực ( điều này làm cho hiệu ứng phơn được hình thành) Cát của sa mạc Sahara phủ lên một bình nguyên đá hoa cương cổ có tuổi đời hơn bốn tỷ năm. Với hoang mạc lớn nhất thế giới như thế hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu do nắng nóng kéo dài.
cùng vĩ độ như nước ta nhưng châu phi bị ảnh hưởng của các dòng biển nóng ven đại tây dương ( Dòng Gơn-strim, dòng đông úc..) cho nên nhiệt độ thương ở mức cao, cộng với việc ven đại tây dương là vùng hoạt động của xoáy nghịch (vùng áp cao) trong khu vực của xoáy nghịch, thời tiết trong sáng ít mây ít mưa khí hậu khô do đó tạo nên một tây bắc châu phi có khí hậu nhiệt đới


À còn nữa.
Đối Lưu là gì? có ảnh hưởng gì về việc các mảng kiến tạo?

:D:D:D:D
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

À còn nữa.
Đối Lưu là gì? có ảnh hưởng gì về việc các mảng kiến tạo?

:D:D:D:D
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hay chất khí.

Đối lưu xảy ra khi chất lỏng hay khí nóng lên không đồng đều.

Đối lưu có thể bị cưỡng bức bằng một dòng chất khác di chuyển ngược lại hoặc chắn ngang qua

Khi có nguồn nhiệt, phần chất gần nguồn nhiệt sẽ nóng hơn các nơi khác, nhiệt độ tăng thì thể tích của phần chất đó củng tăng và làm cho trọng lượng giảm. Đến khi trọng lượng bé hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào thì phần chất đó nổi lên. Một lượng chất lỏng từ địa điểm gần nơi đun sẽ di chuyển qua bù lại phần chất đã nổi lên.
Trong tự nhiên, hiện tượng đối lưu thường là các dòng biển nóng và lạnh chảy, các cơn gió biển, các dòng khí nóng và lạnh tạo nên xoáy lốc,... Vì thế ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo...

Cái câu trên hình như bạn đã post lộ pic rồi thì phải


 
M

mystory

Nghe nói Trái Đất đã từng có 2 mặt trăng không biết có đúng không?
Cho em biết thêm về thông tin này nhé.
 
V

volongkhung

Nghe nói Trái Đất đã từng có 2 mặt trăng không biết có đúng không?
Cho em biết thêm về thông tin này nhé.
Các chuyên gia cho biết, khoảng 4,4 tỷ năm trước, Trái đất từng có hai mặt trăng quay xung quanh quỹ đạo của nó, nhưng một trong số đó đã bị hút vào mặt trăng còn lại khi chúng va đập với nhau trong không gian.
Điều này giải thích lý do tại sao phía tối của Mặt trăng có một lớp vỏ dày và gồ ghề, trong khi mặt sáng của nó lại bằng phẳng. Phát hiện này cũng chỉ ra nguyên nhân phía mặt trăng hướng về Trái đất rất giàu khoáng chất như kali và phốt pho còn bên kia thì ngược lại.
mattrang1.jpg

Phía tối (bên trái) và phía sáng của Mặt trăng. Ảnh: Telegraph
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, TS. Martin Jutzi, trường Đại học Bern (Thụy Sĩ) cho biết, có khả năng cả hai mặt trăng được tạo ra tại cùng một khoảng thời gian, khi vật thể có kích thước bằng sao Hỏa va vào Trái đất và tan vỡ.
Một mô hình trên máy tính chỉ ra sau khoảng 50 triệu năm, mặt trăng nhỏ hơn đã sát nhập vào Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
Vì tốc độ va chạm khá chậm nên khi quá trình xảy ra, những mảnh vụn của mặt trăng nhỏ bị hút vào phía tối Mặt trăng lớn, tạo thành địa hình đồi núi mà không phải là những hố lõm lớn giống như sự va đập giữa 2 vật thể trong không gian.
"Hầu hết những mảnh vụn của mặt trăng nhỏ rơi xuống bề mặt Mặt trăng lớn, nhưng tốc độ chậm vì lực hấp dẫn của Mặt trăng không quá mạnh, một phần rất nhỏ lại bị đẩy ra, có thể vẫn còn trong quỹ đạo xung quanh Mặt trăng”. TS. Martin Jutzi cho biết thêm.
Năm 2010, Giáo sư Francis Nimmo, Đại học California, Santa Cruz (UCSC) đã đưa giả thuyết rằng, hiện tượng thủy triều là nguyên nhân hình thành địa hình gồ ghề trên bán cầu xa của Mặt trăng.
“Trên thực tế, ngay từ buổi đầu của thời đại nghiên cứu không gian vũ trụ, sự khác nhau giữa phía sáng và phía tối mặt trăng đã là một câu hỏi rất khó giải đáp, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau thắc mắc về nguồn gốc hình thành Mặt trăng”.

