Địa [ Địa lí 10] Thảo luận - Giải đáp thắc mắc

V

volongkhung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa:
Như vậy là đã hết hè !!!
Ngày mai chúng ta sẽ chính thức bước vào năm học mới ( theo mình biết thì đa số các trường là như thế ). Để trang bị cho các mem 96 một nền tảng kiến thứ vững chắc để có thể chinh phục những đỉnh cao của tri thức, hôm nay các mod địa đã lập ra pic:

" Thảo luận - giải đáp thắc mắc"
với mục đích như đã nêu !!!
Nội dung của pic vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Các bạn có những thắc mắc nào thì cứ nêu ra để mọi người cùng thảo luận Và cuối cùng chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những câu trả lời thảo đáng nhất!!!
@@@ Pic mới lập, mong các bạn ủng hộ !!!
Đầu tiên mình muốn các bạn thảo luận câu hỏi sau:
- Trình bày cấu trúc của Trái Đất.Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất ?
 
L

lunxinh_1609

Mình năm nay lên 11 rồi :)>-

Đây là các kiến thức mình đã được học,mong có thể giúp ích cho các mem 96 dễ dàng tiếp thu bài học hơn :D

I,Cấu trúc TĐ:3 lớp
1,Lớp vỏ TĐ:
-Độ dày :5-70km
-Lớp vỏ mỏng,cứng.
-Cấu tạo:tầng trầm tích - tầng granit - tầng bazan.
-Chia làm 2 kiểu:vỏ lục địa và vỏ đại dương.

2,Lớp Manti:
-Độ sâu:từ vỏ TĐ ->2900km.
-Chiếm 80% thể tích;68,5% khối lượng.
-Cấu tạo:2 tầng là tầng manti trên (đậm đặc,quánh dẻo) và tầng manti dưới (rắn)
-Thạch quyển:bao gồm vỏ TĐ và phần trên lớp manti;sâu khoảng 100km;cấu tạo từ nhiều loại đá khác nhau.

3,Nhân TĐ:
-Lớp trong cùng;dày khoảng 3470km.
-Nhiệt độ và áp suất lớn hơn với các lớp khác.
-Thành phần chủ yếu:những kim loại nặng như niken,sắt nên còn gọi là nhân Nife.

II,Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ:
1,Khái niệm:
-Nội lực là lực phát sinh từ bên trong TĐ.
-Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu nằm trong lòng đất.

2,Tác động của nội lực
a,Vận động theo phương thẳng đứng:
-Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ TĐ theo phương thẳng đứng.
-Diến ra trong 1 thời gian chậm và trên 1 diện tích rộng.
-Sinh ra hiện tượng biển tiến,biển thoái ->làm thay đổi diện tích lục địa (thu hẹp hoặc mở rộng) diễn ra 1 cách chậm chạp.

b,Vận động theo phương nằm ngang:
-Là vận động làm vỏ TĐ bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp,đứt gãy

................... Hiện tượng uốn nếp - Hiện tượng đứt gãy
...............


Lực lực nén ép theo phương nằm ngang -Lực tách giãn theo phương nằm ngang
tác
động



Biểu
hiện
Đá bị xô ép,uốn cong tạo thành các nếp uốn - Đá bị gãy,vỡ chuyển dịch ngược nhau.

Nơi
xảy
ra Các vùng đá có độ dẻo cao,tạo ra các dãy núi uốn nếp - Xảy ra ở các vùng đá cứng,tạo địa hào,địa lũy.
 
S

sudi_k51

Câu của Duy đưa ra tận chương III lận
Quay lại chương II chút đã nhé.Vì chương này vô cùng quan trọng đó nha:)
Phần Vũ Trụ,hệ mặt trời và Trái đất chị sẽ không nhắc lại vì cái này giản dị thôi:)
Ta cùng thảo luận về Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái đất nào
Đầu tiên,Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái đất :)
 
V

volongkhung

Đầu tiên,Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái đất :)
1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời khác nhau; do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời. Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia (hình 6.1). Một số quốc gia có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc); một số khác lại chi ra nhiều múi giờ (ví dụ Liên bang Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đa có 6 múi giờ)

Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180o giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180o thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì tăng thêm một ngày lịch.


3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải; ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất…
 
P

phanhoanggood

_Sự luôn phên ngày và đêm
-Các mùa trong năm
Dúng không vậy!mình nghỉ thế!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
L

lunxinh_1609

Tiếp theo: Hãy nêu hệ quả quay quanh mặt trời của trái đất ??? :D

Chuyển động xung quanh mặt trời của TĐ có 3 hệ quả:
1.Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT.
-Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thâth của mặt trời hàng năm giữa 2 chí tuyến.
-Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến tại bề mặt đất lúc 12h.
-Nguyên nhân:
+,Trục TĐ nghiêng 66 độ 33 phút so với mặt phẳng chuyển động
+,TĐ chuyển động xung quanh mặt trời.
-Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng này.

