Đề xuất cải tiến “Giáo dục” thành "Záo zục" có đáng bị "ném đá"?

Status
Không mở trả lời sau này.

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
Đề xuất “hot nhất Vịnh Bắc Bộ

Suốt cả tuần nay, cộng đồng mạng “phát sốt” với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông về cải tiến tiếng Việt từ 38 chữ giảm còn 31 để loại bỏ hầu hết thiếu sót và bất cập trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là về cách viết.

Đáng chú ý, sau khi giảm còn lại 31 chữ cái, cách viết đã thay đổi hoàn toàn so với chữ viết hiện nay. Cụ thể, để minh họa cho phần chữ viết thể hiện theo cách giản lược, PGS Bùi Hiền đã “dịch” sang kiểu chữ mới một số đoạn, câu từ như: Luật Záo zục (Luật Giáo dục), Qôn qữ (ngôn ngữ); Tiếnq Việt (Tiếng Việt); Zân tộk (Dân tộc); qoại qữ (ngoại ngữ)…
View attachment 32369
Nhiều chữ cái, cặp âm được rút gọn theo đề xuất mới.

PGS Bùi Hiền có bài viết đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ từ tháng 9 tại Hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”, do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn tổ chức.

Tuy nhiên, khi đề xuất này được biết đến rộng rãi đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội. Nói đúng hơn, một làn sóng phản đối dữ dội, thậm chí là chỉ trích nặng nề đối với PGS. Bùi Hiển.

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng đã ra sức chế giễu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ nói trên bằng rất nhiều đoạn viết với sự khó hiểu, hoặc gây cười.

Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này là phá hỏng ngôn ngữ Tiếng Việt, gây khó hiểu cho nhiều người, nếu được áp dụng sẽ có hàng triệu người phải quay trở lại học như đi học cấp 1. Vô hình chung, đề xuất tiết kiệm sẽ gây tốn kém, lãng phí bởi thay lại hết toàn bộ văn bản, sách giáo khoa…
View attachment 32370
Đoạn viết được "chuyển thể" sang cách viết cải tiến mới theo đề xuất của PGS. Bùi Hiền.

Đừng vội vã quy kết, ném đá

Ngay cả nhiều nhà giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với đề xuất “phi thực tế” này, vì đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tính ứng dụng trong cuộc sống, cũng như phục vụ công tác dạy và học.

Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục lại hoan nghênh tinh thần nghiên cứu của PGS Bùi Hiền, coi đây là một nghiên cứu nghiêm túc, bỏ nhiều công sức và tâm huyết. Nhưng rất khó để ứng dụng vào thực tế hiện nay.

Dù hoan nghênh tinh thần lao động, sáng tạo của PGS Hiển, song GS. Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, ngôn ngữ của một dân tộc không nhất thiết phải tiết kiệm hay chuyển biến thành ngôn ngữ khác đi.

Hiện nay, khi tiếng Việt đã được chính thức hóa trở thành chữ Quốc ngữ thì việc cải tiến không đơn giản. Bởi trước hết, nó đã trở thành văn hóa và có đủ lý do để tồn tại. Chữ viết là ngôn ngữ diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng tất cả những tư tưởng, tình cảm trên giấy.


GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng đề xuất cải tiến Tiếng Việt khó khả thi.

Cũng theo GS. Dong, đề xuất là hoàn toàn được khuyến khích, khích lệ vì nó thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, hay tập thể nào đó.

Mọi người cứ bàn luận nhưng không dễ đi đến thống nhất. Để triển khai, phải có hội đồng khoa học thẩm định và Chính phủ đưa ra Quốc hội để các đại biểu biểu quyết. Nếu cải tiến bộ chữ viết như ông Hiền đề xuất, các văn kiện phải dịch lại sẽ tốn kém rất nhiều. Không những thế, việc giáo dục cho mọi người vô cùng rắc rối” - GS. Dong chia sẻ thêm.

Đặt ra nhiều lo ngại đề xuất rút ngắn ký tự tiếng Việt, song cả GS. Phạm Tất Dong cũng như nhiều giáo sư hàng đầu tại Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm không nên chỉ trích, “ném đá” dữ dội đối với đề xuất “khác - lạ” của PGS Bùi Hiền.