Theo Đất Việt (Telegraph)
Bạn chú ý lần sau post những bài có liên quan đén kiến thức học tập nhé :D
 
M

mystory

Ủa, cái này ông thầy mình năm ngoái dạy mà. Chương 1 là vũ trụ ấy. Bạn vlk này thiệt.
Tiếp nhé - chuyên đề vũ trụ:
Trong hệ mặt trời Hành tinh nào xa nhất, gần nhất, hành tinh nào lớn nhất, hành tinh nào nhỏ nhất.
Cho biết hành tinh được tạo nên từ đâu?
 
I

ilovemyfriendforever

Ủa, cái này ông thầy mình năm ngoái dạy mà. Chương 1 là vũ trụ ấy. Bạn vlk này thiệt.
Tiếp nhé - chuyên đề vũ trụ:
Trong hệ mặt trời Hành tinh nào xa nhất, gần nhất, hành tinh nào lớn nhất, hành tinh nào nhỏ nhất.
Cho biết hành tinh được tạo nên từ đâu?

Hihi,ai tiện tay về coi lại sgk Địa Lý 10,mấy câu này có thì phải. :)
 
V

volongkhung

Tiếp theo:
Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì ? Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất ?
 
T

traitimbangtuyet

Tiếp theo:
Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì ? Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất ?

Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là:
+ Đất trồng là TLSX không thể thay thế
+ Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động
+ Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên
+ Trong nền kinh tế hiện đại nông nghiệp đang xích lại gần công nghiệp, trở thành nền nông nghiệp hàng hóa
Đặc điểm quan trọng nhất là:
+ Đất trồng là TLSX không thể thay thế
 
Last edited by a moderator:
H

hoang_tu_thien_than198

Cho em hỏi:
Khả năng biểu hiện của Bản đồ "Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam năm 2000" (Thuộc phương pháp bản đồ, biểu đồ)
Không phải là toàn bộ các khả năng biểu hiện của loại phương pháp Bản đồ-Biểu đồ đâu nhé, chỉ các khả năng biểu hiện của bản đồ này thôi.
Em cảm ơn!
 
V

volongkhung

Cho em hỏi:
Khả năng biểu hiện của Bản đồ "Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam năm 2000" (Thuộc phương pháp bản đồ, biểu đồ)
Đối tượng biểu hiện: Giá trị tổng cộng diện tích và sản lượng lúa Việt Nam năm 2000
Khả năng biểu hiện: phân bố, số lượng, khối lượng của 1 hiện tượng
 
V

volongkhung

Tiếp theo: Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ ???
 
M

min286

minh` cung~ la` mot. mem 96 naz"..... thac" mac" nhung chua co" time giai? dap" ..........." Trai" dat" duoc. hinh` thanh` tu` khi nao`?"
 
V

volongkhung

minh` cung~ la` mot. mem 96 naz"..... thac" mac" nhung chua co" time giai? dap" ..........." Trai" dat" duoc. hinh` thanh` tu` khi nao`?"

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lí của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quĩ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
Theo vi.wikipedia.org
Chú Ý : Bài viết tiếng việt có dấu ~> thân
 
1

123conheo

vậy bạn có biết từ đâu mà hình thành nên trái đất không?cùng những sinh vật xuất hiên đầu tiên trên trái đất?
 
Top Bottom