2.Các mùa trong năm.
-Mùa là 1 phần thời gian của năm,nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
-1 năm có 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông.Ở 2 bán cầu,4 mùa diễn ra ngược nhau về thời gian.
-Nguyên nhân:TĐ nghiêng và không đổi phương trong không gian.

3.Ngày - đêm dài ngắn theo mùa.
-Nguyên nhân:Trục TĐ nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời.
-Biểu hiện:
+,Mùa hạ - xuân:ngày dài,đêm ngắn.
+,Mùa đông:ngày ngắn đêm dài.
+.Theo vĩ độ:Tại xích đạo,quanh năm ngày dài hơn đêm / Càng za xích đạo,độ chênh lệch ngày đêm càng lớn / Từ vòng cực đến cực có ngày hoặc đêm dài 24h / Tại cực có 6 thàng ngày,6 tháng đêm
 
V

volongkhung

Tiếp nào::D
Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người ???
 
M

mystory

Góp vui chương trình nha, mystory tham gia với...
Câu hỏi như sau: Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?
 
V

volongkhung

Góp vui chương trình nha, mystory tham gia với...
Câu hỏi như sau: Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?

Mức độ trong lành của không khí được quyết định bởi thành phần các chất trong không khí, nhất là những chất độc hại đối với cơ thể con người. Ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe cộ và bụi đất cát do các loại xe cuốn lên bay lửng lơ trong không khí. Đến khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần. Qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt lượng toả vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét hình thành tầng không khí trên nóng dưới lạnh, giống như chiếc nồi áp xuống mặt đất. Lúc này khói thải của các nhà máy không thể bốc lên cao để toả vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt đất với nồng độ mỗi lúc một đậm đặc. Nếu lúc này trên mặt đất lặng gió, độ ô nhiễm không khí sẽ càng tăng.
 
M

mystory

Tiếp nào::D
Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người ???

Cảnh quan thiên nhiên là:
Trong các khu vực ôn đới và vùng cực thì các mùa được ghi nhận bởi sự thay đổi trong lượng ánh nắng, thông thường nó tạo ra các chu kỳ trạng thái rụng lá của thực vật và ngủ đông của động vật. Các hiệu ứng này dao động theo vĩ độ và sự kề cận với các khu vực nhiều nước. Ví dụ, cực nam nằm gần như ở giữa của lục địa là châu Nam Cực, và vì thế khoảng cách từ đó tới những khu vực chịu ảnh hưởng vừa phải của các đại dương là khá lớn. Cực bắc nằm ở Bắc Băng Dương, vì thế các giới hạn nhiệt độ của nó được giảm đi nhờ các khối nước xung quanh. Kết quả là mùa đông ở cực nam lạnh hơn đáng kể so với mùa đông ở cực bắc.

Trong khu vực nhiệt đới, không có nhiều sự thay đổi đáng kể trong lượng ánh sáng chiếu tới. Tuy nhiên, nhiều khu vực (chủ yếu là miền bắc Ấn Độ Dương) là có hiện tượng mưa theo gió mùa và các chu kỳ gió.
HĐSX&ĐSCN
+ Sức khỏe: Ngày nay y học đã chứng minh sự thay đổi thời tiết có thể kích thích hàng loạt người gây ra những ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở não, nhức đầu, đau lưng, nhức xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính thì thời tiết thay đổi làm cho tình trạng bệnh tăng lên.
+ Nông nghiệp : Vụ mùa hư hại hay không nhờ vào thời tiết
+ Công nghiệp : Cái này mình không biết!:(
 
H

hardyboywwe

Khí quyển trái đất hình thành như thế nào?
Chúc mọi người vui vẻ!