Bởi, trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều đề tài, nếu đó là sự nghiêm túc, muốn đóng góp cho đất nước thì đều đáng trân trọng. Nếu như vào hùa “ném đá” trước mỗi đề xuất, vô tình đã “vùi dập” đi sức sáng tạo, cống hiến của các nhà khoa học.
Giadinh.net.vn
mình cũng nửa phản đối nửa đồng ý
tại sao thay vì đổi hẳn thì không chia ra thành 2 loại tiếng việt??
1 dành cho nc ngoài 1 cho mik
còn nếu cải tiến Tiêq việt thì không nên cải tiến kiểu này
chỉ nên cải tiến 1 vài từ như
S,X vì nó khiến rất rất nhiều người việt gặp vấn đề
mình cá là tất cả các bạn đã có nhiều lúc nhầm 2 từ này
nếu gộp thành 1----- mọi chuyện êm xuôi
thế nên nếu muốn cải cách/cải tiến
hãy nghĩ xem
những hâu quả/lợi ích mà nó mang lại có là 50/50 không hay là 90/10 nhé :D
 
  • Like
Reactions: Nhung'xx TLP'xx

Toji Takeshi

Cựu Trưởng BP Quản lí |Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
1,044
2,726
414
23
Đắk Lắk
THPT Nguyễn Trãi
Để tránh tình trạng spam gây loãng mình sẽ khóa topic này lại.
Thân!
 
  • Like
Reactions: machung25112003

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Theo quy tắc đổi Tiếng Việt thành Tiếq Việt của PGS Bùi Hiền, chữ quốc ngữ cải tiến sẽ có 6 âm điệu chuẩn Bảng chữ cái này hoạt động theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Cũng theo đề xuất này, chữ Đ sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, bảng chữ cái sẽ xuất hiện thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.

Các âm vị trong bảng chữ cái sẽ được chuyển đổi theo quy tắc : C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Sau nhiều tranh cãi về đề xuất cách viết tiếng Việt “kiểu mới” để “giáo dục” thành “záo zụk,” báo Zing hôm 30 Tháng Mười Một dẫn lời ông Bùi Hiền, tác giả vụ này, nói: “Việc cải tiến ký tự viết sẽ góp phần tiết kiệm 8% giấy cho cả nước.”

Tờ báo cho hay: “Thử nghiệm nhanh cho thấy cách ghi mới có sự giảm về mặt ký tự, nhưng tùy từng loại văn bản mà lượng giấy tiết kiệm được ít hơn. Con số giảm 8% giấy của PGS.TS Bùi Hiền là có cơ sở. Do cầu vượt cung, hàng năm, Việt Nam phải nhập một lượng giấy khá lớn. Trong đó, tổng lượng giấy in báo và in viết nhập khẩu lên đến 29% tổng giá trị nhập khẩu. Theo báo cáo năm 2016 của Tổng Cục Hải Quan, con số nhập khẩu này lên đến hơn 1.9 triệu tấn giấy, giá trị $1.5tỉ. Nếu giả thiết cơ cấu nhu cầu giấy không đổi quá nhiều,con số giấy dùng cho việc in ấn sẽ vào khoảng 435 triệu.Tiết kiệm 8% số đó, mỗi năm Việt Nam dư ra $34.8 triệu.


Cũng trong hôm 30 Tháng Mười, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo phát đi thông cáo báo chí nói họ “trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học,” tuy nhiên để đưa đề xuất cải tiến chữ viết vào thực tế thì “cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của nhân dân và sự xem xét, quyết định của quốc hội, chính phủ.”

Đề xuất cải tiến cách viết tiếng Việt của ông Bùi Hiền bị nhiều văn sĩ, giới trí thức phản ứng gay gắt.