sự hình thành bầu khí quyển trái đất
Lịch sử của bầu khí quyển Trái Đất trong thời gian một tỷ năm trước đây vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Hiện nay bầu khí quyển Trái Đất vẫn là một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học.
Bầu khí quyển ngày nay đôi khi vẫn được gọi là "bầu khí quyển thứ ba" trong sự so sánh về thành phần hóa học so với hai bầu khí quyển trước đây. Bầu khí quyển nguyên thủy chủ yếu là heli và hiđrô; nhiệt (từ lớp vỏ Trái Đất khi đó vẫn nóng chảy và từ Mặt Trời) đã làm tiêu tan bầu khí quyển này.
Khoảng 3,5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành lớp vỏ, chủ yếu là các núi lửa phun trào nham thạch, điôxít cacbon và amôniắc. Đây là "bầu khí quyển thứ hai"; nó chứa chủ yếu là CO2 và hơi nước, với một ít nitơ nhưng vẫn chưa có ôxy. Bầu khí quyển thứ hai này có thể tích khoảng ~100 lần khí quyển hiện nay. Nhìn chung, người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính, sinh ra bởi mật độ cao của điôxít cacbon đã giữ cho Trái Đất không bị đóng băng.
Trong vài tỷ năm tiếp theo, hơi nước ngưng tụ để tạo thành mưa và các đại dương để hòa tan điôxít cacbon. Khoảng 50% điôxít cacbon có lẽ đã bị hấp thụ bởi các đại dương. Một trong những dạng vi khuẩn có mặt sớm nhất trên Trái Đất là vi khuẩ lam. Các chứng cứ hóa thạch đã chỉ ra rằng các vi khuẩn này có mặt khoảng 3,3 tỷ năm trước và là những sinh vật sinh sống bằng quang hợp để sản xuất ra ôxy. Chúng là những sinh vật đầu tiên chuyển đổi khí quyển từ trạng thái không ôxy sang trạng thái có ôxy.
Cây cối quang hợp tạo ra nhiều sự tiến hóa và chuyển đổi được nhiều hơn điôxít cacbon thành ôxy. Theo thời gian, lượng cacbon dư thừa tạo thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày nay cũng như đá trầm tích nhất là đá vôi và các lớp động vật. Ôxy được giải phóng tương tác với amôniắc để tạo ra nitơ; ngoài ra vi khuẩn cũng có thể chuyển đổi amôniắc thành nitơ.
Khi cây cối xuất hiện nhiều hơn thì lượng ôxy tăng lên một cách đáng kể (trong khi lượng điôxít cacbon giảm đi). Đầu tiên ôxy tương tác với các nguyên tố khác như sắt chẳng hạn, nhưng cuối cùng chúng tích tụ trong khí quyển — là kết quả của của sự tiêu hủy hàng loạt cũng như các tiến hóa trong một thời gian dài. Với sự xuất hiện của lớp ôzôn, các loại hình sinh vật sống được bảo vệ tốt hơn trước bức xạ tử ngoại. Bầu khí quyển chứa ôxy-nitơ này là "bầu khí quyển thứ ba".
 
P

pe_ju_uc

chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí bản đồ mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ (giờ N mới pắt đầu học àh, cái này soạn bài trước nên hok pjk, giúp giùm nha)
 
V

volongkhung

chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí bản đồ mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ (giờ N mới pắt đầu học àh, cái này soạn bài trước nên hok pjk, giúp giùm nha)
Bạn thân mến, phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí bản đồ mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ. Chất lượng ở đây được biểu diễn bởi những kí hiệu to hay nhỏ, ví dụ khoáng sản nhiều thyì người ta kí hiệu to, ít thì người ta kí hiệu nhỏ ... !!!!!
 
M

mystory

chứng minh tính đối xứng của các dòng hải lưu trên bề mặt địa cầu?
- Hải lưu Đông Greenland
Hải lưu Tây Greenland
+Hải lưu Tây Greenland là một hải lưu yếu và nước lạnh chảy về phía bắc, dọc theo vùng duyên hải phía tây Greenland. Hải lưu này là kết quả của chuyển động của nước chảy quanh điểm cực nam của Greenland sinh ra bởi hải lưu Đông Greenland.
Đối xứng...

-Hải lưu bắc xích đạo là các hải lưu lớn đáng kể tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương chảy theo hướng từ đông sang tây giữa khoảng 10° vĩ bắc và 20° vĩ bắc. Nó là mặt phía nam của hoàn lưu cận nhiệt đới theo chiều kim đồng hồ. Mặc dù có tên gọi là bắc xích đạo, nhưng hải lưu bắc xích đạo không nối liền với xích đạo. Trong cả hai đại dương, nó bị chia tách với đường xích đạo bởi phản hải lưu bắc xích đạo, là hải lưu chảy theo hướng từ tây sang đông. Dòng chảy bề mặt theo hướng từ đông sang tây tại khu vực xích đạo ở cả hai đại dương này (và cả của Ấn Độ Dương) đều là một phần của các hải lưu nam xích đạo. Tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, hải lưu nam xích đạo vượt qua đường xích đạo tới khoảng 5° vĩ bắc

Mình không chắc câu này cho lắm! Chỉ đưa ra dẫn chứng thôi.
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Nước trên trái đất có hình thái như thế nào?
Câu hỏi này hay đó.
Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết.
Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng
Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.

Đại dương chiếm phần quan trọng của trái đất, gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùng biển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Đông, biển Nam Trung Hoa v.v... Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại dương như biển Caxpi, biển Aran được gọi là biển hồ. Một số phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnh Bắc Bộ.
 
Top Bottom