Nhà Nghiên Cứu Lại Nguyên Ân được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: “Nếu áp dụng cách viết tiếng Việt mới, tôi nghĩ sẽ rất tệ, kiểu như một trật tự cũ bị tuyên vô hiệu hóa, phải tốn rất nhiều thời giờ, công sức để sửa lại mọi hệ thống, từ thói quen viết chữ Việt trong nhà trường và ngoài xã hội, đến hệ thống báo chí, xuất bản, hệ thống văn bản của mọi tổ chức cơ quan… Rồi mọi hệ thống thông tin truyền thông có sử dụng chữ Việt, từ hãng tin nhà nước đến hãng kinh doanh nước ngoài có làm ăn với Việt Nam đều phải chỉnh sửa cho phù hợp với đối tác. Một chữ “đồng” chỉ đơn vị tiền Việt sẽ phải đổi là “dồq” – ví dụ thế – chắc chắn tiêu tốn nhiều tiền bạc cả cho các nhà nước và cá nhân người nước ngoài chứ không chỉ cho người Việt mình. Nói như thế vẫn chưa hết những phiền toái do vụ việc gây ra! Nhưng tôi đoán chắc không bao giờ chính phủ lại thực hiện thứ ‘dự án’ vô nghĩa và gây thảm họa này đâu!”


Tieng-Viet-moi.jpg

Một đoạn văn mẫu về luật giáo dục theo đề xuất viết tiếng Việt “kiểu mới”. (Hình: báo Lao Động)
Nhà văn Vũ Thư Hiên đang sống ở Pháp, chia sẻ trên mạng xã hội: “Tôi đã xóa bài có nhắc tới kẻ mưu toan cách cái mạng chữ Việt quen thuộc trên trang này. Với tôi, nó xứng đáng vĩnh viễn biến khỏi đây. Bạn nào thích viết theo cách mới của y xin đừng viết gì vào trang này và vui lòng bỏ tên tôi khỏi danh sách bạn bè.”

Tuy vậy, cũng có một số ý kiến ủng hộ như của Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội: “Trong hơn ngàn năm qua, tiếng Việt đã mấy lần thay đổi chữ viết, và nhiều lần cải tiến chữ viết, cách viết. Một vị phó giáo sư về ngôn ngữ và ngoại ngữ để xuất một cách viết mới tối giản, về âm giữ nguyên (theo chuẩn Hà Nội). Đáng ngạc nhiên rất nhiều người Việt lại gièm pha, cười cợt một sáng kiến rất nghiêm túc này. Rất có thể sáng kiến này bị xếp xó, nhưng cũng không loại trừ vài chục năm nữa được áp dụng, khi sáng kiến đó chứng minh sự tiện lợi cho chính người Việt và người nước ngoài học tiếng Việt. Bạn nghĩ gì, khi theo cách viết này, chúng ta có thể tiết kiệm đến 15% thời gian viết lẫn giấy viết? Một sự tiết kiệm khổng lồ, nếu tính gần 100 triệu người Việt. Nói nôm na, một nội dung 20 trang theo cách viết hiện nay, nếu viết theo kiểu của vị phó giáo sư này, bạn chỉ phải viết 17 trang cùng khổ cũng thể hiện đầy đủ nội dung đó, tiết kiệm 3 trang giấy, kèm thời gian viết tương ứng. Hãy trân trọng mọi công trình nghiên cứu, sáng kiến khoa học, đặc biệt nếu như bạn chưa từng có một nghiên cứu riêng nào về khoa học.”

Nguồn: Internet
P/s: Nếu bạn nào muốn thử đổi một từ nào đó sang Tiếng Việt mới có thể nói với mình nhé, mình sẽ chuyển đổi giúp cho :)
 
Last edited:

HCMUT K21

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
278
195
119
Bà Rịa - Vũng Tàu
THPT Nguyễn Huệ
cải cách chữ viết này là 1 đề tài nhảm nhí, vô dụng hết sức ko cần thiết cho xã hội việt nam
 
  • Like
Reactions: Kirigaya Kazuto.

Hồng Minh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
802
413
169
Thanh Hóa
THPT Hà Trung
mình không ủng hộ ý kiến này và cũng không mong muốn nó được thực thi nhưng mình tôn trọng ý kiến và công trình nghiên cứu của ông.
 
  • Like
Reactions: Kirigaya Kazuto.
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom